Ketone là gì? Ý nghĩa kết quả xét nghiệm Ketone trong nước tiểu

Ketone là gì? Nguồn năng lượng được tạo ra từ quá trình phân hủy chất béo, nhưng có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe nếu nồng độ tăng cao

Ketone là chất được tạo ra sau khi phân hủy chất béo để lấy năng lượng. Nồng độ ketone thay đổi có thể cảnh báo một số vấn đề liên quan đến sức khỏe. Bởi vậy, xét nghiệm chỉ số Ketone rất quan trọng trong điều trị bệnh lý. Đặc biệt là điều trị bệnh tiểu đường type I. Bởi nó giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm, nhất là nhiễm toan ceton. Vậy ketone là gì? Xét nghiệm Ketone được thực hiện như thế nào? Mọi thắc mắc sẽ được giải đáp chi tiết thông qua bài viết dưới đây.

1. Ketone là gì?

1.1 Khái niệm

Ketone (KET) là gì? Cơ thể cần insulin để đưa glucose – nguồn năng lượng chính đi vào tế bào. Nếu hàm lượng insulin thấp, các tế bào không sử dụng được glucose để sản xuất năng lượng. Khi đó, cơ thể cần tiến hành phân hủy chất béo để lấy năng lượng. Chất được sản sinh gọi là Ketone (thể Ketones). Đây là sản phẩm phụ của quá trình phân hủy axit béo. Còn nồng độ Ketones cao làm tăng nguy cơ nhiễm toan Ketones do tiểu đường (DKA). Các tình trạng này có thể gây ra tình trạng đa niệu đạo. Cơ thể bị mất nước, điện giải, trong đó có thể Ketone và đe dọa đến tính mạng con người.

1.2 Thể ketone gồm những loại nào?

Ketone gồm 3 chất chính yếu. Đó là acetone, acetone acetic và acid beta-hydroxybutyric). Các chất này được dự trữ trong huyết tương và bài tiết qua nước tiểu. Hydroxybutyric acid và acid acetone acetic chuyển thành acetone nhanh chóng. Bởi vậy, acetone là chất chính để xét nghiệm. Ở người khỏe mạnh, hợp chất này được tạo ra ở gan và chuyển hóa hoàn toàn với hàm lượng không đáng kể. Đó là do sự ngăn chặn nồng độ xeton trong máu của insulin, glucagon và các hormone khác. Do đó, chỉ có một lượng nhỏ còn lại trong nước tiểu. Nồng độ chỉ số này bình thường cho ra kết quả âm tính. Chỉ số trong xét nghiệm nước tiểu của thai phụ thường là không có hoặc có rất ít, chỉ từ 2.5-5mg/dl.

các thể ketone

2. Ý nghĩa của chỉ số Ketone trong nước tiểu

Xét nghiệm ketone trong nước tiểu thường được thực hiện ở người bệnh tiểu đường. Từ đó, có thể chẩn đoán sớm tình trạng bệnh, nguyên nhân và đưa ra liệu pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là một số trường hợp cần thực hiện xét nghiệm chỉ số ketone trong nước tiểu:

  • Nhiễm toan Ketones do tiểu đường (DKA) bởi hàm lượng Ketones cao
  • Tình trạng Ketone niệu khi lượng mỡ chuyển hóa tăng do giảm nhập cacbonhydrat hoặc ăn quá nhiều mỡ
  • Nôn mửa hoặc tiêu chảy trong thời gian dài
  • Rối loạn do sử dụng quá liều insulin, thuốc isoniazid và rượu
  • Thường xuyên nhịn ăn, ăn uống không điều độ
  • Mắc một số bệnh về đường tiêu hóa
  • Chế độ ăn thiếu carbohydrate
  • Tập thể dục quá sức kéo dài do cơ thể phải sử dụng chất béo làm năng lượng thay vì sử dụng glucose
  • Mang thai hoặc cho con bú
  • Mắc bệnh cấp tính, căng thẳng quá mức hoặc cơ thể kiệt quệ
  • Sốt, sản giật, cường giáp

đô nồng độ ketone cho thai phụ

3. Có nên xét nghiệm Ketone không?

Rất nhiều người phân vân có nên thực hiện xét nghiệm ketone không. Câu trả lời chính là Có. Đây là xét nghiệm có vai trò quan trọng với bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 1. Bởi nó giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm và tình trạng nhiễm toan Ketones. Ngoài ra, nó còn đặc biệt hữu ích với người bệnh tiểu đường phụ thuộc vào insulin. Đặc biệt, ketone có thể axit hóa máu và gây ra bệnh DKA. Bệnh này có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng sau:

  • Sưng mô não
  • Hôn mê, mất ý thức
  • Bệnh tiểu đường
  • Tử vong nếu không được điều trị kịp thời

Do đó, cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám, xét nghiệm và điều trị kịp thời.

tác hại với cơ thể khi nồng độ ketone cao

Xem thêm:

4. Khi nào nên thực hiện xét nghiệm chỉ số Ketone?

Người mắc bệnh tiểu đường hoặc có một số tình trạng làm tăng nguy cơ phát triển mức Ketones cao thường được bác sĩ chỉ định xét nghiệm chỉ số Ketone. Ngoài ra, những người có các triệu chứng nhiễm toan Ketone cũng cần thực hiện. Cụ thể:

  • Đau bụng, buồn nôn, nôn mửa
  • Mệt mỏi, khó thở, buồn ngủ
  • Hơi thở có mùi hôi, thường xuyên khát và khô miệng
  • Lượng đường huyết cao lên đến 300 mg/dl.
  • Suy giảm trí nhớ, thường xuyên lú lẫn và khó suy nghĩ được nhanh

Ngoài ra, nó còn được chỉ định trong một số trường hợp sau:

  • Người bị cảm lạnh, cúm hoặc nhiễm trùng: Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ khuyến cáo nên kiểm tra nồng độ ketone thường xuyên sau mỗi 4-6 giờ. Bởi nó có thể làm tăng nguy cơ mắc DKA và gây ra hậu quả nghiêm trọng, nguy hiểm đến tính mạng.
  • Người chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường: Kiểm tra chỉ số này 2 lần/ ngày để đảm bảo cơ thể dung nạp đúng liều lượng insulin. Đồng thời, thực hiện xét nghiệm ngay nếu gặp một số biểu hiện sau: ăn nhiều, khát nước, đi tiểu thường xuyên, sụt cân nhanh, hơi thở gấp, mệt mỏi, buồn nôn, xuất hiện viêm xuất huyết dạ dày,…
  • Người có kết quả đường huyết với nồng độ glucose máu lúc đói từ 7.0 mmol/L trở lên và trên 11.1 mmol/L tại thời điểm bất kỳ.

5. Các bước tiến hành xét nghiệm Ketone là gì?

Xét nghiệm máu hoặc nước tiểu để đo mức Ketone, các bước tiến hành xét nghiệm Ketone thường sẽ tuân theo các quy trình, bao gồm:

5.1 Xét nghiệm ketone nước tiểu là gì?

Xét nghiệm ketone nước tiểu cần một cốc nhựa, một lọ que thử và hướng dẫn sử dụng. Trước khi thực hiện, cần kiểm tra hạn sử dụng các dụng cụ để đảm bảo kết quả. Cùng BCC tìm hiểu ngay các bước xét nghiệm chỉ số ketone:
Đi tiểu vào cốc nhựa trong bộ dụng cụ. Mẫu nước tiểu sẽ được vô trùng và gửi về phòng xét nghiệm. Sau đó, nhúng que thử vào trong nước tiểu. Sau đó, giữ que thử một khoảng thời gian trong mẫu nước tiểu. Nhân viên sẽ lấy que thử ra và đặt vào máy xét nghiệm để đo nồng độ ketone. Sau khi có kết quả, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán và liệu pháp điều trị phù hợp. Nếu người bệnh được chẩn đoán bệnh tiểu đường, cần thực hiện xét hiện Ketones 1 – 2 lần/ ngày.

  • Mức Ketones nhỏ: dưới 20 mg/dL
  • Mức Ketones vừa phải: 30 – 40 mg/dL
  • Mức Ketones lớn: trên 80 mg/ngày, cần cấp cứu ngay.

Xét nghiệm ketone trong nước tiểu được sử dụng phổ biến do tính tiện lợi và nhanh chóng. Tuy nhiên, nó thường chỉ đảm bảo kết quả phản ánh ketone trong vài giờ trước. Còn xét nghiệm ketone trong máu cho thấy chính xác nồng độ của nó tại thời điểm hiện tại.

xét nghiệm ketone nước tiểu

5.2 Kiểm tra Ketone trong máu

Xét nghiệm ketone trong máu là cách chính xác nhất để xác định nồng độ chỉ số này. Đồng thời, có ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán, đánh giá mức độ bệnh và điều trị.
Bác sĩ sẽ tiến hành sát trùng và lấy mãu tĩnh mạch trên cánh tay người bệnh. Sau khi lấy đủ, mẫu máu bệnh phẩm sẽ được mang đi kiểm tra và chờ kết quả phân tích. Bên cạnh đó, người bệnh có thể tự kiểm tra Ketones trong máu tại nhà. Người bệnh sẽ dùng thiết bị chuyên dụng để chích lấy máu ngon tay. Sau đó, đặt trên que thử ketone và đặt vào máy đo. Đồng hồ sẽ hiển thị mức Ketones trong máu. Người bệnh cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ cũng như cách sử dụng máy đo. Ý nghĩa kết quả chỉ số đo được như sau:

  • Dưới 0,6 mmol/L: bình thường.
  • 0,6 – 1,5 mmol/L: có Ketones trong máu, cần được kế hoạch theo dõi thêm.
  • Trên 1,6 mmol/L: nguy cơ nhiễm toan Ketones đái tháo đường cao. Do đó, cần có phương pháp điều trị kịp thời.

kiểm tra ketone trong máu

6. Đọc kết quả chỉ số xét nghiệm chỉ số ketone

Dưới đây là cách đọc kết quả chỉ số xét nghiệm ketone:

  • Âm tính: Nồng độ ketone trong nước tiểu bình thường.
  • Dương tính: Nguy cơ mắc ketone niệu cao

Mức độ ketone cụ thể trong máu:

  • Dưới 0,6 mmol / L: mức độ ketone máu bình thường
  • Từ 0,6 đến 1,5 mmol / L: Nồng độ ketone cao, cần kiểm tra và theo dõi vào lần sau.
  • Từ 1,6 đến 3,0 mmol / L: Nồng độ ketone cao, có nguy cơ cao nhiễm toan đái tháo đường.
  • Trên 3.0 mmol / L: Mức độ ketone cao, cảnh báo tình trạng sức khỏe nguy hiểm và cần cấp cứu ngay.

Ngoài ra, nồng độ ketone còn tăng cao trong trường hợp nôn mửa, tiêu chảy và mất nước kéo dài.

7. Cách thức điều trị chỉ số Ketone trong nước tiểu cao

Trong trường hợp chỉ số Ketones trong nước tiểu cao, bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp điều trị phù hợp thể trạng và mức độ. Điển hình là:

  • Truyền tĩnh mạch thay thế: Nhiễm toan Ketones do tiểu đường (DKA) có triệu chứng điển hình là đi tiểu nhiều. Điều này khiến cơ thể dễ mất nước. Do đó, cần thực hiện bù nước kịp thời bằng chất lỏng đường tiêm. Nó giúp làm loãng lượng glucose dư thừa trong máu.
  • Bổ sung điện giải: Khi nhiễm toan Ketones, nồng độ chất điện giải (kali, natri, clorua) thường thấp hơn bình thường. Chất điện giải này mất đi nhiều có thể gây hại đến chức năng của tim và cơ bắp.
  • Tiêm insulin: Trong trường hợp nguy cấp, cần bổ sung insulin để cải thiện khả năng sử dụng glucose dư thừa trong máu. Tuy nhiên, người bệnh cần kiểm tra glucose hàng giờ. Cho đến khi nồng độ Ketones và axit trong máu trở lại bình thường, có thể tiếp tục chế độ điều trị bằng insulin liều lượng bình thường.

tiêm insulin

8. Cách phòng ngừa Ketones tăng cao

Để ngăn ngừa tình trạng Ketones tăng cao, người bệnh cần kiểm tra sức khỏe thường xuyên và xây dựng chế độ ăn lành mạnh. Cụ thể:

8.1 Kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên

Để kiểm soát tốt lượng đường trong máu, cần thực hiện đo lường và theo dõi thường xuyên hàng ngày. Đặc biệt khi lượng đường trong máu tăng cao và xuất hiện các triệu chứng liên quan đến đường huyết cao hoặc thấp.

8.2 Xây dựng chế độ ăn kiêng lành mạnh

Người bệnh tiểu đường cần đặc biệt chú ý đến khẩu phần ăn và hàm lượng hàng ngày. Trong đó, cần đặc biệt lưu ý đến lượng carbohydrate tiêu thụ, liều insulin sử dụng để kiểm soát mức độ tiến triển bệnh. Ngoài ra, người bệnh cần tham khảo chế độ ăn mà các bác sĩ, chuyên gia khuyến cáo. Cụ thể là ăn nhiều rau củ, hạn chế ăn thực phẩm dầu mỡ, nhiều đường, chất béo xấu,… Thực hiện chế độ ăn trên có thể giúp ổn định lượng đường huyết và sản xuất ketone ở mức tối thiểu. Ngoài ra, cần có lối sống lành mạnh, nghỉ ngơi khoa học để ngăn ngừa tối đa các nguy cơ về đường huyết cao do nồng độ ketone tăng cao.

9. Tạm kết

Trên đây là toàn bộ thông tin nhằm giải đáp “Ketone là gì?”. Ketone là sản phẩm phụ của quá trình phân hủy axit béo trong cơ thể. Khi cơ thể thiếu glucose (đường), nó sẽ chuyển sang sử dụng chất béo làm nguồn năng lượng chính. Trong một số trường hợp, nồng độ ketone cao có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm, chẳng hạn như nhiễm toan ketone tiểu đường. Do đó, cần thường xuyên kiểm tra nồng độ ketone trong cơ thể. Đồng thời, xây dựng chế độ ăn uống khoa học và nghỉ ngơi đầy đủ. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến ứng dụng và Nghiên cứu trong mọi lĩnh vực.

cv

TS. Nguyễn Văn Năm

Tiến sĩ Sinh học - Nhà sáng lập BCC

20 năm công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Ủy viên BCH Hội Miễn dịch Trị liệu Ung thư Việt Nam

Bích Vũ

Content Writer of BCC

Bình chọn

Bài viết liên quan

cách tính chỉ số bmi

Chỉ số BMI – Công thức tính và ý nghĩa với sức khỏe

Chỉ số BMI là thước đo nhằm xác định tình trạng cân nặng và nguy cơ sức khỏe có thể...
vitamin d3 k2

Vitamin D3 K2 là gì? Công dụng và cách bổ sung hiệu quả

Vitamin D3 K2 là gì? Dưỡng chất cần thiết cần được bổ sung đầy đủ nhằm đảm bảo sức khỏe...
vitamin b3

Vitamin B3 (Niacin): Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ

Vitamin B3 (Niacin) là dưỡng chất thiết yếu, giúp đảm bảo sức khỏe hệ thần kinh, hệ tiêu hóa và...