Kháng nguyên, kháng thể là gì? Giải mã mối liên kết chặt chẽ

Kháng nguyên, kháng thể là gì? Thành phần miễn dịch quyết định khả năng chống lại tác nhân gây hại và ứng dụng hiệu quả trong chẩn đoán bệnh

Kháng nguyên và kháng thể là hai thành phần cơ bản của hệ miễn dịch. Chúng có mối gắn kết chặt chẽ, quyết định đến sức khỏe của hệ miễn dịch. Quá trình tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể biểu hiện cách hệ miễn dịch phòng ngừa và đối mặt với các bệnh tật. Hiểu rõ về nguyên lý này giúp duy trì sức khỏe tốt và chống lại các tác nhân gây bệnh. Do đó, một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn có thể xác định nhờ xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể. Vậy kháng nguyên, kháng thể là gì? Xem ngay bài viết dưới đây để có câu trả lời về “Kháng nguyên, kháng thể là gì?”.

1. Kháng nguyên

1.1 Định nghĩa kháng nguyên

Kháng nguyên (antigen) là những chất lạ xâm nhập vào cơ thể. Khi đó, hệ thống miễn dịch sẽ nhận biết và tạo ra kháng thể tương ứng tiêu diệt. Chúng có thể là kháng thể dịch thể hoặc kháng thể tế bào đặc hiệu hoặc đáp ứng miễn dịch kháng nguyên đó.

  • Đáp ứng dương tính tức là cơ thể chứa kháng thể globulin miễn dịch chống lại kháng nguyên đó.
  • Đáp ứng âm tính là trạng thái cơ thể tiếp xúc và dung nạp với kháng nguyên đó. Điều này đồng nghĩa với việc tế bào miễn dịch không đáp ứng tạo kháng thể. Việc chấp nhận hay loại trừ các kháng nguyên sau khi xâm nhập được ứng dụng trong việc đánh giá kết quả cấy ghép mô.

1.2 Phân loại kháng nguyên

Theo nguồn gốc kháng nguyên
  • Kháng nguyên vi khuẩn phức tạp ở vách, độc tố,…
  • Kháng nguyên thực vật
  • Kháng nguyên virus
Theo tính tương đồng gen học
  • Kháng nguyên khác loài (xanoantigen) của các loài khác nhau
  • Kháng nguyên đồng loài (alloantigen) nhưng khác gen
  • Tự kháng nguyên (antoantigen) được tạo ra do một số kháng nguyên biến đổi cấu trúc. Hệ thống miễn dịch sinh kháng thể chống lại kháng nguyên gọi là bệnh tự miễn
Theo bản chất hóa học
  • Glucid: Đại phân tử Polyosid có tính sinh kháng thể mạnh
  • Lipid đơn thuần không có tính kháng nguyên. Việc gắn với protein hoặc với glucid giúp sản sinh kháng thể
  • Protein có tính kháng nguyên tốt
Theo cơ chế gây miễn dịch
  • Kháng nguyên phụ thuộc tuyến ức
  • Kháng nguyên không phụ thuộc tuyến ức
Theo quyết định kháng nguyên
  • Kháng nguyên đơn giá: Kháng nguyên trên phân tử chỉ chứa một loại quyết định kháng nguyên
  • Kháng nguyên đa giá: Kháng nguyên trên phân tử chứa nhiều loại quyết định kháng nguyên
  • Kháng nguyên chéo: Kháng nguyên khác nhau nhưng chứa nhiều loại quyết định kháng nguyên giống nhau. Nó thường được phát hiện trong vi khuẩn như E.coli với Shigella hoặc với phế cầu;
  • Giá của kháng nguyên (hóa trị của kháng nguyên): Số lượng tối đa các quyết định kháng nguyên có thể kết hợp với kháng thể tương ứng cùng một lúc.
Theo đặc tính miễn dịch của kháng nguyên
  • Kháng nguyên hoàn toàn (complete antigen) có khả năng kích thích đáp ứng miễn dịch (sinh miễn dịch) và kết hợp đặc hiệu với kháng thể. Chúng thường là polypeptid hoặc phức hợp protit.
  • Bán kháng nguyên (hapten) không có khả năng kích thích sinh kháng thể. Tuy nhiên, có thể kết hợp đặc hiệu với kháng thể. Chúng thường là acid nucleic, lipid hoặc polysaccharid.

kháng thể là gì

2. Kháng thể

2.1 Định nghĩa kháng thể

Kháng thể (antibody) là những chất giúp hệ miễn dịch nhận biết các tác nhân lạ xâm nhập. Sau đó, tiêu diệt kháng nguyên và bảo vệ cơ thể khỏe mạnh. Khả năng hình thành kháng thể càng lớn tương đương với hệ miễn dịch cơ thể càng khỏe mạnh.

2.2 Phân loại kháng thể

IgG

Là kháng thể phổ biến nhất và là ig duy nhất đi qua nhau thai. Do đó, nó rất quan trọng và cần thiết với trẻ sơ sinh. Chúng có mặt trong huyết thanh, sữa non và các dịch mô. Việc phủ kháng nguyên giúp kích hoạt bổ sung và phát triển thực bào. IgG cũng là kháng thể sản sinh đầu tiên khi tiếp xúc với kháng nguyên. Chúng bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn, virus và chất độc; nó là Ig duy nhất đi qua nhau thai. Có 4 phân lớp của IgG: IgG1, IgG2, IgG3, và IgG4. Số thứ tự biểu hiện mức độ giảm dần nồng độ trong huyết thanh.

IgA

Kháng thể này chứa khoảng 15 – 20% trong máu, bề mặt niêm mạc, sữa non và một số dịch tiết. Tại điểm tiết IgA sẽ diễn ra quá trình tiêu diệt tác nhân gây bệnh. Thiếu IgA chọn lọc tương đối phổ biến.

IgM

Đây là kháng thể đầu tiên được sản sinh ở trẻ sơ sinh. Đồng thời, cũng xuất hiện đầu tiên khi tiếp xúc với kháng nguyên mới. Kết hợp với các kháng nguyên đa chiều như virus và hồng cầu giúp tiêu diệt kháng nguyên giúp thực bào phát triển.

IgE

Lớp miễn dịch này có vai trò quan trọng trong phản ứng quá mẫn cấp cũng như cơ chế chống ký sinh trùng. IgE có mặt ở nồng độ thấp trong huyết thanh và chất bài tiết. IgE liên kết ái lực cao với các thụ thể xuất hiện nhiều ở các tế bào mast. Ngược lại, liên kết ái lực thấp hơn với một số tế bào máu khác như tế bào đuôi gai. Nếu cầu kháng nguyên nối 2 phân tử IgE liên kết với tế bào mast haowcj bạch cầu ưa bazơ, các tế bào giải phóng tạo phản ứng viêm. Mức IgE tăng cao trong các biểu hiện rối loạn atopi và nhiễm ký sinh trùng.

IgD

Chỉ chiếm 1% trên màng tế bào, dị hoá nhanh và rất dễ bị thuỷ phân bởi enzyme plasmin khi đông máu. Bởi vậy, chúng có ít chức năng nhất trong quá trình hoạt hoá kháng nguyên.

các loại kháng thể

Xem thêm:

3. Sự khác biệt giữa kháng nguyên và kháng thể

Sự khác biệt giữa kháng nguyên và kháng thể là gì? Cùng BCC khám phá ngay.

Kháng nguyên Kháng thể
Là chất kích thích hệ thống miễn dịch tạo ra kháng thể. Chúng có thể là vi khuẩn, virus hoặc nấm gây nhiễm trùng và bệnh tật. Chúng chính là các Globulin miễn dịch với dạng phân tử hình chữ Y. Các protein này giúp tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ cơ thể. 
Protein nói chung như chất béo, carbohydrate, axit nucleic,…  Các kháng thể là các protein.
Kích hoạt hình thành kháng thể. Các trang biến có lãnh thổ kháng nguyên.
Có ba loại cơ bản: xanoantigen, alloantigen, antoantigen. Có năm loại cơ bản: Immunoglobulin M, G, E, D và A.
Vùng kháng nguyên tiếp xúc và tương tác với kháng thể gọi là Epitope. Vùng biến đổi của kháng thể đặc biệt liên kết với một Epitope gọi là Paratope.
Tạo phản ứng đáp ứng khi xảy ra dị ứng hoặc bệnh tật. Bảo vệ cơ thể bằng cách cố định hoặc phân tán kháng nguyên.

4. Vai trò của kháng nguyên – kháng thể

4.1 Liên kết với kháng nguyên

Các Immunoglobulin giúp nhận diện kháng nguyên và gắn với một protein đặc hiệu tương ứng nhờ vùng biến đổi. Trong phản ứng miễn dịch, kháng thể sẽ gắn vào kháng nguyên nhằm trung hòa độc tố và ngăn cản chúng bám dính lên bề mặt tế bào. Nhờ đó, có thể tránh được những rối loạn độc tố và mầm bệnh gây bệnh.
Tùy từng loại tác nhân mà hệ miễn dịch sẽ điều phối các kháng thể đặc hiệu:

  • Đối với với vi khuẩn, chúng sẽ sử dụng các adhesive bám dính trên tế bào cơ thể. Các kháng thể kháng adhesive được huy động nhằm ngăn chặn chúng gắn vào tế bào đích.
  • Đối với virus, chúng sẽ sử dụng các protein trên lớp vỏ ngoài để bám vào tế bào. Khi đó, kháng thể kháng protein capsid sẽ được huy động nhanh chóng.

4.2 Kích hoạt hệ thống bổ thể

Kích hoạt hóa dòng thác bổ thể là vai trò chủ đạo của kháng thể. Bổ thể là một tập hợp các protein huyết tương có khả năng tấn công tiêu diệt mầm bệnh bằng cách đục lỗ trên vi khuẩn. Nó tạo điều kiện cho thực bào phát triển, thanh thải các phức hợp miễn dịch và phóng thích phân tử hóa.

4.3 Huy động các tế bào miễn dịch

Các kháng nguyên liên kết với tế bào miễn dịch trong hệ thống miễn dịch ở đầu định hằng ngay khi gắn kháng nguyên ở đầu biến đổi. Chúng có thể kết hợp gắn với một vi khuẩn, thực bào hay tế bào bạch cầu để kích hoạt thực bào xảy ra. Từ đó, phá hủy, tiêu diệt hoặc vô hiệu hóa độ tố gắn với kháng nguyên đó.

5. Tương tác kháng nguyên kháng thể

5.1 Gắn kháng nguyên

Cấu trúc phân tử trong vùng biến đổi, tạo ra đặc hiệu kháng nguyên gọi là idiotype. Vị trí tiếp xúc trực tiếp với vùng này gọi là paratop. Mỗi phân tử kháng thể có thể gắn từ 2 đến 10 yếu tố quyết định kháng nguyên, tùy thuộc số lượng vùng F (ab) sẵn có. IgG, IgD và IgE có hai vị trí gắn F (ab). IgA có 4 vị trí gắn; IgM có 10 vị trí gắn. Mỗi một kháng nguyên kết hợp với nhiều epitope lặp lại giúp tăng cường khả năng gắn tổng thể. Tương tác đa hóa trị cho phép ổn định và làm tăng ái lực chức năng của liên kết kháng thể-kháng nguyên.

gắn kết kháng thể kháng nguyên

5.2 Các lực hóa lý trong tương tác kháng nguyên, kháng thể là gì?

Kháng thể liên kết với nhiều phân tử có độ đặc hiệu cao. Vùng phân tử trên kháng nguyên được miễn dịch nhận biết gọi là epitope. Hay yếu tố quyết định kháng nguyên. Liên kết kháng thể với kháng nguyên không liên quan đến liên kết cộng hóa trị. Lực gắn với các epitop trên kháng nguyên, hoặc ái lực tương tác dựa trên lực hiện diện tại vị trí gắn.

5.4 Kháng nguyên và chất sinh miễn dịch

Chất sinh miễn dịch (immunogen) là chất tạo ra phản ứng miễn dịch. Không phải tất cả kháng nguyên đều có tính sinh miễn dịch. Chẳng hạn hapten có trọng lượng phân tử thấp. Do đó, nó không sản sinh miễn dịch nhưng kháng nguyên. Nếu kết hợp với hợp chất phân tử cao, hapten sẽ trở thành chất sinh miễn dịch. Tất cả các chất này đều là kháng nguyên. Tuy nhiên, không phải kháng nguyên nào cũng là chất sinh miễn sinh. Khái niệm này rất quan trọng trong sản xuất vaccine.

5.5 Phát hiện các Sequential epitope và Conformational Epitope

2 lớp chính của epitope có thể được phân biệt rõ ràng. Chúng được mô tả tốt nhất là tồn tại trên kháng nguyên protein. Tuy nhiên, một số loại kháng nguyên khác có thể biểu hiện cả hai lớp trong các trường hợp nhất định. Sequential epitope là các đoạn axit amin ngắn được kháng thể phát hiện ra khi đoạn peptit ngắn tồn tại tự do trong dung dịch. Hoặc khi nó liên kết hóa học với phân tử protein khác. Conformational epitope yêu cầu:

  • Hình dạng cấu trúc ba chiều ban đầu nguyên vẹn
  • Các yếu tố quyết định kháng nguyên không cần nằm liền kề nhau trên một chuỗi
  • Sự biến tính của phân tử phá hủy các epitope này.

5.6 Phản ứng chéo

Các lực làm trung gian nhận biết kháng nguyên-kháng thể cho phép mức độ đặc hiệu cao. Tức là các kháng thể đặc hiệu cho một epitope hoặc hapten dễ dàng phân biệt epitope hoặc hapten với các cấu trúc khác tương tự. Tính đặc hiệu này không phải là tuyệt đối do không giống hệt về cấu trúc với ái lực thấp hơn. Phản ứng chéo xảy ra có thể do một kháng thể phản ứng với hai phân tử tương tự. Bởi chúng có chung một hoặc nhiều epitope giống nhau, ít nhất là giống trình tự hoặc hình dạng với ái lực yếu hơn. Chẳng hạn, các kháng thể phản ứng với độc tố giảm độc lực tác động lên độc tố thực của vi khuẩn. Đặc điểm này cho phép ứng dụng vào điều chế vaccin nhằm giảm độc lực của độc tố uốn ván và bạch hầu.

6. Tính đặc hiệu của phản ứng kháng thể-kháng nguyên

6.1 Isotype

Isotype trở thành trở ngại lớn trong liệu pháp huyết thanh. Các nhà nghiên cứu khoa học đã sử dụng công nghệ sản xuất các kháng thể đơn dòng. Immunoglobulin người chia làm 5 isotype. Đặc tính isotype kháng thể do cấu trúc thuộc phần hằng định của đại phân tử kháng thể quy định.

6.2 Allotype

Immunoglobulin không phải lúc nào cũng được dung nạp ở một cá thể khác cùng loài. Khái niệm Allotype ra đời khi nhận thấy một số thỏ lại sinh kháng thể chống chính các immunoglobulin thỏ. Allotype cũng thuộc phần hằng định của immunoglobulin. Tuy nhiên, đặc tính không tương hợp xảy ra do allotype không được biết đến nhiều như các immunoglobulin. Thay vào đó, là các nhóm máu và hệ HLA.

6.3 Idiotype

Do khác biệt về isotype và allotype đã được loại trừ (cùng loài, cùng loại). Đối tượng sinh miễn dịch này được gọi là vùng đặc hiệu của kháng thể. Cấu trúc tạo nên tính đặc hiệu đó gọi là “đặc tính idiotype”. Kháng thể anti-albumine gọi là idiotype. Nói chính xác hơn, Idiotype chính là vùng biến thiên trên kháng thể đặc hiệu với một kháng nguyên. Còn vị trí liên kết này gọi là paratope. Việc cắt các idiotype ra khỏi kháng thể có vai trò quan trọng trong nghiên cứu.

6.4 Tự kháng thể

Theo khái niệm Horror autotoxicus (tính tự độc đáng sợ), hệ miễn dịch không tạo ra kháng thể chống lại các thành phần của chính cơ thể. Bởi nó dẫn đến tình trạng tự hủy diệt. Còn tự kháng thể hình thành tự phát với số lượng ít. Nó thường đặc hiệu với đa dạng kháng nguyên của cơ thể gọi là đa đặc hiệu. Các tự kháng thể này lành tính, không gây phản ứng hủy diệt như các tự kháng thể trong bệnh tự miễn khi cơ chế điều hòa miễn dịch bị bỏ qua.

6.5 Tính đặc hiệu của phản ứng kháng thể, kháng nguyên là gì?

Kháng thể có sẵn trong cơ thể, độc lập với mọi kích thích bên ngoài. Vai trò của kháng nguyên là đẩy mạnh sản xuất kháng thể đặc hiệu tương ứng. Quá trình phát triển và biệt hóa các tế bào lympho B diễn ra sự tái tổ hợp các gene mã hóa immunoglobulin. Trong mỗi tế bào lympho B, tổ hợp gene của phần biến thiên chỉ xảy ra một lần. Nếu vượt qua các cơ chế chọn lọc, lympho B sẽ tiếp tục sống:

  • Lympho B tồn tại ở dạng naive đến khi gặp kháng nguyên tương ứng.
  • Nếu không gặp kháng nguyên, lympho B hoạt động dưới dạng naive đến hết đời.
  • Khi gặp kháng nguyên đặc hiệu, với sự hỗ trợ của lympho TH1 qua các cytokine, lympho B sẽ phân dòng và biệt hóa thành tương bào để sản sinh hàng loạt kháng thể. Một số lympho B sẽ trở thành tế bào ghi nhớ. Sau đó, duy trì phân bào và tồn tại dòng tế bào đó trong cơ thể. Nếu tiếp tục nhiễm, các tế bào B ghi nhớ sẽ đáp ứng mạnh mẽ hơn. Ưu thế này của đáp ứng miễn dịch đặc hiệu là nguyên tắc trong điều chế vaccine phòng ngừa bệnh.
  • Có những phân tử immunoglobulin giống nhau trong cơ thể. Khi một kháng nguyên tiếp xúc với hệ miễn dịch, các dòng kháng thể tương tự sẽ kích thích với các mức độ khác nhau. Trong đó, dòng đặc hiệu có khả năng đáp ứng mạnh mẽ nhất.

7. Chuyển đổi lớp kháng thể và sự trưởng thành của ái lực

7.1 Chuyển đổi lớp kháng thể

Kháng thể sản sinh khi kháng nguyên kích thích globulin miễn dịch gắn trên màng tế bào B. Sự biệt hóa thành tế bào plasma xảy ra ở trung tâm mầm hạch bạch huyết, lách hoặc tế bào mô. Nó đòi hỏi việc nhận dạng kháng nguyên và trợ giúp dưới dạng các cytokine của tế bào T. Quá trình biệt hóa có thể xảy ra 2 quá trình khiến đặc tính sinh học của các kháng thể thay đổi. Đầu tiên là chuyển đổi lớp kháng thể (Isotype switching) bằng việc bỏ DNA xen vào vùng chuyển đổi. Đồng thời, cho phép các kháng thể chuyển từ IgM và IgD sang lớp kháng thể khác. DNA xen vào bị mất nên tế bào B “chuyển đổi trở lại”. Vùng V và vùng C được phiên mã cùng nhau. Quá trình nối và dịch mã của RNA dẫn đến tạo ra lớp kháng thể mới.
Tóm lại, chuyển đổi lớp xảy ra khi các tế bào B được kháng nguyên kích thích nhận tín hiệu cytokine từ các tế bào T helper. Vùng V không thay đổi. Bởi vậy, tính đặc hiệu kháng nguyên giống nhau vẫn được giữ lại.

7.2 Ái lực của kháng thể với kháng nguyên

Liên kết giữa kháng thể và kháng nguyên, tương tự như giữa enzyme và cơ chất, có tính thuận nghịch. Nó mạnh, yếu tùy theo liên kết và độ đặc hiệu giữa vùng nhận diện kháng nguyên trên kháng thể và cấu trúc epitope.
Ái lực của kháng thể đối với kháng nguyên là hợp lực của các lực liên kết yếu không đồng hóa trị. Các lực này chỉ tác dụng trên một bán kính nhỏ. Do đó, tính đặc hiệu (hay tính chất bổ sung) trong cấu trúc không gian 3 chiều của 2 vùng phân tử quyết định ái lực kháng thể-kháng nguyên. Điều này có nghĩa, một kháng nguyên có thể được nhận diện bởi nhiều kháng thể với độ đặc hiệu khác nhau. Dòng kháng thể phù hợp nhất về cấu trúc 3 chiều với epitope được khuếch trương mạnh nhất.
Sự trưởng thành ái lực (affinity maturation), trong đó DNA mầm có thể bị đột biến, cho phép mã hóa các kháng thể có ái lực cao hơn để liên kết kháng nguyên. Nó là kết quả của quá trình siêu đột biến soma. Tại đó, vùng V của các gen chuỗi nặng và chuỗi nhẹ có thể trải qua tốc độ đột biến tăng gấp 10.000 lần so với DNA “thông thường”. Nó chỉ xảy ra sau khi có kích thích kháng nguyên.

8. Sử dụng kháng thể và kháng nguyên trong chẩn đoán

Khi nhiễm bệnh, cơ thể sẽ sản sinh ra các kháng thể liên kết đặc hiệu với các kháng nguyên. Từ đó, giúp loại bỏ vi khuẩn và ngăn chặn mầm bệnh phát triển. Liên kết này có thể được khai thác để phát triển trong xét nghiệm chẩn đoán dựa trên kháng thể và kháng nguyên.

8.1 Xét nghiệm kháng thể

Xét nghiệm kháng thể cho biết khả năng tiếp xúc với mầm bệnh hay chưa. Bằng cách phát hiện kháng thể trong máu hoặc huyết thanh. Nó được thực hiện bằng đa dạng xét nghiệm. Chẳng hạn như ELISA (Xét nghiệm miễn dịch hấp thụ liên kết enzym), CIA (xét nghiệm miễn dịch hóa phát quang), hoặc xét nghiệm tại chỗ bằng que thử nhanh. Các xét nghiệm kháng thể thường không được sử dụng để chẩn đoán tình trạng nhiễm trùng hiện tại. Bởi cơ thể phải mất thời gian để tạo ra kháng thể.
Trước khi có miễn dịch thích ứng, phản ứng miễn dịch bẩm sinh không đặc hiệu sẽ chống lại nhiễm trùng ngay lập tức. Kết quả xét nghiệm âm tính sẽ xảy ra nếu xét nghiệm quá sớm. Còn kết quả dương tính giả có thể là do phản ứng chéo. Các xét nghiệm kháng thể rất hữu ích trong việc theo dõi mức độ lây lan và phát triển của bệnh. Hơn nữa, chúng giúp xác định cá nhân được ưu tiên tiêm phòng. Cũng như chỉ ra người hiến tặng tiềm năng cho liệu pháp huyết tương hồi phục.

xét nghiệm kháng thể

Xem thêm:

8.2 Xét nghiệm kháng nguyên

Xét nghiệm kháng nguyên cho biết một người có đang bị nhiễm mầm bệnh không. Các kháng nguyên này sẽ hết sau nhiễm trùng. Khác với các xét nghiệm dựa trên axit nucleic (PCR) để phát hiện vật chất di truyền. Xét nghiệm kháng nguyên giúp phát hiện các protein. So với xét nghiệm PCR, các xét nghiệm kháng nguyên thường hạn chế về độ nhạy và tính chính xác. Tuy nhiên, loại xét nghiệm này thường cung cấp kết quả nhanh chóng. Ngoài ra, chi phí tương đối rẻ và tiện dụng hơn tại điểm xét nghiệm tại chỗ. Bởi vậy, nó thường được ưu tiên ở những vùng sâu, vùng xa.

9. Vai trò của kháng nguyên và kháng thể trong tiêm chủng là gì?

Vaccine chứa các kháng nguyên kích thích tế bào lympho B bằng cách sản xuất tương bào (plasma cell). Các tương bào này tiết ra các kháng thể đặc hiệu cho bệnh. Gọi là đáp ứng miễn dịch sơ cấp. Bên cạnh đó, một số tế bào B trở thành tế bào nhớ, giúp nhận biết sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh trong tương lai. Nhờ vậy, quá trình sản xuất kháng thể sẽ nhanh chóng và mạnh mẽ hơn. Lúc này các kháng thể có tác dụng loại trừ mầm bệnh một cách hiệu quả bằng cách liên kết với các kháng nguyên. Gọi là đáp ứng miễn dịch thứ cấp.

vai trò của kháng thể kháng nguyên trong vaccine

10. Tạm kết

Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp về “Kháng nguyên, kháng thể là gì?”. Thành phần đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch của cơ thể. Kháng nguyên là các phân tử hoặc cấu trúc gây kích thích miễn dịch, kích hoạt sự phản ứng bảo vệ. Kháng thể, tạo ra bởi tế bào B, là các protein nhận diện và liên kết với kháng nguyên, tiêu diệt chúng hoặc đánh dấu để tiêu diệt. Sự tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể tạo điều kiện cho sự phát triển miễn dịch đáng tin cậy và hiệu quả. Hiểu rõ về cơ chế này giúp cải thiện công năng bảo vệ của hệ miễn dịch. Đồng thời, từ đó, phát triển các phương pháp điều trị và tiêm chủng hiệu quả hơn. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến nghiên cứu và ứng dụng Miễn dịch trong mọi lĩnh vực.

cv

TS. Nguyễn Văn Năm

Tiến sĩ Sinh học - Nhà sáng lập BCC

20 năm công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Ủy viên BCH Hội Miễn dịch Trị liệu Ung thư Việt Nam

Bích Vũ

Content Writer of BCC

5/5 - (4 bình chọn)

Bài viết liên quan

vaccine

Vaccine là gì? Liệu pháp bổ sung vaccine đầy đủ

Vaccine thực chất là biện pháp đưa mầm bệnh vào cơ thể để kích thích hệ miễn dịch nhận biết,...
đáp ứng miễn dịch

Đáp ứng miễn dịch là gì? Cơ chế bảo vệ cơ thể khỏe mạnh

Đáp ứng miễn dịch là gì? Cơ chế nhận diện và tiêu diệt tác nhân gây bệnh giúp duy trì...
bệnh tự miễn

Bệnh tự miễn là gì? Dấu hiệu nhận biết và liệu pháp điều trị

Bệnh tự miễn là gì? Tình trạng xảy ra do hệ miễn dịch tấn công nhầm các tế bào và...