Cholesterol là gì? Thành phần quan trọng trong quá trình tổng hợp, cần được duy trì ổn định để tránh xơ vữa động mạch và biến chứng nguy hiểm
Cholesterol là chất béo quan trọng trong cơ thể con người. Nó hỗ trợ hình thành màng tế bào, sản xuất hormone và vitamin D. Cholesterol được sản xuất chủ yếu bởi gan. Tuy nhiên, mức cholesterol cao có thể gây ra các vấn đề sức khỏe. Chẳng hạn như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Cholesterol có hai nguồn chính: tự tổng hợp bên trong cơ thể và từ thức ăn. Sự mất cân bằng cholesterol có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Để duy trì sức khỏe, cần kiểm soát mức cholesterol trong máu hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin nhằm giải đáp chi tiết về “Cholesterol là gì?”.
Nội dung
- 1. Cholesterol là gì? Cholesterol có thực sự có hại?
- 2. Phân loại cholesterol
- 3. Đánh giá chỉ số cholesterol trong máu
- 4. Dấu hiệu tăng cholesterol trong máu
- 5. Một số biến chứng do Cholesterol cao
- 6. Nguyên nhân dẫn đến hàm lượng cholesterol cao là gì?
- 7. Bí quyết giảm lượng Cholesterol máu hiệu quả
- 8. Tạm kết
1. Cholesterol là gì? Cholesterol có thực sự có hại?
Lipid là thành phần quan trọng của màng tế bào. Nó chủ yếu được sản sinh từ gan với 75%. Còn lại là do thực phẩm chuyển hóa. Có 3 loại lipid chính là cholesterol, triglycerid và phospholipid. Trong đó, Cholesterol giúp tổng hợp màng tế bào và vitamin D. Đây cũng là tiền chất quan trọng trong sản xuất hormone, hỗ trợ tế bào sợi thần kinh hoạt động,…
Cholesterol không tan trong nước. Do đó, để di chuyển trong hệ tuần hoàn, chúng cần kết hợp với protein để tạo lipoprotein. Cholesterol được chia thành 2 loại chính là LDL-C và HDL-C. Trong đó, LDL-C giúp vận chuyển cholesterol đến các mô và tế bào. Còn HDL-C làm nhiệm vụ đưa cholesterol về gan để đào thải khỏi cơ thể. Đây là hợp chất giúp ngăn ngừa nguy cơ xơ vữa động mạch. Nhìn chung, quá trình tổng hợp, vận chuyển cholesterol cần được cân bằng để đảm bảo sức khỏe. Việc mất cân bằng dẫn đến rối loạn lipid máu, làm tăng nguy cơ mắc bệnh về tim mạch và đột quỵ.
2. Phân loại cholesterol
Cholesterol có 2 loại chính: LDL – Cholesterol “xấu” và HDL- Cholesterol “tốt’. Bên cạnh đó, còn có Lp(a) Cholesterol, biến thể của LDL – Cholesterol.
2.1 LDL – Cholesterol (loại xấu)
LDL – cholesterol có chức năng vận chuyển phần lớn cholesterol trong cơ thể. Nó chiếm khoảng 60% – 70% cholesterol toàn phần trong máu và gắn với lipoprotein tỷ trọng thấp. Hàm lượng hợp chất này tăng cao đồng nghĩa với tăng nguy cơ hình thành mỡ ở thành mạch máu. Nhất là ở tim và phổi, gây xơ vữa động mạch. Bởi vậy, đây được coi là cholesterol xấu. Các mảng xơ vữa làm hẹp, tắc mạch máu và cản trở máu lưu thông. Thậm chí, có thể dẫn đến vỡ mạch máu, nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não.
Chỉ số này tăng có thể do gia đình, chế độ ăn và một số thói quen gây hại cho sức khỏe. Chẳng hạn như hút thuốc lá, uống rượu, bia, không tập thể dục thường xuyên,… Ngoài ra, người mắc bệnh cao huyết áp, đái tháo đường cũng có hàm lượng LDL cao.
Mức tiêu chuẩn:
- Dưới 70 mg/dL: Người mắc bệnh tim mạch với nguy cơ mắc bệnh tim cao (hội chứng chuyển hóa)
- Dưới 100 mg/dL: Nguy cơ mắc bệnh cao, đặc biệt là bệnh tim
- Dưới 130 mg/dL: Có nguy cơ mắc bệnh mạch vành thấp.
2.2 HDL – Cholesterol (loại tốt)
HDL – Cholesterol chiếm 25 – 30% nồng độ cholesterol trong máu. Loại cholesterol này giúp vận chuyển cholesterol về gan từ máu. Đồng thời, loại bỏ chúng khỏi các mảng xơ vữa động mạch. Từ đó, ngăn ngừa các biến chứng tim mạch nguy hiểm. Bởi vậy, nó được gọi là cholesterol “tốt”. Hàm lượng HDL – Cholesterol giảm có thể do một số thói quen xấu. Chẳng hạn như uống rượu bia, hút thuốc lá, lười vận động, thừa cân, béo phì,…
Mức tiêu chuẩn: Trên 40 mg/ dL.
2.3 Lp(a) Cholesterol
Lp(a) Cholesterol là biến thể của LDL – Cholesterol. Hàm lượng này trong máu tăng có thể dẫn đến hình thành các mảng xơ vữa động mạch.
Mức tiêu chuẩn: Dưới 150 mg/dL
2.4 Triglyceride
Triglyceride cũng là một dạng chất béo nhưng có chức năng khác cholesterol. Nhiệm vụ chính là dự trữ chất béo và cung cấp năng lượng. Hàm lượng này quá cao dễ dẫn đến một số vấn đề đáng lo ngại cho sức khỏe. Cụ thể là bệnh tim mạch, viêm tuỵ cấp,…
Xem thêm:
- Chỉ số Triglyceride – Xét nghiệm tầm soát bệnh lý nguy hiểm
- Carbohydrate là gì? Vai trò và cách bổ sung carb tốt cho sức khỏe
3. Đánh giá chỉ số cholesterol trong máu
Chỉ số Cholesterol tăng cao thường không có triệu chứng rõ rệt. Nó chỉ được phát hiện khi thực hiện xét nghiệm lipid máu. Theo Hội tim mạch Việt Nam, các đối tượng trên 20 tuổi cần kiểm tra định kỳ 5 năm 1 lần các thành phần cơ bản của lipid máu. Cụ thể là cholesterol toàn phần, LDL – cholesterol, HDL – cholesterol và triglycerides. Đặc biệt là một số đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch đã được BCC tổng hợp như:
- Đái tháo đường type 2
- Chẩn đoán mắc bệnh tim mạch
- Tăng huyết áp
- Hút thuốc lá, thừa cân, béo phì
- Bệnh thận mạn tính
- Tiền sử gia đình có người bị rối loạn lipid máu, mắc bệnh về tim mạch
- Nam trên 40 tuổi và nữ trên 50 tuổi
Nồng độ cholesterol được đo bằng đơn vị milimol trong 1 lít máu. Dưới đây là giá trị tham chiếu của ngưỡng lipid máu an toàn:
Cholesterol toàn phần: Dưới 5,2mmol/L
- LDL-C: Dưới 3,4 mmol/L
- HDL-C: Trên 0,9 mmol/L
- Triglycerid: Dưới 1,7 mmol/L
Thế nhưng, con số này còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nguy cơ khác của bệnh tim mạch. Với người bị tăng huyết áp, tiểu đường, ngưỡng cholesterol toàn phần an toàn sẽ thấp hơn.
Xét nghiệm lipid giúp xác định hàm lượng cholesterol trong cơ thể. Từ đó, có thể điều chỉnh chế độ ăn và sinh hoạt để đạt được mức cholesterol lý tưởng. Trong trường hợp không có tác dụng, cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn và có liệu pháp hỗ trợ phù hợp.
4. Dấu hiệu tăng cholesterol trong máu
Rối loạn mỡ máu thường không có triệu chứng rõ rệt. Cho đến khi xuất hiện hậu quả của xơ vữa động mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, vấn đề này mới được phát hiện. Thường chỉ được phát hiện thông qua xét nghiệm lipid máu định kỳ. Đây là cách xác định đơn giản lượng cholesterol trong cơ thể. Ngoài ra, nó còn cho biết kết quả chỉ số triglycerid. Hàm lượng triglycerid tăng khiến cơ thể dễ mắc xơ vữa động mạch, đau tim và đột quỵ. Ngoài ra, nó còn được kiểm tra cùng cholesterol để xác định rối loạn lipid máu.
Người già, người bị thừa cân, béo phì,… là các đối tượng cần đặc biệt thực hiện xét nghiệm này. Bên cạnh đó, nếu phát hiện sớm các triệu chứng dưới đây, cần tiến hành khám sớm để tránh biến chứng về sau:
- Đau ngực
- Tê bì tay chân
- Cơ thể mệt mỏi
- Huyết áp không ổn định
5. Một số biến chứng do Cholesterol cao
Cholesterol có vai trò quan trọng với cơ thể nếu được cân bằng. Khi chỉ số này tăng cao, nó có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Cụ thể:
- Cholesterol cao lắng đọng và bám vào nội mạc động mạch. Tình trạng này khiến động mạch xơ cứng, hẹp dần và cản trở máu lưu thông. Nó được gọi là xơ vữa động mạch. Người cao tuổi cần đặc biệt lưu ý đến tình trạng này. Nguyên nhân là do tăng LDL-C, cholesterol, triglycerid và giảm HDL-C. Xơ vữa động mạch dễ dẫn đến nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, hoại tử chi,…
- Chưa kể, nếu không được điều trị, nó có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm. Chẳng hạn như cung giác mạc, ban vàng ở mi mắt, u vàng ở gân khuỷu tay, đầu gối, bàn tay, gót chân, màng xương; nhiễm lipid võng mạc, gan nhiễm mỡ, viêm tụy cấp,…
6. Nguyên nhân dẫn đến hàm lượng cholesterol cao là gì?
- Mức LDL-C thường tăng theo tuổi tác. Bởi vậy, phụ nữ mãn kinh thường có chỉ số này cao hơn nhiều so với trước đó.
- Gene ảnh hưởng đến cách chuyển hóa chất béo. Đặc biệt là gia đình có cha mẹ bị rối loạn lipid máu, tăng huyết áp hoặc bệnh tim mạch sớm. Điều này khiến con cái dễ mắc bệnh hơn.
- Ăn uống và lối sống thiếu lành mạnh ảnh hưởng lớn đến lượng cholesterol trong cơ thể. Cụ thể là sử dụng chất kích thích, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, ăn thịt mỡ, nội tạng động vật, lười vận động,…
- Mắc các bệnh về tuyến giáp, thận, béo phì và tiểu đường.
- Sử dụng một số loại thuốc trong thời gian dài: thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn beta, glucocorticoid, các gốc acid retinoic…
7. Bí quyết giảm lượng Cholesterol máu hiệu quả
Lượng Cholesterol tăng cao gây nhiều bệnh lý cũng như biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Đặc biệt là các biến chứng về tim mạch có thể dẫn đến đột quỵ, tử vong. Tùy vào tình trạng lipid máu và các yếu tố nguy cơ tim mạch, bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán và liệu pháp điều trị phù hợp. Cụ thể là sử dụng thuốc giảm lipid máu và điều chỉnh lối sống khoa học. Dưới đây là một số biện pháp cụ thể:
- Hạn chế tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa. Chẳng hạn như thịt mỡ, nội tạng động vật (gan, lòng, thận, mề,…), lòng đỏ trứng, bơ, kem, phô mai, tôm,…
- Hạn chế ăn đồ ăn nhanh như, gà rán, khoai tây chiên, đồ chiên,…
- Không sử dụng rượu bia, nước ngọt,…
- Không ăn quá nhiều đường, muối
- Bổ sung protein từ thịt nạc, các loại đậu
- Tăng cường tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều chất béo tốt như cá béo, hạnh nhân, quả óc chó, dầu ô liu,…
- Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, vi lượng trong trái cây, rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt
- Đảm bảo cân nặng hợp lý, tránh thừa cân và béo phì
- Tăng cường tập thể dục thường xuyên, đều đặn
- Nếu các phương pháp trên không duy trì được mức Cholesterol ở mức bình thường. Cần tuân theo chỉ định của bác sĩ về phác đồ điều trị với thuốc hạ lipid máu. Đồng thời, tiếp tục duy trì nếu có hiệu quả.
Xem thêm:
- Lipid là gì? Vai trò và cách bổ sung lipid hiệu quả
- Rối loạn lipid máu là gì? Triệu chứng điển hình và cách điều trị
8. Tạm kết
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về “Cholesterol là gì?”. Đây là một chất quan trọng trong cơ thể, tham gia vào các quá trình tổng hợp chất cần thiết. Tuy nhiên, việc kiểm soát nồng độ cholesterol trong máu thông qua chế độ ăn uống khoa học và lối sống lành mạnh là cực kỳ quan trọng. Nếu không kiểm soát được, nồng độ cholesterol cao có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Hãy chăm sóc cơ thể và kiểm tra sức khỏe định kỳ để duy trì sức khỏe tốt. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến ứng dụng và Nghiên cứu trong mọi lĩnh vực.