Men tiêu hóa là gì? Vai trò và sự khác biệt với men vi sinh

Men tiêu hóa là gì? Trợ thủ đắc lực trong cải thiện hệ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thụ và duy trì sức khỏe tổng thể

Men tiêu hóa đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn. Chúng giúp phân giải thức ăn và hỗ trợ tế bào hấp thụ tốt chất dinh dưỡng. Nếu không có đủ men này, cơ thể rất dễ gặp phải một số vấn đề. Đặc biệt là rối loạn tiêu hóa. Tình trạng này kéo dài khiến hệ miễn dịch suy yếu nghiêm trọng. Cùng BCC nằm lòng mọi thông tin chi tiết liên quan đến men tiêu hóa.

1. Men tiêu hóa là gì?

1.1 Khái niệm

Men tiêu hóa (enzym tiêu hóa) là gì? Đây là nhóm enzyme giúp phân hủy nhỏ phân tử thức ăn. Nhờ đó, các tế bào có thể hấp thu dễ dàng chất dinh dưỡng vào máu. Hầu hết các loại thực phẩm như protein, lipid, carbonhydrat… không thể tự hấp thụ. Do đó, cần sử dụng enzyme hoạt tính để chuyển hóa. Enzyme tiêu hóa được sản xuất tại một số bộ phận như: Miệng, dạ dày, tuyến tụy và ruột non. Đồng thời, được giải phóng trong một số trường hợp: Sắp ăn uống; Ngửi và nếm thức ăn; Thực hiện quá trình tiêu hóa.
Những người gặp vấn đề về hệ tiêu hóa thường bị thiếu hụt chất dinh dưỡng và dẫn đến nhiều vấn đề đáng lo ngại với sức khỏe. Một số enzyme tiêu hóa phải kể đến là: amylase, maltase, lactase, lipase, sucrase và protease. Ngoài ra, có một số cơ quan chứa hoặc giải phóng enzyme tiêu hoá. Đó là: nước bọt, tế bào trên bề mặt ruột, tuyến tụy, túi mật, và gan.

men tiêu hóa nhìn dưới kính hiển vi

một số loại enzyme tiêu hóa

1.2 Các loại enzyme tiêu hóa

Một số loại enzyme tiêu hóa chính bao gồm:

  • Enzyme amilaza

Phân hủy carbohydrate hoặc tinh bột thành đường. Thiếu hụt amylase khiến cơ thể dễ mắc tiêu chảy.

  • Enzyme lipaza

Enzyme này phối hợp với gan mật để phân hủy chất béo. Thiếu enzyme này khiến cơ thể thiếu hụt các vitamin tan trong chất béo. Cụ thể là Vitamin A, D, E, K.

  • Enzyme protease

Phân hủy protein thành axit amin. Nó giúp tiêu diệt vi khuẩn, nấm men ở ruột. Thiếu hụt protease rất dễ dẫn đến dị ứng, nhiễm trùng đường ruột.

  • Enzyme sucrase

Nó được tiết ra bởi ruột non, giúp phân hủy sucrose thành fructose và glucose.

  • Men Amylase

Được sản xuất từ tuyến nước bọt và tuyến tụy giúp phân giải thức ăn tinh bột.

  • Axit clohydric kết hợp với lipase, pepsin trong dạ dày

Làm mềm và chia nhỏ thức ăn. TỪ đó, cơ thể dễ dàng hấp thu chất đạm, chất béo và sợi collagen.

  • Các men chứa trong dịch tụy

Các men khác trong tuyến tụy như chymotrypsin, carboxypolypeptidase và trypsin giúp phân giải chất đạm thành axit amin nhanh chóng.

  • Muối mật và axit mật tiết ra từ gan

Hỗ trợ hòa tan mỡ để men lipase phân giải chất béo cho cơ thể.

  • Men tiêu hóa protein (trypsin, chymotrypsin, men pepsin)

Phân giải protein đưa vào cơ thể.

  • Men tiêu hóa (cellulose, hemixenluloza, phytase, beta- glucanase…)

Phân giải các chất cellulose (chất xơ).

các loại enzyme tiêu hóa

2. Cơ chế hoạt động của men tiêu hoá

Cơ thể bị thiếu một loại enzyme nào đó đều sẽ gây khó khăn trong việc hấp thụ thức ăn và chất dinh dưỡng. Thực trạng này dẫn tới thiếu chất, suy dinh dưỡng. Ngoài ra, còn gây ra các vấn đề rối loạn tiêu hóa. Điển hình là đầy hơi, khó tiêu, chuột rút, tiêu chảy,… Do đó, cần bổ sung kịp thời, có thể thông qua men tiêu hóa.
Các enzyme tiêu hoá thay thế enzyme tự nhiên hiệu quả. Chúng tham gia vào quá trình phân huỷ carbohydrate, chất béo và protein từ thực phẩm. Sau đó, chất dinh dưỡng sẽ được hấp thụ dễ dàng thông qua niêm mạc ruột non, vận chuyển vào máu. Từ đó, tăng hiệu quả tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng.

3. Tác dụng của men tiêu hóa là gì?

Một số tác dụng của men tiêu hóa bao gồm:

  • Tăng cường hiệu quả hấp thụ chất dinh dưỡng. Đặc biệt quan trọng với người cao tuổi.
  • Hạn chế tối đa tình trạng trào ngược dạ dày và hội chứng ruột kích thích.
  • Cải thiện các vấn đề tiêu hóa như: Đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy,…
  • Giảm áp lực lên đường tiêu hóa, hỗ trợ điều trị chứng rò rỉ ruột.
  • Giải quyết vấn đề không dung nạp thực phẩm bằng cách phá vỡ các loại protein và đường khó tiêu hóa.
  • Chống lại các chất ức chế enzyme có trong đậu phộng, lúa mì, lòng trắng trứng,… ngăn chặn quá trình hấp thu chất dinh dưỡng.
  • Kiểm soát các bệnh liên quan đến gan, ung thư tuyến tụy, suy tuyến tụy,…
  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể, tăng khả năng hấp thu vitamin quan trọng như K, D, Omega-3,…
  • Hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh nhân ung thư trong quá trình điều trị.

men tiêu hóa hỗ trợ hệ tiêu hóa

Xem thêm: 

4. Phân biệt men vi sinh và men tiêu hóa

Men tiêu hóa là những phân tử protein nhỏ giúp phân hủy các hợp chất phức tạp trong thức ăn. Nó tồn tại trong tuyến nước bọt, dạ dày, ruột non và tuyến tụy. Trong đó, tuyến tụy có chức năng sản xuất enzym tiêu hóa quan trọng nhất. Còn men vi sinh bao gồm vi khuẩn sống và nấm men. Chúng giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và nâng cao chức năng tiêu hóa. Nó được tìm thấy trong một số thực phẩm như sữa chua, súp miso, kim chi, đậu phụ,…

4.1 Khái niệm

Men vi sinh (probiotics) cung cấp lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa. Nó thường ở dạng viên hoặc bột. Đồng thời, chứa các chủng vi sinh vật nổi bật như Lactobacillus và Bifidobacterium.

Men tiêu hoá (enzyme tiêu hoá) chứa hợp chất sinh học giúp phân giải thức ăn thành hợp chất nhỏ, dễ hấp thu. Nó thường được sản xuất tự nhiên trong cơ thể. Tuy nhiên, nếu thiếu, cần được bổ sung từ nguồn tự nhiên hoặc tổng hợp.

men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa

4.2 Cách dùng

Men vi sinh giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Từ đó, giúp cải thiện hệ tiêu hóa và tăng cường khả năng hấp thu chất dinh dưỡng. Chúng có thể được dùng hàng ngày hoặc trong một số trường hợp cụ thể hoặc khi có vấn đề về hệ tiêu hoá.

Men tiêu hoá giúp cải thiện hệ tiêu hóa và giảm thiểu các triệu chứng như khó tiêu, ợ nóng và đầy bụng. Chúng được khuyến khích sử dụng trước bữa ăn để hỗ trợ tiêu hoá.

4.3 Thời gian sử dụng

Men vi sinh có thể sử dụng lâu dài, tùy thuộc vào nhu cầu và tình trạng sức khỏe. Trong nhiều trường hợp, nó có thể được sử dụng kéo dài trong vài tuần.

Men tiêu hoá có thể sử dụng ngắn hạn. Đặc biệt là khi hệ tiêu hóa có vấn đề.

4.4 Thời điểm uống

Men vi sinh được sử dụng lúc dạ dày đang trống hoặc trước bữa ăn 30 phút để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.

Men tiêu hoá nên được dùng trước bữa ăn 15-30 phút giúp cơ thể chuẩn bị tiêu hóa tốt thức ăn.

sự khác biệt giữa men tiêu hóa và men vi sinh

4.5 Trường hợp cần bổ sung

Cần bổ sung men tiêu hóa trong một số trường hợp
  • Chướng bụng
  • Đầy hơi
  • Khó tiêu
  • Trào ngược dạ dày
  • Buồn nôn
  • Ợ hơi thường xuyên
  • Cảm thấy khó chịu sau bữa ăn
  • Phân nhầy
  • Giảm cân thất thường
Cần bổ sung men vi sinh trong một số trường hợp:
  • Chướng bụng
  • Đầy hơi
  • Xuất hiện các vấn đề da liễu như: Mụn trứng cá, chàm, phát ban,…
  • Tâm trạng thất thường, stress, dễ cáu gắt,…
  • Khó tập trung
  • Hệ miễn dịch suy yếu
  • Viêm nhiễm âm đạo, trực tràng,…
  • Đau khớp
  • Mệt mỏi
  • Hôi miệng

so sánh men vi sinh và men tiêu hóa

Mặc dù có một số khác biệt về cơ chế và chức năng. Tuy nhiên, men tiêu hóa và men vi sinh chính là giải pháp an toàn cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Chúng không hoạt động chống lại hay bài trừ nhau. Trái lại, một số vi khuẩn đường ruột còn có thể tạo enzym hỗ trợ tiêu hóa ổn định.

5. Khi nào nên bổ sung men tiêu hoá?

Men tiêu hóa cần được bổ sung nếu cơ thể gặp tình trạng suy tuyến tụy ngoại tiết (EPI). Nó xảy ra do tuyến tụy không đủ để tiết enzyme tiêu hoá. Hoặc enzyme không hoạt động bình thường. Một số triệu chứng cảnh báo tình trạng EPI bao gồm:

  • Đầy bụng
  • Chuột rút sau bữa ăn
  • Tiêu chảy
  • Phân có màu vàng, nhờn và có mùi hôi
  • Sụt cân ngay cả khi bạn đã ăn uống đầy đủ
  • Nếu gặp các tình trạng trên, đến ngay ngay cơ sở y tế để có biện pháp và pháp đồ điều trị kịp thời.

bổ sung men tiêu hóa cho trẻ

6. Hướng dẫn cách dùng và liều lượng sử dụng men tiêu hóa

BCC đã tổng hợp hướng dẫn sử dụng men tiêu hóa đúng cách, an toàn và hiệu quả cao dưới đây:

6.1 Cách dùng

Bổ sung men tiêu hóa không kê đơn (OTC)

Men tiêu hóa không kê đơn (OTC) có dạng bột, viên nang, viên nén. Chúng thường được chỉ định trong điều trị trào ngược dạ dày, đầy hơi, tiêu chảy, chướng bụng. Các thành phần bao gồm: amylase, lipase, protease, lactase và alpha-galactosidase. Tùy vào hình thức sử dụng, có thể uống cùng thức ăn hoặc sau khi ăn. Ngoài ra, men dạng bột còn có thể pha trong nước hoặc sinh tố để dễ dàng hấp thụ.

Bổ sung men tiêu hóa kê đơn là gì?

Men tiêu hóa kê đơn có sẵn dạng viên nén hoặc viên nang. Chúng được sử dụng phổ biến như liệu pháp thay thế men tụy. Thường được sử dụng trong điều trị xơ nang, viêm tụy tái phát. Các trường hợp này sẽ do bác sĩ chuyên khoa chỉ định. Đồng thời, nên tham khảo hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

6.2 Liều dùng

Tùy vào loại men, thành phần và tình trạng bệnh lý gặp phải mà có sự điều chỉnh liều lượng phù hợp. Cụ thể:

  • Bromelain: 400mg/ ngày, sử dụng bằng đường uống.
  • Chymotrypsin. 100.000USP/4 lần/ngày, sử dụng bằng đường uống.
  • Papain: 1.500mg/ngày, sử dụng bằng đường uống.
  • Katrypsin: 50mg/ngày, kết hợp với Bromelain.

Đối với men tiêu hóa kê đơn, bác sĩ có thể chỉ định dùng từ 20.100mg (30.000 IU) – 26.800mg (40.000 IU) trong bữa ăn và 10.050 mg (15.000 IU) – 13.400mg (20.000 IU) chung với đồ ăn nhẹ. Thường người bệnh sẽ uống một nửa tổng liều ở phần ăn đầu tiên. Còn lại, dùng vào trong hoặc sau bữa ăn.

7. Những đối tượng nên và không nên sử dụng men tiêu hóa

7.1 Đối tượng sử dụng men tiêu hóa

  • Người mắc bệnh rối loạn phổ tự kỷ (ASD) gặp vấn đề về tiêu hóa.
  • Người bệnh gặp biến chứng sau điều trị ung thư, điển hình như ung thư đại trực tràng. Các enzym OTC có thể kiểm soát vấn đề này.
  • Người mắc bệnh celiac. Các enzym phân hủy gluten như cysteine ​​protease, prolyl endopeptidase và subtilisin có thể điều trị bệnh này.
  • Người khó khăn trong tiêu hóa carbohydrate lên men. Alpha-galactosidase tiết Beano giúp làm giảm khó chịu khi tiêu hóa carbohydrate.
  • Người mắc chứng khó tiêu chức năng. Men tiêu hóa có chứa α-amylase, protease, cellulase, lactase và lipase hỗ trợ cải thiện tình trạng này.
  • Người mắc bệnh viêm ruột (IBD) (Viêm loét đại tràng và bệnh Crohn). Các chất chứa beta-glucan, inositol giúp cải thiện tích cực các triệu chứng bệnh.
  • Người có hệ tiêu hóa không dung nạp hoặc kém hấp thu lactose. Men tiêu hóa OTC như lactase giúp ngăn ngừa tình trạng này.
  • Đau cơ. Enzyme OTC cũng được sử dụng để điều trị các triệu chứng đau cơ.
  • Viêm xương khớp. Enzyme bromelain, trypsin và/hoặc rutin) giúp giảm thiểu các triệu chứng đau nhức xương khớp.
  • Trẻ biếng ăn, chậm lớn, đi ngoài phân sống hoặc suy dinh dưỡng.
  • Người suy giảm chức năng hấp thụ, tiêu hóa như người cao tuổi.
  • Người bị rối loạn tiêu hóa.
  • Bệnh nhân bị giảm tiết dịch enzyme.
  • Người bệnh mới ốm dậy, khó ăn và mệt mỏi.
  • Suy tụy ngoại tiết (EPI), viêm tụy, phẫu thuật cắt bỏ tuyến tụy, xơ nang,…

7.2 Đối tượng không nên sử dụng men tiêu hóa

Men tiêu hóa chống chỉ định với một số trường hợp sau:

  • Người mắc các vấn đề về đường huyết, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. Do enzym tiêu hóa phân hủy carbohydrate thành đường.
  • Người có tiền sử bị bệnh gan, túi mật, loét dạ dày.
  • Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện.
  • Những trẻ biếng ăn nhưng cơ thể vẫn phát triển bình thường.
  • Không dùng liên tục và quá liều men tiêu hóa kéo dài dễ khiến trẻ gặp một số tác dụng phụ.
  • Không dùng với bệnh nhân nôn hoặc đi ngoài ra máu, tiêu chảy.

8. Tác dụng phụ khi sử dụng men tiêu hóa

Men tiêu hóa mang lại rất nhiều lợi ích. Tuy nhiên, nó cũng gây ra một số tác dụng phụ.

  • Đau dạ dày, viêm loét dạ dày. Bởi dạ dày đã tiết ra lượng axit đáng kể. Hàm lượng này tăng lên đáng kể sau khi bổ sung enzyme tiêu hóa. Nó gây viêm loét và đau dạ dày.
  • Dị ứng, nổi mề đay trên da do sử dụng quá liều. Nhất là ở bệnh nhân có cơ địa nhạy cảm.
  • Lạm dụng men làm mất khả năng tự tổng hợp enzyme tự nhiên trong cơ thể trẻ suy dinh dưỡng. Không tiếp tục bổ sung khiến trẻ biếng ăn và suy dinh dưỡng trở lại.
  • Buồn nôn, tiêu chảy khiến cơ thể mất nước và suy kiệt.

Men tiêu hóa không thể hoạt động hiệu quả nếu môi trường ruột non có độ axit quá cao do thiếu bicarbonate. Ngoài ra, có thể dùng sai liều lượng hoặc tỷ lệ enzyme khuyến cáo. Chưa kể, một số loại thuốc còn có thể tương tác với enzym tiêu hóa. Bởi vậy, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

9. Lưu ý khi sử dụng men tiêu hóa là gì?

Để đảm bảo sử dụng men tiêu hóa an toàn và hiệu quả, cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Mỗi loại enzym tiêu hóa sẽ phù hợp với từng đối tượng sử dụng, tình trạng sức khỏe.
  • Luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Hầu hết các loại men tiêu hóa đều chứa một lượng pancreatin nhất định. Đây là sự kết hợp của cả 3 loại enzym tuyến tụy.
  • Ưu tiên sử dụng men chứa lipase và muối mật hơn nếu gặp vấn đề về túi mật.
  • Sử dụng men chứa lactase nếu gặp vấn đề trong hấp thụ đường, sữa.
  • Sử dụng men chứa protease hỗ trợ tiêu hóa protein. Trong trường hợp cơ thể bị viêm hoặc mắc chứng tự miễn dịch.
  • Sử dụng enzym tiêu hóa dạng viên nang để tránh bị phá vỡ trong dạ dày.
  • Chọn mua enzym tiêu hóa tại cơ sở uy tín đề đảm bảo chất lượng.
  • Chỉ bổ sung men tiêu hóa nếu thiếu hụt. Việc lạm dụng có thể gây ra một số tác dụng phụ.
  • Không nên nhịn ăn hay bỏ bữa hoặc ăn kiêng quá mức trong quá trình sử dụng. Bởi nó có thể dẫn tới viêm loét dạ dày.
  • Nên dùng trong khi ăn hoặc ngay sau ăn.
  • Thời gian sử dụng không kéo dài quá 10 ngày.
  • Có thể gặp một số tác dụng phụ trong quá trình sử dụng.
  • Tránh bổ sung sai cách ở một số người mắc bệnh nội khoa.

9. TOP men tiêu hóa được khuyên dùng hàng đầu

Dưới đây là một số sản phẩm men tiêu hóa uy tín, chất được được khuyến nghị sử dụng:

  • Men tiêu hoá Entervital
  • Men tiêu hóa Enterogermina
  • Cốm men tiêu hóa Smile Baby
  • Men tiêu hoá LACILUS. BV
  • Men tiêu hóa Menpeptine của Mediphar USA
  • Men tiêu hóa Muhi
  • Men tiêu hóa ILDONG
  • Men tiêu hoá Biogaia

Xem thêm:

10. Tạm kết

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về “Men tiêu hóa là gì?”. Men tiêu hóa không chỉ là những chất enzyme hoạt động trong dạ dày và ruột. Nó còn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và duy trì sức khỏe toàn diện của cơ thể. Việc chăm sóc và duy trì sự cân bằng của hệ tiêu hóa là một phần quan trọng của việc duy trì lối sống lành mạnh. Do đó, cần bổ sung men vi sinh kịp thời, đúng cách và an toàn để bảo vệ sức khỏe toàn diện. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến ứng dụng và Nghiên cứu trong mọi lĩnh vực.

cv

TS. Nguyễn Văn Năm

Tiến sĩ Sinh học - Nhà sáng lập BCC

20 năm công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Ủy viên BCH Hội Miễn dịch Trị liệu Ung thư Việt Nam

Bích Vũ

Content Writer of BCC

5/5 - (2 bình chọn)

Bài viết liên quan

hội chứng turner

Hội chứng Turner là gì? Triệu chứng và biến chứng cần biết

Hội chứng Turner là gì? Bệnh lý rối loạn di truyền hiếm gặp ở nữ giới liên quan đến nhiễm...
bệnh da liễu

Bệnh da liễu là gì? Các bệnh da liễu thường gặp nhất

Bệnh da liễu là gì? Các bệnh lý liên quan đến da, tóc, móng, gây mẩn ngứa, khó chịu,… và...
hội chứng patau

Hội chứng Patau là gì? Nguyên nhân, đặc điểm và cách điều trị

Hội chứng Patau là gì? Tình trạng rối loạn di truyền hiếm gặp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe,...