Nhiễm trùng đường ruột: Triệu chứng và cách phòng chống

Nhiễm trùng đường ruột khiến cơ thể mệt mỏi, khó chịu và có thể dẫn đến diễn biến nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời

Nhiễm trùng đường ruột là tình trạng phổ biến khi vi khuẩn gây hại xâm nhập vào hệ tiêu hóa. Điều này thường dẫn đến triệu chứng như tiêu chảy, buồn nôn và đau bụng. Tùy nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp để hạn chế biến chứng nguy hiểm. Việc duy trì vệ sinh cá nhân và tiêu chuẩn an toàn thực phẩm là cách hiệu quả để ngăn ngừa nhiễm trùng đường ruột.

1. Nhiễm trùng đường ruột là gì?

Nhiễm trùng đường ruột là tình trạng hệ tiêu hóa bị tổn thương do vi sinh vật gây hại xâm nhập. Nó có thể xảy ra ở mọi thời điểm, mọi đối tượng. Nếu không được điều trị kịp thời, nó sẽ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng. Biểu hiện đặc trưng là tình trạng phân dạng nước hoặc nhớt, kéo dài trong vài ngày. Bệnh chủ yếu lây qua con đường ăn uống khi tiêu thụ phải thực phẩm chứa vi khuẩn. Một số sinh vật gây nhiễm trùng là nấm men, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng.

vi khuẩn xâm nhập đường ruột

2. Nguyên nhân nhiễm trùng đường ruột

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng đường ruột. Tuy nhiên, nhìn chung là đến từ ba tác nhân sau: nấm men, vi khuẩn và ký sinh trùng.

2.1 Vi khuẩn

Một số loại vi khuẩn gây nhiễm trùng đường ruột: E.coli, salmonella, Campylobacter, Listeria, Bacillus cereus, Vibrio, Clostridium botulinum …

  • E. coli: Loại vi khuẩn vô hại này được tìm thấy nhiều trong đường ruột người và động vật. Tuy nhiên, lại có một số chủng có thể tiết độc tố gây rối loạn tiêu hóa như ETEC, EPEC, EIEC,… Chúng gây đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy ra máu. Chúng thường lây lan do nguồn nước ô nhiễm, thực phẩm tiếp xúc với phân động vật…
  • Vi khuẩn Salmonella: Nhiễm khuẩn Salmonella do ăn thịt gia súc, gia cầm chưa được nấu chín. Các triệu chứng điển hình là tiêu chảy, đau quặn bụng, sốt,… Chúng xuất hiện từ 12 – 72 giờ sau khi nhiễm bệnh. Sau đó, phải mất 4 – 7 ngày để hồi phục.

2.2 Virus

  • Virus noro: Đây là nguyên nhân điển hình gây nên tình trạng nhiễm trùng đường ruột do thực phẩm. Virus noro có thể lây lan giữa người với người trong môi trường hạn chế. Một số trường hợp lây qua nguồn nước hoặc thực phẩm ô nhiễm.
  • Virus rota: Virus rota là nguyên nhân hàng đầu gây nhiễm trùng đưởng ruột ở trẻ em. Chủ yếu lây lan do tiếp xúc với đồ vật nhiễm virus, không vệ sinh sạch sẽ mà đã đưa lên miệng. Hiện nay, một số quốc gia đã có sẵn vắc xin phòng ngừa.

2.3 Ký sinh trùng

  • Giardia: Loại ký sinh trùng gây nhiễm trùng đường ruột này lây lan qua tiếp xúc người với người hoặc nước ô nhiễm. Chúng có thể kháng clo nên vẫn sống sót trong bể bơi công cộng.
  • Cryptosporidiosis: Cryptosporidium có kích thước cực nhỏ với lớp vỏ bên ngoài vững chắc. Nhờ đó, nó có thể tồn tại trên vật chủ và môi trường khử trùng bằng clo.

Nhiễm trùng do ký sinh trùng có thể kéo dài từ 1 – 2 tuần hoặc lâu hơn. Một số biểu hiện thường gặp là: đầy bụng, đau bụng, nôn, tiêu chảy… Các biểu hiện này ngày càng rõ ràng sau 7 – 10 ngày tiếp xúc. Cả hai loại ký sinh này đều được tìm thấy trong nước và bị nhiễm sau khi hấp thụ.

một số nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng đường ruột

3. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng đường ruột

Bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng đường ruột. Tuy nhiên, dưới đây là ba nhóm đối tượng dễ mắc nhất và cần được chú ý phòng ngừa.

  • Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh: Hệ thống miễn dịch nhạy cảm, chưa hoàn thiện nên dễ bị tấn công bởi vi khuẩn, virus, ký sinh trùng. Theo báo cáo, tiêu chảy do nhiễm trùng chiếm 1 trong 9 ca tử vong ở trẻ em trên toàn thế giới. Số lượng ca nhiễm mỗi ngày lên đến 2.195. Con số này nhiều hơn cả AIDS, sốt rét và sởi cộng lại.
  • Người cao tuổi: Đối tượng này có hệ miễn dịch và tiêu hóa suy yếu. Do đó, dễ bị tổn thương khi bị xâm nhập.
    Những người sống trong môi trường không đảm bảo vệ sinh: Môi trường ô nhiễm là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus, ký sinh trùng phát triển. Đặc biệt là lây lan nhanh chóng.

4. Triệu chứng nhiễm trùng đường ruột

Cùng BCC tìm hiểu ngay một số triệu chứng nhiễm trùng đường ruột đã được tổng hợp chi tiết.

4.1 Triệu chứng điển hình

Tùy từng nguồn gây bệnh mà cơ thể sẽ phát sinh các triệu chứng khác nhau. Dưới đây là một số triệu chứng điển hình:

  • Buồn nôn
  • Đau đầu
  • Sốt
  • Đau bụng dữ dội
  • Tiêu chảy kéo dài 2-3 ngày
  • Ớn lạnh
  • Chuột rút
  • Xuất hiện máu hoặc chất nhày trong phân
  • Cơ thể mất nước: không đi tiểu, mặt nhợt nhạt, mắt trũng, tay chân lạnh và dễ cáu kỉnh
  • Ảnh hưởng tới một vài bộ phận khác như nhiễm siêu vi đường hô hấp, nhiễm trùng xoang mũi, ho…
  • Chán ăn, sụt cân bất thường
  • Hội chứng ruột kích thích
  • Ngứa da hoặc bỏng da

4.2 Biến chứng của nhiễm trùng đường ruột – Tính chất nguy hiểm

Nhiễm trùng đường ruột hiếm khi gây biến chứng ở người trưởng thành. Và thường biến mất sau một tuần. Tuy nhiên, đối tượng có hệ miễn dịch yếu như trẻ nhỏ, người cao tuổi thường phải đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị sớm. Cụ thể:

  • Sốt cao
  • Đau cơ
  • Không thể kiểm soát nhu động ruột
  • Suy thận
  • Xuất huyết đường ruột
  • Thiếu máu
  • Hội chứng ruột kích thích
  • Viêm loét đại trực tràng
  • Có thể phải cắt đi một phần ruột
  • Mất nước nghiêm trọng dẫn đến tử vong

5. Phương pháp điều trị nhiễm trùng đường ruột

5.1 Phương pháp điều trị

Tùy theo nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng mà có phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp được áp dụng:

  • Bù nước: Đây là biện pháp điều trị quan trọng và cấp thiết. Có thể tự bù nước và điện giải bằng bằng oresol, nước dừa, nước cháo,… để bù lại lượng nước mất do tiêu chảy và nôn. Trẻ sơ sinh nên được bù nước trong 12 giờ đầu từ sữa mẹ hoặc sữa công thức. Nếu cơ thể mất quá nhiều nước, cần đến ngay cơ sở y tế để được bù nước.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ
  • Chia nhỏ các bữa ăn để dễ tiêu hóa và hấp thụ
  • Điều trị nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn với một số loại thuốc kháng sinh. Cụ thể là: Cotrimoxazol, kháng sinh nhóm imidazole,…
  • Nếu tình trạng diễn biến nghiêm trọng, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định một số xét nghiệm. Thông thường, những người nhiễm trùng đường ruột thường được yêu cầu xét nghiệm mẫu phân. Người bệnh cần được truyền dịch tĩnh mạch, dùng thuốc kháng sinh,… Thường sẽ mất vài tuần để hồi phục lại.

uống đủ nước

5.2 Một số lưu ý trong quá trình điều trị

Để quá trình điều trị diễn ra hiệu quả, cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Vệ sinh tay và cơ thể sạch sẽ để phá vỡ chuỗi nhiễm trùng
  • Bù nước hiệu quả bằng cách uống nhiều nước, bổ sung oresol,…
  • Không dùng chung các vật dụng cá nhân
  • Thường xuyên khử trùng những đồ vật hoặc nơi dễ ủ bệnh
  • Đảm bảo nguồn nước vệ sinh hàng ngày
  • Khi gặp các nhiễm trùng đường ruột, cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị thích hợp. Tuyệt đối không được sử dụng bừa bãi mà chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

6. Phòng ngừa bị nhiễm trùng đường ruột

Để ngăn ngừa nhiễm trùng đường ruột, cần tuân thủ tuyệt đối đảm bảo một số vấn đề sau:

  • Rửa tay sạch sẽ sau khi ăn, đi vệ sinh và chạm vào vật nuôi
  • Ăn chín, uống sôi và tránh xa các thực phẩm ôi thiu, hư hỏng, quá hạn sử dụng
  • Không nên tiếp xúc với người có dấu hiệu nhiễm bệnh
  • Vệ sinh không gian ở và môi trường xung quanh sạch sẽ
  • Làm sạch và khử trùng các bề mặt bị ô nhiễm
  • Luôn tách bạch thực phẩm sống và nấu chín
  • Tránh ăn đồ vỉa hè, chế biến sẵn, đồ sống,…
  • Xử lý an toàn chất thải gia súc, gia cầm

Nhiễm trùng đường ruột là bệnh lý không loại trừ ai, không phân biệt độ tuổi. Bệnh sẽ có điều kiện thuận lợi để hình thành đó là tiếp xúc với nguồn nước và thực phẩm bẩn. Việc làm này giúp cho ký sinh trùng, nấm men, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập đường ruột. Tóm lại, cần thiết lập thói quen vệ sinh sạch sẽ và chế độ ăn uống đảm bảo vệ sinh. Đây được coi là biện pháp phòng ngừa nhiễm trùng đường ruột hiệu quả nhất.

bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột

7. Câu hỏi thường gặp về bệnh nhiễm trùng đường ruột

7.1 Bị nhiễm trùng đường ruột có nguy hiểm không?

Nhiễm trùng đường ruột hiếm gây ra biến chứng nghiêm trọng với người trưởng thành khỏe mạnh. Thế nhưng, với người cao tuổi và trẻ nhỏ, nếu không được điều trị sớm, có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Điển hình là suy thận, thiếu máu,…

7.2 Nhiễm trùng đường ruột có lây không?

Nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng có thể lây lan từ người sang người thông qua tiếp xúc. Do đó, tất cả mọi người cần cẩn thận và hạn chế tiếp xúc với người nhiễm.

7.3 Nhiễm trùng đường ruột nên ăn trái cây gì?

Dưới đây là một số loại trái cây giúp tăng cường hệ tiêu hóa và cải thiện tình trạng nhiễm trùng đường ruột.

  • Chuối: Chuối cung cấp chất xơ, kali, protein, vitamin B6, mangan, có lợi cho tiêu hóa. Tinh bột kháng và inulin trong chuối giúp tăng cường hệ vệ sinh, chống viêm và duy trì niêm mạc ruột
  • Đào: Đào giàu chất chống oxy hóa, vitamin C, chất xơ, hỗ trợ tiêu hóa và chống viêm.
  • Táo: Táo cung cấp chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất.
  • Nam việt quất: Nam việt quất giàu chất chống oxy hóa, giúp ngăn chặn gốc tự do và cải thiện tình trạng nhiễm trùng.
  • Lựu: Lựu giàu chất chống oxy hóa và polyphenol prebiotic. Loại quả này còn tăng cường lợi khuẩn Bifidobacterium, Lactobacillus cho đường ruột.
  • Các loại trái cây nhiều nước (cam, bưởi, …) giúp bổ sung nước, vitamin và khoáng chất.
  • Tuân thủ chế đồ ăn BRAT (chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng).
  • Tránh tiêu thụ sữa, các sản phẩm từ sữa, chất bép, rượu…

8. Tạm kết

Nhiễm trùng đường ruột là một vấn đề sức khỏe quan trọng, gây ra nhiều biến chứng. Việc duy trì vệ sinh cá nhân và tiêu chuẩn an toàn thực phẩm là cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa. Đối với những người mắc phải, sớm tìm kiếm sự chăm sóc y tế chuyên sâu là rất quan trọng để giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Ngoài ra, việc uống đủ nước, duy trì khẩu phần ăn lành mạnh và nghỉ ngơi đầy đủ cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi. Việc tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ và không tự điều trị cũng là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự hồi phục hoàn toàn. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến ứng dụng và Nghiên cứu trong mọi lĩnh vực.

cv

Tham vấn chuyên môn

TS. Đào Thị Lương

Tiến sĩ sinh học

Nguyên Phó phòng Bảo tàng Giống Vi sinh vật - Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học

Bích Vũ

Content Writer of BCC

5/5 - (9 bình chọn)

Bài viết liên quan

hội chứng turner

Hội chứng Turner là gì? Triệu chứng và biến chứng cần biết

Hội chứng Turner là gì? Bệnh lý rối loạn di truyền hiếm gặp ở nữ giới liên quan đến nhiễm...
bệnh da liễu

Bệnh da liễu là gì? Các bệnh da liễu thường gặp nhất

Bệnh da liễu là gì? Các bệnh lý liên quan đến da, tóc, móng, gây mẩn ngứa, khó chịu,… và...
hội chứng patau

Hội chứng Patau là gì? Nguyên nhân, đặc điểm và cách điều trị

Hội chứng Patau là gì? Tình trạng rối loạn di truyền hiếm gặp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe,...