Protein là gì? Vai trò, chức năng và nguồn cung cấp cho cơ thể

Protein là gì? Chất đạm quan trọng tham gia vào hầu hết các hoạt động đảm bảo sức khỏe miễn dịch và sự phát triển toàn diện của cơ thể

Protein (chất đạm) là chất dinh dưỡng rất quan trọng với sức khỏe. Protein tham gia vào hầu hết chức năng của tế bào và thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau. Bởi vậy, cơ thể cần bổ sung hàng ngày. Từ đó, đảm bảo duy trì sự sống và tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, việc bổ sung quá nhiều Protein cũng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Cùng giải đáp ngay mọi thông tin xoay quanh câu hỏi “protein là gì?” thông qua bài viết dưới đây.

1. Protein là gì?

Protein (hay còn gọi là protid, chất đạm) là một trong 4 nhóm chất dinh dưỡng quan trọng với cơ thể. Đó là: chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất. Protein có cấu trúc khá phức tạp với 20 – 22 loại axit amin khác nhau liên kết bởi peptid. Các loại axit amin cần thiết quyết định giá trị dinh dưỡng của mỗi loại protein. Cụ thể là: lysintrytophan, methionin, isoloxin, phenylalanine, treonin, loxin, valin,… Cơ thể có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng do chúng tham gia vào tuyến nội tiết, sinh dục, thượng thận… Chúng không thể tự tổng hợp mà phải cung cấp nhờ thực phẩm.

20 loại axit amin thông dụngProtein được tìm thấy ở hầu hết các bộ phận như xương, da, tóc, mô… Có khoảng 20.000 loại protein trong cơ thể con người. Mỗi loại protein được tạo ra chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định. Có loại vài phút nhưng cũng có loại nhiều năm. Sau đó, protein bị thoái hóa và được tái sinh bởi bộ máy tế bào nhờ luân chuyển protein. Protein chiếm đến 50% khối lượng thô của tế bào. Đây cũng là thành phần thiết yếu tạo nên cấu trúc, hình thành, duy trì, tái tạo cơ thể. Bởi vậy, thiếu protein sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Chẳng hạn như suy dinh dưỡng, chậm lớn, ốm đau, bệnh tật,…

tế bào protein

2. Cơ thể cần bao nhiêu protein mỗi ngày?

Protein chiếm tới 50% khối lượng thô của tế bào. Đồng thời, đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể. Vì vậy, trong chế độ ăn hàng ngày, cần bổ sung đúng cách và đúng liều lượng chất đạm. Tùy theo từng đối tượng, giới tính, độ tuổi, tình trạng sức khỏe để đảm bảo hiệu quả cao nhất.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị, liều lượng chất đạm tối thiểu cần bổ sung là khoảng 1g/kg cân nặng/ngày. Đồng thời, cân đối và đa dạng thực phẩm chứa đạm trong bữa ăn. Chẳng hạn một người nặng 46kg thì cần cung cấp tối thiểu khoảng 46g đạm/ngày. Tuy nhiên, nếu là bệnh nhân bị các vấn đề về thận thì cần giảm lượng đạm. Ngoài ra, cần kết hợp chế độ ăn chứa đạm có nguồn gốc động vật và đạm có nguồn gốc thực vật với tỷ lệ thích hợp. Theo đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên người nên nạp lượng đạm động vật khoảng 25 – 30%. Còn trẻ em khoảng 50 – 70% tổng số.

sinh tổng hợp protein

Xem thêm:

3. Protein có trong thực phẩm nào?

Cơ thể con người chỉ tổng hợp được 13 loại, 9 loại còn lại. Chúng được cung cấp từ các thực phẩm khác nhau trong tự nhiên. Protein hoàn chỉnh có trong các thức ăn nguồn gốc động vật, protein không hoàn chỉnh có trong thức ăn nguồn gốc thực vật. Nên sử dụng kết hợp các nguồn protein đúng tỷ lệ để cơ thể phát triển cân đối, khỏe mạnh. Vậy protein có trong thực phẩm nào?

3.1 Nguồn cung cấp chất đạm từ động vật

  • Thịt bò nạc: Nguồn cung cấp protein dồi dào từ động vật. Thịt bò nạc còn cung cấp vitamin B12 và nhiều chất dinh dưỡng khác.
  • Cá ngừ, đặc biệt là cá hồi đóng hộp, chứa khá nhiều protein. Một hộp cá ngừ 142 gram có chứa khoảng 27 gram protein. Cá ngừ dễ ăn và dễ chế biến thành nhiều món ngon như salad, cá ngừ nướng. Cá ngừ chứa rất nhiều chất đạm và chất béo omega-3. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều vì chúng chứa nhiều thủy cân.
  • Ức gà và ức gà tây cũng là thực phẩm giàu đạm, giàu vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, ít chất béo và lượng calo vừa phải. Một phần ức gà nướng không da chỉ chứa 284 calo nhưng có đến 53 gram chất đạm.
  • Protein có trong thực phẩm nào? Các loại cá béo như cá ngừ, cá hồi, cá thu, cá tuyết… Ngoài ra, chúng còn chứa rất nhiều omega-3 tốt cho sức khỏe tim mạch.
  • Trứng là thực phẩm giàu protein không thể bỏ qua. Ngoài giàu protein (có khoảng 6 gram protein/quả trứng), trứng còn cung cấp các chất béo lành mạnh, vi chất và chất chống oxy hóa. Bởi vậy, đây là thực phẩm lành tính được khuyến khích bồi bổ và tăng cường sức khỏe.
  • Sữa chua Hy Lạp chứa khoảng 17 gram chất đạm trong một hũ 170 gram. Nó có thể ăn trực tiếp hoặc kết hợp cùng các thực phẩm khác. Tuy nhiên, nó lại được ưu tiên ở phương Tây
  • Sữa không chỉ giàu đạm. Nó còn chứa các chất dinh dưỡng cần thiết khác như phốt pho, canxi, vitamin… Tuy nhiên, nhiều người lại không dung nạp đường lactose trong sữa. Điều này dẫn đến tình trạng rối loạn hệ tiêu hóa khi sử dụng. Phổ biến nhất là tiêu chảy.
  • Phô mai Cottage có 28 gram hàm lượng đạm trong 226 gram. Ngoài protein, phô mai Cottage cũng chứa nhiều canxi, vitamin B12, vitamin B2, phốt pho, selen,…

3.2 Nguồn cung cấp chất đạm từ thực vật

  • Đậu lăng và các loại đậu khác chứa nguồn protein dồi dào và tốt cho sức khỏe. Đồng thời, chúng cũng chứa nhiều vi chất quan trọng. Cụ thể là folate, sắt, đồng, magie, mangan và chất xơ. Do đó, đây là lựa chọn tuyệt vời cho những người lựa chọn chế độ ăn thuần chay.
  • Yến mạch chứa khoảng 11 gram hàm lượng protein trong một chén. Ngoài ra, yến mạch còn cung cấp magie, vitamin B1, mangan, chất xơ…
  • Bông cải xanh chứa lượng chất đạm phong phú. Thực phẩm này còn chứa vitamin C, vitamin K, kali, chất xơ, các chất chống oxy hóa…
  • Bánh mì Ezekiel được làm từ lúa mạch, lúa mì, hạt mầm, ngũ cốc hữu cơ nguyên hạt… Bởi vậy, nó chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn các loại bánh mỳ khác. Cụ thể là chất đạm (chứa khoảng 4 gram trong một lát bánh mì), chất xơ, các loại vitamin và khoáng chất.
  • Đậu phộng và bơ đậu phộng cũng là những thực phẩm giàu protein. Nó được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị bổ sung trong chế độ ăn hàng ngày. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc kỹ nếu bị dị ứng với các thành phần trong đậu phộng.

thực phẩm chứa protein

4. Khác biệt giữa protein động vật và thực vật

Đạm động vật (chất đạm đủ) Đạm thực vật (chất đạm thiếu)
Nguồn thực phẩm Thịt, cá, trứng sữa, tôm, cua, ốc… Rau, quả, hạt, ngũ cốc, khoai…
Giá trị dinh dưỡng
  • Chứa nguồn chất đạm dồi dào nhất
  • Chiếm từ 15 – 40% trọng lượng thức ăn
  • Có đủ 9 loại axit amin cần thiết cơ thể cần với tỷ lệ cân đối
  • Chỉ chiếm từ 3% – 10% trọng lượng thức ăn
  • Hầu hết các thực phẩm nhóm này không có đủ 9 loại axit amin cơ thể cần, trừ đậu nành. Ví dụ gạo thiếu lysin, tryptophan…
Ưu điểm Đủ các axit amin, giàu năng lượng (100g thịt gia cầm chứa từ 7 – 23g chất đạm) Dễ tiêu hóa, ít chất béo bão hòa
Nhược điểm Mất nhiều thời gian để tiêu hóa, nhiều chất béo xấu… Ít năng lượng, thiếu các axit amin. Khắc phục bằng cách kết hợp ăn chung với các loại thực phẩm từ thực vật hoặc động vật

5. Cơ thể thiếu chất đạm gây bệnh gì?

Chất đạm đảm nhiệm rất nhiều nhiệm vụ, chức năng quan trọng trong cơ thể. Tỷ lệ chất đạm chiếm từ 10% – 20% trọng lượng. Tùy theo giới tính, độ tuổi, vóc dáng… Bởi vậy, việc bổ sung thừa hay thiếu có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của cơ thể. Khi chế độ ăn hàng ngày nghèo dinh dưỡng, không đáp ứng nhu cầu protein trong thời gian kéo dài, cơ thể có thể gặp các tình trạng như:

  • Thiếu đạm khiến quá trình vận chuyển, hấp thu dưỡng chất bị ảnh hưởng
  • Cơ thể có thể bị suy nhược, gầy yếu, suy dinh dưỡng, rụng tóc, da xanh xao,…
  • Cơ và xương kém phát triển
  • Rối loạn nội tiết tố, kinh nguyệt
  • Suy giảm miễn dịch do protein rất cần thiết trong việc sản xuất kháng thể bảo vệ cơ thể
  • Cơ thể bị phù nề
  • Khó ngủ, tâm trạng thất thường

6. Nguy cơ của việc ăn quá nhiều protein

Chất đạm rất cần thiết nhưng cần phải bổ sung với liều lượng phù hợp. Tùy theo tình trạng sức khỏe và độ tuổi. Nếu một người tiêu thụ protein quá mức trong thời gian dài, nhất là protein từ động vật có thể làm tăng nguy cơ:

  • Mắc các bệnh tim mạch: Mỡ máu cao, thịt đỏ chứa nhiều cholesterol và chất béo bão hòa.
  • Ung thư (nhất là ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đại tràng, ung thư vú): Các nghiên cứu chỉ ra nguy cơ ung thư gia tăng nếu ăn quá nhiều thịt đỏ.
  • Bệnh gout: Máu chứa quá nhiều axit uric gây ra bệnh gout. Đó là hậu quả của chế độ ăn nhiều chất đạm động vật kéo dài
  • Dễ mắc các bệnh viêm nhiễm, bệnh đa xơ cứng khi cao tuổi,…
  • Các dấu hiệu cảnh báo tình trạng thừa protein bao gồm:
  • Tình trạng khát nước do thận phận hoạt động nhiều để phân giải đạm
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Tình trạng trầm cảm và lo lắng
  • Tăng cân, béo phì
  • Hơi thở có mùi

7. Tips bổ sung protein đúng cách là gì?

Tùy theo giới tính, tuổi tác, giai đoạn tăng trưởng, tình trạng sức khỏe mà nhu cầu chất đạm khác nhau. Cụ thể:

  • Trẻ em: 2g chất đạm/kg cân nặng
  • Người lớn bình thường: 1 – 1,5g chất đạm/kg cân nặng
  • Người già có hiện tượng teo cơ hay phụ nữ mang thai, cho con bú, người bị bỏng nặng, người mới ốm dậy… thì lượng
  • protein cần tăng cao. Còn người mắc bệnh về gan thận, tim mạch… cần hạn chế bổ sung protein từ động vật.

8. Chế độ ăn giàu protein là gì?

8.1 Cơ cấu thành phần

Chế độ ăn giàu protein ưu tiên sử dụng các hàm lượng cao protein trong thành phần bữa ăn. Việc tăng tỷ lệ protein trong cơ cấu bữa ăn đồng nghĩa với việc giảm tỉ lệ carbohydrate và chất béo. Thông thường, trong chế độ ăn giàu protein, thành phần protein cung cấp trên 20% tổng năng lượng cần thiết. Các nghiên cứu đã gợi ý chế độ ăn giàu protein hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Bởi có thể giảm được nhiều mỡ mà vẫn duy trì được khối lượng cơ. Chế độ ăn giàu protein giúp cơ thể no lâu, giảm bớt cảm giác đói. Đồng thời, làm tăng tỷ lệ chuyển hóa và bảo tồn khối cơ.
Theo hướng dẫn về chế độ ăn của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), các thành phần dinh dưỡng đa lượng nên cung cấp năng lượng theo tỉ lệ:

  • 10 – 35% tổng năng lượng do protein cung cấp.
  • 45 – 65% tổng năng lượng do carbohydrate cung cấp.
  • 20 – 35% tổng năng lượng do chất béo cung cấp.

Nhu cầu dinh dưỡng về protein được khuyến nghị theo khẩu phần ăn khuyến nghị là 0,8 g/kg thể trọng/ngày. Ngày nay các chế độ ăn giàu protein thường gặp gồm có chế độ ăn Atkins, South Beach và Dukan. Có thể thực hiện chế độ ăn này với tỉ lệ các yếu tố dinh dưỡng đa lượng như sau: 30% tổng năng lượng do protein cung cấp, 30% tổng năng lượng do chất béo cung cấp và 40% tổng năng lượng còn lại do carbohydrate cung cấp. Sau một vài tuần thực hiện, có thể điều chỉnh phù hợp với nhu cầu.

8.2 Các loại thực phẩm sử dụng trong chế độ ăn giàu protein

Các thực phẩm được khuyến khích sử dụng
  • Thịt nạc, hải sản, các loại đậu, đậu nành, sữa ít béo, trứng, các loại hạt cứng, các loại mầm.
  • Các loại rau xanh, ớt chuông, nấm và các loại rau thuộc họ cải.
  • Các loại trái cây có hàm lượng đường thấp như việt quất, dâu tây, phúc bồn tử (mâm xôi),…
  • Các loại ngũ cốc nguyên hạt.
  • Các loại thực phẩm nên hạn chế sử dụng
  • Các loại carbohydrate tinh chế như bánh mì trắng, pasta, gạo trắng,…
  • Đường (các loại gia vị ngọt, nước sốt ngọt)
  • Các loại chất béo bão hòa và thức ăn chiên rán.
Một số lưu ý
  • Khởi động ngày mới với protein: Trứng là thực phẩm giàu protein phù hợp cho bữa sáng. Ngoài ra, có thể làm một cốc sinh tố đầy protein từ whey, đậu Hà Lan, collagen, lá rau xanh, các loại quả mọng,…
  • Tất cả các bữa ăn đều phải có protein: Sử dụng các thực phẩm chứa protein có lợi như thịt bò nạc, thịt gà nạc, hoặc thịt heo nạc,… Đồng thời, cung cấp thêm nhiều rau của và hoa quả
  • Không sử dụng carbohydrate tinh chế. Thay thế bằng việc cung cấp một lượng nhỏ ngũ cốc nguyên hạt giàu protein. Chẳng hạn như hạt rau dền (amaranth) hay diêm mạch (quinoa),…
  • Ăn phụ với các thức ăn giàu protein: Ăn bữa phụ với các thức ăn giàu protein như hạt điều, sữa chua Hy Lạp, hummus, ricotta, phô mai sợi,…

8.2 Ưu điểm và nhược điểm của chế độ ăn giàu protein

Ưu điểm
  • Protein giúp cơ thể cảm thấy no lâu: Bữa ăn giàu protein khiến người ăn cảm thấy ngon miệng và no lâu.
  • Protein giúp tạo cơ: Protein giúp tạo và duy trì khối cơ và khiến cơ thể khỏe mạnh. Cơ thể khỏe mạnh hoạt động tốt giúp tiêu hoa năng lượng nhanh hơn. Từ đó, giảm cân tốt hơn.
  • Biết lựa chọn thức ăn tốt hơn: Người thực hiện chế độ ăn này cần biết rõ các thành phần và tỷ lệ. Qua đó, biết cách chọn nguồn protein có lợi, lành mạnh và có lợi cho sức khỏe.
Nhược điểm

Chế độ ăn giàu protein đồng nghĩa với việc giảm tỉ lệ của các thành phần dinh dưỡng khác. Bởi vậy, nó đã bộc lộ một số hạn chế sau:

  • Thiếu các chất dinh dưỡng do lựa chọn các thành phần dinh dưỡng không phù hợp.
  • Tăng nguy cơ xuất hiện bệnh lý tim mạch: Khẩu phần ăn nhiều chất béo gia tăng nguy cơ xuất hiện các bệnh lý tim mạch.
  • Ảnh hưởng tới hoạt động của thận: Protein chiếm tỉ lệ cao làm gia tăng áp lực hoạt động của thận. Bởi vậy, người mắc bệnh về thận cần lưu ý tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện chế độ ăn giàu protein.

9. Chức năng quan trọng của protein đối với cơ thể

Protein rất cần thiết trong quá trình phát triển cơ thể. Dưới đây là các chức năng quan trọng của protein không thể bỏ qua.

9.1 Tăng trưởng và duy trì các mô

Protein là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng đối với sự tăng trưởng và duy trì các mô trong cơ thể. Bởi vậy, để tăng trưởng và duy trì các mô của protein, bạn cần cung cấp cho cơ thể các nguồn protein đủ lượng và đa dạng, cùng với các chất dinh dưỡng khác cần thiết.

9.2 Tạo ra phản ứng sinh hóa

Protein tạo ra các enzyme, hỗ trợ phản ứng trong và ngoài tế bào. Cấu trúc của enzyme kết hợp với các phân tử khác trong tế bào gọi là chất nền. Đây là chất xúc tác trong phản ứng cần thiết trong quá trình trao đổi chất. Một số enzyme hoạt động ngoài tế bào như enzyme tiêu hóa như lactase (giúp phân giải đường sữa lactose) và sucrase (giúp thủy phân đường). Vài enzyme sẽ thúc đẩy phản ứng diễn ra như vitamin hoặc khoáng chất. Một số chức năng phụ thuộc vào hoạt động của enzyme như: Tiêu hóa, sản xuất năng lượng, đông máu, co thắt cơ,… Enzyme thiếu hụt hoặc không hoạt động có thể gây ra một số bệnh lý.

9.3 Hỗ trợ truyền tín hiệu

Một số protein là kích thích tố, hỗ trợ giao tiếp giữa các mô, tế bào và cơ quan. Các mô hoặc tuyến nội tiết tạo ra hormone được chuyển đến các mô hoặc cơ quan đích thông qua đường màu. Hormone sẽ liên kết với thụ thể protein trên bề mặt tế bào.
Hormone chia thành 3 nhóm chính:

  • Protein và peptide: Được tạo ra từ axit amin và kết nối thành chuỗi.
  • Steroid: Được sản xuất bởi cholesterol béo. Các hormone giới tính đều dựa trên steroid.
  • Amin: Được tạo ra từ axit amin tryptophan hoặc tyrosine riêng lẻ. Nó hỗ trợ hình thành các hormone liên quan đến giấc ngủ và trao đổi chất.
  • Protein và polypeptide là nhóm nội tiết tố chiếm phần lớn trong cơ thể.
  • Insulin: Tín hiệu hấp thu glucose vào tế bào.
  • Glucagon: Tín hiệu phân hủy glucose dự trữ trong gan.
  • hGH (hormone tăng trưởng của con người): Kích thích mô phát triển, bao gồm cả xương.
  • ADH (hormone chống lợi tiểu): Tín hiệu yêu cầu thận tái hấp thu nước.
  • ACTH (hormone vỏ thượng thận): Kích thích giải phóng cortisol.

9.4 Định hình cấu trúc mô tế bào

Một số cấu trúc protein có dạng sợi, tạo độ cứng chắc cho các mô và tế bào. Bao gồm:

  • Keratin: Cấu trúc protein được tìm thấy trong da, tóc và móng tay
  • Collagen: Cấu trúc protein dồi dào nhất, cấu tạo nên xương, gân, dây chằng và da
  • Elastin: Linh hoạt hơn collagen. Độ đàn hồi cao cho phép nhiều mô trở lại hình dạng ban đầu. Chẳng hạn như tử cung, phổi và động mạch.

9.5 Duy trì độ pH thích hợp

Protein giúp điều chỉnh nồng độ axit và bazơ trong máu và các chất dịch cơ thể khác. Axit và bazơ cân bằng được đo bằng thang pH. Độ pH từ 0 – 14. Trong đó, mức 0 là axit mạnh nhất, mức 7 là trung tính. Và 14 là kiềm mạnh nhất. Rất nhiều hệ thống đệm giúp chất lỏng trong cơ thể duy trì mức độ pH bình thường. Bởi chỉ một thay đổi nhỏ về độ pH cũng có thể gây hại, thậm chí tử vong.
Một số protein tham gia vào quá trình điều chỉnh độ pH bao gồm hemoglobin tạo nên tế bào hồng cầu. Huyết sắc tố hemoglobin liên kết với lượng nhỏ axit. Protein này đảm bảo giá trị pH máu người bình thường. Một số hệ thống khác là phosphate và bicarbonate.

9.6 Cân bằng chất lỏng

Protein giúp duy trì cân bằng chất lỏng trong cơ thể bằng cách thu và giữ nước. Chẳng hạn albumin và globulin là các protein trong máu. Nếu không bổ sung đủ protein, nồng độ albumin và globulin sẽ giảm dần. Điều này khiến máu không giữ được trong mạch. Đồng thời, chất lỏng bị tích tụ vào khoảng trống giữa các tế bào. Các triệu chứng sưng hoặc phù có thể xuất hiện, đặc biệt là ở dạ dày. Suy dinh dưỡng thể phù Kwashiorkor là một dạng suy dinh dưỡng protein nghiêm trọng.

9.7 Sức khỏe miễn dịch

Protein giúp hình thành các globulin miễn dịch (kháng thể) chống nhiễm trùng. Kháng thể là protein trong máu, giúp bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn và virus. Khi có yếu tố lạ xâm nhập, cơ thể sẽ tạo ra kháng thể để tiêu diệt chúng. Nếu không ngăn chặn, chúng sẽ rất dễ dẫn đến các bệnh nhiễm trùng. Sau khi tiêu diệt, các kháng thể sẽ tự động ghi nhớ cơ chế này. Nhờ đó, cơ thể sẽ phản ứng nhanh hơn khi tác nhân đó xâm nhập lần nữa. Bởi vậy, protein đóng vai trò quan trọng giúp đảm bảo sức khỏe miễn dịch.

9.8 Vận chuyển và lưu trữ các chất dinh dưỡng

Theo dòng máu, protein vận chuyển các chất dinh dưỡng đến tế bào. Ví dụ như vitamin, khoáng chất, glucose, cholesterol và oxy. Chẳng hạn như huyết sắc tố (hemoglobin) là protein mang oxy từ phổi đến các mô cơ thể. Glucose (GLUT) mang đường đến các tế bào. Lipoprotein vận chuyển cholesterol và các chất béo khác trong máu. Mỗi protein vận chuyển là đặc hiệu và liên kết với chất cụ thể. Tức là protein vận chuyển glucose sẽ không thể di chuyển cholesterol. Bên cạnh đó, protein còn có chức năng lưu trữ như ferritin giúp dự trữ sắt. Casein cũng là protein dự trữ, chủ yếu có mặt trong sữa và giúp trẻ sơ sinh phát triển.

9.9. Cung cấp năng lượng

Protein còn có chức năng cung cấp năng lượng cho cơ thể. Mỗi gram protein chứa 4 calo. Còn chất béo cung cấp nhiều năng lượng nhất, với 9 calo mỗi gram. Tuy nhiên, protein là đích đến cuối cùng tạo ra năng lượng. Đó là bởi protein còn phải tham gia thực hiện nhiều chức năng khác. Do đó, cơ thể sẽ ưu tiên dự trữ carbs và chất béo để tạo năng lượng. Hơn nữa, carbs và chất béo cũng chuyển hóa nhanh hơn protein. Thiếu protein khiến cơ thể trở nên mệt mỏi.
Protein cung cấp ít năng lượng hơn trong điều kiện bình thường. Tuy nhiên, trong trạng thái nhịn ăn, cơ thể sẽ phá vỡ cơ xương để các axit amin cung cấp năng lượng thay thế. Cơ thể cũng sử dụng axit amin từ cơ xương nếu carbohydrate dự trữ thấp. Hiện tượng nếu thể dục ở cường độ cao và không tiêu thụ đủ protein.
Protein giữ nhiều vai trò trong cơ thể, giúp sửa chữa và xây dựng các mô, cũng như thúc đẩy các phản ứng trao đổi chất diễn ra. Ngoài việc cung cấp khung cấu trúc cho cơ thể, protein còn duy trì cân bằng độ pH và chất lỏng thích hợp. Cuối cùng, cấu trúc protein giữ cho hệ miễn dịch luôn mạnh mẽ, giúp vận chuyển và lưu trữ dưỡng chất, thậm chí trở thành nguồn năng lượng khẩn cấp khi cơ thể cần. Tất cả các chức năng này khiến protein trở nên rất quan trọng cho sức khỏe.

vai trò của protein

Xem thêm:

10. Xét nghiệm hàm lượng protein trong cơ thể

Protein đóng vai trò quan trọng trong cơ thể. Tuy nhiên, việc thay đổi hàm lượng đột ngột khiến cơ thể rất dễ nhiễm bệnh. Để đánh giá chính xác được lượng protein, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu và nước tiểu. Xét nghiệm này đơn giản, không tốn nhiều chi phí và hữu ích trong chẩn đoán. Điều này giúp kiểm soát tình trạng sức khỏe và đánh giá hiệu quả điều trị bệnh.
Một số đối tượng cần đo nồng độ protein:

  • Người chán ăn, ăn không ngon, sút cân bất thường, không rõ nguyên nhân
  • Người thường xuyên thấy mệt mỏi
  • Cơ thể bị phù, sưng
  • Gặp khó khăn khi đi tiểu
  • Người có bệnh lý về thận
  • Người bị suy dinh dưỡng

11. Tạm kết

Protein là một loại phân tử sinh học quan trọng đóng vai trò chủ chốt trong các quá trình sinh học của cơ thể. Chúng được tạo thành từ các đơn vị nhỏ gọi là axit amin. Protein đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng, xây dựng cấu trúc tế bào, và điều hòa các hoạt động sinh học. Chưa kể, chất đạm này còn hỗ trợ điều chỉnh các chức năng của enzym. Do đó, hiểu rõ về protein là một phần quan trọng trong việc duy trì một sức khỏe cơ thể tốt và cân đối. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến nghiên cứu và ứng dụng Probiotics trong mọi lĩnh vực.

Bích Vũ

Content Writer of BCC

Bình chọn

Bài viết liên quan

top men vi sinh

TOP 20+ men vi sinh được các chuyên gia khuyên dùng

TOP men vi sinh an toàn, chất lượng, được chán chạy nhất của Hàn Quốc, Pháp và Nhật Bản đảm...
bifidobacterium longum

Bifidobacterium longum – Vai trò với hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ

Bifidobacterium longum, lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện hệ tiêu hóa và tăng cường...
lactobacillus acidophilus

Lactobacillus acidophilus: Khái niệm, vai trò và cách sử dụng

Lactobacillus acidophilus là lợi khuẩn quan trọng trong hệ tiêu hóa, giúp cân bằng hệ vi sinh và tăng cường...