Công nghệ vi sinh – Đặc điểm, công dụng và ứng dụng trong thực tế

Công nghệ vi sinh hiện đại mang đến bước đột phá ấn tượng trong ứng dụng và tạo nên bước nhảy vọt trong đa dạng lĩnh vực của cuộc sống

Công nghệ vi sinh là một trong những lĩnh vực được ưu tiên phát triển hiện nay. Nó quyết định đến phần lớn hiệu kinh tế và chất lượng cuộc sống của con người. Tuy nhiên, công nghệ vi sinh vẫn chưa thực sự được phổ biến. Để hiểu hơn về công nghệ vi sinh là gì cũng như ứng dụng của nó, xem ngay bài viết dưới đây

1. Thực trạng công nghệ vi sinh tại Việt Nam và trên thế giới

Năng lực công nghệ vi sinh của Việt Nam ở mức trung bình tiên tiến so với thế giới. Một số ngành công nghệ nước ta đã phát triển năng lực ấn tượng. Cụ thể: công nghệ tạo giống (66,04%), công nghệ bảo quản giống (90%), công nghệ lên men (66,06%), công nghệ thu hồi và tạo sản phẩm (78,3%). Trong thời gian tới, Việt Nam tập trung sinh học kết hợp. Bao gồm: công nghệ vi sinh hiện đại, công nghệ nano, công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo. Từ đó, tạo nên mô hình công nghệ hiện đại, mới mẻ và đáp ứng nhu cầu thị trường.
Xu hướng mới mà Việt Nam theo đuổi cũng đáp ứng nhu cầu mà công nghệ thế giới đang phát triển hiện nay. Cụ thể là công nghệ sinh học kết hợp. Một số vấn đề lớn về công nghệ vi sinh vật đang được nghiên cứu phổ biến trên thế giới hiện nay. Đó là: Nghiên cứu hệ vi sinh vật trái đất và Nghiên cứu hệ vi sinh vật con người.

2. Khái niệm vi sinh vật

Vi sinh vật là sinh vật nhân sơ đơn bào, đa bào hoặc sinh vật nhân thực. Chúng rất nhỏ và được đo bằng đơn vị micromet. Bởi vậy, chúng chỉ có thể quan sát dưới kính hiển vi. Vi sinh vật bao gồm một số nhóm phổ biến: virus, vi khuẩn, nấm, tảo và động vật nguyên sinh.

vi sinh vật

3. Công nghệ vi sinh là gì?

Công nghệ vi sinh là ngành công nghệ tiên tiến và được quan tâm trên thế giới. Tuy nhiên, nó còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Đây công nghệ khai thác sử dụng hoạt động sống của vi sinh vật. Đồng thời, ứng dụng công nghệ hiện đại. Từ đó, sản xuất ra các sản phẩm giá trị cho sự phát triển kinh tế, xã hội. Việc khai thác công nghệ vi sinh được ứng dụng rộng rãi và hiệu quả trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Cụ thể: xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi,… Chưa kể, hiện nay, một số sản phẩm còn được dùng để phòng ngừa, chữa trị một số bệnh.

công nghệ vi sinh là gì

4. Đặc điểm của Công nghệ vi sinh

  • Sử dụng vi sinh vật

Công nghệ vi sinh được ứng dụng và phát triển dựa trên vi khuẩn, nấm, tế bào thực vật, động vật,… Vi sinh vật được sử dụng chuyển đổi thành các sản phẩm với đặc tính mong muốn.

  • Quá trình sinh học

Quá trình sinh học được thực hiện bởi công nghệ vi sinh giúp sản xuất hoặc cải thiện sản phẩm và dịch vụ. Nó bao gồm quá trình lên men, tổng hợp protein, axit nucleic,…

  • Ứng dụng đa dạng

Công nghệ vi sinh được ứng dụng trong đa dạng lĩnh vực. Cụ thể là công nghiệp, nông nghiệp, môi trường, y tế và năng lượng. Đây cũng là yếu tố quyết định đến tầm quan trọng của công nghệ này. Từ đó, đóng góp vào sự phát triển và tiến bộ cũng như nâng tầm chất lượng sống của con người.

  • Tính bền vững

Công nghệ vi sinh thường có tính bền vững cao hơn các giải pháp truyền thống. Bởi nó thường ưu tiên phát triển nguyên liệu tái tạo, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng và giảm thiểu tác động tích cực đến môi trường.

  • Tiềm năng lớn

Công nghệ vi sinh có tiềm năng lớn trong đáp ứng các thách thức mang tính toàn cầu. Cụ thể là an ninh lương thực, biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường. Công nghệ hiện đại này cung cấp các giải pháp hiện đại, bền vững trong việc giải quyết triệt để các vấn đề trong tương lai.

  • Cần có kiến thức chuyên môn

Ngành công nghệ này đòi hỏi kiến thức chuyên môn và kỹ năng cao để thực hiện quá trình sinh học. Từ đó, đảm bảo chất lượng và khả năng đáp ứng của các chế phẩm vi sinh. Bởi vậy, nó đòi hỏi sự hợp tác giữa các nhà khoa học, kỹ sư và chuyên gia trong lĩnh vực này.

  • Cải thiện hiệu suất

Công nghệ vi sinh giúp tăng cường hiệu suất sản xuất. Từ đó, tăng cường chất lượng sản phẩm và giảm thiểu sai sót. Đặc biệt trong ngành công nghiệp, nông nghiệp, dược phẩm,…

  • Sản phẩm tự nhiên và an toàn

Công nghệ vi sinh sử dụng các vi sinh vật tự nhiên để thực hiện quá trình sinh học. Các chế phẩm thường an toàn, không gây hại cho con người và môi trường.

  • Giảm sử dụng hóa chất

Công nghệ vi sinh giúp làm giảm chất phụ gia hóa học và thuốc trừ sâu trong sản xuất. Vi khuẩn và nấm giúp tạo kháng sinh tự nhiên. Từ đó, có thể dễ dàng kiểm soát mầm bệnh.

công nghệ vi sinh trong nuôi cấy

Xem thêm:

5. Ưu điểm và nhược điểm của công nghệ vi sinh

5.1 Ưu điểm

Công nghệ vi sinh không chỉ đáp ứng nhiều lĩnh vực khác nhau. Nó còn sở hữu những ưu điểm vượt trội. Nhờ đó, đây được coi là lĩnh vực công nghệ được ưu tiên hàng đầu hiện nay.

  • Không gây tác động xấu đến sức khỏe con người, môi trường và hệ sinh thái.
  • Các vi sinh vật thường có sẵn và phổ biến đến đảm bảo nguồn vi sinh vật vô tận.
  • Một số chất thải hữu cơ được sử dụng giúp tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường.
  • Được ứng dụng trong đa dạng lĩnh vực của cuộc sống. Chẳng hạn như làm phân bón vi sinh, xử lý chất thải bảo vệ môi trường, ứng dụng trong công nghệ, y tế, đời sống,…

xử lý rác thải bằng công nghệ vi sinh

5.2 Nhược điểm

  • Đòi hỏi kiến thức chuyên môn: Quá trình nghiên cứu, phát triển cần kiến thức chuyên môn và kỹ năng cao. Bởi vậy, nó cần sự hợp tác giữa các nhà khoa học, kỹ sư và chuyên gia trong lĩnh vực này.
  • Chi phí đầu tư ban đầu: Nó được sử dụng trong việc mua nguồn nguyên liệu chất lượng và trang bị máy móc, thiết bị hiện đại. Tuy nhiên, chi phí này có thể được hòa vốn nhờ tăng cường hiệu suất và sử dụng tài nguyên phù hợp.
  • Quản lý phức tạp: Công nghệ vi sinh đòi hỏi quản lý và thực hiện kỹ thuật phức tạp. Điều này đảm bảo chất lượng và độ an toàn của chế phẩm cao nhất. Việc kiểm soát các thay đổi nhằm cung cấp điều kiện lý tưởng cho vi sinh vật đòi chuyên môn và kỹ thuật cao.
  • Rủi ro sinh học: Một số loại vi sinh vật có thể gây hại đến môi trường và sức khỏe con người nếu không được quản lý cẩn thận. Việc đảm bảo an toàn sinh học và quy định nghiêm ngặt là yếu tố cần đáp ứng hàng đầu khi áp dụng.

đầu tư máy móc thiết bị hiện đại

6. Ứng dụng của công nghệ vi sinh trong thực tế

Cùng BCC khám ngay một số ứng dụng của công nghệ vi sinh trong thực tế.

6.1 Nghiên cứu khoa học

Công nghệ vi sinh có vai trò quan trọng trong nghiên cứu khoa học. Cụ thể là nghiên cứu đặc điểm sinh lý hóa, tính di truyền học và phát triển các chủng vi sinh vật. Đồng thời, theo dõi quá trình biến đổi của chúng trong một số lĩnh vực. Sau đó, đánh giá và đưa ra kết luận ứng dụng trong từng lĩnh vực. Từ đó, sáng tạo các chế phẩm vi sinh để đáp ứng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

6.2 Ứng dụng trong nuôi tôm

Nhắc đến công nghệ vi sinh, không thể bỏ qua ứng dụng của chúng trong nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt là nuôi tôm. Công nghệ được áp dụng giúp làm giảm tình trạng ô nhiễm nguồn nước. Đồng thời, ngăn chặn tối đa các loại vi khuẩn gây bệnh cho tôm. Việc ứng dụng công nghệ này đảm bảo mẻ tôm tốt, khỏe. Bà con sẽ không phải lo tình trạng mắc dịch bệnh và chết hàng loạt.
Các chủng vi sinh trong nuôi tôm được chia thành 3 nhóm:

  • Bacillus, Lactobacillus, Saccharomyces: các chủng vi sinh giúp hệ tiêu hóa ổn định.
  • Bacillus licheniformis, Bacillus sp.: Các vi sinh vật giúp cải thiện nền đáy ao nuôi tôm do tính đối kháng với vi khuẩn.
  • Nitrosomonas, Nitrobacter, Actinomyces, Bacillus, Rhodobacter sp, Rhodospirillum, Rhodopseudomonas viridis,…: Chủng vi
  • sinh giúp cải thiện chất lượng môi trường, tăng hàm lượng oxy, ổn định độ pH,…

ứng dụng công nghệ vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

6.3 Ngành trồng trọt, chăn nuôi

Trồng trọt

Công nghệ vi sinh với các sản phẩm hiện đại giúp đảm bảo hoạt động canh tác của người nông dân. Đồng thời, đảm bảo không ảnh hưởng xấu đến môi trường. Chẳng hạn phân bón vi sinh, công nghệ tạo giống và sản phẩm bảo quản giống an toàn. Cụ thể là phát triển công nghệ lên men trong quá trình ủ rơm rạ, chất thải nông nghiệp. Từ đó, tạo phân bón hữu cơ, bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho đất và nước.
Trong các sản phẩm ứng dụng trồng trọt, chăn nuôi. Phân bón vi sinh được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Nó được sản xuất từ những sinh vật có lợi. Thay cho phân lân, đạm, kali,… với thành phần hóa học là chủ yếu. Không những tốt cho cây trồng, môi trường đất. Phân bón vi sinh còn đảm bảo sức khỏe người dùng.

  • Giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt.
  • Hạn chế tình trạng sâu bệnh.
  • Thân thiện với môi trường.
  • Đảm bảo sức khỏe người dùng.
  • Tối ưu chi phí và năng suất nông nghiệp.
  • Cải tạo và cân bằng dinh dưỡng đất, tránh bạc màu.

phân vi sinh chế phẩm sinh học

Chăn nuôi

Các sản phẩm công nghệ vi sinh từ nấm, men,… được sử dụng để khử trùng và khử mùi từ chuồng trại. Ngoài ra, chúng còn được sử dụng làm đệm lót chuồng cho gia cầm, tăng khả năng chống trọi bệnh. Từ đó, gia tăng trọng lượng và năng suất chăn nuôi. Ngoài ra, trong ngành nuôi trồng thủy hải sản, công nghệ này còn giúp làm giảm tình trạng ô nhiễm môi trường nuôi trồng hải sản. Đồng thời, ngăn chặn các dịch bệnh xảy ra ở tôm cá,…

xử lý môi trường chăn nuôi bằng chế phẩm sinh học

6.4 Ứng dụng trong ngành y tế

Công nghệ vi sinh được ưu tiên sử dụng trong lĩnh vực y tế. Cụ thể là ứng dụng trong quy trình sản xuất thuốc, chất dinh dưỡng mới, quá trình xét nghiệm, vaccine phòng bệnh, kháng sinh,… Công nghệ vi sinh kết hợp với công nghệ sinh học đã sản xuất ra hàng loạt sản phẩm và kháng thể. Từ đó, hỗ trợ phòng chống, ngăn ngừa và điều trị các bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, một số bệnh như máu trắng, ung thư,…, các nhà khoa học vẫn chưa tìm được ra giải pháp ngăn chặn.

công nghệ vi sinh trong điều chế vaccine

6.5 Lĩnh vực xử lý nước thải

Cơ chế ứng dụng

Ô nhiễm môi trường nước là vấn nạn đáng báo động ở Việt Nam và trên thế giới. Nguyên nhân chủ yếu là do biện pháp xử lý chất thải chưa đúng quy định trước khi thải ra môi trường. Từ đó, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Vi sinh vật gồm nhiều loại virus, vi khuẩn, vi tảo, nấm,… Chúng có thể làm sạch nguồn nước thải sau khi được điều chế phù hợp. Tuy chứa nhiều mầm bệnh nhưng chúng lại có công dụng lớn trong xử lý ô nhiễm chất thải.
Xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học dựa trên hoạt động của vi sinh vật nhằm phân hủy các chất hữu cơ gây hại đến môi trường. Cụ thể, khi đưa vi sinh vật vào hệ thống nước thải, chúng sẽ dùng chất hữu cơ và khoáng chất trong nước thải làm thức ăn. Các chất hữu cơ trong nước thải được vi sinh vật phân hủy thành các dạng chất đơn giản hoặc khí thoát ra môi trường. Từ đó, giảm thiểu tối đa hàm lượng chất ô nhiễm và đảm bảo nguồn nước thải ra đúng quy định.

Quy trình xử lý nước thải

Quy trình xử lý nước thải bằng công nghệ vi sinh được chia thành một số loại sau:

  • Quy trình xử lý vi sinh vật kỵ khí: Thủy phân, cắt mạch các hợp chất phân tử; acid hóa; acetate hóa; methane hóa. Nó bao gồm xử lý các vi sinh vật lơ lửng và bám tại thành ống.
  • Quy trình xử lý vi sinh vật hiếu khí: Xử lý chất hữu cơ bị oxy hóa; vi sinh vật tiến hành tổng hợp tế bào mới; vi sinh vật tiến hành phân hủy nội bào. Quy trình này cũng bao gồm xử lý vi sinh vật lơ lửng và bám dính.
  • Quy trình xử lý vi sinh vật thiếu khí: Sử dụng bể lên men (bể Anoxic) lên men các chất trong nước thải, cắt mạch Polyphosphate thành Phosphate, khử nitrat thành nitơ ở điều kiện thiếu khí.

Xem thêm:

7. Một số khó khăn khi ứng dụng vào đời sống

Công nghệ vi sinh là ngành khoa học với và biến đổi không ngừng. Bởi vậy, quá trình ứng dụng trong đời sống gặp không ít khó khăn. Dưới đây là một số khó khăn được BCC tổng hợp.

7.1 Khó nhìn thấy bằng mắt thường

Vi sinh vật có kích thước rất nhỏ nên khó nhìn thấy bằng mắt thường. Chúng chỉ có thể được quan sát dưới kính hiển vi trong phòng thí nghiệm. Bởi vậy, các sản phẩm này rất khó để kiểm soát lượng vi sinh còn sống hay đã chết, mật độ nhiều hay ít. Chúng có đảm bảo được số lượng và chất lượng vi sinh hay không? Chưa kể, những sản phẩm vi sinh không chất lượng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dùng.

7.2 Khó bảo quản và nuôi cấy ở môi trường tự nhiên

Vi sinh có kích thước nhỏ nhưng tốc độ phát triển chóng mặt. Vì thế không thể thấy bằng mắt thường nên việc nuôi cấy ở điều kiện bình thường gặp rất nhiều khó khăn. Vi sinh chỉ có thể nuôi cấy trong môi trường thí nghiệm và điều kiện khắt khe.

7.3 Thực thể vi sinh vật rất dễ biến đổi kiểu gen trong môi trường

Cấu tạo của vi sinh không phức tạp. Thậm chí, virus còn chưa lên cấu tạo đơn bào. Tuy nhiên, do cấu tạo đơn giản nên chúng rất dễ thay đổi kiểu gen hình thành chất mới. Hiện tượng này có thể ảnh hưởng đến quá trình nghiên cứu của các nhà khoa học.

7.4 Điều kiện vật chất đang còn rất hạn chế

Ngành nghiên cứu vi sinh vật cần rất nhiều trang thiết bị và quy trình hiện đại. Tuy nhiên, việc không trang bị đầy đủ sẽ gây nhiều khó khăn trong quá trình nghiên cứu của các nhà khoa học. Đây cũng là khó khăn trong việc ứng dụng công nghệ vi sinh vào trong đời sống.

công nghệ sản xuất vi sinh

8. Tạm kết

Công nghệ vi sinh đã mở ra một tương lai đầy tiềm năng và hứa hẹn trong đa dạng lĩnh vực của cuộc sống. Từ nâng cao năng suất nông nghiệp đến sự tiến bộ trong y tế và bảo vệ môi trường, vi sinh vật đóng vai trò không thể thiếu. Tuy nhiên, sự sử dụng khôn ngoan của công nghệ này cũng đòi hỏi sự quan tâm và kiểm soát kỹ lưỡng, để đảm bảo rằng những lợi ích mang lại là bền vững và không gây tác động tiêu cực không mong muốn. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến nghiên cứu và ứng dụng Công nghệ sinh học trong mọi lĩnh vực.

cv

TS. Nguyễn Văn Năm

Tiến sĩ Sinh học - Nhà sáng lập BCC

20 năm công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Ủy viên BCH Hội Miễn dịch Trị liệu Ung thư Việt Nam

Bích Vũ

Content Writer of BCC

5/5 - (6 bình chọn)

Bài viết liên quan

các hoạt chất beta glucan trong mỹ phẩm

Beta Glucan là gì? Tác dụng gì tới sức khoẻ và hệ miễn dịch?

Beta glucan là một polysaccharide tự nhiên có tính chất kích thích miễn dịch, giảm cholesterol, hỗ trợ sức khỏe...
nghiên cứu khoa học về beta glucan

Tổng hợp một số nghiên cứu khoa học quan trọng về Beta glucan

Một số nghiên cứu khoa học về Beta glucan là tiền đề cho sự phát triển và ứng dụng hiệu...
1 3 1 4 b glucan

Beta glucan (1,3/1,4) là gì? Vai trò quan trọng với sức khỏe

Beta glucan (1,3/1,4) là dạng đặc biệt của Beta glucan, mang đặc tính dinh dưỡng của chất xơ, giúp cải...