4 dấu hiệu nhận biết hệ miễn dịch kém là gì? Biểu hiện cơ thể cần tăng cường sức đề kháng khẩn cấp để chống lại tác nhân gây hại cho sức khỏe
Hệ miễn dịch chính là hàng rào bảo vệ hữu ích cho cơ thể. Cụ thể là ngăn chặn và tiêu diệt những mầm bệnh, vi khuẩn, vi rút, nấm, các sinh vật ký sinh,… Khi “lớp phòng thủ” này bị suy yếu, cơ thể rất dễ bị tác nhân gây hại tấn công và mắc bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, có một số trường hợp hệ miễn dịch kiệt quệ, phát hiện muộn dẫn đến nguy hiểm trầm trọng. Vì vậy, cách tốt nhất để đảm bảo sức khỏe chính là nhận biết sớm các dấu hiệu. Dưới đây giải đáp chi tiết về 4 dấu hiệu nhận biết hệ miễn dịch kém là gì. Tham khảo ngay để có biện pháp tăng cường sức đề kháng hữu hiệu nhất.
Nội dung
- 1. Hệ miễn dịch là gì?
- 2. Hệ miễn dịch kém là gì?
- 3. Các loại suy giảm hệ miễn dịch thường gặp
- 4. Nguyên nhân gây hệ miễn dịch kém
- 5. 4 dấu hiệu nhận biết hệ miễn dịch kém là gì?
- 6. Một số dấu hiệu khác chứng tỏ hệ miễn dịch bị suy yếu cần biết
- 6.1 Vết thương lâu lành
- 6.2 Bạn hay khát nước
- 6.3 Liên tục gặp vấn đề với hệ tiêu hóa
- 6.4 Tình trạng da xấu hơn
- 6.5 Dễ bị dị ứng
- 6.6 Thị lực suy giảm trở nên mờ và dễ mỏi
- 6.7 Nhiễm trùng tái phát nhiều lần
- 6.8 Nhạy cảm với ánh nắng
- 6.9 Đau khớp
- 6.10 Tóc rụng từng mảng
- 6.11 Khó nuốt
- 6.12 Cảm giác tê ngứa bàn chân, bàn tay
- 6.13 Cân nặng thay đổi không rõ lý do
- 6.14 Vàng da hoặc vàng mắt
- 7. Cách tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể
- 8. Tạm kết
1. Hệ miễn dịch là gì?
Có rất nhiều tác nhân gây hại đến sức khỏe trong môi trường sống xung quanh. Con người luôn phải tiếp xúc với khói bụi, vi khuẩn, virus, ký sinh trùng,… Chưa kể, chúng còn có thể đến từ chính cơ thể. Chẳng hạn như những tế bào hắc sắc tố biến đổi thành tế bào ung thư. Và hàng rào phòng thủ giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại này chính là hệ miễn dịch. Cơ chế hoạt động chính bằng cách phối hợp với các cơ quan bạch huyết, tế bào, yếu tố thể dịch và cytokine. Hệ miễn dịch bao gồm các tế bào bạch cầu và tế bào lympho có trong máu, tủy sống, lá lách và hạch.
Hệ miễn dịch bao gồm miễn dịch tự nhiên và miễn dịch thu được:
-
Miễn dịch tự nhiên
Đây là tuyến phòng thủ đầu tiên của cơ thể chống lại tác nhân lạ tấn công cơ thể. Miễn dịch tự nhiên giúp đáp ứng nhanh chóng sự xâm nhập của mầm bệnh.
-
Miễn dịch thu được
Hệ miễn dịch thu được bao gồm các tế bào lympho và kháng thể. Nó còn được gọi là miễn dịch đặc hiệu. Bởi loại miễn dịch này chỉ đáp ứng các tác nhân gây bệnh đã tiếp xúc trước đó. Chẳng hạn nếu tiêm vacxin phòng bệnh uốn ván. Hoạt tính của vaccine chỉ giúp cơ thể chống lại bệnh uốn ván. Với đặc tính này, miễn dịch thu còn có thể “ghi nhớ” các tác nhân. Bởi vậy, nó đảm bảo phản ứng nhanh và hiệu quả hơn khi gặp lại vào lần sau.
2. Hệ miễn dịch kém là gì?
Các tế bào miễn dịch xuất hiện nhiều nhất ở hệ hô hấp và tiêu hóa. Đây cũng chính là “cửa ngõ” để các tác nhân gây hại cho cơ thể xâm nhập. Các tế bào miễn dịch sẽ sản sinh ra các cơ thể để tiêu diệt chúng dựa trên cơ chế thực bào hoặc tiêu diệt bằng men tiêu hủy. Do đó, các tác nhân lạ này sau khi xâm nhập sẽ bị khu trú và tiêu diệt. Tuy nhiên, theo thời gian, hệ miễn dịch không còn thực hiện tốt chức năng. Đó chính là biểu hiện của hệ miễn dịch kém.
Tóm lại, hệ miễn dịch kém chính là tình trạng miễn dịch hoạt động gặp nhiều sự cố, trục trặc, không đủ khả năng chống chọi với tác nhân gây bệnh. Vì vậy, khi bị suy giảm, cơ thể bắt đầu bị đau, cảm cúm và mệt nhọc. Thậm chí, mắc những bệnh nguy hiểm hơn. Suy giảm hệ miễn dịch nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy nghiêm trọngị.
3. Các loại suy giảm hệ miễn dịch thường gặp
Suy giảm hệ miễn dịch được chia thành 2 nhóm cơ bản. Đó là: Suy giảm hệ miễn dịch tiên phát và thứ phát.
3.1 Suy giảm hệ miễn dịch tiên phát
Tỷ lệ mắc chứng suy giảm này rơi vào khoảng 1/2000 người. Nguyên nhân là do sự bất thường của các tế bào và protein. Điển hình là khiếm khuyết trong gen – vấn đề di truyền. Do đó, bố mẹ có hệ miễn dịch yếu ớt cần tìm cách cải thiện trước khi sinh con.
3.2 Suy giảm hệ miễn dịch thứ phát
Suy giảm miễn dịch do các tác nhân bên ngoài gọi là thứ phát. Cụ thể là bức xạ, vết bỏng nặng, hóa chất, bệnh tiểu đường, suy dinh dưỡng… Nếu không điều trị kịp thời, rất dễ dấn đến hậu quả nghiêm trọng.
4. Nguyên nhân gây hệ miễn dịch kém
Hệ miễn dịch suy yếu chủ yếu do bẩm sinh hoặc các tác nhân bên ngoài. Cùng BCC khám phá ngay.
4.1 Hệ miễn dịch kém do bẩm sinh
Một số trẻ bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh do thừa hưởng bộ gen khiếm khuyết từ cha hoặc mẹ hoặc cả hai. Điều này khiến trẻ dễ mắc bệnh do cơ thể khó chống lại các tác nhân bên ngoài. Hầu hết những đứa trẻ sinh ra từ bố mẹ khỏe mạnh sẽ có hệ miễn dịch tốt hơn trẻ sinh ra từ bộ gen lỗi. Ngoài ra, những rối loạn trong quá trình sản xuất tế bào miễn dịch cũng được coi là suy yếu hệ miễn dịch bẩm sinh. Chẳng hạn như khiếm khuyết thực bào, giảm gamma globulin trong máu. Nó xảy ra do thiếu tế bào B hoặc T hoặc cả hai.
4.2 Hệ miễn dịch kém do yếu tố bên ngoài
Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hệ miễn dịch.
-
Lớn tuổi
Tuổi càng lớn, cơ thể phải đối mặt với tình trạng lão hóa. Đó là do tế bào T ngày càng suy giảm. Bởi vậy, người cao tuổi rất dễ bị nhiễm trùng và các loại bệnh khác. Cụ thể là dẫn đến rối loạn khả năng đáp ứng miễn dịch, nhạy cảm hơn với nhiễm trùng. Đồng thời, giảm hiệu quả tiêm chủng và tăng nguy cơ mắc bệnh viêm mãn tính.
-
Bệnh tiểu đường
Đường huyết thường tăng cao khó kiểm soát tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công. Về lâu dài, nó sẽ gây suy yếu hệ miễn dịch.
-
HIV/AIDS
Virus HIV (Human Insuffisance Virus) tấn công trực tiếp lên hệ miễn dịch khiến cơ thể ngày càng yếu ớt. Đây chính là virus gây hội chứng suy giảm miễn dịch ở người. Kiệt quệ đến mức người bệnh không thể chống chọi nổi với cảm lạnh thông thường. Chúng phá hủy tế bào lympho CD4+ và làm giảm khả năng miễn dịch qua trung gian tế bào. Từ đó, tăng nguy cơ nhiễm trùng và mắc bệnh, đặc biệt là ung thư. Virus này trực tiếp làm tổn thương não, gây suy giảm nhận thức, giảm hormone sinh dục, suy thận và bệnh cơ tim.
-
Béo phì
Béo phì khiến hệ miễn dịch suy giảm. Từ đó, làm tăng nguy cơ đái tháo đường loại 2, tăng huyết áp, bệnh tim mạch và ung thư. Khối lượng mỡ tăng làm giảm lưu lượng máu và lượng oxy. Những yếu tố cần có cho hoạt động của tế bào dẫn đến tổn thương. Việc tác động lên hệ thống miễn dịch làm tăng tính thấm của ruột và đẩy nhanh tốc độ lây lan.
-
Bệnh về máu
Ung thư tủy xương và các bệnh về máu như ung thư hạch, bệnh bạch cầu, đa u tủy… làm giảm thành tế bào miễn dịch. Cụ thể là lympho bào, bạch cầu hạt, tế bào mast, tế bào giết tự nhiên… Từ đó, hệ miễn dịch bị suy giảm nặng nề. Chưa kể, các tác dụng phụ khi điều trị bằng hóa trị, xạ trị khiến hệ miễn dịch kém.
-
Thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng chất kích thích
Những chất kích thích này khiến cơ thể suy yếu và tổn thương nội tạng.
-
Thuốc
Kháng sinh và nhóm thuốc corticoid gây ức chế hoạt động của hệ miễn dịch. Chưa kể, nó còn gây ra tác dụng phụ là kích thích viêm nhiễm trong cơ thể. Việc điều trị bằng thuốc kéo dài khiến cơ thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Các loại thuốc dùng trong hoá trị ung thư, thuốc chống thải ghép, thuốc độc tế bào, corticosteroid, thuốc điều trị động kinh… cũng khiến số lượng và hoạt động của tế bào sụt giảm nghiêm trọng. Ngoài ra, nó còn làm giảm lượng kháng thể, cytokine… khiến hệ miễn dịch kém.
-
Hóa chất
Các độc tố như thủy ngân và kim loại nặng khác, thuốc trừ sâu và hóa chất (như styrene, dichlorobenzene, xylene, etylphenol…) hình thành gốc tự do trong cơ thể. Chúng phá hủy các tế bào miễn dịch khiến hệ miễn dịch suy giảm. Chưa kể, hóa chất còn làm biến đổi tế bào dẫn đến ung thư.
-
Thường xuyên thiếu ngủ
Ngủ không đủ giấc và không sâu làm suy giảm dần tế bào pympho T và lympho B trong hệ miễn dịch. Bởi vậy, đây cũng chính là nguyên nhân làm suy yếu hệ miễn dịch tự nhiên.
-
Căng thẳng kéo dài
Dây thần kinh bị căng thẳng kéo dài khiến các tế bào tấn công virus bị suy yếu đi. Tình trạng này kéo dài khiến cơ thể sản sinh hormone Cortisol gây ức chế hoạt động của hệ miễn dịch.
-
Ăn uống thiếu dinh dưỡng
Ăn uống thiếu dinh dưỡng khiến cơ thể bị suy dinh dưỡng. Điều này khiến cho thực bào bị suy yếu đi. Hệ miễn dịch không còn khả năng chống chọi lại với bệnh tật.
-
Lười vận động
Thường xuyên tập luyện giúp cơ thể hoạt động khỏe mạnh và tăng cường tuần hoàn máu. Ít vận động khiến cơ thể dễ mắc chứng béo phì và nhiễm bệnh.
Xem thêm:
- Miễn dịch là gì? Cơ chế và vai trò bảo vệ cơ thể toàn diện
- Ức chế miễn dịch là gì? Cách ứng dụng an toàn và hiệu quả
5. 4 dấu hiệu nhận biết hệ miễn dịch kém là gì?
Hệ miễn dịch kém khiến cơ thể dễ dàng bị nhiễm bệnh. Để nắm bắt tình trạng và có phương hướng điều trị phù hợp, cần nhanh chóng nhận biết vấn đề cơ thể. Dưới đây là 4 dấu hiệu nhận biết hệ miễn dịch kém là gì mà bạn cần chú ý.
5.1 Cơ thể mệt mỏi, hay ốm đau
Trái gió trở trời khiến có thể dễ nhiễm bệnh. Nguyên nhân chủ yếu là do thời tiết thay đổi tạo cơ hội cho vi khuẩn, virus sinh sôi nảy nở. Các tác nhân gây hại tồn tại xung quanh khiến có thể dễ bị cảm cúm, sụt sùi, sổ mũi, viêm họng, ho, đau nhức cơ,… Điều này chứng tỏ hệ miễn dịch khá yếu ớt. Đây là các dấu hiệu dễ dàng nhận thấy nhất. Có thể tăng cường hệ miễn dịch bằng cách bổ sung chất dinh dưỡng và tập luyện thường xuyên.
5.2 Bạn thường xuyên căng thẳng
Sức khỏe thần kinh và hệ miễn dịch gắn kết chặt chẽ với nhau. Căng thẳng kéo dài khiến cơ thể dễ mắc bệnh và ngược lại. Đôi khi hàng rào bảo vệ cơ thể suy giảm cũng dễ tạo ra stress.
5.3 Khả năng chịu đựng kém
Ngay khi ngủ đủ giấc, bạn luôn ở trong tình trạng ủ rũ, buồn ngủ. Nguyên nhân rất có thể là hệ miễn dịch suy yếu.
5.4 Bạn thèm ăn ngọt
Biểu hiện cuối cùng trong 4 dấu hiệu nhận biết hệ miễn dịch kém chính là thèm ngọt. Đường là chất gây hại khiến hệ miễn dịch suy yếu. Nó ảnh hưởng đến phản ứng diệt khuẩn của tế bào bạch cầu.
6. Một số dấu hiệu khác chứng tỏ hệ miễn dịch bị suy yếu cần biết
Ngoài 4 dấu hiệu nhận biết hệ miễn dịch kém trên, còn có một số dấu hiệu khác.
6.1 Vết thương lâu lành
Vết thương lâu lành cũng là dấu hiệu nhận biết hệ miễn dịch có vấn đề. Cụ thể là thời gian để vết thương lành lại khá lâu. Ngoài ra, phải mất một khoảng thời gian dài để hồi phục cơ thể sau khi bị cúm, cảm lạnh. Điều đó chứng minh miễn dịch của bạn đang rất yếu rồi.
6.2 Bạn hay khát nước
Hệ thống miễn dịch hoạt động kém khiến cơ thể bị mất nhiều nước. Điều này dẫn đến khát nước. Do đó, hãy quan sát cơ thể khi không vận động nặng. Nếu cảm thấy khô đắng miệng, chứng tỏ sức đề kháng bị sụt giảm.
6.3 Liên tục gặp vấn đề với hệ tiêu hóa
Bạn liên tục gặp các triệu chứng rối loạn hệ tiêu hóa. Các biểu hiện khó chịu ở dạ dày và đường ruột như: Tiêu chảy, táo bón, ợ hơi, ăn không tiêu, đau bụng, nhiễm độc – nhiễm trùng đường tiêu hóa,… Hãy nhanh chóng đi khám bởi nó có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề về hệ miễn dịch. Bởi các vi khuẩn trong đường tiêu hóa ảnh hưởng lớn đến hệ miễn dịch và ngược lại.
6.4 Tình trạng da xấu hơn
Hệ miễn dịch suy yếu khiến hoạt động đào thải độc tố, bài tiết diễn ra chậm chạp. Chúng tích tụ chất động trên da khiến làn da xấu hơn. Nếu không được can thiệp kịp thời, làn da sẽ bị xuống cấp trầm trọng. Điển hình là nhanh lão hóa, sạm da, đen da, nám da, sần sùi,…
6.5 Dễ bị dị ứng
Mặc dù vẫn ăn những thực phẩm bình thường như trước. Tuy nhiên, có thể lại bị phản ứng dị ứng. Thậm chí, da dễ bị nổi mẩn khi tiếp với gió, nắng hoặc nước. Đây cũng là dấu hiệu khá chính xác báo động hệ miễn dịch gặp sự cố. Nếu diễn ra nhiều lần và mức độ nghiêm trọng hơn thì cần thăm khám kịp thời. Một số phản ứng gặp phải như ngứa, đỏ da, chảy nước mắt,…
6.6 Thị lực suy giảm trở nên mờ và dễ mỏi
Mắt trở nên mờ, dễ mỏi và thường bị chóng mặt khi thay đổi tầm nhìn. Đừng chủ quan vì nó có thể là biểu hiện của việc suy giảm miễn dịch. Bởi theo các nhà khoa học, thị lực cũng phản ánh phần nào hoạt động hệ miễn dịch.
6.7 Nhiễm trùng tái phát nhiều lần
Nhiễm trùng tái phát nhiều lần là dấu hiệu cảnh báo rõ rệt của hệ miễn dịch suy giảm. Nếu phải uống kháng sinh hơn 2 lần/năm, với trẻ em là hơn 4 lần/năm. Nó chứng minh cơ thể bạn không đủ khả năng bảo vệ khỏi các tác nhân gây bệnh. Bao gồm: Nhiễm trùng tai (hơn 4 lần/năm với bất kỳ ai trên 4 tuổi), viêm phổi nhiều lần và viêm xoang mạn tính.
6.8 Nhạy cảm với ánh nắng
Tiếp xúc với nắng khiến da gặp một số tình trạng nguy hiểm. Chẳng hạn như viêm da, phồng rộp, mẩn đỏ, bỏng rát. Kèm với đó là triệu chứng mệt mỏi và buồn nôn. Nhạy cảm với ánh nắng (tia cực tím của mặt trời) cũng thể hiện hệ miễn dịch bị suy giảm.
6.9 Đau khớp
Các rối loạn sức khỏe khác nhau bao gồm cả rối loạn hệ miễn dịch có thể khiến bạn thường xuyên bị đau khớp. Gần đây bạn thường hay đau mỏi xương khớp thì đó có thể là một dấu hiệu suy yếu hệ miễn dịch. Đau khớp là triệu chứng của nhiều rối loạn sức khỏe khác nhau, triệu chứng này cũng có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy triệu chứng này hay xuất hiện trong thời gian gần đây, cẩn thận hệ miễn dịch của bạn đang bị suy yếu đấy. Cần cảnh giác và có các biện pháp nâng cao sức đề kháng để phòng tránh nguy cơ nhiễm bệnh.
6.10 Tóc rụng từng mảng
Suy giảm hệ miễn dịch khiến cơ thể gặp phải tình trạng rụng tóc từng vùng (alopecia areata). Biểu hiện cụ thể là nang lông, nang tóc bị yếu khiến lông, tóc trên cơ thể rụng thành mảng lớn. Trong nhiều trường hợp, nang lông có thể bị tấn công bởi hệ thống miễn dịch. Các triệu chứng này cũng có thể là hội chứng Rụng tóc từng vùng (alopecia areata). Những sợi hoặc lọn tóc mọc ra có thể là triệu chứng của bệnh lupus.
6.11 Khó nuốt
Hệ miễn dịch bị rối loạn khiến bạn có thể tình trạng khó nuốt, dễ mắc nghẹn. Đó là bởi thực quản đang bị sưng lên hoặc quá yếu để hoạt động tốt.
6.12 Cảm giác tê ngứa bàn chân, bàn tay
Một số trường hợp ngứa bàn tay, bàn chân do rối loạn hệ miễn dịch. Nó được gọi là chứng tự miễn. Hệ miễn dịch đang tấn công vào hệ thần kinh, gây tê ngứa ở các cơ trên tay, chân, ngực… Điển hình là hội chứng Guillain-Barre. Nó có thể kéo dài từ 2 tuần – 30 ngày. Trong khi chứng Viêm đa dây thần kinh hủy myelin mãn tính cũng gây tê ngứa nhưng kéo dài lâu hơn. Nếu hệ mạch máu bị viêm, các ngón tay, ngón chân, vành tai và mũi sẽ khó giữ ấm hơn. Da ở những vị trí này chuyển sang màu tái. Thậm chí, chuyển xanh khi bị lạnh. Khi có máu nuôi trở lại, da sẽ chuyển màu đỏ.
6.13 Cân nặng thay đổi không rõ lý do
Tuyến giáp bị tổn thương do một bệnh tự miễn có thể gây tăng cân hoặc giảm cân không rõ lý do. Tình trạng bất thường này dù thói quen ăn uống và tập luyện không thay đổi cũng có liên quan đến rối loạn hệ miễn dịch.
6.14 Vàng da hoặc vàng mắt
Bệnh viêm gan tự miễn cũng gây vàng da, vàng mắt ở người bệnh. Nếu gặp tình trạng này, đừng quên thăm khám bác sĩ để nắm bắt rõ tình trạng sức khỏe.
Xem thêm:
- Suy giảm hệ miễn dịch là gì? Dấu hiệu và giải pháp đối phó
- Bệnh tự miễn là gì? Dấu hiệu nhận biết và liệu pháp điều trị
7. Cách tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể
7.1 Có một chế độ dinh dưỡng hợp lý
Chế độ dinh dưỡng cân bằng và hợp lý tác động trực tiếp đến sức khỏe hệ miễn dịch. Đặc biệt, khi hệ miễn dịch có dấu hiệu suy yếu. Bởi vậy, cần nhanh chóng nạp vitamin và chất khoáng để tăng cường sức đề kháng. Một số thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả như:
- Thực phẩm giàu chất xơ để cải thiện sức khỏe đường ruột và miễn dịch,. Đồng thời, dễ dàng chống chọi với các triệu chứng viêm nhiễm. Nó có nhiều trong trái cây, rau xanh, quả hạch, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt rất giàu chất xơ.
- Bổ sung lợi khuẩn, cân bằng hệ vi sinh từ sữa chua, sữa chua uống, đồ lên men,.. vào trong cơ thể.
- Các chất béo lành mạnh như dầu oliu hay cá hồi giúp kiểm soát phản ứng viêm, tăng cường hệ miễn dịch. Đồng thời, ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch.
- Bổ sung thêm nhiều tỏi, gừng, gia vị tự nhiên.
- Sữa và các chế phẩm từ sữa.
- Ăn uống đủ chất dinh dưỡng và cân bằng chất trong khẩu phần ăn. Ngoai ra, cần ăn đủ 3 bữa chính và thêm 2 bữa phụ, chú ý bổ sung trái cây, sữa và các chế phẩm từ sữa để tăng cường sức khỏe. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế sử dụng thuốc lá, rượu bia, chất kích thích, đường. Bởi chúng là những chất khiến hệ miễn dịch suy yếu.
7.2 Tập thể dục, thể thao đều đặn
Tập luyện quá sức hoặc với cường độ cao có thể ức chế hệ miễn dịch. Ngược lại, nếu không vận động cũng khiến cơ thể bị trì trệ và yếu ớt. Do đó, cần chăm chỉ tập luyện hàng ngày tùy theo sức khỏe của bản thân. Bạn có thể đi bộ, bơi, đánh bóng chuyền, chạy bộ, đi xe đạp, leo cầu thang, tập thiền, yoga,… Vừa giúp cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh, giảm viêm và giúp tế bào miễn dịch tái tạo mạnh mẽ. Tập thể dục thể thao còn kích thích sản sinh Endorphin giups . Vì vậy, bạn chỉ cần tập luyện đều đặn thì bạn sẽ khỏe mạnh.
7.3 Kiểm soát căng thẳng
Căng thẳng kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ miễn dịch. Lý do là khi não căng thẳng sẽ kích thích sản sinh Cortisol một chất ức chế hoạt động hệ miễn dịch trung ương. Quá căng thẳng cũng tăng phản ứng viêm nhiễm trong cơ thể và làm cho tế bào miễn dịch hoạt động kém hơn. Hãy kiểm soát căng thẳng bằng cách tham gia hoạt động ngoài trời, gần gũi thiên nhiên, theo đuổi sở thích của bạn. Hoặc bạn có thể nhờ chuyên gia tư vấn tâm lý giúp đỡ bạn vượt qua căng thẳng.
7.4 Uống đủ nước và nên dùng nước ion kiềm
Uống đủ nước rất quan trọng để cơ thể khỏe mạnh cũng như tăng cường hệ miễn dịch. Tuy nhiên uống nước thông thường là chưa đủ. Các chuyên gia hàng đầu Nhật Bản khuyên người dùng uống nước ion kiềm. Loại nước này cực kỳ tốt cho sức khỏe. Bởi:
- Giàu hydrogen, có khả năng chống oxy hóa tốt, loại bỏ các gốc tự do ra khỏi cơ thể.
- Giúp cân bằng lại độ pH trong cơ thể.
- Giàu vi khoáng chất như Na, Kali, Magie,… tăng cường hệ miễn dịch, phòng bệnh hiệu quả.
7.5 Dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ
Uống thuốc kháng sinh quá liều khiến hệ miễn dịch suy yếu. Bởi vì thuốc kháng sinh liều cao không chỉ tiêu diệt vi khuẩn gây hại Chúng còn có thể tiêu diệt cả lợi khuẩn và kháng thể của hệ miễn dịch. Điều đó đồng nghĩa với việc hệ miễn dịch không còn khả năng chống chọi lại sự tấn công của vi khuẩn, virus. Do đó, chỉ nên uống dưới sự chỉ định của bác sĩ. Đối với những bệnh thông thường như cảm mạo, đau đầu, bạn nên điều trị bằng liệu pháp thiên nhiên.
7.6 Tiêm đủ vacxin phòng bệnh
Tiêm chủng đầy đủ giúp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả nhất hiện nay. Đặc biệt, đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần được tiêm chủng đầy đủ những chủng văc-xin cơ bản để tăng cường hệ miễn dịch. Bố mẹ nên cho bé đi tiêm chủng đúng lứa tuổi, đúng lịch, đủ và đúng loại văc-xin. Từ đó, đảm bảo cơ thể khỏe mạnh, lâu dài và hiệu quả cho bé.
7.7 Nên bổ sung thêm thực phẩm chức năng
Các nhóm thực phẩm chức năng được điều chế theo công thức khoa học. Nguyên liệu là những tinh chất quý từ thiên nhiên. Cho nên chúng có thể bồi bổ sức khỏe, bổ sung vitamin, khoáng chất… Thường xuyên sử dụng những thực phẩm chức năng tốt cho sức khỏe cũng là biện pháp giúp cải thiện nâng cao hệ miễn dịch.
7.8 Hạn chế tiếp xúc với người bệnh
Dịch Covid-19 đã giúp chúng ta ý thức hơn trong việc hạn chế tiếp xúc với người bệnh. Cần đeo khẩu trang, khử trùng sạch sẽ vật dụng và tay,… Đây cũng là cách bảo vệ cơ bản dành cho những ai có hệ miễn dịch yếu ớt kể cả trong ngày thường. Bạn nên hạn chế tiếp xúc với những người nhiễm bệnh để khỏi bị lây nhiễm.
8. Tạm kết
Trên đây là các thông tin cần biết về 4 dấu hiệu nhận biết hệ miễn dịch kém là gì. Ngoài ra, còn có một số dấu hiệu khác cũng không thể xem nhẹ. Hệ miễn dịch kém là một vấn đề hệ trọng đối với bất kỳ ai. Khi bạn nhận thấy cơ thể có một vài trong số những dấu hiệu nhận biết hệ miễn dịch kém trên. Hãy nhanh chóng cải thiện tình hình, nâng cao sức đề kháng của cơ thể ngay. Những việc làm nêu trên có thể giúp bạn phục hồi và duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến các nghiên cứu về chủ đề Miễn dịch trong nước và trên thế giới.