Kháng sinh là gì? Loại thuốc ức chế sự phát triển của vi khuẩn và tiêu diệt chúng mạnh mẽ, giúp bảo vệ cơ thể khỏi mọi bệnh lý nhiễm khuẩn
Kháng sinh là liệu pháp quan trọng và hiệu quả trong điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn. Nó thực hiện chức năng bằng cơ chế kìm hãm sự phát triển và tiêu diệt vi khuẩn. Tuy nhiên, kháng sinh cần được sử dụng đúng cách, đúng liều và đúng thời gian theo quy định của bác sĩ để đạt hiệu quả cao nhất. Nếu không, người bệnh có thể gặp phải các tác dụng phụ cũng như biến chứng nguy hiểm. Xem ngay bài viết dưới đây để trả lời chi tiết mọi thông tin liên quan đến “Kháng sinh là gì?”.
Nội dung
- 1. Kháng sinh là gì?
- 2. Lịch sử kháng sinh
- 3. Các loại kháng sinh phổ biến hiện nay
- 4. Cơ chế hoạt động của kháng sinh là gì?
- 5. Tác dụng của kháng sinh
- 6. Cách điều trị kháng sinh hiệu quả nhất
- 7. Tác dụng phụ của kháng sinh
- 8. Lý do phải uống thuốc kháng sinh đủ liều
- 9. Hướng dẫn sử dụng kháng sinh đúng cách
- 10. Tạm kết
1. Kháng sinh là gì?
Kháng sinh là gì? Đây là loại thuốc do vi sinh vật tạo ra bằng cách bán tổng hợp hoặc tổng hợp hóa học. Nó được sử dụng nhằm ức chế sự phát triển và tiêu diệt vi khuẩn một cách đặc hiệu. Cơ chế này làm giảm đáp ứng viêm do vi khuẩn gây ra. Bởi vậy, các thuốc kháng sinh được sử dụng rộng rãi trong điều trị và phòng ngừa nhiễm khuẩn (Antibiotics”. NHS. 5 tháng 6 năm 2014. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2015.). Loại kháng sinh có tác dụng lên nhiều chủng vi khuẩn gọi là kháng sinh phổ rộng. Còn loại kháng sinh chỉ tác động đến vi khuẩn nhất định gọi là phổ hẹp. Do đó, một số bệnh nhiễm trùng nhẹ do vi khuẩn có thể tự khỏi.
Kháng sinh không đáp ứng tác dụng với một số virus như cảm lạnh, cảm cúm, ho, viêm họng,… Thuốc ức chế virus không phải kháng sinh. Nó là thuốc chống virus hoặc kháng virus. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng kháng sinh, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bởi tình trạng sử dụng lạm dụng có thể dẫn tới một số hậu quả do kháng kháng sinh. Tức là hiệu quả kháng sinh có thể giảm hoặc không còn tác dụng điều trị sau này.
2. Lịch sử kháng sinh
Kháng sinh được sử dụng từ thời cổ đại. Nhiều nên văn minh như Ai Cập, Trung Hoa, Hy Lạp, La Mã cổ đại đã ứng dụng chức năng của bánh mỳ mốc (Elizalde, E; Santos, F C; Tort, A C (13 tháng 8 năm 2002). “Confined quantum fields under the influence of a uniform magnetic field”. Journal of Physics A: Mathematical and General. 35 (34): 7403–7414). John Parkinson (1567–1650) là người đầu tiên phát hiện lợi ích của mốc trong điều trị nhiễm trùng. Mãi đến thế ký 20, sự ra đời của kháng sinh mới tạo ra cuộc cách mạng đột phá cho nền y học. Alexander Fleming (1881–1955) đã phát hiện ra penicillin năm 1928. Và nó đã được sử dụng rộng rãi trong thời chiến.
Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh thường bị lạm dụng. Một số vi khuẩn biển đổi thành kháng sinh. Do đó, Tổ chức Y tế Thế giới nhận định kháng kháng sinh là “mối đe dọa nghiêm trọng không chỉ là dự đoán cho tương lai mà nó đang xảy ra ngay lúc này, ở mọi nơi trên thế giới và có tiềm năng ảnh hưởng đến bất kỳ ai, ở bất kỳ độ tuổi nào, bất kỳ quốc gia nào” (Antimicrobial resistance: global report on surveillance (PDF). The World Health Organization. tháng 4 năm 2014. ISBN 978-92-4-156474-8. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2016.). Theo số liệu năm 2019, đã có tới 1.27 triệu người chết vì nhiễm khuẩn kháng kháng sinh.
3. Các loại kháng sinh phổ biến hiện nay
Kháng sinh được phân loại dựa trên cơ chế hoạt động, cấu trúc hay phổ hoạt động. Đa số chúng đều nhắm đến ức chế khả năng sinh trưởng của vi khuẩn.
Phân loại dựa trên mục tiêu
- Nhắm đến thành tế bào: penicillin và cephalosporin
- Nhắm đến màng tế bào vi khuẩn: polymyxin
- Ngăn chặn enzyme vi khuẩn thiết yếu với tính diệt khuẩn: rifamycin, lipiarmycin, quinolone, và sulfonamid
- Ngăn chặn tổng hợp protein thường có tính kìm khuẩn: macrolide, lincosamide và tetracycline
Phân loại dựa trên đặc tính của mục tiêu
- Kháng sinh phổ hẹp tấn công đến gram âm hay gram dương
- Kháng sinh phổ rộng tấn công với phạm vi rộng hơn
Phân loại dựa trên tác dụng điều trị
- Penicillin (Penicillin, amoxicillin) được dùng để điều trị các bệnh nhiễm trùng như nhiễm trùng da, ngực và đường tiết niệu.
- Cephalosporin (Cephalexin) giúp điều trị các bệnh nhiễm trùng nặng như viêm màng não và nhiễm trùng máu.
- Aminoglycoside (Gentamicin và tobramycin) được chỉ định điều trị cho một số bệnh như nhiễm trùng máu. Bởi chúng có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trong như mất thính giác và tổn thương thận. Nó được truyền vào cơ thể bằng cách tiêm. Hoặc sử dụng dưới dạng thuốc nhỏ cho người nhiễm trùng tai hoặc mắt.
- Tetracycline (Tetracycline, doxycycline) giúp điều trị các bệnh nhiễm trùng. Trong đó, nó thường được sử dụng để điều trị mụn trứng cá và một số bệnh về da.
- Macrolide (Erythromycin, clarithromycin) hỗ trợ điều trị các trường hợp nhiễm trùng phổi và ngực. Đồng thời, được sử dụng thay thế cho người bị dị ứng với penicillin hoặc điều trị các chủng vi khuẩn kháng penicillin.
- Fluoroquinolones (Ciprofloxacin và levofloxacin) là loại kháng sinh phổ rộng, được sử dụng trong một loạt bệnh nhiễm trùng. Nhất là nhiễm trùng đường hô hấp và tiết niệu. Tuy nhiên, nó có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng nên không được sử dụng phổ biến.
4. Cơ chế hoạt động của kháng sinh là gì?
4.1 Tổng quan về cơ chế
Cơ chế hoạt động của kháng sinh được quan sát và ghi chép lại lần đầu tiên với vi khuẩn. Quá trình này được thực hiện bởi Louis Pasteur và Robert Koch khi phát hiện nấm mốc ức chế sự phát triển của vi khuẩn bệnh than (Bacillus anthracis). [16][17] Kháng sinh chống lại nhiễm trùng bằng việc làm chậm hoạt động, quá trình phát triển của vi khuẩn và tiêu diệt chúng. Cụ thể:
- Phá hủy lớp cấu trúc bảo vệ vi khuẩn
- Ngăn chặn vi khuẩn sinh sản và sinh trưởng
- Ức chế protein sản xuất ở vi khuẩn
4.2 Cách thức hoạt động
Cùng BCC tìm hiểu ngay cách thức hoạt động của kháng sinh lên các vi khuẩn hiện nay:
Ức chế sinh tổng hợp vách tế bào vi khuẩn
Kháng sinh nhóm beta lactam, fosfomycin và vancomycin ngăn chặn sinh tổng hợp lớp peptidoglycan. Từ đó, không tạo được vách và khung murein. Điều này khiến tế bào mới sinh bị tiêu diệt hoặc li giải dễ dàng. Nhất là ở vi khuẩn gram dương. Vì vậy, những kháng sinh này chỉ có thể tiêu diệt các tế bào đang phát triển (degenerative bactericide).
Rối loạn chức năng màng bào tương
Màng bào tương có chức năng thẩm thấu chọn lọc. Các thành phần (ion) bên trong bị rối loạn khiến nước tràn vào trong còn tế bào thoát ra ngoài và bị chết. Điển hình là polymyxin B, colistin. Bởi vậy, polymyxin có khả năng diệt khuẩn tuyệt đối, cả tế bào đang nhân lên và không nhân lên.
Ngăn chặn sinh tổng hợp protein
Ngoài ribosom, các ARN thông tin và các ARN vận chuyển cũng tham gia sinh tổng hợp protein. Điểm tác động là ribosom 70S của vi khuẩn. Tại tiểu phần 30S (aminoglycosid, tetracyclin), hoặc tại tiểu phần 50S (erythromycin, cloramphenicol, clindamycin). Điều này khiến protein không được tổng hợp hoặc hình thành cũng như không có hoạt tính sinh học. Cơ chế này khiến kháng sinh có thể ngăn chặn quá trình sinh tổng hợp protein.
Ức chế sinh tổng hợp acid nucleic
Quá trình ức chế tổng hợp acid nucleic bao gồm ba cấp độ:
- Ngăn chặn ADN mẹ sao chép tạo ADN con
- Ức chế sinh tổng hợp ARN
- Ngăn chặn sinh tổng hợp chất cần thiết cho hoạt động chuyển hóa của tế bào
Mỗi kháng sinh chỉ tác động đến một thành phần cấu tạo cũng như quá trình nhất định trong các phản ứng sinh học khác nhau. Điều này làm ức chế sự sinh trưởng và phát triển của tế bào. Nếu vi khuẩn không bị li giải, nắm bắt và tiêu diệt, chúng có thể hồi phục trở lại nếu không có tác động của kháng sinh. Với tốc độ sinh sản nhanh chóng, từ 1 tế bào có thể nhân lên với số lượng lớn. Thậm chí, nguy hiểm hơn nếu tế bào đó đề kháng kháng sinh.
4.3 Thời gian để kháng sinh có tác dụng trong cơ thể
Tác dụng của thuốc kháng sinh phát huy ngay từ khi bắt đầu sử dụng. Tuy nhiên, các thay đổi không biểu hiện rõ ràng trong 2 – 3 ngày. Tùy vào loại nhiễm trùng và kháng sinh đang dùng mà có biểu hiện cụ thể. Để phát huy tối đa tác dụng, hầu hết các loại kháng sinh được khuyên dùng trong 7 – 14 ngày. Trong một số trường hợp, điều trị ngắn hạn vẫn đảm bảo hiệu quả. Bác sĩ sẽ chỉ định liều dùng và thời gian sử dụng phù hợp. Kháng sinh giúp cải thiện tốt tình trạng chỉ sau vài ngày sau sử dụng. Tuy nhiên, người bệnh vẫn phải tuân thủ phác đồ điều trị vì có thể vi khuẩn chưa được tiêu diệt hết. Đồng thời, tình trạng kháng kháng sinh cũng được ngăn ngừa.
5. Tác dụng của kháng sinh
Hầu hết các vi khuẩn tự nhiên đều không gây hại cho cơ thể. Một số chúng còn tham gia vào quá trình chuyển hóa và bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn gây bệnh. Thuốc kháng sinh được dùng để điều trị tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn. Bởi kháng sinh tác dụng hiệu quả lên các thành phần của tế bào vi khuẩn. Đồng thời, kìm hãm vi khuẩn sinh trưởng, phát triển cũng như tiêu diệt chúng. Việc xác định loại vi khuẩn gây bệnh có thể gặp nhiều khó khăn do biểu hiện của chúng có thể khác nhau.
Một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn thường thấy như: Nhiễm trùng đường tiết niệu, xoang và tai, viêm họng liên cầu khuẩn, nhiễm khuẩn răng, da mô mềm, đường hô hấp, viêm màng não,…
Tuy nhiên, thuốc kháng sinh lại không có tác dụng chống lại các bệnh liên quan đến virus như cảm cúm thông thường. Ngoài ra, nó cũng không phát huy hiệu quả với các trường hợp nhiễm trùng do nấm như: Nhiễm nấm men, nấm da chân, nấm móng chân, giun đũa.
6. Cách điều trị kháng sinh hiệu quả nhất
Kháng sinh phát huy được tối đa hiệu quả khi được sử dụng đúng và phù hợp. Nó được sử dụng khi bạn thực sự cần và tuân theo chỉ định của bác sĩ. Cụ thể là đủ số lượng và thời gian điều trị. Đồng thời, không nên sử dụng tùy tiện và quá liều lượng cho phép. Một số loại thuốc nên sử dụng cùng để hạn chế tác dụng phụ. Còn số khác lại cần được sử dụng khi bụng đói.
6.1 Xác định mức độ hiệu quả của thuốc kháng sinh
- Tham khảo ý kiến bác sĩ về tình trạng có thực sự cần sử dụng kháng sinh không.
- Không dùng kháng sinh được kê cho người khác với chỉ định khác vì tùy loại mà mức độ biểu hiện khác nhau.
- Bảo vệ bản thân khỏi vi khuẩn xâm nhập bằng cách rửa tay thường xuyên và sạch sẽ.
- Tiêm phòng các loại vaccine theo độ tuổi và bệnh lý đi kèm.
- Tham khảo thêm một số thông tin từ bác sĩ
6.2 Lý do cần sử dụng loại kháng sinh này là gì?
- Một số tác dụng phụ có thể gặp phải, cách phòng tránh và điều trị ra sao.
- Liều lượng dùng ra sao và có một số lưu ý trong quá trình sử dụng.
- Có thể dùng kèm thuốc kháng sinh với đồ ăn hoặc một số loại đồ uống khác không.
- Điều kiện bảo quản kháng sinh là gì.
6.3 Trong quá trình sử dụng thuốc kháng sinh
- Trao đổi kỹ lưỡng với bác sĩ về các loại thuốc đã và đang dùng cũng như tình trạng dị ứng với một số chất (nếu có).
- Cung cấp đầy đủ thông tin các bệnh lý liên quan, tình trạng mang thai hoặc có nhu cầu có thai để bác sĩ kê đơn phù hợp.
- Sử dụng chính xác liều lượng và tần suất theo chỉ định của bác sĩ.
- Sử dụng đầy đủ liều dùng và thời gian điều trị đã được kê trong đơn.
- Không dùng kháng sinh được kê đơn cho người khác hoặc đã dùng cho đợt trước.
7. Tác dụng phụ của kháng sinh
Kháng sinh có thể dẫn đến một số tác dụng phụ không mong muốn. Thông thường, nếu sử dụng đúng cách, kháng sinh không gây ra bất kỳ vấn đề gì. Các tác dụng phụ nghiêm trọng cũng hiếm khi xảy ra. Nó thường tác động đến hệ tiêu hóa do thuốc kháng sinh tiêu diệt cả lợi khuẩn. Ngoài ra, nó còn gây tác dụng phụ lên một số cơ quan khác như thần kinh, tim mạch, hệ tạo máu, hệ tiết niệu,…
Một số tác dụng phụ phổ biến
Ốm đau, mệt mỏi, nôn ói, đầy hơi và khó tiêu.
Một số tác dụng phụ nghiêm trọng
- Tiêu chảy nặng gây tử vong: Kháng sinh khiến nguy cơ nhiễm trùng đường ruột tăng cao do vi khuẩn Clostridium difficile. Bởi thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt vi khuẩn đường ruột. Khi đó, bệnh tiêu chảy có thể trở nên nghiêm trọng và dẫn đến tử vong. Trường hợp sử dụng thuốc kháng sinh và bị tiêu chảy, cần trao đổi ngay với bác sĩ để kịp thời điều trị. Hoặc nếu đã ngừng sử dụng vài tuần trước đó, triệu chứng tiêu chảy không kiểm soát được, người bệnh cần có sự trợ giúp của bác sĩ.
- Kháng kháng sinh: Kháng sinh còn làm tăng nguy cơ vi khuẩn kháng thuốc. Trong khi đó, nhiễm trùng kháng kháng sinh rất khó điều trị và nguy hiểm.
- Phản ứng dị ứng với kháng sinh: Một số người bị dị ứng với kháng sinh penicillin và cephalosporin. Trường hợp này rất hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, khi gặp, người bệnh rất dễ bị các phản ứng dị ứng nghiêm trọng như sốc phản vệ.
8. Lý do phải uống thuốc kháng sinh đủ liều
Đã có rất nhiều nghiên cứu được tiến hành nhằm xác định thời gian ngắn nhất cần thiết để tiêu diệt toàn bộ vi khuẩn. Tuy loại và mức độ nhiễm trùng, bác sĩ sẽ kê toa liều lượng và thời gian. Các triệu chứng suy giảm không đồng nghĩa là vi khuẩn đã biến mất hoàn toàn. Do đó, bạn không nên tự ngưng sử dụng vì có thể gây ra tình trạng kháng kháng sinh. Thâm chí, vi khuẩn kháng kháng sinh có thể lây sang người khác, dẫn đến:
- Kéo dài thời gian hồi phục
- Bệnh có thể diễn biến phức tạp, nguy hiểm hơn
- Cần thăm khám bác sĩ thường xuyên
- Cần sử dụng thuốc kháng sinh mạnh và tốn kém hơn
- Có thể tử vong do nhiễm vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh
- Một số loại vi khuẩn kháng kháng sinh như các loại gây nhiễm trùng da, đường hô hấp, viêm phổi, viêm màng não và bệnh lây qua đường tình dục.
9. Hướng dẫn sử dụng kháng sinh đúng cách
9.1 Cách thức sử dụng
Điều tiên quyết hàng đầu khi sử dụng kháng sinh là tuân thủ đúng theo yêu cầu của bác sĩ. Về loại thuốc, liều lượng và thời gian sử dụng. Dưới đây là một số lưu ý khi dùng đảm bảo đúng cách và hiệu quả:
- Tuân thủ đợt sử dụng thuốc: Người bệnh cần tuân thủ liệu trình sử dụng đã được chỉ định trong đơn dù các triệu chứng đã có chuyển biến tốt. Nếu dừng thuốc quá sớm, vi khuẩn có thể không được tiêu diệt hết. Bệnh có thể tái phát và những vi khuẩn này sẽ bị nhờn kháng sinh.
- Tuân thủ dùng thuốc hàng ngày: Sử dụng thường xuyên, đều đặn theo đúng chỉ dẫn.
Đừng tiết kiệm kháng sinh: Không nên sử dụng cùng một đơn kháng sinh cho những lần sau. Bởi kháng sinh chỉ có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn tại thời điểm đó. Việc uống sai thuốc có thể dẫn đến trì hoàn tình trạng bệnh. Thậm chí, khiến bệnh diễn biến nghiêm trọng hơn. - Không dùng thuốc kháng sinh của người khác: Tùy cơ địa, biểu hiện và mức độ bệnh của mỗi người mà bác sĩ đã kê đơn tương ứng. Việc sử dụng thuốc kháng sinh của người khác làm nghiêm trọng hơn tình trạng bệnh.
Nhờ tư vấn của bác sĩ: Hỏi bác sĩ chi tiết về các loại thuốc. Đồng thời, nhanh chóng báo lại bác sĩ nếu gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn.
9.2 Một số điều cần lưu ý khi sử dụng kháng sinh là gì?
Thuốc kháng sinh chỉ đảm bảo được hiệu quả và tác dụng cao nếu được sử dụng đúng cách. Dưới đây là một số điều cần lưu ý khi dùng thuốc kháng sinh:
- Việc chia viên uống thành mảnh ở một số loại thuốc có thể không đảm bảo hiệu quả. Do đó, cần uống cả viên những loại thuốc đó.
- Nên uống thuốc với nước thường. Vì các loại sữa, nước trái cây, rượu có thể tác động không tốt đến việc cơ thể hấp thụ.
- Sau khi uống thuốc kháng sinh, bạn có thể phải đợi 3 tiếng trước khi ăn hoặc uống sữa. Nước bưởi và một số thực phẩm chứa canxi có thể hạn chế tác dụng của kháng sinh.
- Sử dụng đúng thời điểm. Một số loại thuốc kháng sinh hiệu quả hơn khi uống vào sáng, chiều, sau hoặc trước khi ăn. Từ đó, đảm bảo tác dụng được phân bố hấp thụ đều.
- Khi phải sử dụng kèm các loại kháng sinh khác, người bệnh cần hỏi bác sĩ kỹ lưỡng. Bởi một số thuốc có thể bài trừ, ảnh hưởng lẫn nhau nếu cùng sử dụng một lúc. Thuốc kháng sinh có thể tương tác với một số chất làm loãng máu và thuốc kháng axit như thuốc tránh thai.
10. Tạm kết
Trên đây là toàn bộ thông tin nhằm giải đáp “Kháng sinh là gì?”. Tóm lại, kháng sinh là những loại thuốc chủ yếu được sử dụng để chống lại vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh cần được thực hiện đúng cách để tránh tác động tiêu cực đối với sức khỏe và sự chống lại của vi khuẩn. Sự hiểu biết về kháng sinh rất quan trọng trong duy trì hiệu quả của chúng trong điều trị bệnh và ngăn chặn sự phát triển của kháng thuốc. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến nghiên cứu và ứng dụng Miễn dịch trong mọi lĩnh vực.