Insulin là gì? Vai trò, phân loại và một số lưu ý khi sử dụng

Insulin là gì? Hormone quan trọng trong quá trình chuyển hóa các chất, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu hiệu quả

Insulin là hormone quan trọng trong quá trình chuyển hóa glucose, chất béo và protein. Nó hỗ trợ điều chỉnh lượng đường trong máu, lưu trữ và sử dụng năng lượng. Insulin đặc biệt cần thiết với người mắc bệnh đái tháo đường trong phác đồ điều trị. Thiếu hụt insulin gây nên hàng loạt các vấn đề nghiêm trọng với sức khỏe. Vậy insulin là gì? Vai trò và tác dụng phụ ra sao? Cách bổ sung insulin sao cho an toàn và hiệu quả? Tất cả sẽ được giải đáp thông qua bài viết dưới đây.

1. Insulin là gì?

Insulin là loại hormone được sản sinh từ các tế bào beta đảo tụy ở tuyến tụy. Quá trình này được thực hiện nhờ bộ máy tổng hợp tổng hợp protein. Hợp chất này giúp chuyển hóa carbohydrate, mô mỡ và gan thành loại năng lượng ATP cho các hoạt động sống. Ngoài ra, đây còn hợp chất duy nhất trong cơ thể giúp làm giảm nồng độ Glucose trong máu.

insulin

2. Vai trò của Insulin

Insulin có vai trò đặc biệt quan trọng với cơ thể. Nhất là với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Dưới đây là một số tác dụng của Insulin với sức khỏe con người đã được BCC tổng hợp:

2.1 Cơ chế hoạt động

Một lượng tinh bột lớn đi vào cơ thể sau khi ăn cơm. Chúng kích thích tế bào beta ở đảo tụy tiết Insulin. Hợp chất này tham gia quá trình giữ và dự trữ glucose trong cơ thể. Đặc biệt là gan và mô mỡ. Nếu định lượng glucose trong máu càng cao, glucose dư thừa được dự trữ dưới dạng glycogen và dự trữ trong gan. Khi đói, lượng glucose giảm, glycogen biến đổi lại thành glucose tiếp tục đi vào máu và đảm bảo đủ cho cơ thể.

2.2 Vai trò của Insulin

Insulin có ảnh hưởng lớn đến lượng đường trong máu. Chưa kể, bản chất của bệnh tiểu đường do lượng đường trong máu tăng cao quá mức gây nên.

  • Insulin ức chế enzyme phosphorylase làm chậm quá trình biến đổi glycogen thành glucose và đi vào máu. Đồng thời, tăng cường điều tiết hoạt động chuyển hóa ở bệnh nhân tiểu đường. Bởi trong trường hợp thiếu hụt Insulin, glycogen chuyển hóa không ngừng và đưa lượng đường thừa thãi vào máu gây ra đái tháo đường.
  • Hỗ trợ tăng cường khả năng hỗ trợ hấp thu glucose.
  • Kích thích, tăng cường hoạt động của enzyme để tổng hợp glycogen.

Có thể thấy, insulin đặc biệt quan trọng với người mắc bệnh tiểu đường. Bởi nó đóng vai trò quyết định đến hiệu quả điều trị bệnh tiểu đường.

cân bằng đường huyết

3. Mối liên hệ giữa insulin và bệnh tiểu đường

Insulin và bệnh tiểu đường có quan hệ mật thiết với nhau.

  • Với người bệnh tiểu đường type 1

Tế bào beta ở tụy bị phá hủy dẫn đến thiếu insulin hoàn toàn và ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân. Bởi vậy, người bệnh cần được bổ sung insulin từ bên ngoài vào trong cơ thể theo phác đồ của bác sĩ.

  • Với người bệnh mắc tiểu đường type 2

Cơ thể có khả năng sản xuất insulin. Tuy nhiên, quá trình này hoạt động không tốt so với người khỏe mạnh. Thay vào đó, nó còn xuất hiện hiện tượng kháng insulin ở tế bào đích. Vì vậy, ở giai đoạn đầu, cơ thể phản ứng, tăng tiết insulin đến khi bệnh tiến triển. Tình trạng này làm suy giảm tế bào ở beta tụy. Bởi vậy, bệnh nhân mắc tiểu đường type 2 cần cần sử dụng phối hợp cùng thuốc và insulin.

4. Các loại Insulin và lưu ý khi sử dụng

4.1 Một số loại insulin

Theo Bộ Y tế, với người bị đái tháo đường, thuốc Insulin là liều thuốc điều trị hiệu quả. Có 4 loại insulin chính chia theo mức độ. Đó là:

  • Insulin tác dụng nhanh, ngắn
  • Insulin tác dụng trung bình, trung gian
  • Insulin tác dụng chậm, kéo dài
  • Insulin trộn, hỗn hợp
Insulin tác dụng nhanh và ngắn

Loại insulin này thường được tiêm trực tiếp dưới da. Thuốc nhanh chóng phân ly thành monomer và được hấp thu. Một giờ sau là thuốc sẽ đạt đỉnh hấp thu. Do khả năng tác dụng nhanh nên người bệnh cần đặc biệt lưu ý về lượng carbohydrate tiêu thụ.

Insulin tác dụng trung bình

Tác dụng của thuốc kéo dài do sự phối hợp giữa 2 phần Insulin zinc hòa tan với protamine zinc Insulin. Sau khi được tiêm dưới da, thuốc bắt đầu phát huy tác dụng sau 2 – 4 giờ. Thời điểm tác dụng đạt đỉnh là sau 6 – 7 giờ và có thể kéo dài sau khoảng 10 – 20 giờ. Cần tiêm loại thuốc này 2 lần/ ngày để đảm bảo hiệu quả cao nhất.

Insulin tác dụng chậm và kéo dài

Loại Insulin này thường được sử dụng vào buổi tối. Tùy tình trạng bệnh nhân mà có các loại thuốc phù hợp trong loại này.

Insulin hỗn hợp

Nó bao gồm 2 loại Insulin tác dụng nhanh và kéo dài trong cùng một loại hoặc cùng một mũi tiêm. Bởi vậy, thuốc sẽ tạo ra 2 đỉnh tác dụng. Đó là tác dụng Insulin nhanh với lượng carbohydrate trong bữa ăn. Và tác dụng của Insulin dài hình thành nồng độ Insulin nền.

vị trí tiêm insulin ở bắp tay

4.2 Một số lưu ý quan trọng khác

  • Insulin là loại thuốc hạ đường huyết mạnh nhất.
  • Liều Insulin không có giới hạn.
  • Insulin chỉ được tiêm dưới da, thường là ở bụng, đùi và trên cánh tay.
  • Insulin thường dùng kết hợp với thuốc.
  • Insulin được dùng để truyền tĩnh mạch trong trường hợp cấp cứu, hôn mê do nhiễm ceton acid, trong phẫu thuật hoặc tăng áp lực thẩm thấu máu.
  • Trường hợp thiếu insulin nặng cần bổ sung toàn bộ bằng Insulin.
  • Insulin trộn sẵn có thể được thành 2 lần mỗi ngày vào trước bữa sáng và chiều.
  • Insulin trộn sẵn loại analog được sử dụng để tiêm 3 lần một ngày.
  • Với bệnh nhân có tình trạng bệnh khác nhau, có thể điều chỉnh liều Insulin 3 – 4 lần/ngày.

vị trí tiêm insulin ở bụng

5. Tác dụng phụ của Insulin

Insulin có một số tác dụng phụ điển hình như hạ glucose huyết, gây nên somogyi, dị ứng Insulin, loạn dưỡng mô mỡ,… Trong đó, hạ glucose huyết là tác dụng phụ thường gặp nhất khi tiêm insulin trực tiếp vào cơ thể. Lượng Insulin thừa gây ức chế chuyển hóa glycogen làm giảm mạnh lượng glucose trong máu.
Còn somogyi là hiện tượng quá liều Insulin, làm hạ glucose huyết và phóng thích lượng lớn hormone điều hòa ngược. Quá trình này gây nên hiện tượng tăng glucose huyết phản ứng. Một số tác dụng phụ khác như dị ứng Insulin khá hiếm gặp ở thời điểm hiện tại.

6. Insulin được chỉ định trong điều trị bệnh tiểu đường khi nào?

Insulin là hoạt chất đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, việc lạm dụng insulin có thể gây hại đến cơ thể. Do đó, cần sử dụng đúng lúc, đúng liều để đảm bảo hiệu quả cao nhất. Dưới đây là một số trường hợp được chỉ định sử dụng insulin:

  • Bắt buộc điều trị bằng insulin với người bệnh tiểu đường type 1.
  • Người cấp cứu tiền hôn mê hoặc hôn mê do mắc bệnh tiểu đường.
  • Người bệnh tiểu đường type 2 sử dụng các loại thuốc nhưng chưa hiệu quả và cần được tiêm insulin.
  • Bệnh tiểu đường gây biến chứng nguy hiểm đến một số cơ quan khác. Chẳng hạn như đột quỵ, suy thận, nhồi máu cơ tim,…
  • Bệnh nhân tiểu đường bị sụt cân, gầy sút và suy dinh dưỡng.
  • Phụ nữ mang thai mắc tiểu đường.

chỉ định insulin khi gặp một số triệu chứng

7. Thực phẩm giúp ổn định lượng insulin an toàn, hiệu quả

Khi mắc bệnh tiểu đường, chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát lượng đường trong máu và giữ insulin ổn định. Dưới đây là một số loại thực phẩm giúp ổn định lượng insulin và lượng đường trong máu khi tiêu thụ. Đồng thời, ngăn ngừa nguy cơ biến chứng bệnh tiểu đường như bệnh tim mạch, bệnh thận, mù lòa, tổn thương thần kinh, vết thương lâu lành và nhiễm trùng tái phát.

7.1 Các loại rau không chứa tinh bột

Bệnh nhân tiểu đường được khuyến cáo nên ăn các loại rau ít carbohydrate và nhiều chất xơ. Ví dụ như: bí, cà rốt, giá đỗ, bắp non, dưa chuột, bắp cải, rau diếp, rau bina…

7.2 Ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất. Chúng chứa ít tinh bột hơn ngũ cốc tinh chế hoặc đã qua chế biến. Một số loại ngũ cốc nguyên hạt phổ biến như: bánh mì lúa mạch đen, bột ngô, gạo lứt, mì ống, cám yến mạch, bột yến mạch,…

7.3 Thực phẩm giàu protein

Protein là dưỡng chất thiết yếu có trong nhiều loại thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa, các loại hạt và đậu. Người bệnh tiểu đường nên ưu tiên ăn các thực phẩm giàu đạm nhưng ít mỡ động vật như cá (cá hồi, cá ngừ…), thịt gia cầm, các loại hạt và đậu (đậu nành).

7.4 Chất béo lành mạnh

Chất béo lành mạnh là chất béo không bão hòa đơn hoặc không bão hòa đa. Nó làm giảm lượng cholesterol xấu, kiểm soát tốt lượng đường trong máu và ổn định insulin. Một số chất béo lành mạnh như bơ, dầu dừa, dầu ô liu, hạt bí, hạt điều, hạt hướng dương, hạnh nhân, quả óc chó,…

7.5 Cá béo

Cá béo chứa lượng lớn chất đạm và axit béo omega-3. Chẳng hạn như cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá mòi và cá thu. Người mắc tiểu đường nên ăn cá béo ít nhất một ngày mỗi tuần. Nên nướng, hấp hoặc nấu cá để lưu giữ tối đa dinh dưỡng và tránh chất béo chuyển hóa.

7.6 Ca cao

Ca cao chứa flavonoid epicatechin giúp cân bằng lượng đường trong máu. Ăn sô cô la đen (không đường hoặc ít đường) với số lượng nhỏ ngăn chặn tốc độ tiến triển bệnh tiểu đường loại 2 và giảm tình trạng kháng insulin.
Tóm lại, người bệnh tiểu đường cần tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng kế hoạch ăn uống khoa học và hiệu quả.

thực phẩm giúp ổn định insulin

8. Tạm kết

Trên đây là toàn bộ thông tin nhằm giải đáp “Insulin là gì?”. Insulin là một hormone quan trọng của cơ thể, có vai trò chủ chốt trong việc điều hòa lượng đường trong máu. Thiếu hụt insulin sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường. Việc hiểu rõ về insulin sẽ giúp chúng ta có những biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến ứng dụng và Nghiên cứu trong mọi lĩnh vực.

cv

Tham vấn chuyên môn

TS. Đào Thị Lương

Tiến sĩ sinh học

Nguyên Phó phòng Bảo tàng Giống Vi sinh vật - Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học

Bích Vũ

Content Writer of BCC

5/5 - (9 bình chọn)

Bài viết liên quan

hba1c là gì

HbA1c là gì? Chỉ số đánh giá tình trạng bệnh tiểu đường cần biết

HbA1c là gì? Chỉ số xét nghiệm đường huyết cần thiết, giúp đánh giá tình trạng sức khỏe bệnh nhân...
inr là gì

INR là gì? Ý nghĩa xét nghiệm INR và một số lưu ý quan trọng

INR là gì? Xét nghiệm INR giúp đánh giá thời gian đông máu và theo dõi hiệu quả điều trị...
albumin là gì

Albumin là gì? Chi tiết xét nghiệm định lượng cần biết

Albumin là gì? Thành phần quan trọng của huyết thanh. Xét nghiệm Albumin giúp phát hiện các bệnh lý như...