Axit lactic là gì? Vai trò và ứng dụng trong đa dạng lĩnh vực

Axit lactic là hoạt chất quan trọng, mang lại lợi ích toàn diện cho con người với ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm, y học và mỹ phẩm

Axit lactic là một hợp chất hóa học quan trọng trong lĩnh vực sinh học và y học. Đây là sản phẩm của quá trình lactic fermentation. Ngoài vai trò trong ngành thực phẩm, axit lactic còn giúp nâng cao da, cơ thể tổng thể và công nghiệp sinh học. Bài viết dưới đây cung cấp đầy đủ thông tin về tính chất và ứng dụng đa dạng của axit lactic trong cuộc sống hàng ngày.

1. Axit lactic là gì?

Vào năm 1780, nhà hóa học người Thụy Điển, Carl Wilhelm Scheele, thành công phân tách lần đầu hợp chất hóa học quan trọng Axit Lactic. Đây là loại axit cacboxylic có công thức hóa học là C3H6O3. Nó là sản phẩm của oxi hóa, tạo ra bởi tế bào cơ và hồng cầu nên gây mỏi cơ bắp. Nồng độ axit lactic máu tăng khi nồng độ oxy giảm. Xét nghiệm axit lactic thường được sử dụng để chẩn đoán nhiễm axit lactic và tình trạng cung cấp oxy cho các cơ quan. Axit lactic có vai trò quan trọng trong quá trình sinh hóa và nhiều lĩnh vực khác. Điển hình là y học, mỹ phẩm và công nghiệp thực phẩm.
Axit lactic được tìm thấy nhiều trong sữa chua, nem chua, kimchi,… Nó giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện hệ tiêu hóa và nâng cao hệ miễn dịch. Ngoài ra, nó còn được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực làm đẹp. Các sản phẩm chứa axit lactic giúp làm trắng mịn da, dưỡng ẩm và hạn chế tối đa các vấn đề khác. Trong yogurt, có nhiều lợi khuẩn hữu ích, giúp cải thiện quá trình tiêu hóa thức ăn và trao đổi chất.

cấu trúc hóa học axit lactic

2. Tác dụng của axit lactic với sức khỏe

2.1 Tăng cường sức khỏe đường ruột, tốt cho hệ tiêu hóa

Sử dụng các thực phẩm lên men, chứa axit lactic, giúp bảo vệ sức khỏe của đường ruột. Trong sữa chua, axit lactic được tạo ra nhờ quá trình lên men của 70% đường lactose, chủ yếu từ vi khuẩn Lactobacillus. Không chỉ mang đến lợi ích đường ruột, nó còn trở thành nguồn dưỡng chất giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và kéo dài tuổi thọ. Do đó, việc tích hợp những thực phẩm này vào chế độ dinh dưỡng giúp nâng cao sức khỏe tổng thể. Vi khuẩn Lactobacillus bám vào niêm mạc đường tiêu hóa, ức chế vi khuẩn gây bệnh phát triển. Điển hình là Ecoli, Salmonella và Pylori. Nhờ vậy, có thể giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe như tiêu chảy và viêm loét dạ dày.

2.2 Tăng cường hấp thụ chất dinh dưỡng

Vi khuẩn Lactic không chỉ có vai trò quan trọng trong việc kích thích hoạt động của hệ miễn dịch. Nó còn kích thích khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Dưới tác động của men vi sinh, gluxit phức hợp được chuyển hóa thành các đường mạch ngắn. Còn chất đạm được chuyển đổi thành axit amin dễ dàng hấp thụ.
Trong môi trường axit của quá trình lên men, các khoáng chất như canxi, kẽm, sắt dễ hòa tan. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ thể hấp thụ. Điều này có thể ảnh hưởng đến năng suất vận chuyển oxy và sản xuất tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Đồng thời, việc tăng cường hấp thụ còn giúp ngăn ngừa một số vấn đề sức khỏe. Cụ thể là thiếu máu, rụng tóc và chóng mặt.

2.3 Hoạt động như một chất chống oxy hóa

Chất chống oxy hóa là hợp chất giúp trung hòa các phân tử có hại. Nó được gọi là gốc tự do và giảm viêm. Đồng thời, axit lactic còn giúp bảo vệ cơ thể khỏi hàng loạt bệnh mãn tính. Bao gồm ung thư, tiểu đường và rối loạn thoái hóa thần kinh như Alzheimer. Axit Lactic được thêm vào trong quá trình lên men thực phẩm giúp tăng hàm lượng chất chống oxy hóa.

2.4 Acid lactic có tốt cho “cô bé” không?

Lactic Acid đóng vai trò quan trọng với sức khỏe của vùng kín. Nó được coi là “rào chắn” ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập. Đồng thời, bảo vệ và hạn chế tối đa tình trạng viêm nhiễm vùng kín. Axit Lactic giúp duy trì cân bằng độ pH lý tưởng cho âm đạo từ 3.8 – 4.5. Mức pH này làm ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh phát triển. Điển hình là nấm Candida.
Ngoài ra, Acid Lactic cũng khuyến khích lợi khuẩn phát triển, đặc biệt là lợi khuẩn lactobacillus. Nó giúp tăng cường khả năng chống lại các vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm. Từ đó, cải thiện sức khỏe vùng kín, giảm nguy cơ mắc bệnh lý nhiễm trùng tại âm đạo và âm hộ..

2.5 Làm đẹp da

Axit lactic là thành phần có ưu điểm vượt trội trong chăm sóc da. Được biết đến như một chất tẩy da chết hiệu quả. Axit lactic còn có khả năng dưỡng ẩm hiệu quả. Không những vậy, nó còn làm giảm nếp nhăn và vết chân chim quanh vùng mắt. Có thể nói, việc sử dụng sản phẩm chăm sóc da chứa axit lactic là một lựa chọn thông minh.
Nếu muốn sử dụng phương pháp tự nhiên, bạn có thể thử bôi trực tiếp sữa chua lên mặt như một loại mặt nạ. Chưa kể, có thể kết hợp sữa chua với các thành phần khác như chanh, mật ong, nghệ để tăng cường hiệu quả chăm sóc da. Không chỉ làm da sáng mịn, nó còn giúp da mềm mại và khỏe mạnh.

axit lactic giúp làm đẹp da

3. Ý nghĩa của Axit lactic trong công nghiệp mỹ phẩm

Cùng BCC khám phá chi tiết ứng dụng quan trọng của axit lactic trong mỹ phẩm làm đẹp.

3.1 Axit lactic trong làm đẹp

Axit lactic là thành phần chăm sóc da hiệu quả và ứng dụng trong nhiều sản phẩm.Trong môi trường có độ pH phù hợp, acid lactic dễ dàng phá vỡ liên kết giữa các tế bào da khô và chết trên bề mặt. Từ đó, thẩm thấu sâu dưỡng chất và hình thành các liên kết tạo độ ẩm cho da.
Tính chất tự nhiên của da khiến tế bào chết tự rụng. Tuy nhiên, do ánh nắng mặt trời và lão hóa, quá trình này bị ngăn chặn. Điều này dẫn đến tế bào da chết tích tụ trên bề mặt. Từ đó, gây sạm màu và thô ráp da. Sử dụng acid lactic giúp cải thiện tình trạng này, đặc biệt là với nồng độ từ 5 – 12% và độ pH từ 3 – 4. Các nghiên cứu cũng chỉ ra acid lactic là một phần thiết yếu giúp giữ ẩm, dưỡng ẩm và tái tạo tế bào mới. Đồng thời, cải thiện tình trạng da bị tổn thương.
Acid lactic còn tăng cường hàng rào bảo vệ da sâu từ bên trong nhờ kết cấu là các phân tử siêu vi vfa hoạt chất nhẹ. Kích thích ceramides và chống oxy hóa. Đồng thời, nó cũng ảnh hưởng tích cực đến hệ vi sinh vật của da và tăng cường sức khỏe làn da. Acid lactic phù hợp với mọi loại da và có sẵn trong nhiều sản phẩm. Cụ thể là kem, gel, liquid và serum. Việc chọn sản phẩm phù hợp với kết cấu da và sở thích cá nhân giúp tối ưu hóa hiệu quả chăm sóc. Nhờ tính linh hoạt và khả năng thẩm thấu sâu vào tế bào biểu bì, acid lactic được ưa chuộng trong ngành công nghiệp làm đẹp.

3.2 Điều chế và sản xuất Lactic Acid

  • Từ lên men vi khuẩn

Nguyên liệu để sản xuất Lactic Acid từ váng sữa, sữa chua,… Tận dụng vi khuẩn để lên men từ các nguyên liệu trên, có thể thu được L-Lactic. Hợp chất này được ứng dụng phổ biến trong ngành công nghiệp mỹ phẩm và làm đẹp da.

  • Từ quy trình tổng hợp chất

Quá trình sản xuất Acid Lactic xuất phát từ việc sử dụng nguyên liệu thô. Điển hình là dầu, than đá và khí tự nhiên. Từ nguyên liệu này, sau quá trình chế biến sẽ thu được hoạt chất acetaldehyde. Sau đó, acetaldehyde trải qua quá trình nhiệt phân để tạo lactonitrile. Lactonitrile sẽ được tinh lọc. Và hydroxy hóa thành Acid Lactic.
Trong quá trình này, thành phần của Acid Lactic thường là hỗn hợp của dạng D- và L-. Nó được gọi là hỗn hợp Acid Lactic DL-. Tuy nhiên, trong sản xuất mỹ phẩm, sản phẩm cần thiết cuối cùng là L-Lactic. Do đó, sau khi thu được Acid Lactic DL-, xúc tác phân giải đường được thực hiện. Nó giúp chuyển đổi thành hỗn hợp Acid Lactic mong muốn, chủ yếu dưới dạng L-Lactic. Điều này đảm bảo sản phẩm cuối cùng đáp ứng đúng yêu cầu của lĩnh vực mỹ phẩm.

3.3 Cơ chế hoạt động của Lactic Acid

Lactic Acid được sử dụng như chất kích thích tế bào phát triển dưới lớp biểu bì da. Đồng thời, thúc đẩy quá trình tái tạo collagen. Cơ chế linh hoạt của Lactic Acid giúp nó lướt nhẹ trên bề mặt da và phá vỡ liên kết của tế bào chết. Từ đó, tăng cường sự phát triển của biểu bì và duy trì độ ẩm da. Không chỉ giảm thiểu các nếp nhăn, nó còn giúp da căng mịn. Đặc biệt, axit lactic còn hỗ trợ kiểm soát dầu thừa, ngăn chặn tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông và mụn. Qua đó, nó giúp duy trì độ ẩm tự nhiên cho da.
Với cơ chế hoạt động linh hoạt, axit lactic giúp da trở nên căng bóng và trắng mịn. Việc kích thích tái tạo tế bào và kiểm soát dầu giúp axit lactic trở thành thành phần quan trọng trong chăm sóc da hàng ngày. Từ đó, mang lại làn da khỏe mạnh và rạng ngời.

3.4 Công dụng

  • Đào thải và loại bỏ tế bào chết

Axit lactic là thành phần dưỡng chất tẩy tế bào chết phá vỡ liên kết của tế bào chết nhanh chóng. Đồng thời, hỗ trợ tái tạo da mới.

  • Giữ ẩm cho làn da

Với nồng độ 5% – 12%, Axit lactic dễ dàng thâm nhập sâu vào hạ bì và biểu bì giúp tái tạo cấu trúc da. Điều này cũng khiến các nếp nhăn mờ dần và biến mất. Axit lactic phá vỡ các liên kết giữa tế bào da chết và da khô trên da. Từ đó, loại bỏ da xỉn màu và kích thích sản sinh tế bào mới. Điều này giúp làn da trở nên mịn màng, tươi trẻ.

  • Điều trị tình trạng nám và đồi mồi

Axit lactic giúp loại bỏ lớp da sừng chết, khắc phục nám da và tình trạng không đều màu, xỉn màu.

  • Điều trị mụn

Axit lactic loại bỏ tế bào chết và tạp chất trên bề mặt da. Từ đó, giúp thoáng và sạch sẽ lỗ chân lông.

  • Giữ ẩm tốt hơn cho da

Axit Lactic, với cấu trúc đặc biệt, giúp kết nối phân tử nước trong da. Điều này làm tăng khả năng giữ ẩm tự nhiên (NMF). Sử dụng sản phẩm chứa loại axit này giúp cải thiện độ ẩm da và ngăn mất nước hiệu quả.

  • Nuôi dưỡng và tái tạo cấu trúc da

Nhờ khả năng duy trì độ ẩm, axit lactic không chỉ giúp nuôi dưỡng làn da từ bên trong. Nó cong thúc đẩy sự tăng cường của ceramide. Một loại lipid có vai trò quan trọng trong xây dựng lớp màng bảo vệ bề mặt da. Nó giúp tăng cường độ bền chắc của lớp màng, ngăn chặn mất nước và kích thích tái tạo da. Nhờ đó, làn da trở nên trẻ trung, mềm mại và mịn màng hơn.

  • Chống oxy hóa, cải thiện dấu hiệu lão hóa

Axit lactic giúp chống lại tình trạng oxy hóa. Bởi hoạt chất này có thể ngăn ngừa và loại bỏ các kim loại nặng tấn công da. Đồng thời, giải phóng enzyme phân hủy collagen và cải thiện dấu hiệu lão hóa. Hơn nữa, khả năng tẩy tế bào chết, cấp ẩm và thu nhỏ lỗ chân lông giúp tăng độ săn chắc cho làn da.

  • Giúp da đều màu, sáng mịn

Tình trạng da kém sắc, thô ráp và không đều màu chủ yếu do tế bào da chết và bụi bẩn trong lỗ chân lông. Axit Lactic giúp tẩy nhẹ nhàng tế bào già cỗi cũng như loại bỏ bụi bẩn và bã nhờn. Từ đó, làm thoáng, sạch lỗ chân lông, ngăn ngừa mụn và làm mờ vết thâm hiệu quả. Tính chất tái tạo tế bào của hợp chất này mang đến làn da mềm mại, khỏe mạnh và sáng mịn.

  • Bảo vệ da

Axit Lactic không chỉ hỗ trợ tẩy da chết, nó còn giúp bảo vệ chức năng tế bào da và duy trì hệ vi sinh vật có lợi. Nó tương tác tích cực với neuropeptide Chất P làm giảm căng thẳng, tăng sức đề kháng và giúp da khỏe mạnh hơn.

lợi ích của axit lactic với da

3.5 Liều dùng & cách dùng

Dùng Lactic Acid để loại bỏ tế bào chết sau khi làm sạch da. Sau đó, sử dụng tiếp nước hoa hồng và chăm sóc da như thông thường. Nên sử dụng kèm kem chống nắng ban ngày và kem dưỡng ẩm ban đêm để bảo vệ và nuôi dưỡng da hiệu quả. Điều này giúp đảm bảo sức khỏe da tổng thể.

Lưu ý

  • Trước khi sử dụng axit lactic, cần xác định loại da của bản thân. Từ đó, có những điều chỉnh về loại cũng như liều sử dụng. Nếu đang sử dụng một số thành phần làm khô da như retinol, tretinoin hoặc sản phẩm điều trị mụn trứng cá, cần ngưng sử dụng ít nhất 5 ngày trước khi áp dụng axit lactic.
  • Nếu làn da quá mỏng hoặc dễ kích ứng, hãy ngưng tẩy tế bào chết ít nhất hai tuần trước khi sử dụng axit lactic. Điều này giúp da phục hồi và ổn định trước khi tiếp tục chăm sóc bằng hợp chất này.
  • Sau khi sử dụng axit lactic, đảm bảo thiết lập chế độ chăm sóc và dưỡng da cẩn thận. Da cần ít nhất từ 2 – 10 ngày để phục hồi và ổn định sau quá trình sử dụng axit lactic. Đặc biệt, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong khoảng 2 – 4 tuần. Nếu phải ra ngoài, hãy sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da khỏi tác động của tia UV. Điều này giúp bảo vệ làn da nhạy cảm sau quá trình sử dụng.

3.6 Ứng dụng trong sản xuất mỹ phẩm

Axit lactic, thường xuất hiện trong nhiều sản phẩm dưỡng da như serum, toner, kem dưỡng, mặt nạ và sữa rửa mặt. Bởi nó đem lại nhiều lợi ích cho làn da. Với khả năng thẩm thấu nhanh qua biểu bì và tầng biểu bì. Axit lactic giúp da trở nên mềm mại, sáng màu và căng tràn sức sống. Chưa kể, nó còn có khả năng dưỡng ẩm và tái tạo tế bào da mới. Từ đó, giảm nếp nhăn, tạo đồ đàn hồi và làm sáng da. Sử dụng thường xuyên giúp duy trì làn da khỏe mạnh và chống lại tác động có hại từ môi trường.

3.7 Lưu ý

Những điều cần lưu ý khi sử dụng Lactic Acid trên da:

Tăng nhạy cảm với ánh nắng
  • Việc sử dụng axxit lactic có thể làm tăng nhạy cảm của da với ánh nắng khiến da bị bong tróc và tổn thương
  • Để bảo vệ da, hãy sử dụng kem chống nắng với chỉ số SPF 30 trở lên để giảm nguy cơ tổn thương
Tình trạng kích ứng da
  • Sử dụng nồng độ axit lactic cao có thể gây ra nhiều tình trạng như đỏ da, cháy da, lột da, khô da, ngứa da, sưng tấy da.
  • Tránh sử dụng nếu da đang trong tình trạng kích ứng như viêm da.
Sử dụng theo chỉ dẫn
  • Tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ và hướng dẫn sử dụng sản phẩm.
  • Không nên tự ý sử dụng quá liều vì khiến da trở nên trầm trọng
Kiểm tra tình trạng da trước khi sử dụng
  • Để đảm bảo an toàn, tuyệt đối không sử dụng axit lactic nếu da gặp phải bất kỳ vấn đề kích ứng nào như viêm da.
  • Trước khi bắt đầu sử dụng, nên kiểm tra da để đảm bảo không có bất kỳ vết thương hoặc tổn thương nào khác.
Duy trì độ ẩm cho da
  • Đảm bảo cung cấp đủ độ ẩm cho da bằng cách sử dụng kem dưỡng ẩm.
  • Nhờ sử dụng Lactic Acid đúng cách và tuân thủ các biện pháp bảo vệ, bạn có thể tận hưởng các lợi ích làm đẹp của sản phẩm mà không gặp phải các vấn đề da dàng xảy ra khi sử dụng không đúng cách.

4. Ứng dụng trong thực phẩm

Axit lactic, là vi khuẩn có lợi, được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống và sản xuất.

  • Sữa chua là nguồn thực phẩm phổ biến chứa lợi khuẩn acid lactic. Nó đóng vai trò quan trọng trong hệ tiêu hóa và miễn dịch của cơ thể. Streptococcus và Lactobacillus là các vi khuẩn giúp tạo ra axit lactic tự nhiên. Trong quá trình lên men với đường lactose trong sữa, Streptococcus và Lactobacillus sẽ tạo ra lợi khuẩn axit lactic.
  • Phô mai cũng chứa nhiều axit lactic. Các loại vi khuẩn có trong đó bao gồm bifidus, nhiệt hạch, acidophilus và bulgaricus giúp tăng cường hệ tiêu hóa và sức khỏe tổng thể.
  • Các sản phẩm lên men như bia, rượu, và các loại đồ uống như cocktail cũng tích hợp axit lactic. Từ đó, góp phần bảo vệ sức khỏe đường ruột và cải thiện hệ tiêu hóa.
  • Với hương vị chua dịu đặc trưng, axit lactic trở thành nguyên liệu lý tưởng cho ngành công nghiệp bánh kẹo. Nó được ứng dụng trong quá trình lên men của rau củ quả. Đồng thời, hỗ trợ kéo dài thời gian bảo quản, giữ cho rau quả luôn tươi ngon trong thời gian dài.

Sự đa dạng của ứng dụng axit lactic từ thực phẩm đến công nghiệp và mỹ phẩm thể hiện giá trị to lớn của chất này trong cải thiện chất lượng cuộc sống.

axit lactic trong sữa chua

5. Thực phẩm chứa Axit Lactic

Axit Lactic có mặt trong nhiều loại thực phẩm lên men chua. Nó được sản sinh tự nhiên do quá trình chuyển hóa đường từ rau củ quả đến lên men. Còn với các sản phẩm lên men từ thịt, enzyme có trong tế bào thịt chuyển hóa glycogen thành lợi khuẩn lactic.

  • Một số loại thực phẩm giàu axit lactic tự nhiên như: rau quả muối, sữa chua, phô mai, miso, kim chi, bánh mì, bia, rượu nho, đậu hũ,…
  • Thực phẩm sử dụng axit lactic như chất bảo quản: xà lách, quả ô liu, soda,…
  • Axit lactic còn được dùng trong công nghiệp bánh quy, kẹo và ứng dụng lên men rau quả.

6. Một số lưu ý khi bổ sung axit lactic

Axit Lactic mang lại nhiều lợi ích và an toàn cho sức khỏe. Tuy nhiên, nó có thể gây ra một số tác dụng phụ. Điển hình là một số thực phẩm lên men có thể gây nên các vấn đề tiêu hóa như đầy hơi và chướng bụng. Ngoài ra, men vi sinh còn làm suy giảm hệ miễn dịch và suy giảm trí nhớ, khả năng tập trung. Các mỹ phẩm chứa axit lactic cũng gây ra một số tổn hại như kích ứng da, nhạy cảm với ánh nắng,… Do đó, cần tham khảo kỹ lưỡng ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Đồng thời, ngưng sử dụng ngay khi có vấn đề xảy ra.

axit lactic trong đồ chua

7. Tạm kết

Axit lactic là một hợp chất hữu cơ quan trọng trong cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa năng lượng và duy trì sức khỏe. Ngoài ra, axit lactic còn được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp thực phẩm và mỹ phẩm. Nắm được những hiểu biết sâu sắc về axit lactic rất quan trọng để tối ưu hóa lợi ích từ nó. Đồng thời, áp dụng vào các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống hàng ngày. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến ứng dụng và Nghiên cứu trong mọi lĩnh vực.

cv

Tham vấn chuyên môn

TS. Đào Thị Lương

Tiến sĩ sinh học

Nguyên Phó phòng Bảo tàng Giống Vi sinh vật - Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học

Bích Vũ

Content Writer of BCC

5/5 - (5 bình chọn)

Bài viết liên quan

hội chứng turner

Hội chứng Turner là gì? Triệu chứng và biến chứng cần biết

Hội chứng Turner là gì? Bệnh lý rối loạn di truyền hiếm gặp ở nữ giới liên quan đến nhiễm...
bệnh da liễu

Bệnh da liễu là gì? Các bệnh da liễu thường gặp nhất

Bệnh da liễu là gì? Các bệnh lý liên quan đến da, tóc, móng, gây mẩn ngứa, khó chịu,… và...
hội chứng patau

Hội chứng Patau là gì? Nguyên nhân, đặc điểm và cách điều trị

Hội chứng Patau là gì? Tình trạng rối loạn di truyền hiếm gặp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe,...