Kháng thể viêm gan B – Ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm

Kháng thể viêm gan B – Hình thành lớp bảo vệ vững chắc trước nguy cơ viêm gan B với giải pháp tiên tiến và hiện đại

Viêm gan B là căn bệnh viêm gan siêu virus nguy hiểm và dễ dàng lây lan qua một số đường. Chưa kể, các biểu hiện nhiễm virus viêm gan B không rõ ràng. Do đó, người bệnh khi nhiễm thường rất khó phát hiện và dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Thậm chí, có thể dẫn đến tử vong. Bởi vậy, mỗi người đều được khuyến cáo cần tiêm vaccine phòng viêm gan B từ nhỏ. Khi đó, cơ thể có điều kiện tạo ra kháng thể ngăn chặn virus này phát triển. Và xét nghiệm kháng thể viêm gan B rất cần thiết cho cơ thể.

1. Viêm gan B

1.1 Viêm gan B là gì?

Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm do virus gây viêm gan. Theo WHO, ước tính, có 257 triệu người trên thế giới mắc phải viêm gan B. Trong đó, có gần 887.000 ca tử vong mỗi năm. Virus viêm gan B có trong một số chất dịch sinh học. Bởi vậy, bệnh có thể lây truyền qua quan hệ tình dục, đường máu, lây truyền từ mẹ sang con hoặc dùng chung đồ cá nhân. Bệnh thường không quá rõ triệu chứng. Nhưng khi xuất hiện triệu chứng và chuyển sang mạn tính có thể gặp các biến chứng nghiêm trọng. Phải kể đến như xơ gan hoặc ung thư gan, thậm chí là tử vong.

virus viêm gan b

1.2 Triệu chứng của viêm gan B

Viêm gan B thường không rõ triệu chứng và thường chia làm 2 giai đoạn.

  • Viêm gan B giai đoạn cấp tính: Thời gian ủ bệnh từ 1-6 tháng và bệnh nhân thường không rõ triệu chứng. Tuy nhiên, nếu sức đề kháng yếu, một số triệu chứng có thể xuất hiện. Cụ thể: nước tiểu đậm màu, vàng da, vàng mắt, mệt mỏi, tiêu chảy, đau bụng,…
  • Viêm gan B giai đoạn mãn tính: Giai đoạn này diễn ra sau 6 tháng nhiễm bệnh. Thông thường không có biểu hiện nhưng vẫn có thể mang triệu chứng của viêm gan B giai đoạn cấp tính. Điển hình là chán ăn, đau bụng, sốt, vàng da, vàng mắt,…

triệu chứng viêm gan b

2. Kháng thể viêm gan B là gì?

Kháng thể viêm gan B là những kháng thể mà hệ miễn dịch tiết ra để tạo kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B gây bệnh. Nó có tên HBsAg. Nồng độ kháng thể đủ lớn giúp có thể chống lại virus. Do đó, định lượng kháng thể rất quan trọng trong điều trị viêm gan B.

2.1 Kháng nguyên bề mặt viêm gan B (HBsAg)

Chỉ số xét nghiệm HBsAg dương tính tức là người đó nhiễm siêu vi khuẩn viêm gan B. Có thể là cấp tính hoặc mạn tính. Những người bị nhiễm bệnh có thể lây nhiễm qua đường máu.

2.2 Kháng thể bề mặt viêm gan B (HBsAb hoặc anti-HBs)

Kháng thể bề mặt viêm gan B (HBsAb hoặc anti-HBs) giúp đáp ứng với kháng nguyên bề mặt viêm gan B (HBsAg). Kết quả xét nghiệm dương tính cho thấy họ đã đáp ứng thành công với vắc-xin viêm gan B hoặc bình phục sau khi nhiễm cấp tính. Nếu âm tính, có nghĩa là bạn đã miễn dịch với bệnh viêm gan B trong tương lai.
Mức kháng nguyên bề mặt viêm gan B (HBsAg) dưới 1 s/c là âm tính còn cao hơn 5 s/c là dương tính.
Nồng độ kháng thể bề mặt viêm gan B (Anti-HBs) ≥10 mIU/mL thể hiện tiêm vaccine thành công.

2.3 Kháng thể lõi viêm gan B (HBcAb)

HBcAb là kháng thể vốn có một phẩn siêu vi khuẩn nhưng không có khả năng bảo vệ. Kết quả xét nghiệm HBcAb (hoặc anti-HBc) dương tính thể hiện tình trạng nhiễm bệnh hiện tại hoặc trong quá khứ. Sự xuất hiện cùng HBsAb hoặc anti-HBs dương tính cho thấy trước đó nhiễm nhưng đã bình phục. Với người nhiễm bệnh mạn tính, nó thường xuất hiện với siêu vi khuẩn (HbsAg dương tính).

3. Kháng thể viêm gan B (Anti-HBS) được tạo ra như thế nào?

Kháng thể Anti-HBS được tạo ra nhằm chống lại kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B (HBSAg). Đặc biệt là sau tiếp xúc với virus viêm gan B. Nếu anti-HBS trong máu và kháng nguyên HBS giảm đi tức là đã khỏi bệnh. Họ không thể lây nhiễm virus và được bảo vệ khỏi lây nhiễm trong tương lai.
Tuy nhiên, ở một số bệnh nhân, chỉ số HBsAg và anti-HBS không đo được. Tình trạng này có thể kéo dài trong khoảng vài tuần hoặc vài tháng. Thay vào đó, có thể thực hiện xét nghiệm anti-HBC IgM. 5-30% bệnh nhân có sự hiện diện đồng thời nhưng bất thường của HBsAg và anti-HBS. Khi đó, kháng thể không thể vô hiệu hóa virus hiện hành. Họ sẽ dễ lây lan virus.
Ngoài tiếp xúc với virus, các kháng thể kháng viêm gan B cũng được bổ sung thông qua tiêm vaccine. Do đó, cần kiểm tra liều lượng anti-HBS để xác minh hiệu quả tiêm phòng.

Xem thêm:

4. Xét nghiệm kháng thể viêm gan b

4.1 Mục đích xét nghiệm kháng thể viêm gan B

Xét nghiệm kháng thể viêm gan b giúp:

  • Xác định cơ thể có nhiễm virus viêm gan B hay không
  • Tồn tại kháng thể chống lại sự xâm nhập của virus viêm gan B hay chưa
  • Đánh giá hiệu quả tiêm chủng vaccine viêm gan B

4.2 Tầm quan trọng của xét nghiệm kháng thể viêm gan B

Viêm gan B là căn bệnh nguy hiểm và có số lượng người mắc lớn hiện nay. Chưa kể, các triệu chứng nhiễm bệnh còn không rõ ràng. Do đó, cần xét nghiệm để kịp thời phát hiện và điều trị. Từ đó, đảm bảo không lây nhiễm cũng như ngăn ngừa tối đa các biến chứng có thể xảy đến. Nếu chưa có kháng thể viêm gan B, nguy cơ lây nhiễm từ người mắc bệnh này rất cao.
Một số biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị sớm phải kể đến như:

  • Xơ gan: virus tấn công vào tế bào gan khiến gan bị xơ hóa. Đồng thời, hình thành mô sẹo. Từ đó, làm suy giảm hoạt động cũng như chức năng gan.
  • Suy giảm chức năng gan: Viêm gan B làm hạn chế khả năng hoạt động của gan. Điển hình là thải độc kém, mạch huyết sưng phồng, tăng áp lực tĩnh mạch cửa… Điều này gây ra các triệu chứng phù nề, xuất huyết, chướng bụng,…
  • Ung thư gan: Đây chính là biến chứng nguy hiểm nhất của viêm gan B. Bệnh nhân dễ tử vong với các biểu hiện như cường lách, sốt, sụt cân, đau bụng…

4.3 Đối tượng chỉ định xét nghiệm kháng thể viêm gan B

Việc kiểm tra chống HBs thường xuyên thường không được khuyến khích. Nó chỉ được chỉ định trong một số nhóm. Cùng BCC khám phá ngay.

Những người có nguy cơ phơi nhiễm nghề nghiệp (nhân viên y tế và phòng thí nghiệm)

Phản ứng kháng thể với vắc-xin viêm gan B khác nhau tùy mỗi người. Chỉ có khoảng 10-15% người lớn không đáp ứng hoặc có đáp ứng kém.

  • Mức độ chống HBs tốt nhất > 100 mIU/mL
  • Mức ≥ 10 mIU/mL đủ để bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng
  • Nồng độ chống HBs ≥ 100 mIU/mL: không cần thêm liều chính và nhắc lại sau 5 năm
  • Nồng độ kháng HBs 10-100 mIU/mL: nên được tiêm thêm liều vaccine tại thời điểm đó và nhắc lại sau 5 năm
  • Nồng độ kháng HBs < 10 mIU/mL: không đáp ứng với vắc-xin và cần được tiêm theo chỉ định.
  • Nồng độ kháng HBs < 10 mIU/mL và không có dấu hiệu nhiễm trùng sẽ yêu cầu immunoglobulin viêm gan B (HBIG) để phòng trường hợp phơi nhiễm.
Những người bị bệnh thận mãn tính cần lọc máu

Tác dụng của kháng thể viêm gan B với người mắc bệnh thận mạn tính cần lọc máu thận không rõ ràng. Tuy nhiên, nếu mức độ chống HBs > 10 mIU/mL tức là vẫn đáp ứng miễn dịch. Do đó, cần theo dõi thường xuyên để nắm bắt tính hình. Nếu nồng độ kháng HBs < 10 mIU/mL cần tiêm liệu tăng cường cho những người đã đáp ứng trước đó.

Liều tăng cường cũng được khuyến khích với bệnh nhân chạy thận nhân tạo đang có ý định quốc gia nào đó có nguy cơ cao nếu họ đã đáp ứng với vắc-xin trước đó. Đặc biệt nếu họ phải chạy thận nhân tạo và không được tiêm nhắc lại trong 12 tháng trước đó.

Tiếp xúc với nguy cơ nhiễm viêm gan B

Nếu có tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân mắc bệnh thì khả năng lây nhiễm cao. Do đó, cần được chỉ định để kiểm tra khả năng lây nhiễm và tồn tại kháng nguyên chống lại virus viêm gan B hay không.

Kiểm tra hiệu quả tiêm phòng

Vacxin viêm gan B được chỉ định phát huy hiệu quả đến 85% cần đủ 3 mũi tiêm. Khi đó, cơ thể mới có đủ kháng thể chống lại virus viêm gan B xâm nhập và gây bệnh. Bởi vậy, xét nghiệm kháng thể viêm gan B giúp bác sĩ đánh giá lượng kháng thể cần thiết đủ sau khi tiêm phòng không.

nhóm đối tượng cần tiêm vaccine viêm gan b

4.4 Xét nghiệm kháng thể viêm gan B bao nhiêu tiền?

Bệnh nhân muốn thực hiện xét nghiệm Viêm gan B sẽ phải chi trả 2 loại chi phí chính:

  • Phí khám bệnh: khoảng 38.000đ – 50.000đ (khoa khám thường bệnh viện công) hoặc 200.000đ – 300.000đ (khám theo yêu cầu hoặc viện tư).
  • Phí xét nghiệm: từ 100.000đ – 500.000đ tuỳ từng loại xét nghiệm. Tuy nhiên, không phải ai cũng thực hiện đầy đủ các loại xét nghiệm. Mỗi trường hợp sẽ cần chỉ định các xét nghiệm khác nhau. Xét nghiệm HBsAg mà tất cả bệnh nhân phải thực hiện có giá khá rẻ.
  • Mức giá chỉ dao động trong khoảng 70.000đ – 100.000đ tuỳ nơi. Các xét nghiệm chuyên sâu khác để đánh giá toàn diện tình trạng bệnh sẽ đắt hơn. Nó rơi vào khoảng 100.000đ – 500.000đ. Do đó, tùy thuộc vào số lượng xét nghiệm mà mất nhiều hay ít chi phí xét nghiệm.

lấy máu xét nghiệm viêm gan b

4.5 Xét nghiệm kháng thể viêm gan B ở đâu?

Để có kết quả xét nghiệm viêm gan B chính xác, bạn cần lựa chọn địa chỉ uy, đạt chuẩn về trang thiết bị, đội ngũ y bác sĩ và được bộ y tế cấp phép. Khi đó, bạn mới nhận được tư vấn kỹ lưỡng về tình trạng bệnh, hướng phòng ngừa và điều trị.

5. Các chỉ số kháng thể viêm gan B

5.1 Các chỉ số được tìm thấy khi nhiễm virus viêm gan B

Huyết thanh học viêm gan B bao gồm một số xét nghiệm đặc hiệu. Nó thể hiện tình trạng cơ thể nhiễm virus viêm gan B.

Kháng nguyên HBS (HBsAg)

Kháng nguyên HBS (HBsAg) có trên bề mặt của virus viêm gan B. Việc phát hiện nó trong máu thể hiện cơ thể hiện đang nhiễm virus viêm gan B.

  • HBsAg (+): nhiễm HBV. HBsAg dương tính kéo dài đạt nồng độ cao từ 1-10 tuần rồi giảm dần đến tháng 6 thì trở về âm tính
  • HBsAg (+) > 6 tháng: viêm gan B mạn tính
  • Một số ít trường hợp HBsAg xuất hiện trở lại trên người đã có anti HBc và anti HBs khi bị suy giảm miễn dịch hoặc sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, hóa trị liệu.
Kháng thể kháng HBS (anti-HBS)

Kháng thể kháng HBS (anti-HBS) được tạo ra khi tiếp xúc với kháng nguyên HBS. Sự tiếp xúc này được chia làm hai loại: tiếp xúc với virus viêm gan B khi nhiễm bệnh hoặc tiếp xúc với kháng nguyên HBS tái tổ hợp có trong vaccine viêm gan B. Sau khi HBsAg biến mất, Anti HBs xuất hiện ngay. Bởi cơ thể nhận diện HBsAg là 1 kháng nguyên lạ nên sản xuất kháng thể chống lại kháng nguyên này. Xét nghiệm HBsAg (-), Anti HBs (+) chứng tỏ đã có miễn dịch với HBV. Tức là đã khỏi viêm gan B hoặc tiêm vaccine viêm gan B.

Kháng thể kháng HBcAg (Hepatitis B core antigen – Kháng thể lõi VR VGB)

Kháng thể này nằm trong tế bào gan, xét nghiệm huyết thanh không phát hiện được nên không đề cập nhiều trong việc chẩn đoán viêm gan B và các giai đoạn của viêm gan dẫn đến không có giá trị thương mại. Nhưng trong huyết thanh HBcAg (+) khi tế bào gan bị phá hủy.

Kháng thể kháng HBC (anti-HBC)

Kháng thể kháng HBC (anti-HBC) được tạo ra khi tiếp xúc với kháng nguyên HBC (protein của virus viêm gan B, không phát hiện được trong máu). Nó bắt đầu xuất hiện trong thời kỳ ủ bệnh (từ tháng thứ 2) và dương tính kéo dài. Kháng thể kháng HBC được tìm thấy thể hiện cơ thể đã tiếp xúc với virus viêm gan B. Bởi vaccine không chứa kháng nguyên này. Tùy vào thời điểm xét nghiệm mà Anti HBc phản ánh:

  • Bệnh nhân đang ở giai đoạn cấp tính.
  • Bệnh nhân mang virus mạn tính.
  • Người đã khỏi nhiễm HBV.
Kháng nguyên HBE (HBeAg)

Kháng nguyên HBE (HBeAg) là một loại protein của virus viêm gan B, không có trong vaccine viêm gan B. Bởi vậy, sự xuất hiện của nó thể hiện cơ thể đã nhiễm virus viêm gan B.

  • HBeAg (+) xuất hiện ngay sau khi HBsAg (+) , HBeAg (+) trong khoảng 3 tháng rồi biến mất ( vì giai đoạn mới xâm nhập virus sẽ tăng sinh rất mạnh) và kèm HBV DNA tăng rất cao
  • HBeAg không dùng để chẩn đoán nhiễm HBV, nhưng có giá trị về mặt diễn biến giai đoạn của viêm gan B mạn.
  • HbsAg và HBeAg (+) phản ánh tình trạng virus đang nhân lên trong cơ thể.
Kháng thể kháng HBE (anti-HBeAg)

Anti HBe xuất hiện cuối giai đoạn cấp (nồng độ HBsAg giảm, HBeAg mất). Chỉ số Anti HBe (+) cho thấy virus đã giảm nhân lên hoặc chấm dứt trong giai đoạn cấp tính. Hoặc viêm gan B mạn tính nhưng được điều trị hiệu quả.
Một số bệnh nhân HBV vẫn nhân đôi dù đã có sự chuyển đổi huyết thanh HBeAg do HBV bị đột biến tiền lõi. Nó được gọi là HBV thể đột biến. HBV loại này không sản xuất được HBeAg dù HBV vẫn nhân đôi. HBV không đột biến gọi là HBV thể hoang dại.
Bên cạnh đó, còn có các xét nghiệm để theo dõi tình trạng bệnh nhân nhiễm virus viêm gan B. Chẳng hạn như men gan ( AST, ALT, GGT), nồng độ virus viêm gan B trong máu. Ngoài huyết thanh học, xét nghiệm DNA của virus còn được thực hiện bằng kỹ thuật sinh học phân tử. Xét nghiệm này giúp định lượng virus, theo dõi định lượng virus và hiệu quả điều trị bằng thuốc kháng virus.

chỉ số kháng thể viêm gan b

5.2 Định lượng kháng thể viêm gan b

Chỉ số HBsAb cho thấy không có kháng thể viêm gan b. Điều này có nghĩa:

  • Chưa từng bị nhiễm virus HBV.
  • Chưa chích ngừa vắc xin viêm gan B.
  • Đã tiêm vaccine viêm gan B nhưng không có hiệu quả.

Sau khi thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra kháng thể viêm gan B. Các kết quả được thể hiện thông qua chỉ số HBsAg.

  • Định lượng kháng thể viêm gan B ở mức từ 0 – 10 IU/ml: Không có kháng thể chống lại viêm gan B. Do đó, cần bổ sung từ một đến ba mũi tiêm vaccine.
  • Định lượng kháng thể viêm gan B ở mức từ 10 – 100 IU/ml: Có kháng thể viêm gan B nhưng yếu và khả năng bảo vệ thấp.
  • Định lượng kháng thể viêm gan B ở mức từ 100 – 1000 IU/ml: Nồng độ kháng thể lớn đảm bảo hiệu quả bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của virus viêm gan B. Trường hợp này được coi là miễn dịch với bệnh viêm gan B.

6. Cách xử lý khi phơi nhiễm với vi-rút viêm gan B

Globulin miễn dịch viêm gan B
  • HBIG cung cấp miễn dịch thụ động có hiệu quả bảo vệ tức thì. Tuy nhiên, nó chỉ phát huy tác dụng tạm thời trong trường hợp phơi nhiễm.
  • HBIG được tiêm đồng thời với vaccine viêm gan B và không ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch. HBIG bảo vệ cho đến khi vaccine có hiệu lực.
  • Nó được khuyến nghị trong các tình huống rủi ro cao hoặc những người không đáp ứng.
  • Nếu tiêm chủng xảy ra nhiễm trùng, HBIG vẫn có thể ngăn chặn mầm bệnh phát triển.
  • Thời gian tiêm lý tưởng là trong vòng 48 giờ nhưng không muộn hơn 7 ngày sau khi tiếp xúc.
  • Người có HbsAg hoặc anti-HBs không cần thiết phải tiêm. Tuy nhiên, không nên trì hoãn trong khi đợi kết quả.
Tình huống cần tiêm phòng sau phơi nhiễm
  • Những bà mẹ mang mầm bệnh HBV mãn tính hoặc viêm gan B cấp tính trong thai kỳ có 70-90% nguy cơ truyền bệnh cho em bé. Cần tiêm phòng cho trẻ trong vòng 24 giờ sau sinh. Tiêm phòng kịp thời có thể làm giảm hơn 90% nguy cơ nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh.
  • Quan hệ tình dục với những người nhiễm viêm gan B.
  • Vô tình tiếp xúc với máu của người bị viêm gan B. Nếu tiếp xúc với vết thương hở cần rửa ngay bằng xà phòng và nước.

7. Tiêm vắc-xin phòng viêm gan B có biến chứng nào không?

7.1 Phản ứng

Phản ứng có hại của vaccine phòng viêm gan B thương rất nhẹ hoặc rất ít. Bởi HBIG được dung nạp tốt.

  • Đau nhức, sưng tấy và đỏ xung quanh vết tiêm. Đây là biểu hiện phổ biến và vô hại.
  • Mệt mỏi, khó chịu và các triệu chứng giống như cúm là rất hiếm.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú chưa có bằng chứng nào về các nguy cơ khi tiêm vaccine viêm gan.

7.2 Chống chỉ định

  • Chống chỉ định duy nhất là phản ứng phản vệ trước đó với vắc-xin hoặc thành phần của nó.
  • Không nên tiêm vaccine nếu bệnh nhân đang mắc bệnh cấp tính có sốt và triệu chứng toàn thân.
  • Không nên tiêm vắc-xin sống trong vòng ba tháng sau khi tiêm HBIG. Bởi nó có thể ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống miễn dịch.

tiêm vaccine viêm gan b

vaccine hbv

Xem thêm:

8. Một số biện pháp giúp ngăn ngừa bệnh viêm gan B

Tiêm phòng vắc xin là biện pháp phòng ngừa chính và hiệu quả đối với bệnh viêm gan B. Ngoài ra, còn có một số biện pháp khác ngăn chặn sự lây truyền virus viêm gan B là:

  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.
  • Không dùng chung các vật dụng vệ sinh cá nhân có thể gây chảy máu.
  • Không trao đổi thiết bị tiêm trong trường hợp sử dụng ma túy.
  • Thực hiện hình xăm hoặc xỏ lỗ bằng thiết bị vô trùng hoặc sử dụng một lần.

9. Tạm kết

Kháng thể viêm gan B đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch. Đây là các protein sản xuất tự nhiên để đối đầu với vi rút gây viêm gan B. Đồng thời, ngăn chặn sự lây lan của nó trong cơ thể. Tuy nhiên, trong trường hợp cơ thể không tạo ra đủ kháng thể, hoặc tiếp xúc với nguy cơ lây nhiễm cao, việc tiêm phòng bằng kháng thể viêm gan B trở thành biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe. Điều này giúp xây dựng một tường vững chắc, bảo vệ cơ thể khỏi tác động tiêu cực của vi rút viêm gan B. Đồng thời, giảm nguy cơ mắc bệnh và lây nhiễm. Cùng với việc duy trì vệ độ miễn dịch khỏe mạnh, tiêm phòng kháng thể viêm gan B là bước quan trọng trong duy trì sức khỏe tổng thể. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến nghiên cứu và ứng dụng Miễn dịch trong mọi lĩnh vực.

cv

Tham vấn chuyên môn

TS. Đào Thị Lương

Tiến sĩ sinh học

Nguyên Phó phòng Bảo tàng Giống Vi sinh vật - Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học

Bích Vũ

Content Writer of BCC

5/5 - (7 bình chọn)

Bài viết liên quan

vaccine

Vaccine là gì? Liệu pháp bổ sung vaccine đầy đủ

Vaccine thực chất là biện pháp đưa mầm bệnh vào cơ thể để kích thích hệ miễn dịch nhận biết,...
đáp ứng miễn dịch

Đáp ứng miễn dịch là gì? Cơ chế bảo vệ cơ thể khỏe mạnh

Đáp ứng miễn dịch là gì? Cơ chế nhận diện và tiêu diệt tác nhân gây bệnh giúp duy trì...
bệnh tự miễn

Bệnh tự miễn là gì? Dấu hiệu nhận biết và liệu pháp điều trị

Bệnh tự miễn là gì? Tình trạng xảy ra do hệ miễn dịch tấn công nhầm các tế bào và...