Kháng kháng sinh là gì? Mối đe dọa do vi khuẩn biến đổi cấu trúc, chức năng miễn nhiễm, vô hiệu hóa khả năng tiêu diệt của kháng sinh
Trong nền y học hiện đại, kháng sinh đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị nhiễm trùng và bệnh tật. Tuy nhiên, ít người thực sự hiểu rõ về cách chúng hoạt động. Điều này dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh. Đây là mối đe dọa lớn nhất đối với toàn ngành y tế nói riêng và cả xã hội nói chung. Cùng tìm hiểu ngay vấn nạn toàn cầu – “Kháng kháng sinh là gì” dưới đây.
Nội dung
1. Đôi nét về kháng sinh
Kháng sinh có nguồn gốc từ vi sinh vật khiến vi khuẩn bị ức chế sự phát triển và tiêu diệt. Nhờ đó, tình trạng viêm nhiễm được cải thiện đáng kể. Với hoạt tính chống vi khuẩn mạnh mẽ, kháng sinh được sử dụng rộng rãi trong điều trị nhiều loại bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, nó chỉ đáp ứng với vi khuẩn. Do đó, nó không ức chế được virus phát triển. Trong quá trình sử dụng kháng sinh, cần tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Điều này giúp đảm bảo hiệu quả và công dụng vốn có của kháng sinh. Nếu không, nó có thể dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh. Tức là làm giảm hoặc mất hiệu quả kháng sinh trong quá trình điều trị về sau. Thậm chí, có thể xảy ra một số tác dụng phụ không mong muốn.
2. Kháng kháng sinh là gì?
Kháng kháng sinh là gì? Đề kháng kháng sinh là tình trạng cơ thể chống lại đáp ứng kháng sinh. Nó xảy ra do mầm bệnh, vi khuẩn biến đổi, mang đáp ứng miễn nhiễm với kháng sinh. Điều này khiến nó không thể ngăn chặn sự phát triển hoặc tiêu diệt vi khuẩn. Khả năng kháng thuốc của chúng có thể là tự nhiên hoặc do đột biến gen. Hoặc lấy gen từ vi khuẩn khác. Tình trạng kháng thuốc khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn, thậm chí không điều trị được và dẫn đến tử vong. Trước tình huống này, bác sĩ buộc phải sử dụng các liệu pháp thay thế với tính độc cao, tốn kém chi phí và phác đồ điều trị kéo dài.
Tình trạng kháng kháng sinh có thể xảy ra ở bất cứ ai. Thậm chí, một số kỹ thuật y học tiên tiến như hỗ trợ tim phổi, lọc máu, cấy ghép… cũng phụ thuộc vào tình trạng chống lại vi khuẩn của kháng sinh. Vấn đề ngày ngày càng trở nên nặng nề với tốc độ gia tăng nhanh chóng. Một số bệnh lý thông thường như bệnh lao, viêm đường tiết niệu, viêm phổi cũng khó có thể điều trị.
3. Tình trạng kháng thuốc
3.1 Kháng thuốc ở vi khuẩn
Một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn như nhiễm trùng đường tiết niệu, tiêu chảy, bệnh lây qua đường tình dục,… Một số quan sát, nghiên cứu đã phát hiện ra tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh. Điều này cho thấy thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh thiếu hiệu quả.
Tỷ lệ đề kháng với ciprofloxacin (thường được dùng để điều trị viêm đường tiết niệu), thay đổi từ 8,4% lên 92,9% đối với khuẩn E.coli và từ 4,1% đến 79,4% với K.pneumoniae ở một số nước. Nó được tổng hợp từ Hệ thống giám sát kháng kháng sinh toàn cầu. K. pneumoniae gây ra nhiều bệnh như viêm phổi, nhiễm trùng đường máu,… Tuy nhiên, tình trạng này khiến quá trình điều trị mất hiệu quả. Ngoài ra, vi khuẩn kháng colistin gây nên bệnh nhiễm trùng chưa có kháng sinh điều trị hiệu quả.
Tình trạng kháng thuốc thuộc chủng N. gonorrhoeae ảnh hưởng lớn đến quản lý và kiểm soát bệnh lậu. Nó nhanh chóng xảy ra ở sulphonamid, penicilin, tetracyclin, macrolid, fluoroquinolon, cephalosporin,… Chưa kể, các chủng Mycobacterium kháng thuốc kháng sinh đe dọa đến đại dịch lao toàn cầu. WHO ước tính, năm 2018, có khoảng nửa triệu trường hợp mới mắc lao kháng rifampicin (RR-TB) được tổng hợp.
3.2 Kháng thuốc ở virus
Kháng thuốc kháng virus thường xảy ra ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch. Nó diễn ra ở hầu hết các chủng kháng virus, bao gồm cả ARV. Chúng có thể bị vô hiệu hóa một phần hoặc toàn bộ do HIV kháng thuốc (HIVDR). Những người điều trị bệnh bằng thuốc kháng virus có thể nhiễm HIVDR và nhiễm HIV đã kháng thuốc.
3.3 Kháng thuốc ở ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng kháng thuốc làm mất kiểm soát số lượng mắc bệnh sốt rét. Đồng thời, gia tăng tỷ lệ tử vong. Phương thức điều trị dựa trên artemisinin (ACT) được khuyến cáo trong điều trị bệnh sốt rét do P. falciparum không biến chứng. Liệu pháp này cũng được sử dụng ở một số quốc gia và cho thấy hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, tình trạng kháng thuốc artemisinin và ACT tạo thách thức lớn với sức khỏe cộng đồng.
3.4 Kháng thuốc chống nấm
Tình trạng nhiễm nấm kháng thuốc ngày càng nhiều và khiến tình trạng điều trị trở nên khó khăn. Một số bệnh nhiễm trùng do nấm còn chứa độc tính. Nhất là một số bệnh nhiễm trùng cơ bản như HIV. Candida auris là bệnh do nấm xâm nhập phổ biến. Tuy nhiên, nó lại xuất hiện tình trạng kháng nấm. Cụ thể là Fluconazole, amphotericin B, voriconazole, caspofungin,… Điều này khiến hoạt động điều trị bệnh khó khăn và tốn kém hơn.
4. Thực trạng của kháng kháng sinh
4.1 Kháng thuốc là vấn đề toàn cầu
Đề kháng kháng sinh có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai và bất kỳ lĩnh vực nào. Tình trạng này trở thành thách thức đe dọa toàn cầu. Nhất là với những nước đang phát triển với số lượng bệnh lây nhiễm cao như nhiễm khuẩn hô hấp, tiêu hóa, một số bệnh lây qua đường tình dục,… Từ đó, việc kiểm soát bệnh trở nên khó khăn hơn. Tại Mỹ, đã có hơn 2 triệu người mắc bệnh nhiễm khuẩn kháng thuốc. Trong đó, có ít nhất 23.000 người bệnh đã tử vong.
Một số vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh đe dọa đến sức khỏe toàn cầu. Điển hình là chủng Gram âm đường ruột kháng carbapenem, cầu khuẩn ruột kháng vancomycin, tụ cầu vàng kháng methicillin, Clostridioides difficle, lao kháng thuốc… Khi đó, kháng sinh chỉ có khả năng kìm hãm, tiêu diệt lợi khuẩn. Còn vi khuẩn kháng thuốc tăng lên nhanh chóng khiến bệnh khó kiểm soát được.
4.2 Kháng thuốc tại Việt Nam
Tình trạng này ở Việt Nam cũng đang ở mức báo động. Đó là số lượng lớn siêu vi khuẩn kháng mọi loại thuốc dần xuất hiện. Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá Việt Nam thuộc top quốc gia có tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh cao nhất thế giới. Đó là thói quen tự ý mua và sử dụng quá liều thuốc. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Nó còn ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của cả một quốc gia.
Những năm gần đây, Việt Nam đã chứng kiến những hậu quả do sử dụng kháng sinh gây ra. Cụ thể là do sử dụng kháng sinh không hợp lý tại các cấp của hệ thống chăm sóc sức khỏe, nuôi trồng, chăn nuôi và cộng đồng.
5. Nguyên nhân gây tình trạng kháng kháng sinh
Cùng BCC tìm hiểu ngay một số nguyên nhân dẫn đến kháng kháng sinh.
5.1 Vi khuẩn kháng thuốc
Các vi khuẩn kháng thuốc thường biến đổi không ngừng để thích nghi và vô hiệu hóa tác dụng của thuốc điều trị. Cụ thể, nó có thể gây đột biến gen, hình thành enzyme phân hủy. Thậm chí, nó còn khiến cấu trúc của kháng sinh thay đổi đáng kể. Cụ thể, thuốc kháng sinh nhóm Betalactam bị vô hiệu hóa tác dụng dưới sự ảnh hưởng của Beta Lactamase.
Chưa kể, một số chủng vi khuẩn còn làm giảm nồng độ thuốc kháng sinh. Từ đó, khiến đích tác động của thuốc cũng bị thay đổi. Điều này cũng chứng minh tốc độ biến đổi chóng mặt của vi khuẩn. Dưới đây là 3 nhóm nguyên nhân chính làm mất tác dụng của kháng sinh:
Vi khuẩn đột biến gen, tiết enzyme phân hủy và biến đổi cấu trúc kháng sinh
Beta-lactam là một trong những vi khuẩn có khả năng kháng thuốc. Men betalactamase được tiết ra, phá hủy lactam vô hiệu hóa vai trò diệt khuẩn. Một số vi khuẩn tiết enzyme còn khiến nhóm aminoglycoside biến đổi. Khi đó, kháng sinh không gắn được vào vị trí đặc hiệu trên ribosome vi khuẩn. Điều này làm ức chế khả năng tổng hợp vi khuẩn nên không tác động được đến chúng.
Vi khuẩn giảm nồng độ thuốc kháng sinh trong tế bào
Một số vi khuẩn đột biến để chống lại tác động của kháng sinh. Các vi khuẩn kháng Tetracycline, Macrolide, Quinolone nhờ hệ thống bơm khiến kháng sinh không xâm nhập được vào tế bào vi khuẩn. Chưa kể, có loài còn thay đổi nhằm tự bảo vệ màng tế nào, ngăn chặn kháng sinh thẩm thấu. Chẳng hạn thuốc ở màng ngoài vi khuẩn gram âm như trực khuẩn mủ xanh vô hiệu hóa tác dụng thuốc.
Biến đổi đích tác động năng kháng sinh gắn vào đích
Sử dụng bừa bãi, không tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ khiến vi khuẩn đột biến. Để kháng sinh Penicillin có khả năng diệt khuẩn, chúng cần phải gắn vào protein của vi khuẩn phế cầu. Tuy nhiên, vi khuẩn đột biến khiến kháng sinh khó nhận diện các tác nhân gây bệnh.
5.2 Sử dụng thuốc kháng sinh chưa đúng cách
Phần lớn người bệnh gặp tình trạng kháng kháng sinh do thiếu hiểu biết và sử dụng thuốc sai cách. Chưa kể, họ còn tự ý sử dụng lạm dụng thuốc trong trường hợp không cần thiết. Tỷ trọng dùng kháng sinh khá lớn. Theo thống kê, tỷ lệ dùng thuốc kháng sinh ở nước ta cao gấp 3 lần, 10 lần so với bệnh viện cùng cấp, số lượng so với nước đang phát triển. Theo WHO, có đến 88 – 97% cửa hàng bán thuốc kê kháng sinh không có đơn của bác sĩ.
Tác dụng phụ ở một số loại thuốc còn khiến người dùng e ngại và tự gia giảm liều dùng cùng thời gian điều trị. Ngoài ra, nguyên nhân dẫn đến tình trạng kháng thuốc kháng sinh còn do cách dùng, kê đơn bừa bãi:
- Sử dụng kháng sinh bừa bãi
- Kê đơn chưa đúng cách
- Bán thuốc kháng sinh tùy ý của dược sĩ, bác sĩ
- Lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi
- Kiểm soát tình trạng nhiễm khuẩn ở cơ sở y tế chưa tốt
- Người bệnh không tuân thủ liều lượng và thời gian điều trị
6. Hậu quả do kháng thuốc kháng sinh là gì?
Tình trạng kháng kháng sinh tăng lên khiến chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng sụt giảm nghiêm trọng. Bản thân người bệnh cũng phải đối mặt với những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Đầu tiên, tình trạng bệnh diễn biến phức tạp và nghiêm trọng hơn. Thậm chí, đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Người bệnh cần nhiều thời gian và chi phí điều trị. Chưa kể, nó còn khiến bệnh khó chữa trị dứt điểm. Nguy cơ tái phát tăng cao, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Để cải thiện, bác sĩ phải sử dụng liệu pháp có hoạt tính mạnh với chi phí cao hơn.
Không chỉ mất đi hiệu quả điều trị của thuốc vốn có. Kháng sinh còn vô hiệu quả khả năng chống nhiễm trùng và bệnh lây nhiễm phổ thông. Chưa kể, rất nhiều liệu pháp chuyên biệt còn phụ thuộc vào kháng sinh để cải thiện nhiễm trùng. Ví dụ như thay khớp, nội tạng, điều trị ung thư và một số bệnh mãn tính.
7. Cơ chế kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn
Dưới góc độ tế bào, hạt nhân kháng thuốc mang gen kháng thuốc trong hệ di truyền DNA. Chúng giúp bảo vệ cơ thể chống lại tác động của kháng sinh thông qua một trong 4 phương thức. Đó là: ngăn chặn kháng sinh xâm nhập vào tế bào, tổng hợp enzyme bất hoạt hoặc phân huỷ kháng sinh. Đồng thời, biến đổi chuyển hóa và thải kháng sinh ra khỏi tế bào.
Thay đổi cấu trúc màng tế bào
Vi khuẩn ngăn chặn kháng sinh xâm nhập vào tế bào nhờ thay đổi cấu trúc màng bảo vệ. Từ đó, có thể đánh lừa kháng sinh. Chẳng hạn như vi khuẩn Gram âm có lớp màng ngoài không để kháng sinh tác động. Việc thay đổi protein gắn penicillin PBP giúp chống lại kháng sinh nhóm beta lactam. Đột biến gen mã hóa men DNA-gyrase giúp kháng lại nhóm vi sinh quinolon.
Hình thành bơm đẩy, loại bỏ kháng sinh
Vi khuẩn hình thành bơm đẩy để loại bỏ kháng sinh khỏi tế bào. Ví dụ trực khuẩn mủ xanh tạo bơm đẩy quinolon, beta lactam. Điều này khiến chúng bị vô hiệu hóa.
Tiết enzyme phá hủy kháng sinh là gì?
Vi khuẩn tiết các enzyme bất hoạt hoặc phá hủy kháng sinh. Khi enzyme được tổng hợp, chúng biến đổi thuốc thành các mảnh không có tác dụng. Cụ thể là men penicillinase, beta lactamase, carbapenemase…
- Klebsiella pneumoniae sản xuất men carbapenemase KPC phá hủy nhóm carbapenem. Escherichia coli tiết beta lactamase phổ rộng ESBL kháng cephalosporin…
- Enzyme ß-lactamase trong tụ cầu vàng phân hủy kháng sinh penicillin, piperacillin, cefotaxime
- Enzym chuyển acetyl làm thay đổi chloramphenicol.
Một số vi khuẩn còn sử dụng đồng thời nhiều cách để kháng lại các nhóm kháng sinh khác nhau. Ví dụ vi khuẩn gây nhiễm khuẩn bệnh viện như trực khuẩn mủ xanh, Acinetobacter baumanii… đề kháng lại hầu hết nhóm kháng sinh đang có. Chưa kể, có chủng còn có thể loại bỏ chúng khỏi tế bào. Điển hình là khả năng kháng thuốc của trực khuẩn mủ xanh Pseudomonas aeruginosa ứng dụng cơ chế này. Tỷ lệ kháng thuốc tương đương với tỷ lệ đột biến di truyền tự nhiên. Thậm chí nhanh hơn gấp nhiều lần nhờ cơ chế gen kháng thuốc trên.
8. Hạn chế tình trạng kháng thuốc kháng sinh
Kháng thuốc kháng sinh chủ yếu do lạm dụng về liều dùng và thời gian điều trị. Ngoài ra, nguyên nhân còn từ việc sử dụng sai và biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn không hiệu quả. Để ngăn chặn tình trạng này trở nên nghiêm trọng, cần thực hiện tốt một số nguyên tắc sau:
- Kháng sinh không phát huy tác dụng với các bệnh lý do nhiễm virus như cúm, cảm lạnh thông thường.
- Chỉ sử dụng khi cần thiết và theo đơn của bác sĩ.
- Đảm bảo sử dụng đủ liều lượng và thời gian như bác sĩ đã quy định dù tình trạng bệnh đã được cải thiện.
- Không tự ý mua thuốc hoặc thay đổi đơn mà bác sĩ đã kê trước đó.
- Mỗi loại kháng sinh chỉ hỗ trị điều trị một số vi khuẩn nhất định.
- Không sử dụng chung liều thuốc với người khác.
- Tiêm phòng vaccine đầy đủ.
- Có chế độ ăn uống đầy đủ, khoa học và rèn luyện sức khỏe thường xuyên.
- Rửa tay sạch sẽ và tránh tiếp xúc với người nhiễm bệnh.
9. Tạm kết
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết liên quan đến “Kháng kháng sinh là gì?”. Kháng sinh là những phương pháp điều trị hiệu quả chống lại nhiễm trùng nhu cầu lớn trong lĩnh vực y tế. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh cần được thực hiện cẩn thận để tránh tình trạng kháng thuốc và những vấn đề liên quan đến sức khỏe cộng đồng. Đồng thời, việc tìm kiếm các phương pháp thay thế và sử dụng kháng sinh một cách bền vững là quan trọng để bảo vệ sức khỏe cộng đồng toàn cầu. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến nghiên cứu và ứng dụng Miễn dịch trong mọi lĩnh vực.