Beta Glucan là gì? Tác dụng gì tới sức khoẻ và hệ miễn dịch?

Beta glucan là một polysaccharide tự nhiên có tính chất kích thích miễn dịch, giảm cholesterol, hỗ trợ sức khỏe được ứng dụng rộng trong lĩnh vực y tế và công nghệ sinh học.

Beta glucan là gì?

Beta glucan là polysaccharide, không đồng nhất với glucose polyme. Hợp chất này được tạo nên thông qua liên kết gắn giữa các đơn phân tử D-glucose bởi β-glycoside. Đặc tính của nó phụ thuộc vào cấu trúc, hình dáng, kích thước, mức độ hòa tan,… Trọng lượng phân tử càng lớn, hoạt tính sinh học sở hữu càng cao.

cấu trúc beta glucan

Beta glucan cũng là chất xơ hòa tan, dưới dạng ellulose của thực vật. Nó có mặt ở trong vỏ cám của hạt ngũ cốc, nấm men, nấm và vi khuẩn. Bởi vậy, nấm thường được sử dụng để chế tạo mỹ phẩm. Ngoài ra, nó còn được dùng làm chất phụ gia thực phẩm, thực phẩm chức năng và thuốc điều trị bệnh.
Hợp chất này được phát hiện và tiến hành nghiên cứu từ năm 1960. Bắt đầu từ việc phát triển Zymosan, thuốc kích thích miễn dịch được sử dụng phổ biến ở châu Âu. Nó bao gồm các thành phần từ nấm men: protein, lipid, polysaccharide. Và beta-1,3/1,6 D-glucan là polysaccharide tăng cường miễn dịch của Zymosan. Từ đó, các nghiên cứu liên quan đến hoạt chất này ngày càng được phổ biến rộng rãi trên khắp thế giới.

Cấu trúc và phân loại Beta Glucan

Cấu trúc

Glucan thuộc dạng polysaccharide không đồng nhất của phức hợp polyme glucose. Glucose liên kết với nhau nhờ β-1,3, hình thành lõi chuỗi glycosid. Chúng có thể ngắn hoặc dài, phân nhánh hoặc không phân nhánh, đồng phân α hoặc β, hòa tan hoặc dạng hạt nhỏ. Beta Glucan có vòng D-Glucose 6 cạnh liên kết xương sống beta-1,3 do 1,3-beta-glucan synthase tạo ra. Tùy vào từng nguồn, cấu trúc có thể thêm liên kết beta-1,4 hoặc beta-1,6 ở nhánh. Cấu trúc này hình thành nên tính chất đặc trưng của từng loài.
Các nhánh được sắp xếp theo trình tự nhất định. Chức năng miễn dịch của Beta glucan phụ thuộc vào độ phức tạp của hình dáng. Khi nói về chức năng điều hòa miễn dịch của glucan, người ta thường xem xét β-1,3-glucan được tinh chế từ thành tế bào nấm. β-glucan của nấm kích thích miễn dịch phổ biến nhất là β-(1,3)-glucan với nhiều mức độ phân nhánh β-(1,6)-glucan khác nhau.

Phân loại

Căn cứ vào cấu trúc liên kết, tỷ lệ % và nguồn gốc tách chiết, có thể phân loại beta glucan thành các nhóm:

  • β-(1,3/1,6)-D-glucan trong thành tế bào nấm, không hòa tan.
  • β-(1,3/1,4)-D-glucan trong vỏ ngũ cốc, dạng hòa tan.
  • Hợp chất Β(1,3)-glucan giúp chiết xuất tảo biển và một số loại nấm. Chẳng hạn như nấm linh chi (Reishi), nấm hương (Shiitake) và Maitake.

β-(1,3/1,6)-D-glucan và β-(1,3/1,4)-D-glucan thường được sử dụng trong nghiên cứu. Các nghiên cứu đã chỉ ra β-(1,3/1,4)-D-glucan là dạng hòa tan, hoạt tính sinh học kém hơn β-(1,3/1,6)-D-glucan – dạng không hòa tan. Đối với Beta Glucan 1,3-1,6, được tách chiết từ các loại nấm khác nhau cho tỷ lệ phần trăm giữa liên kết 1,3 và 1,6 khác nhau. Tỷ lệ này cũng ảnh hưởng đến các hoạt tính sinh học. Càng nhiều liên kết 1,6, hoạt tính sinh học càng mạnh.
tác dụng của beta glucan với cơ thể

Còn nấm men Saccharomyces cerevisiae giúp lên men bánh mì, rượu bia chứa tới 60% beta-1,3/1,6-D-glucan. Nó thường được sử dụng để tách chiết do chứa tỷ lệ liên kết 1,6 lên tới 15%. Tỷ lệ cao nhất trong các loài.

Phương pháp tách chiết Beta Glucan

Hai phương pháp tách chiết chủ yếu là hóa học và sinh học. Hoạt chất này được điều chế từ dung dịch kiềm, acid. Tuy nhiên, nó lại khiến Beta Glucan lẫn tạp chất và giảm khả năng liên kết. Bởi vậy, hoạt tính sinh học của Beta-D-glucan cũng bị ảnh hưởng. Đồng thời, việc tách chiết hoạt chất β-glucan bằng cách này còn gây tác động xấu đến môi trường.

Ngược lại, enzyme là công nghệ được sử dụng để tách chiết bằng sinh học. Nó giúp đảm bảo hoạt chất tinh sạch, không lẫn tạp chất. Đồng thời, cấu trúc liên kết vững chắc được giữ nguyên giúp bảo toàn hoạt tính sinh học của β-glucan. Quá trình tách chiết bằng công nghệ sinh học thân thiện hơn với môi trường.

so sánh phương pháp tách chiết beta glucan

BCC Group hiện là đơn vị đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam ứng dụng thành công công nghệ enzyme tách chiết hoạt chất Beta-1,3/1,6-D-glucan đạt độ tinh khiết trên 80% từ nấm men bia. Sở hữu bằng Độc quyền Giải pháp hữu ích cho công nghệ này. Đây là dự án kết hợp giữa Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng Công nghệ sinh học và Môi trường, thuộc Công ty CP Công nghệ Hóa sinh Việt Nam kết hợp với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, nằm trong Dự án “Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo thông qua nghiên cứu, khoa học và công nghệ” (Dự án FIRST) của Bộ Khoa học & Công nghệ.

Vai trò và lợi ích của Beta glucan

Đối với cơ thể

Tăng cường hệ miễn dịch
Beta glucan có khả năng kích hoạt các tế bào miễn dịch sản sinh cytokin. Đồng thời, tăng cường sản xuất tế bào miễn dịch. Bao gồm tế bào macrophage, tế bào NK và dendritic. Nó có vai trò quan trọng trong tăng cường đáp ứng phản ứng miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu. Nhờ đó, beta glucan giúp tăng cường sức khỏe miễn dịch cho vật chủ. Chưa kể, nó còn kích thích tế bào lympho và tế bào T hỗ trợ nhằm tiêu diệt một số tác nhân gây bệnh. Điển hình là vi khuẩn, virus và nấm. Cụ thể, Th1 tiêu diệt các tác nhân gây bệnh nội bào như virus. Còn Th2 giúp chống lại tế bào gây bệnh ngoại bào như vi khuẩn, ký sinh trùng.
Chống oxy hóa và bảo vệ da
Beta Glucan thuộc nhóm chất chống oxy hóa. Chúng có khả năng trung hòa các gốc tự do gây hại và ngăn ngừa phản ứng viêm. Ngoài ra, nó còn kích thích sản xuất collagen giúp cải thiện tình trạng lão hóa da.
Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Beta Glucan hình thành chất gel trong ruột khi đi vào đường tiêu hóa. Nó có khả năng kết dính với cholesterol và ngăn chặn chúng hấp thụ vào máu. Theo các chuyên gia, bổ sung β-glucan từ yến mạch mỗi ngày có thể làm giảm nồng độ cholesterol xấu (LDL). Một số nghiên cứu cũng minh chứng tiêu thụ 3g Beta Glucan mỗi ngày trong 8 tuần làm giảm 9% lượng cholesterol toàn phần và 15% lượng cholesterol xấu (LDL). Đồng thời, không ảnh hưởng đến chất béo trung tính và làm tăng cholesterol tốt (HDL).
Beta Glucan còn là chất xơ hòa tan làm giảm huyết áp tâm thu và tâm trương. Từ đó, hỗ trợ kiểm soát tình trạng tăng huyết áp. Tuy nhiên, cần kết hợp bổ sung một số phương pháp khác để đảm bảo hiệu quả cao nhất. Tóm lại, Beta glucan giúp bảo vệ sức khỏe, hạn chế nguy cơ đột quỵ do mắc các bệnh mạn tính như suy tim, bệnh động mạch vành, nhồi máu cơ tim,…
Giảm nguy cơ ung thư và hỗ trợ điều trị
Beta glucan hoạt động như chất điều hòa miễn dịch. Hợp chất này giúp kích hoạt tế bào miễn dịch tấn công tế bào ung thư. Cụ thể là các tế bào miễn dịch tự nhiên như tế bào lympho T và Natural killer. Nhờ đó, β-glucan có thể ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư và giảm nguy cơ di căn các tế bào ung thư.
Cụ thể, các kháng thể Immunoglobulin được bổ sung giúp tìm kiếm, phát hiện và tiêu diệt tế bào ung thư. Đồng thời, hỗ trợ hóa trị, xạ trị, kích thích tạo máu và tăng cường sản xuất tế bào miễn dịch. Nhờ đó, vết thương mau lành và hạn chế tối đa tình trạng nhiễm trùng, nhiễm khuẩn.
Hỗ trợ tiêu hóa
Beta Glucan là một chất xơ hòa tan, hấp thụ nước và tạo chất gel giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày – ruột. Đồng thời làm tăng khối lượng phân, thúc đẩy nhu động ruột trong quá trình đào thải. Qua đó, giảm táo bón và tiêu chảy được cải thiện. Ngoài ra, Beta Glucan cũng hoạt động như một probiotics, cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột và tăng cường sức khỏe đường ruột.
Kiểm soát lượng đường huyết
Beta Glucan giúp kiểm soát lượng đường trong máu, hỗ trợ điều trị đái tháo đường nhờ. Nó tạo chất gel trong ruột nhằm hạn chế tốc độ di chuyển của thức ăn. Đồng thời, làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thu đường, tinh bột (carbohydrate). Ngoài ra, theo nghiên cứu trên chuột mắc bệnh tiểu đường về mặt di truyền, sử dụng 20% ​​bột nấm maitake nguyên chất cùng một số thành phần hóa học đã ngăn chặn lường đường gia tăng trong máu nhờ tăng độ nhạy insulin. Nhờ đó, đảm bảo duy trì nồng độ đường huyết ổn định và tránh tăng cao bất thường.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, tiêu thụ 4 – 7g β-glucan mỗi ngày giúp tăng cảm giác no, giảm tình trạng thèm ăn. Đặc biệt là giúp giảm lượng đường trong máu sau bữa ăn. Bởi vậy, đây là nhóm thực phẩm được ưu tiên trong thực đơn của người đái tháo đường và người muốn giảm cân.
Hỗ trợ giảm cân an toàn, hiệu quả
Beta glucan là hoạt chất không thể thiếu cho một đường ruột khỏe mạnh và kiểm soát cân nặng. Nó tạo cảm giác no lâu nên rất có lợi với người muốn giảm cân. Chúng hấp thụ nước trong đường ruột và làm tăng khối lượng phân. Từ đó, hỗ trợ hệ tiêu hóa bằng cách cải thiện tình trạng táo bón và tiêu chảy. Hợp chất này hoạt động tương tự như prebiotics. Nó cung cấp vi khuẩn tốt trong đường ruột và giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột.
Theo nghiên cứu, việc tiêu thụ 4 – 7 gam beta glucan hàng ngày giúp giảm cảm giác đói và tăng cảm giác no. Đặc điểm này khiến nó trở thành nhóm thực phẩm hoàn hảo cho những người muốn giảm cân. Nếu bạn đang muốn giảm cân lành mạnh và an toàn, đừng quên bổ sung hằng ngày.

Đối với trẻ em và phụ nữ mang thai

  • Đối với trẻ em

Beta Glucan giúp ngăn ngừa bệnh về hô hấp và nâng cao sức khỏe miễn dịch cho trẻ. Theo các chuyên gia, nó làm giảm các triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng thông qua việc làm giảm cytokine IL-4 , IL-5 và làm tăng nồng độ IL-12. Theo GS.TS Nguyễn Công Khanh, trẻ em ở nước ta rất dễ bị nhiễm, lây các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Điều này không những ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Nó còn ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc của cha mẹ và gia đình các cháu. Do đó, tăng cường miễn dịch thông qua chế độ ăn uống là rất cần thiết.

  • Đối với phụ nữ mang thai

Hoạt chất này còn giúp mẹ bầu khỏe mạnh, hạn chế các bệnh về nhiễm khuẩn, nhiễm trùng… Từ đó, mẹ bầu và thai nhi được bảo vệ cũng như phát triển toàn diện trước các tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về các sản phẩm chứa hoạt chất này trước khi dùng.

Tác dụng của Beta Glucan trong một số lĩnh vực khác

  • Beta glucan trong mỹ phẩm

β-glucan giúp vết thương mau lành, chống nhiễm chùng. Nhờ vậy, chúng ngày càng được sử dụng rộng rãi trong mỹ phẩm. Hoạt chất này làm ngăn ngừa các triệu chứng liên quan đến viêm da, eczema,… Đồng thời, hỗ trợ phục hồi nhanh chóng các vết thương, vết bỏng, viêm loét do tiểu đường, bức xạ,… Bởi vậy, các dược phẩm chứa hoạt chất này thường được lựa chọn trong việc phục hồi da tổn thương.

  • Beta glucan nuôi trồng thủy sản

β-glucan tạo ra nhiều ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản nhằm tăng cường miễn dịch cho tôm cá. Nó giúp nâng cao sức đề kháng và ngăn chặn vi khuẩn, virus gây bệnh ở tôm.

beta glucan trong thủy sản

Xem thêm: Tổng hợp một số nghiên cứu khoa học quan trọng về Beta glucan

Nguồn thực phẩm chứa Beta glucan

Beta Glucan được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm. Do đó, có thể dễ dàng thêm chúng vào chế độ ăn hàng ngày. Dưới đây là một số nguồn thực phẩm chứa Beta Glucan đã được BCC tổng hợp.

Nấm men Saccharomyces cerevisiae

Beta Glucan có lượng lớn trong nấm men bia với nguồn giá trị hấp dẫn. Đặc biệt là nấm men Saccharomyces cerevisiae. Trong nấm men, nó có dạng Beta-1,3/1,6-Glucan, dễ dàng chiết tách để bổ sung trong các thực phẩm sức khỏe. Chúng giúp tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ điều trị ung thư. Bên cạnh đó, Beta Glucan còn được chỉ định cho người mắc tiểu đường, béo phì, suy nhược cơ thể và có nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Yến mạch

Yến mạch là nguồn thực phẩm giàu beta glucan nhất trong tự nhiên, được FDA Hoa Kỳ chứng nhận. Cụ thể, có tỷ lệ lớn hàm lượng chất xơ hòa tan từ Beta-1,3-D-Glucan trong yến mạch. Theo nghiên cứu năm 2011, tiêu thụ 3 gam chất xơ hòa tan trong yến mạch mỗi ngày có thể làm giảm 5 – 10% lượng cholesterol.

Nấm linh chi

Nấm linh chi giàu Beta Glucan, cụ thể là Beta-1,3-D-Glucan và Beta-1,6-D-Glucan. Ngoài ra, nó còn có polysaccharide và các chất dinh dưỡng giúp tăng cường miễn dịch, chống lại bệnh tật.

Đại mạch đen

Hạt đại mạch chứa rất nhiều khoáng chất và vitamin quan trọng làm giảm tốc độ hấp thụ glucose. Nhất là chất xơ hòa tan beta glucan.

Nấm maitake

Nấm Maitake là nguồn thực phẩm giàu β-glucan. Thành phần chất xơ này giúp bảo vệ cơ thể chống lại bệnh ung thư phổi, gan và ung thư hệ tiêu hóa.

Rong biển, tảo

Beta Glucan (Beta-1,3-Glucan) từ rong biển và tảo được chiết xuất, sử dụng như chất bổ sung, phụ gia.

Lúa mạch

Lúa mạch chứa hàm lượng lớn Beta Glucan. Trong đó, chủ yếu là Beta-1,3-D-Glucan. Nó còn chứa acid propionic giúp ngăn chặn enzym HMG-CoA reductase sản sinh cholesterol trong gan. Theo kết quả nghiên cứu được công bố, chất xơ từ lúa mạch làm giảm lượng cholesterol toàn phần và cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp.

Gạo lứt

Gạo lứt rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt là beta glucan. Hợp chất này thường có nhiều ở lớp vỏ ngoài của gạo. Nhờ đó, tiêu thụ gạo lứt giúp làm giảm cholesterol máu, cải thiện hệ miễn dịch và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
beta glucan có trong ngũ cốc

Cách sử dụng Beta glucan đúng cách và hiệu quả

Đối tượng sử dụng

  • Bổ sung chất dinh dưỡng β-glucan (1,3/1,6) an toàn đối với trẻ em trên 1 tuổi và người lớn.
  • Đối với người lớn, không nên uống nhiều hơn 15g/ ngày và không dùng quá 8 tuần.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú cẩn trọng khi sử dụng các sản phẩm chứa hoạt chất này.

Liều lượng khuyến nghị

Việc tiêu thụ Beta glucan không có liều lượng tiêu chuẩn. Tùy theo nguồn cung, mức độ hiệu quả và tình trạng cơ thể mà liều lượng khuyến nghị khác nhau. Dựa trên một số kết quả nghiên cứu, lượng khuyến nghị đầy đủ cho chất xơ là 14 gam chất xơ/ 1000 calo tiêu thụ.

Dựa vào nguồn cung

  • Yến mạch: 2 – 6 gam uống hàng ngày trong tối đa 12 tuần
  • Có nguồn gốc từ men: 250 – 500 miligam/ lần/ ngày trong tối đa 12 tuần
  • Men bia: 7,5 gam (2 lần/ ngày trong 7 – 8 tuần)

Dựa theo độ tuổi

  • Phụ nữ: 21 – 26 gam/ ngày
  • Nam giới: 30 – 38 gam/ ngày

Lưu ý

  • β-glucan (1,3/1,6) được bổ sung an toàn với trẻ trên 1 tuổi và người lớn.
  • Người lớn không nên uống quá 15g/ ngày và không dùng quá 8 tuần.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú cần cẩn trọng khi sử dụng các chế phẩm từ beta glucan.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Đối với bệnh tim, các sản phẩm từ yến mạch hoặc lúa mạch có chứa 3,6 gam chất xơ hòa tan hàng ngày.
  • Người chế độ ăn ít chất xơ nên bắt đầu hấp thụ beta glucan với liều lượng thấp và tăng dần để tránh khó tiêu.
  • Người bị hạ đường huyết hoặc bất kỳ ai đang dùng thuốc để giảm lượng đường trong máu cần tuân theo tư vấn của các bác sĩ, chuyên gia.

Cách sử dụng

Thực phẩm bổ sung Beta glucan
Hiện nay, trên thị trường, có rất nhiều thực phẩm bổ sung chứa beta glucan. Việc sử dụng các chế phẩm này cần tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Tại Việt Nam, Beta glucan được tách chiết thành công đầu tiên bởi Công ty Cổ phần BCC Pharma. Công nghệ enzyme sinh học giúp đảm bảo độ tinh khiết lên đến 80% với hoạt tính kháng u cao. Beta Glucan của BCC Pharma là beta glucan 1,3/1,6, đã được chứng minh khả năng kích thích miễn dịch tại Đại học Y Hà Nội và Viện Công nghệ sinh học.
Theo kết quả thử nghiệm tại Đại học Y Hà Nội, Beta Glucan của BCC Pharma làm tăng gấp đôi nồng độ kháng thể IgM chỉ sau 7 ngày sử dụng trên chuột bị suy giảm miễn dịch. Thử nghiệm tại Viện Công nghệ sinh học cũng chỉ ra hàm lượng 320mg Beta Glucan 1,3/1,6 có thể ức chế 17,7% sự phát triển của khối u ác tính trên chuột chỉ sau 1 tháng sử dụng. Một số dòng sản phẩm Beta Glucan của BCC bao gồm ISA (chứa 320mg Beta Glucan trong 1 viên nang), BG Plus (chứa 120mg Beta Glucan) và Imuglucan (chứa 160mg beta glucan).
Thực phẩm giàu Beta glucan
Beta glucan được tìm thấy trong nhiều nguồn thực phẩm tự nhiên. Do đó, có thể bổ sung beta glucan dễ dàng trong chế độ ăn hàng ngày. Chẳng hạn như:

  • Ngũ cốc nguyên cám, yến mạch, lúa mạch, đại mạch đen, gạo lứt và bánh mì
  • Các loại nấm: nấm linh chi, nấm maitake, nấm hương
  • Rong biển, tảo biển
  • Men dinh dưỡng
  • Nấm men

Kem dưỡng da chứa Beta glucan
Beta Glucan còn được tận dụng tối đa trong sản xuất mỹ phẩm. Đây là thành phần lành tính, có thể sử dụng cho mọi loại da, kể cả da nhạy cảm. Nó cung cấp nước và củng cố hàng rào bảo vệ da. Ngoài ra, hợp chất này còn kích thích sản sinh collagen, giúp phục hồi và làm dịu da nhanh chóng. Đồng thời, có khả năng kháng khuẩn và chống lão hóa hiệu quả. Hiện nay, Beta Glucan được bổ sung hiệu quả trong các sản phẩm kem hoặc dung dịch bôi lên da.

Lưu ý khi sử dụng Beta glucan

Tác dụng phụ

Hữu ích với sức khỏe, Beta glucan được chỉ định trong nhiều liệu pháp điều trị. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nó có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Cụ thể:

  • Đau bụng, tiêu chảy do cơ thể không có đủ enzyme hay vi khuẩn để phân giải hết lượng lớn beta glucan được tiêu thụ
  • Đầy hơi do sinh khí trong quá trình lên men Beta Glucan trong ruột và dạ dày
  • Phản ứng dị ứng, phát ban
  • Đau lưng, khớp
  • Sốt
  • Huyết áp không ổn định
  • Tiểu nhiều
  • Sưng hạch bạch huyết,…

Beta glucan rất hữu ích với sức khỏe. Tuy nhiên, nó có thể không an toàn với một số người. Nó khiến các tác dụng phụ về đường tiêu hóa trở nên nghiêm trọng. Đặc biệt là trong điều trị ung thư và tác động đến hiệu quả của một số loại thuốc khác.

Chống chỉ định

  • Người có bệnh lý tự miễn dịch như Lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp, người cấy ghép nội tạng,…
  • Người đang sử dụng thuốc điều trị ung thư
  • Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú

Một số lưu ý khác

  • Beta glucan có thể làm giảm lượng đường trong máu. Bởi vậy, người bị hạ đường huyết hoặc muốn giảm đường huyết cần tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi dùng.
  • Người có chế độ ăn ít chất xơ cần bổ sung dần dần beta glucan. Bởi sử dụng lượng lớn có thể dẫn đến đau dạ dày, đầy hơi. Các tác dụng phụ sẽ mất dần theo thời gian.
  • Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng trong mọi trường hợp.

Kết luận

Beta glucan là một polysaccharide tự nhiên giúp kích thích hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng và bảo vệ cơ thể. Hỗ trợ điều trị đa dạng bệnh lý và tính trạng sức khỏe. Do đó, rất nhiều chế phẩm, thực phẩm bổ sung giàu beta glucan được chỉ định hiện nay. Ngoài ra, người dùng có thể dễ dàng bổ sung beta glucan thông qua một số thực phẩm tự nhiên như yến mạch, rong biển, nấm linh chi,… Sử dụng Beta glucan trong chế độ ăn uống lành mạnh là cách thức bổ sung an toàn, hiệu quả và được khuyến nghị. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác các thông tin liên quan đến nghiên cứu và ứng dụng Beta Glucan trong mọi lĩnh vực.

Tài liệu tham khảo

  1. What is Beta-Glucan? [Verywellhealth] [Healthline] [Drugs]
  2. Characteristics of Beta Glucan [NCBI]
  3. Health Benefits of Beta Glucan [WebMD] [PubMed]
  4. How to effectively supplement Beta Glucan [NCBI] [PubMed] [BensNaturalHealth]
  5. Application of Beta Glucan [PubMed]
cv

TS. Nguyễn Văn Năm

Tiến sĩ Sinh học - Nhà sáng lập BCC

20 năm công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Ủy viên BCH Hội Miễn dịch Trị liệu Ung thư Việt Nam

Bích Vũ

Content Writer of BCC

4.9/5 - (149 bình chọn)

Bài viết liên quan

hội chứng digeorge

Hội chứng DiGeorge là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Hội chứng DiGeorge là rối loạn di truyền do mất đoạn nhỏ trên nhiễm sắc thể 22, gây ra hàng...
thalassemia

Thalassemia là bệnh gì? Cách thức chẩn đoán và điều trị

Thalassemia là bệnh di truyền ảnh hưởng đến khả năng sản xuất hemoglobin, gây thiếu máu kéo dài và ảnh...
hở hàm ếch

Hở hàm ếch là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Hở hàm ếch là dị tật bẩm sinh gây khe hở ở môi hoặc vòm miệng, ảnh hưởng đến ăn...