Dị ứng nước là gì? Biểu hiện, phương pháp chẩn đoán và điều trị

Dị ứng với nước là gì? Tình trạng dị ứng hiếm gặp nhưng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm do khó khăn trong quá trình chẩn điều trị và phòng ngừa

Dị ứng nước là tình trạng hiếm gặp. Tuy nhiên, nó có thể xuất hiện ở mọi đối tượng và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Người dị ứng thường nổi mề đay, mẩn ngứa. Thậm chí, có thể bị viêm da. Nghiêm trọng hơn là có thể dẫn đến tử vong do tích thụ độc, không được điều trị kịp thời. Nếu bạn nghi ngờ mình hoặc người thân có biểu hiện dị ứng nước, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị nhanh chóng. Cùng BCC tìm hiểu chi tiết về dị ứng ứng nước là gì, biểu hiện và các phương pháp điều trị hiệu quả dưới đây.

1. Dị ứng nước là gì?

Dị ứng với nước là tình trạng nổi mề đay, mẩn ngứa, phát ban,… khi tiếp xúc với nguồn nước không đảm bảo. Hoặc có thể do chính mồ hôi, nước mắt trên cơ thể. Đây là dạng dị ứng vật lý khiến người mắc mệt mỏi và khó chịu. Dị ứng nước có thể không xảy ra khi bệnh nhân uống nước. Bởi da không tiếp xúc trực tiếp với nước. Tuy nhiên, trường hợp dị ứng nặng vẫn có thể xuất hiện triệu chứng trong miệng, môi. Tùy loại da và cơ địa mà có mức độ biểu hiện dị ứng khác nhau. Đa số các triệu chứng xuất hiện trong vòng 30 phút sau khi tiếp xúc. Và tình trạng này thường kéo dài từ 30 phút đến 2 giờ.

mẩn ngứa do nước hồ bơi

2. Nguyên nhân gây dị ứng nước

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến dị ứng nước. Dưới đây là một số tác nhân phổ biến đã được nghiên cứu:

2.1 Dị ứng do nguồn nước bẩn

Việt Nam có tỷ lệ ô nhiễm cao nên nguồn nước không được đảm bảo. Chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, hóa chất,… gây hại cho cơ thể, thải ra ao, hồ, nước sông, nước biển. Tiếp xúc với nguồn nước này khiến da bị kích ứng và gây nên dị ứng. Chưa kể, có trường hợp còn dị ứng với nước máy, nước rửa chén,…

nguồn nước ô nhiễm

2.2 Dị ứng nước do di truyền, bẩm sinh

Nguyên nhân dị ứng do di truyền hiện chưa được xác thực kết quả. Nhưng một số báo cáo cho thấy rằng gia đình 3 thế hệ đều có người mắc dị ứng. Vì vậy, căn bệnh này vẫn có khả năng di truyền dù với xác suất thấp. Bên cạnh đó, người có làn da nhạy cảm cũng dễ bị phản ứng dị ứng như nổi đỏ, mẩn ngứa sau khi tiếp xúc nguồn nước lạ.

3. Biểu hiện, triệu chứng khi bị dị ứng nước

Phản ứng với dị ứng nước thường xuất hiện rõ trên bề mặt da. Bởi vậy, khi có thương tổn, người mắc bệnh có thể quan sát và nhận biết dễ dàng thông qua một số triệu chứng đã được BCC tổng hợp như sau:

  • Xuất hiện các bớt đỏ, mẩn ngứa, mề đay, phát ban,… với kích thước nhỏ khoảng 1-3 mm trên bề mặt da. Các nốt này gây ngứa ngáy, khó chịu, thường có ở cổ, lưng và cánh tay.
  • Phát ban, mề đay lan nhanh và tạo thành từng mảng trên bề mặt da. Càng tiếp xúc với nước, nó càng lan nhanh sang các vùng lân cận. Tình trạng nghiêm trọng có thể dẫn đến viêm da.
  • Tiếp với với nguồn nước không đảm bảo vệ sinh còn khiến làn da nổi mụn nước li ti. Khi vỡ, chúng sẽ lây lan sang các vùng khác nhau.
  • Người bị dị ứng cảm thấy sốt, buồn nôn, đau đầu, mệt mỏi và khó thở.
  • Có thể xuất hiện phát ban quanh miệng khi uống nước dẫn đến khó thở, khó nuốt.

nổi phát ban ở khuỷu tay

Xem thêm:

4. Cách chẩn đoán dị ứng nước

Bệnh dị ứng nước thường được chẩn đoán dựa trên các dấu hiệu và triệu chứng. Thử nghiệm tiếp xúc với nước giúp xác định nguy cơ dị ứng. Thường bác sĩ sẽ để phần trên của cơ thể bệnh nhân tiếp xúc với miếng vải có thấm nước 35 độ trong 20 – 30 phút. Nguyên nhân là do da phần trên của cơ thể nhạy cảm và dễ bị ảnh hưởng hơn.
Nếu sau đó xuất hiện phát ban, mẩn đỏ thì khả năng cao là bệnh nhân bị dị ứng nước. Trước khi thực nghiệm vài ngày, cần tránh dùng thuốc kháng histamine. Đồng thời, cần thực hiện trên phạm vi nhỏ hoặc lượng nước thấp để phòng tránh dị ứng nghiêm trọng.

5. Các phương pháp điều trị dị ứng với nước

Dị ứng với nước là một căn bệnh hiếm gặp, không rõ ràng về nguyên nhân. Chưa kể, nó có thể tái phát nhiều lần, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và tâm lý người bệnh. Trong khi, tránh tiếp xúc hoàn toàn với nước là điều không thể. Các chuyên gia cũng chưa có nhiều nghiên cứu và số liệu đánh giá hiệu quả điều trị tình trạng này. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số phương pháp điều trị giúp cải thiện triệu chứng bệnh dưới đây. Tùy nguyên nhân và cơ địa mà lựa chọn được phương pháp phù hợp.

5.1 Thuốc tây điều trị

  • Sử dụng thuốc tây

Đây là biện pháp thường được chỉ định khi gặp vấn đề dị ứng. Không những nhanh, đơn giản mà còn kiểm soát tốt tình trạng mẩn cảm của da. Tùy nguyên nhân và mức độ dị ứng mà bác sĩ sẽ kê loại thuốc với liều lượng phù hợp.

  • Loại thuốc uống

Dị ứng da gây ngứa ngáy, khó chịu do hàm lượng histamin tăng cao. Để kiểm soát tốt tình trạng này, bác sĩ thường chỉ định một số loại thuốc. Chủ yếu là thuốc kháng histamine, liệu pháp giúp điều trị tất cả các dạng mề đay. Chúng có khả năng ức chế thụ thể H1 (thuốc kháng histamine H1) nhưng không gây buồn ngủ. Nếu các loại thuốc này không phát huy tác dụng, có thể thay thế bằng thuốc ức chế thụ thể H2 như cimetidine. Chẳng hạn như Dexclorpheniramin, Hydroxyzine,… Tuy nhiên, cần cẩn trọng khi sử dụng vì một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ.

  • Dạng thuốc tiêm

Trường hợp dị ứng nặng thường được chỉ định thuốc tiêm. Phổ biến là Epipen, loại thuốc chứa epinephrine. Nó giúp làm tăng huyết áp, tăng cường hoạt động phổi và cải thiện tình trạng dị ứng nặng.

  • Thuốc bôi

Bên cạnh đó, còn có thuốc bôi ngoài da giúp kháng khuẩn, giảm sưng và ngừa viêm. Đồng thời, có thể hỗ trợ phục hồi da sau tổn thương do viêm nhiễm.

5.2 Thuốc Đông y

Một số người cho thấy hiệu quả khi sử dụng các loại lá từ thiên nhiên. Điển hình là lá ổi, lá cây tía tô, củ gừng, lá cây khế,… Chúng giúp kháng viêm, diệt khuẩn. Người bệnh có thể hãm trực tiếp để uống, đắp lên da hoặc nấu nước tắm. Tuy nhiên, nó chỉ sử dụng hiệu quả khi được các bác sĩ chẩn đoán và hướng dẫn chi tiết.

thuốc bôi ngoài da dị ứng nước

Xem thêm:

5.3 Quang trị liệu

Các bác sĩ sử dụng loại ánh sáng PUVA (bức xạ tia cực tím A) và PHVB (bức xạ tia cực tím B) để ức chế hoạt động của histamin trên da. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời. Bởi nó có thể ảnh hưởng xấu đến tế bào da về sau.
Sử dụng thuốc điều trị cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối, không được tự ý lạm dụng quá mức. Bởi nó có thể ảnh hưởng đến gan, thận, thậm chí gây ngộ độc.

6. Phương pháp phòng ngừa dị ứng với nước

Một số trường hợp có thể gặp khó khăn trong điều trị dị ứng. Bởi vậy, cách tốt nhất là hạn chế tiếp xúc tối đa với nước. Tuy nhiên, điều này là rất khó bởi nước có vai trò quan trọng với sự sống. Dưới đây là một số cách phòng chống dị ứng nước mà người bệnh có thể tham khảo áp dụng như sau:

  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
  • Thường xuyên vệ sinh môi trường xung quanh, đảm bảo nguồn nước an toàn.
  • Tránh vận động thể chất ra nhiều mồ hôi.
  • Lựa chọn quần áo thoáng mát, chất vải và khả năng thấm hút tốt.
  • Xây dựng chế độ ăn hợp lý, đầy đủ dưỡng chất để tăng sức đề kháng.
  • Hạn chế đến nơi công cộng như hồ bơi, bể bơi,…
  • Sử dụng biện pháp bảo hộ khi tiếp xúc với loại nước bẩn chứa hóa chất độc hại.
  • Tìm hiểu kỹ thành phần trước khi sử dụng các loại nước như nước rửa tay, nước hoa, nước rửa chén, nước tẩy trang,…
  • Thêm một số hương liệu tự nhiên khi tắm cho trẻ để tăng khả năng sát khuẩn như chanh, gừng,…
  • Trường hợp nổi mề đay kèm triệu chứng nghiêm trọng hơn như khó thở, cần được cấp cứu kịp thời.
  • Có thể sử dụng adrenaline để nhanh chóng tăng huyết áp và xử lý các triệu chứng dị ứng nặng, cấp tính.

đảm bảo nguồn nước sạch

7. Tạm kết

Dị ứng nước là tình trạng da nổi mề đay, phát ban và các triệu chứng khác sau khi tiếp xúc với nước. Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng dị ứng nước có thể gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày. Nguyên nhân chủ yếu của dị ứng nước là do cơ địa dị ứng từ nhỏ và tiếp xúc với nguồn nước không đảm bảo an toàn. Do đó, khi gặp tình trạng này, cần được chẩn đoán và phác đồ chữa trị hợp lý. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến ứng dụng và Nghiên cứu trong mọi lĩnh vực.

cv

Tham vấn chuyên môn

TS. Đào Thị Lương

Tiến sĩ sinh học

Nguyên Phó phòng Bảo tàng Giống Vi sinh vật - Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học

Bích Vũ

Content Writer of BCC

5/5 - (4 bình chọn)

Bài viết liên quan

hội chứng digeorge

Hội chứng DiGeorge là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Hội chứng DiGeorge là rối loạn di truyền do mất đoạn nhỏ trên nhiễm sắc thể 22, gây ra hàng...
thalassemia

Thalassemia là bệnh gì? Cách thức chẩn đoán và điều trị

Thalassemia là bệnh di truyền ảnh hưởng đến khả năng sản xuất hemoglobin, gây thiếu máu kéo dài và ảnh...
hở hàm ếch

Hở hàm ếch là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Hở hàm ếch là dị tật bẩm sinh gây khe hở ở môi hoặc vòm miệng, ảnh hưởng đến ăn...