Bệnh tự miễn là gì? Dấu hiệu nhận biết và liệu pháp điều trị

Bệnh tự miễn là gì? Tình trạng xảy ra do hệ miễn dịch tấn công nhầm các tế bào và mô trong chính cơ thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm

Hệ thống miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể chống lại vi khuẩn và bệnh tật. Tuy nhiên, một số người có hệ thống miễn dịch bị rối loạn quay lại tấn công chính tế bào của cơ thể. Từ đó, sinh ra các bệnh tự miễn. Đây là bệnh nguy hiểm thứ 3 trên thế giới sau bệnh tim mạch và ung thư. Bệnh này khó điều trị. Do đó, cần chẩn đoán sớm và điều trị đúng cách để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Cùng tìm hiểu ngay chi tiết về “Bệnh tự miễn là gì?” thông qua bài viết dưới đây.

1. Bệnh tự miễn là gì?

Bệnh tự miễn (Autoimmune disease) là gì? Đây là bệnh lý phát sinh từ một phản ứng miễn dịch bất thường với các bộ phận bình thường trên cơ thể. Nó xảy ra do hệ miễn dịch mất khả năng phân biệt các kháng nguyên bên ngoài và tự kháng nguyên. Tức là các kháng nguyên trong cơ thể có thể nhầm lẫn và tấn công chính cơ quan. Không ngăn chặn vi khuẩn, virus tấn công mà lại gây tổn thương các cơ quan. Có ít nhất 80 loại bệnh tự miễn dịch. Số lượng có thể lên đến 180 bệnh khác nhau. Hầu như bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể con người cũng bị ảnh hưởng. Các bệnh tự miễn đầu tiên được mô tả đầu thế kỷ 20. Trong đó, liệu pháp globulin tĩnh mạch là giải pháp điều trị phổ biến hàng đầu.
Dựa theo phương diện tổn thương, bệnh tự miễn dịch được chia làm 2 nhóm chủ yếu. Đó là nhóm bệnh tự miễn hệ thống và tự miễn đặc hiệu cơ quan. Loại bệnh này đặc trưng bởi khả năng sản xuất tự kháng thể. Hoặc một dòng lympho T tự phản ứng để chống lại một hay nhiều tổ chức trong cơ thể. Tế bào T từ tủy xương di chuyển đến tuyến ức. Tại đây, chúng được hướng dẫn ngăn chặn việc tiêu diệt chính tế bào của cơ thể. Nhiều bệnh tự miễn đã ảnh hưởng đến quá trình này khiến hệ miễn dịch tự giết tế bào. Thế nhưng, không phải lúc nào cũng cũng là bệnh lý do nồng độ thấp. Nếu tự kháng thể gây hại cho cơ thể gọi là bệnh tự miễn.

bệnh tự miễn phát ban ở da

2. Cơ chế gây nên bệnh tự miễn

Nếu một thành phần, bộ phận cơ thể thay đổi về tính chất, cấu hình do một số tác nhân. Chúng biến đổi trở thành nhân tố lạ trong cơ thể. Khi đó, hệ miễn dịch sản sinh tự kháng thể chống lại các bộ phận đó. Kháng nguyên lạ bên ngoài có cấu trúc tương tự thành phần của cơ thể. Do đó, kháng thể chống lại kháng nguyên lạ mà phản ứng luôn với thành phần này.
Chưa kể, một số tổ chức, thành phần không được nhận diện trong thời kỳ phôi. Chúng thậm chí chưa được tiếp xúc với miễn dịch của cơ thể. Đến khi các chấn thương, thành phần lọt vào máu trở thành yếu tố lạ đối với hệ miễn dịch. Ngay lập tức, cơ thể sẽ sản sinh kháng thể tiêu diệt. Ngoài ra, bệnh tự miễn còn sản sinh do cơ chế rối loạn cân bằng giữa các dòng tế bào lympho T. Tế bào lympho T có hai loại là lympho T ức chế và lympho T hỗ trợ. Nếu hai dòng lympho này rối loạn hoạt động, quá trình ức chế miễn dịch và phát động khởi phát miễn dịch mất cân bằng dẫn đến rối loạn miễn dịch.

cơ chế hoạt động bệnh tự miễn

3. Nguyên nhân gây nên bệnh tự miễn

Căn nguyên của bệnh tự miễn xuất phát từ việc hệ thống miễn dịch tấn công các cơ quan trong cơ thể. Thông thường, cơ thể phản ứng với nhiễm trùng hoặc các nhân lạ xâm nhập. Quá trình này được thực hiện bằng cách gia tăng sản xuất tế bào đặc biệt (bạch cầu) để tiêu diệt các tác nhân gây bệnh. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh tự miễn:

  • Ô nhiễm môi trường

Bệnh tự miễn, đặc biệt là bệnh lupus ban đỏ nghiêm trọng hơn trong môi trường ô nhiễm. Một số hóa chất như thủy ngân, nilon, thuốc trừ sâu,… có thể làm hại đến hệ miễn dịch. Khi đó, bệnh tự miễn gặp phải do các mô cơ thể bị tổn hại và biến đổi đến mức hệ miễn dịch không nhận biết được.

  • Nhiễm trùng

Tình trạng này gây nên nhiều bệnh tự miễn như sốt thấp khớp, viêm cột sống… Nó xảy ra do các tế bào của cơ thể khá giống vi trùng. Do đó, thay vì tiêu diệt vi trùng, chúng lại tiêu diệt chính tế bào cơ thể.

  • Xáo trộn vi khuẩn đường ruột

Hàng tỷ lợi khuẩn trong đường ruột giúp điều hòa miễn dịch. Tuy nhiên, tình trạng lạm dụng quá mức thuốc kháng sinh và ngừa thai vô tội vạ làm mất cân bằng hệ miễn dịch. Từ đó, gây các chứng bệnh tự miễn và rối loạn tự miễn.

  • Thiếu hụt vitamin D

Vitamin D rất quan trọng với hệ miễn dịch. Nó có vai trò quan trọng trong chống lại ung thư, ngăn chặn gắn kết các thành phần chống lại hệ miễn dịch.

  • Hội chứng rò ruột

Hệ vi khuẩn đường ruột xáo trộn khiến hệ tiêu hóa và màng nhầy kém hiệu quả. Hàng rào phân cách ruột và máu bị hóa giải. các phần tử thức ăn từ ruột đi vào máu khiến hệ miễn dịch thay đổi dẫn đến bệnh tự miễn.

nguyên nhân làm tăng bệnh tự miễn

Xem thêm:

4. Nguy cơ

4.1 Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tự miễn

Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tự miễn phải kể đến như:

  • Người thân mắc bệnh tự miễn
  • Hút thuốc lá
  • Đã hoặc đang mắc bệnh tự miễn
  • Phơi nhiễm độc tố
  • Đa phần người mắc bệnh tự miễn là phụ nữ
  • Béo phì
  • Nhiễm trùng

4.2 Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh tự miễn là gì?

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tự miễn:

  • Người trưởng thành
  • Sử dụng chất kích thích, hút thuốc lá
  • Suy dinh dưỡng
  • Ô nhiễm môi trường
  • Phơi nhiễm quá nhiều với hóa chất, tia cực tím, bức xạ mặt trời,…
  • Một số bệnh có tính di truyền
  • Có bệnh lý nền là bệnh tự miễn
  • Một số loại thuốc kháng sinh gây ra tác dụng phụ như thuốc điều trị huyết áp, mỡ máu loại statin,…

5. Các bệnh tự miễn có thể mắc

5.1 Bệnh chất tạo keo

  • Bệnh tự miễn lupus ban đỏ: Xảy ra do tự kháng thể ngăn chặn các kháng nguyên như ADN, Ro, Sm. Có đến 90% người mắc bệnh là nữ, trẻ. Loại bệnh này khiến nhiều cơ quan bị tổn thương:

– Da: phát ban ở mặt, loét niêm mạc miệng, rụng tóc
– Cơ xương khớp: viêm, đau cơ
– Thận: hội chứng thận hư
– Thần kinh: tổn thương nhiều nơi
– Tim mạch: viêm cơ tim, co thắt, nhồi máu cơ tim,…
– Huyết học: thiếu máu, rối loạn đông máu
– Tiêu hóa: thủng ruột, viêm tụy cấp, tăng men gan,…
– Mắt: viêm mạch máu, viêm loét, viêm thần kinh thị,…

  • Viêm khớp dạng thấp: Tự kháng thể kháng HLA DR4, DR1 do virus Epstein Barr.
  • Hội chứng Sjogren: Tự kháng thể chống tế bào thượng bì ống nước bọt. Chúng còn kháng nguyên nhân gây ra hội chứng khô.

vấn đề xương khớp

5.2 Bệnh nội tiết

  • Viêm tuyến giáp mạn Hashimoto: Bệnh xảy ra do tự kháng thể chống Thyroglobulin, Thyroperoxidase và vi tiểu thể. Nó thường xảy ra ở nữ và thâm nhiễm lympho. Bệnh cường giáp từ nhẹ dẫn đến suy giáp, tiến triển chậm và kèm theo nhiều bệnh lý tự miễn khác.
  • Bệnh Basedow do tự kháng thể TSI, TBII và TGI.
  • Đái tháo đường (typ 1) do tự kháng thể kháng đảo Langerhans, glutamic acid decarboxylase và tế bào bê ta.
    Một số bệnh nội tiết tự miễn khác: Addison tiên phát, suy cận giáp tiên phát và vô tinh trùng tiên phát tự miễn.

5.3 Huyết học

  • Thiếu máu ác tính Biermer: Xảy ra do tự kháng thể chống tế bào thành, FI và FI cùng Vitamin B12. Nó gây thiếu máu, teo niêm mạc lưỡi và thâm nhiễm lympho.
  • Thiếu máu tan máu tự miễn do tự kháng thể chống kháng nguyên bề mặt hồng cầu tự nhiên. Thiếu tan máu cấp xảy ra ở một số bệnh ở trẻ. Chẳng hạn như viêm phổi do Mycoplasma, thủy đậu, cúm, quai bị,… Thiếu tan máu mạn ở người lớn với bệnh bạch cầu lympho mạn, lupus ban đỏ hệ thống, Hodgkin, nhược cơ, xơ gan,…
  • Giảm tiểu cầu tự miễn: Gây ra bởi tự kháng thể chống tiểu cầu. Loại bệnh này gây ban xuất huyết giảm tiểu cầu mạn đơn độc. Chưa kể, nó còn kết hợp một số bệnh mạnh như bạch cầu lympho mạn, hodgkin, lympho không hodgkin, thiếu máu tan máu,…
  • Bất sản tủy do tự kháng thể chống mầm tủy xương.
  • Giảm bạch cầu do tự kháng thể chống bạch cầu.

5.4 Thần kinh

  • Bệnh nhược cơ nặng.
  • Xơ cứng do tự kháng thể chống myelin với thương tổn thần kinh, rối loạn cảm giác vận động, tiểu não, tủy xương,…
  • Hội chứng Guillain Barré viêm đa rễ dây thần kinh gây liệt ngoại biên 2 chi dưới, dịch não tủy.

5.5 Tiêu hóa gan mật

  • Xơ gan do tự kháng thể kháng Mitochondrie gây mật tiên phát
  • Viêm gan mạn tấn công do tự kháng thể chống cơ trơn và chống lipoprotein của tế bào gan.
  • Bệnh Coeliakie: gây ra bởi tự kháng thể chống Reticuline.
  • Bệnh Crohn làm hẹp các đoạn đường tiêu hóa như đại tràng, thậm chí dẫn đến lao đại tràng. Tuy nhiên, chưa tìm được tự kháng thể.

bệnh viêm gan tự miễn

5.6 Thận

  • Bệnh viêm cầu thận và viêm ống thận kẽ: gây ra bởi các tự kháng thể chống lại nguyên nhân, kháng nguyên u và IgG.
  • Hội chứng Goodpasture: do tự kháng thể chống màng nền cầu thận.

5.7 Phổi

  • Hội chứng Goodpasture: gây ra bởi tự kháng thể chống màng nền phế nang phổi.
  • Viêm phế nang xơ hóa vô căn và u hạt của Wegener chưa rõ nguyên nhân.

5.8 Da

  • Pemphigus thật sự: Do tự kháng thể chống chất liên bào của thượng bì.
  • Viêm mạch (Viêm động mạch thái dương, u hạt của Wegener, Churg Strauss,…): Chưa rõ tự kháng thể.

6. TOP bệnh tự miễn thường gặp nhất là gì?

Có đến 180 loại bệnh tự miễn khác nhau. Dưới đây là TOP bệnh tự miễn thường gặp nhất đã được BCC tổng hợp.

  • Lupus ban đỏ hệ thống

Lupus ban đỏ là bệnh ngoài da xuất hiện phát ban toàn thân. Từ đó, ảnh hưởng đến các cơ quan khác như thận, khớp, tim và não. Các triệu chứng điển hình của bệnh tự miễn này là phát ban, mệt mỏi và đau khớp.

  • Bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến thường xuất hiện vảy màu bạc hoặc trắng xuất hiện trên da người bệnh. Đó là do quá trình tạo tế bào da mới diễn ra nhanh chóng. Chúng tích tụ lại và hình thành các màng đỏ bị viêm. Theo nghiên cứu, khoảng 30% người bị bệnh vảy nến cảm thấy cứng, sưng và đau khớp.

  • Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là khi hệ miễn dịch bị rối loạn và tấn công nhầm vào các khớp, dẫn đến hiện tượng nóng, đỏ, đau cứng khớp. Dạng bệnh này không chỉ xuất hiện ở người già như bệnh viêm khớp thông thường mà có thể xuất hiện sớm hơn, thường là ở độ tuổi 30.

  • Đái tháo đường tuýp 1

Tuyến tụy có chức năng tiết hormone insulin để điều chỉnh lượng đường phù hợp trong máu. Thế nhưng, khi mắc bệnh đái tháo đường tuýp 1, các tế bào sản xuất insulin đó bị tấn công và phá hủy. Điều này làm mất khả năng kiểm soát lượng đường và tăng cao. Sau cùng, làm tổn thương một số cơ quan như hệ thần kinh, mắt, thận và tim.

  • Đa xơ cứng

Bệnh đa xơ cứng phá hủy quanh tế bào thần kinh trong hệ thần kinh trung ương. Nó được gọi là lớp vỏ myelin ảnh hưởng đến khả năng truyền và nhận tín hiệu giữa não với tủy sống. Khi mắc bệnh đa xơ cứng, người bệnh gặp khó khăn trong đi lại và cân bằng. Bệnh có thể tiến triển thành nhiều dạng khác nhau.

7. Biểu hiện khi mắc bệnh tự miễn

Bệnh tự miễn là một loại bệnh diễn tiến từng đợt, thường nặng dần và có tính chất gia đình. Đồng thời, để lại nhiều di chứng nguy hiểm đến suốt đời. Chẩn đoán bệnh tự miễn gặp nhiều khó khăn do triệu chứng đa dạng và xuất hiện thoáng qua không đặc hiệu. Biểu hiện của bệnh thay đổi tùy theo loại bệnh, cơ quan bị ảnh hưởng, tuổi tác và môi trường. Người mắc đồng thời nhiều bệnh tự miễn gọi là đa tự miễn với các triệu chứng phức tạp. Phụ nữ thường dễ đoán bệnh hơn nam giới. Một số biểu hiện phải kể đến:

  • Mệt mỏi, uể oải kéo dài không rõ nguyên nhân
  • Chóng mặt, đau đầu, mờ mắt, trầm cảm,…
  • Tim đập nhanh, khó thở
  • Sốt dai dẳng, kéo dài và tái phát liên tục
  • Đau toàn thân
  • Đau cơ, khớp xương và sưng nóng các tuyến ở khớp, cổ họng
  • Ngứa da, nổi mề đay, phát ban và da khô
  • Thay đổi cân nặng thất thường
  • Dễ bị dị ứng thực phẩm và gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, đau bụng, khó tiêu,…

8. Phương pháp chẩn đoán & điều trị bệnh tự miễn

8.1 Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán

Việc chẩn đoán bệnh tự miễn gặp nhiều khó khăn và thời gian hơn. Đó là bởi mỗi bệnh lại có các triệu chứng khác nhau. Nhìn chung, quá trình chẩn đoán gồm sự kết hợp giữa đánh giá bệnh sử, khám và chỉ định xét nghiệm. Các xét nghiệm giúp chẩn đoán bao gồm:

  • Xét nghiệm kháng thể kháng nhân (ANA): Xét nghiệm này thường dùng trong chẩn đoán các bệnh lupus ban đỏ hệ thống (SLE) và một số bệnh khác.
  • Xét nghiệm công thức máu: Xét nghiệm cung cấp số lượng và đặc điểm của các tế bào máu bị một số bệnh tự miễn tác động.
  • Protein phản ứng C (CRP) và tốc độ lắng hồng cầu (ESR): Các xét nghiệm giúp đo lường mức độ viêm tăng cao trong các rối loạn tự miễn.
  • Xét nghiệm dành riêng cho cơ quan: Một số bệnh chủ yếu tác động đến một cơ quan cụ thể. Do đó, để chẩn đoán, cần xét nghiệm đánh giá chức năng của chúng. Chẳng hạn xét nghiệm chức năng tuyến giáp giúp chẩn đoán rối loạn tuyến giáp tự miễn trong bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto. Hoặc đánh giá tổn thương ở ruột non để chẩn đoán bệnh Celiac.
  • Xét nghiệm hình ảnh học: Xét nghiệm hình ảnh giúp chẩn đoán mức độ tổn thương của cơ quan. Chẳng hạn chụp X-quang ngực hoặc CT để đánh giá biến chứng phổi trong một số bệnh. Điển hình là viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống.
  • Còn chụp MRI giúp đánh giá tình trạng viêm hoặc tổn thương ở não, tủy sống trong bệnh đa xơ cứng.

lấy mẫu xét nghiệm ana

8.2 Phương pháp điều trị bệnh hiệu quả

Phương pháp điều trị bệnh giúp kiểm soát các triệu chứng và giảm thiểu hoạt động của hệ miễn dịch. Đồng thời, tăng cường sức đề kháng giúp cơ thể chống lại bệnh tật. Hầu hết bệnh tự miễn phải điều trị kiểm soát triệu chứng bệnh suốt đời. Bởi phần lớn đều là bệnh mãn tính nên không có cách điều trị dứt điểm. Liệu pháp điều trị tùy thuộc vào vị trí và mức độ tiến triển bệnh. Chúng giúp kháng viêm, kiểm soát tiến triển bệnh, giảm triệu chứng và gia tăng miễn dịch.
Một số liệu pháp điều trị tiêu chuẩn gồm:

  • Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDS) và kháng viêm corticosteroid.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Azathioprine, Cyclophosphamide, Sirolimus, Tacrolimus. Tuy nhiên, chúng có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng. Điển hình là tình trạng nhiễm trùng tăng cao.
  • Kháng thể đơn dòng (thuốc ức chế TNF).
  • Liệu pháp thay thế globulin miễn dịch.
  • Bổ sung vitamin, hormone bị thiếu do bệnh tự miễn.
  • Truyền máu nếu gặp vấn đề trong hệ thống tạo máu.
  • Vật lý trị liệu với hệ thống xương, khớp bị tổn thương.

Xem thêm:

9. Biện pháp giúp phòng tránh bệnh tự miễn là gì?

Nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh tự miễn chưa được xác định cụ thể. Bởi nó bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, từ di truyền và môi trường, Do đó, khó có thể ngăn ngừa hoàn toàn nguy cơ mắc các bệnh tự miễn. Tuy nhiên, có thể gia tăng khả năng phòng tránh các bệnh lý tự miễn dựa vào một số biện pháp sau:

  • Thiết lập chế độ ăn uống, duy trì lối sống lành mạnh và khoa học để tăng cường miễn dịch.
  • Ngủ đủ giấc, hạn chế tình trạng stress
  • Không sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,…
  • Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên nhằm nâng cao sức đề kháng.
  • Kiểm soát cân nặng, không để bản thân béo phì. Bởi nó có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tự miễn.
  • Duy trì khám sức khỏe định kỳ nhằm điều trị sớm bệnh nếu không may mắc phải. Nếu gặp các triệu chứng, cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

ngủ đủ giấc

10. Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin nhằm giải đáp “Bệnh tự miễn là gì?”. Đây là tình trạng bệnh lý nghiêm trọng khi hệ miễn dịch tấn công cơ thể của chính nó. Đây được coi là vấn đề lớn trong y học hiện đại hiện nay. Để đối phó với các bệnh tự miễn, cần có phương pháp điều trị phù hợp kết hợp với lối sống lành mạnh. Hiểu biết về nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh tự miễn và hạn chế diễn biến tình trạng bệnh tình trở nặng. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến nghiên cứu và ứng dụng Miễn dịch trong mọi lĩnh vực.

cv

Tham vấn chuyên môn

TS. Đào Thị Lương

Tiến sĩ sinh học

Nguyên Phó phòng Bảo tàng Giống Vi sinh vật - Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học

Bích Vũ

Content Writer of BCC

5/5 - (9 bình chọn)

Bài viết liên quan

vaccine

Vaccine là gì? Liệu pháp bổ sung vaccine đầy đủ

Vaccine thực chất là biện pháp đưa mầm bệnh vào cơ thể để kích thích hệ miễn dịch nhận biết,...
đáp ứng miễn dịch

Đáp ứng miễn dịch là gì? Cơ chế bảo vệ cơ thể khỏe mạnh

Đáp ứng miễn dịch là gì? Cơ chế nhận diện và tiêu diệt tác nhân gây bệnh giúp duy trì...
xét nghiệm pcr

Xét nghiệm PCR – Quy trình và ứng dụng trong y học hiện đại

Xét nghiệm PCR có độ chính xác và đặc hiệu cao giúp phát hiện hầu hết các tác nhân gây...