Beta glucan (1,3/1,4) là gì? Vai trò quan trọng với sức khỏe

Beta glucan (1,3/1,4) là dạng đặc biệt của Beta glucan, mang đặc tính dinh dưỡng của chất xơ, giúp cải thiện và tăng cường sức khỏe miễn dịch

Hợp chất (1,3/1,4) Beta glucan là một loại polysaccharide tự nhiên. Nó được tìm thấy trong nhiều nguồn thực phẩm như nấm men, lúa mạch, yến mạch và ngũ cốc. Dạng beta glucan này có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, giảm cholesterol máu và kiểm soát đường huyết. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ sức khỏe tim mạch và điều trị tiểu đường. Đối với người tiêu dùng, β-glucan đã trở thành một thành phần quan trọng trong chế độ ăn uống lành mạnh. Đồng thời, không thể thiếu trong các thực phẩm chức năng và thực phẩm bổ sung. Giải đáp ngay thông tin chi tiết thông qua bài viết dưới đây.

1. Beta glucan (1,3/1,4) là gì?

Hợp chất này là một loại polysaccharide không bao gồm xenlulo. Nó chứa liên kết (1,3) – và (1,4)-β và được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm. Chẳng hạn như nấm, ngũ cốc, địa y, rong biển và vi sinh vật. Đa phần chúng chủ yếu được tách chiết từ vỏ cám hạt yến mạch và lúa mạch. Một số ít được chiết xuất từ lúa mạch đen và lúa mì. Tùy từng loài mà cấu trúc khác nhau, quy định nên tính chất hóa lý.

cấu trúc beta 1 3 1 4 glucan

2. Beta glucan (1,3/1,4) có đặc tính dinh dưỡng của chất xơ không?

(1,3)(1,4) β-glucan sở hữu đặc tính dinh dưỡng của chất xơ. Nó thể hiện tác dụng như prebiotic với khả năng tăng cường sức đề kháng và kiểm soát chỉ số đường huyết. Tiêu thụ β-glucan giúp làm giảm lượng đường huyết từ thực phẩm và nồng độ cholesterol trong huyết thanh. Ngoài ra, nó còn giúp cải thiện, ngăn ngừa tình trạng rối loạn tiêu hóa và hỗ trợ sức khỏe đường ruột. β-glucan có nhiều trong các loại ngũ cốc giàu chất xơ hòa tan.
Bên cạnh đó, dạng beta glucan này còn được sử dụng như chất làm đặc. Nó có khả năng tăng cường kết cấu, chất ổn định và thay thế chất béo thực phẩm. Nhìn chung, đây là các chất xơ không hòa tan, quan trọng với hệ miễn dịch. Bởi vậy, nó có đặc tính dinh dưỡng của chất xơ và đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe.

Xem thêm:

3. Vai trò của Beta glucan (1,3/1,4) với cơ thể là gì?

Cấu trúc phân tử của hợp chất này được hình thành do các liên kết 1,3 và 1,4 xen kẽ trong chuỗi glucosidic. Điều này tạo ra mạng lưới phức tạp, quy định các đặc tính đặc biệt cho dạng Beta glucan này. Nhờ đó, nó mang lại nhiều giá trị có lợi cho sức khỏe. Cụ thể:

  • Kích thích, nâng cao sức khỏe miễn dịch
  • Kiểm soát, điều chỉnh lượng đường trong máu
  • Gia tăng độ nhạy insulin
  • Giảm mức cholesterol
  • Ngăn ngừa, cải thiện tình trạng liên quan đến bệnh lý về tim
  • Cải thiện sức khỏe đường ruột, hệ tiêu hóa
  • Giảm cân, giảm béo phì an toàn
  • Cần bằng huyết áp
  • Tăng cường hiệu quả điều trị ung thư và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm

nguồn gốc và lợi ích 1 3 1 4 beta glucan

Xem thêm:

4. Tạm kết

(1,3/1,4) β-glucan là một loại polysaccharide có nhiều trong thực phẩm tự nhiên. Với kết cấu đặc biệt và đặc tính linh hoạt, nó mang lại nhiều lợi ích giá trị cho sức khỏe. Bởi vậy, nó thường được nghiên cứu và ứng dụng hiệu quả trong y tế và công nghiệp thực phẩm. Tuy nhiên, cần tiếp tục nghiên cứu để khám phá và khẳng định các ứng dụng tiềm năng nhằm tối ưu hóa lợi ích cho sức khỏe con người. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến ứng dụng và Nghiên cứu trong mọi lĩnh vực.

cv

TS. Nguyễn Văn Năm

Tiến sĩ Sinh học - Nhà sáng lập BCC

20 năm công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Ủy viên BCH Hội Miễn dịch Trị liệu Ung thư Việt Nam

Bích Vũ

Content Writer of BCC

5/5 - (4 bình chọn)

Bài viết liên quan

cách tính chỉ số bmi

Chỉ số BMI – Công thức tính và ý nghĩa với sức khỏe

Chỉ số BMI là thước đo nhằm xác định tình trạng cân nặng và nguy cơ sức khỏe có thể...
vitamin d3 k2

Vitamin D3 K2 là gì? Công dụng và cách bổ sung hiệu quả

Vitamin D3 K2 là gì? Dưỡng chất cần thiết cần được bổ sung đầy đủ nhằm đảm bảo sức khỏe...
vitamin b3

Vitamin B3 (Niacin): Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ

Vitamin B3 (Niacin) là dưỡng chất thiết yếu, giúp đảm bảo sức khỏe hệ thần kinh, hệ tiêu hóa và...