Men vi sinh phụ khoa – Vai trò và lưu ý sử dụng men đúng cách

Men vi sinh phụ khoa giúp cân bằng hệ vi sinh vùng kín, trợ thủ đắc lực trên hành trình chăm sóc sức khỏe phụ nữ

Trong hành trình chăm sóc sức khỏe phụ nữ, men vi sinh phụ khoa đóng vai trò quan trọng. Nhờ cân bằng hệ vi sinh vùng kín, phụ nữ có thể duy trì sức đề kháng và ngăn ngừa tối đa các vấn đề về sức khỏe phụ khoa. Trong đó, men vi sinh là giải pháp hàng đầu giúp chị em phụ nữ duy trì sự cân bằng trên. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp mọi thắc mắc về “trợ thủ đắc lực” cho sức khỏe vùng kín.

1. Hệ vi sinh vật âm đạo

Có hơn 50 loại vi sinh vật khác nhau cùng tồn tại bên trong âm đạo. Trong đó, không thể thiếu vi khuẩn Lactobacillus, giữ cho âm đạo khỏe mạnh và không bị viêm nhiễm. Việc thiếu đi vi khuẩn Lactobacillus cùng sự phát triển quá mức của hại khuẩn làm mất cân bằng trong âm đạo. Một số nguyên nhân dẫn đến bao gồm:

  • Quan hệ tình dục không an toàn
  • Nội tiết tố bên trong cơ thể thay đổi
  • Đang trong kỳ kinh nguyệt
  • Vệ sinh vùng kín không đúng cách
  • Việc mất cân bằng hệ sinh biểu hiện dưới một số triệu chứng sau:
  • Vùng kín hôi tanh
  • Khí hư thay đổi bất thường
  • Đau rát, khó chịu
  • Ngứa ngáy

viêm âm đạo

2. Thế nào là âm đạo không cân bằng?

Âm đạo của phụ nữ là nơi sinh sống của nhiều loại vi khuẩn có lợi và vi sinh vật khác. Ví dụ, L. crispatus và L. inersm là hai chủng vi khuẩn lành mạnh được tìm thấy. Khi có sự mất cân bằng về vi sinh vật ở trong âm đạo khi lượng vi khuẩn có hại nhiều hơn. Điều này khiến phụ nữ dễ mắc các bệnh ở âm đạo hơn.

bệnh phụ khoaHai vấn đề phổ biến nhất có liên quan đến sự mất cân bằng vi sinh vật trong hệ thống sinh sản của phụ nữ là viêm âm đạo do vi khuẩn và nhiễm trùng nấm men. Ngăn ngừa và giúp điều trị những vấn đề này là lý do tại sao hầu hết phụ nữ chọn dùng probiotic. Đặc biệt nếu những vấn đề này tiếp tục quay trở lại và không đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị khác.

khó chịu vùng kín

3. Các vấn đề do mất cân bằng hệ vi sinh vật

Mất cân bằng hệ vi sinh vật trong âm đạo là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề khác nhau. Cùng BCC tìm hiểu ngay một số vấn đề dưới đây.

  • Nhiễm khuẩn âm đạo
  • Nhiễm nấm âm đạo
  • Nhiễm trichomonas
  • Viêm đường tiết niệu

3.1 Nhiễm khuẩn âm đạo

Đây là vấn đề thường gặp nhất do mất cân bằng hệ vi sinh âm đạo. Nguyên nhân là do các chủng vi khuẩn có hại phát triển quá mức và lấn át vi khuẩn có lợi. Nó làm tăng độ pH của âm đạo lên trên 4.5 (mức pH khỏe mạnh). Đồng thời, giảm số lượng lợi khuẩn Lactobacilli.

Triệu chứng
  • Vùng kín có mùi tanh
  • Nóng rát khi đi tiểu
  • Khí hư màu trắng đục hoặc trắng xám
  • Ngứa ngáy
Nguyên nhân
  • Quan hệ tình dục với nhiều người hoặc quan hệ với người lạ.
  • Thường xuyên thụt rửa hoặc rửa vùng kín bằng xà phòng. Điều này làm phá vỡ sự cân bằng tự nhiên của hệ vi sinh vật
  • bởi âm đạo có cơ chế tự làm sạch.
  • Thiếu vi khuẩn Lactobacilli.
  • Phương pháp chính để điều trị viêm âm đạo do vi khuẩn là sử dụng thuốc kháng sinh. Có thể là dạng uống hoặc dạng dùng tại chỗ (đưa trực tiếp vào âm đạo). Ngoài ra có thể bổ sung thêm men vi sinh nhưng không thể thay thế cho thuốc kháng sinh.

biểu hiện của viêm âm đạo

Xem thêm:

3.2 Nhiễm nấm âm đạo

Nhiễm nấm âm đạo (nhiễm trùng nấm men) cũng là biểu hiện của mất cân bằng hệ vi sinh âm đạo. Một số vi khuẩn trong âm đạo nhằm hạn chế sự sinh sôi của các loại nấm. Tuy nhiên, nếu số lượng lợi khuẩn quá ít sẽ khiến nấm sinh sôi mất kiểm soát dẫn đến nhiễm nấm. Hầu hết đều do nấm Candida albicans (nấm men candida) gây ra.

Triệu chứng
  • Kích ứng
  • Khi hư đặc, lợn cợn, màu bất thường hoặc lỏng như nước
  • Ngứa ngáy dữ dội ở âm đạo và âm hộ
  • Nóng rát khi quan hệ tình dục và khi đi tiểu
  • Đau
  • Sưng đỏ
Nguyên nhân
  • Dùng thuốc kháng sinh: thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi trong âm đạo
  • Mang thai: sự thay đổi nồng độ nội tiết tố trong thai kỳ khiến nấm sinh sôi
  • Bệnh tiểu đường không được kiểm soát
  • Hệ miễn dịch suy yếu
  • Uống thuốc tránh thai hoặc các liệu pháp hormone khác làm tăng nồng độ estrogen
  • Hầu hết các dạng nhiễm nấm âm đạo đều có thể được điều trị bằng thuốc trị nấm ở các dạng khác nhau như dạng kem, thuốc mỡ, viên uống hay viên đặt.

nhiễm nấm âm đạo

biểu hiện của nấm âm đạo

3.3 Nhiễm trichomonas

Nhiễm trichomonas là bệnh lây qua đường tình dục khá phổ biến trên thế giới.

Triệu chứng
  • Ngứa, rát, nóng, đỏ hoặc đau
  • Đau khi đi tiểu
  • Khí hư thay đổi bất thường: ra nhiều, lỏng, trong suốt, màu trắng đục, vàng hoặc xanh lá với mùi tanh khó chịu.
  • Thuốc kháng sinh metronidazole (Flagyl) hoặc tinidazole (Tindamax) thường được sử dụng để điều trị nhiễm trichomonas.
  • Men vi sinh không thể điều trị hay ngăn ngừa được bệnh này. Tuy nhiên, sự mất cân bằng hệ vi sinh vật trong âm đạo sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như trichomonas.

âm đạo nhiễm trichomonas

3.4 Viêm đường tiết niệu

Hệ vi sinh vật mất cân bằng trong âm đạo tạo cơ hội cho vi khuẩn có hại xâm nhập vào đường tiết niệu. Chúng bắt đầu sinh sôi và phát triển quá mức trong bàng quang. Mặc dù hệ tiết niệu có cơ chế ngăn chặn vi khuẩn lạ xâm nhập nhưng không thể ngăn chặn 100%. Nếu tình trạng này kéo dài có thể đe dọa tới tính mạng.

Triệu chứng
  • Đi tiểu nhiều
  • Nóng rát khi đi tiểu
  • Buồn tiểu nhưng chỉ tiểu được rất ít
  • Nước tiểu đục, có màu đỏ tươi, hồng hoặc hơi nâu
  • Nước tiểu có mùi nồng
  • Đau vùng chậu, đặc biệt là xung quanh vùng giữa của khoang chậu và vùng mu
  • Viêm đường tiết niệu chủ yếu xảy ra ở phụ nữ. Bởi ống niệu đạo của phụ nữ ngắn hơn so với của nam giới, khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào đường tiết niệu hơn.
Nguyên nhân
  • Quan hệ tình dục
  • Gần đây quan hệ với một người lạ
  • Sử dụng một số biện pháp tránh thai như màng ngăn âm đạo và chất diệt tinh trùng
  • Mãn kinh
  • Có vấn đề trong hệ tiết niệu, ví dụ như tắc nghẽn
  • Hệ miễn dịch suy yếu
  • Sử dụng ống thông tiểu
  • Mới đi khám hoặc làm phẫu thuật ở hệ tiết niệu gần đây

Hầu hết các trường hợp viêm đường tiết niệu đều được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, loại thuốc phụ thuộc vào một số yếu tố:

  • Loại vi khuẩn có trong nước tiểu
  • Tình trạng sức khỏe
  • Thời gian bị viêm
  • Đối với những trường hợp nghiêm trọng thì sẽ cần nhập viện và điều trị bằng kháng sinh truyền tĩnh mạch.

viêm đường tiết niệu

Xem thêm:

4. Tác dụng của men vi sinh phụ khoa

Mặc dù có rất nhiều nghiên cứu về tác dụng của men vi sinh phụ khoa. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có đủ bằng chứng thuyết phục chứng minh men vi sinh có thể ngăn ngừa và điều trị viêm âm đạo do vi khuẩn hoặc các vấn đề khác do sự mất cân bằng hệ vi sinh vật gây ra. Bởi vậy, thuốc kháng sinh vẫn là phương thức điều trị chính. Men vi sinh chỉ nên được sử dụng để hỗ trợ làm tăng hiệu quả điều trị.

4.1 Một số nghiên cứu

Men vi sinh trong sữa chua, viên uống và viên đặt âm đạo giúp ngăn ngừa và điều trị sự mất cân bằng hệ vi sinh vật trong âm đạo. Một nghiên cứu năm 1996 cho thấy những phụ nữ ăn sữa chua chứa lợi khuẩn lactobacillus acidophilus có số lượng vi khuẩn lactobacillus trong âm đạo nhiều hơn so với những người không ăn. Đồng nghĩa với tỷ lệ bị viêm âm đạo cũng ít hơn. Tương tự, một số nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng việc dùng viên uống bổ sung men vi sinh hàng ngày có thể giúp ngăn ngừa viêm nhiễm.
Trong một nghiên cứu được thực hiện ở một nhóm nhỏ phụ nữ bị viêm âm đạo do vi khuẩn. Người tham gia chia làm 2 nhóm. Một nhóm dùng kháng sinh kết hợp với men vi sinh. Nhóm còn lại dùng kháng sinh cùng với giả dược. Thời gian dùng thuốc là 30 ngày. Sau 30 ngày, có gần 90% ở nhóm dùng kháng sinh cùng với men vi sinh khỏi bệnh. Trong khi tỷ lệ này ở nhóm dùng kháng sinh và giả dược là 40%. Có thể thấy, việc chỉ dùng men vi sinh là đủ để chữa khỏi viêm âm đạo do vi khuẩn. Đồng thời, duy trì số lượng vi khuẩn trong âm đạo ở mức cân bằng.

nghiên cứu về men vi sinh

4.2 Hiệu quả của men vi sinh phụ khoa cho sức khỏe âm đạo

Men vi sinh phụ khoa hỗ trợ sự cân bằng hệ vi sinh vật lành mạnh trong âm đạo. Cụ thể:

  • Ngăn ngừa viêm âm đạo với các triệu chứng như ngứa, tiết dịch và có mùi khó chịu.
  • Ngăn ngừa nhiễm trùng nấm men tái phát, gây tiểu buốt, đau rát, nóng rát âm đạo, tiết dịch,…
  • Thúc đẩy cân bằng hệ vi sinh và sức khỏe đường tiết niệu.
  • Giảm khó chịu và nhạy cảm với các sản phẩm vệ sinh, bao cao su và thậm chí cả khi quan hệ tình dục với bạn tình.
  • Hạn chế mùi khó chịu ở âm đạo.
  • Giải pháp thay thế nhẹ nhàng cho việc thụt rửa truyền thống.
Men vi sinh phụ khoa tốt nhất cho bệnh viêm âm đạo

Viêm âm đạo xảy ra do các vi sinh vật có hại phát triển quá mức. Bao gồm các chủng có tên là Gardnerella vaginalis và Prevotella. Các chuyên gia tin rằng men vi sinh tốt nhất cho phụ nữ bị viêm âm đạo là các probiotics thuộc họ Lactobacillus. Đặc biệt là acidophilus, rhamnosus và reuteri. Chúng được tìm thấy tự nhiên trong âm đạo và giúp chống lại tác động của các vi sinh vật khác.

Men vi sinh phụ khoa tốt nhất cho nhiễm trùng

Nhiễm trùng nấm men chủ yếu là do sự phát triển quá mức của loại nấm có tên là Candida. Nghiên cứu cho thấy, những loại men vi sinh tốt nhất cho sức khỏe âm đạo tương tự như những loại men vi sinh ngăn ngừa bệnh viêm âm đạo. Đó là: Lactobacillus acidophilus, Lactobacillus rhamnosus và Lactobacillus reuteri. Chúng thường được khuyến khích cho những phụ nữ bị nhiễm trùng nấm men hoặc viêm âm đạo thường xuyên.

4.3 Cơ chế tác động của men vi sinh

Men vi sinh phụ khoa giúp cân bằng hệ vi sinh và pH. Đồng thời, tăng hoạt động hệ miễn dịch cơ thể. Từ đó, giảm các triệu chứng khó chịu và viêm nhiễm phụ khoa. Vùng kín của phụ nữ có một cơ chế bảo vệ tự nhiên. Nhờ đó, vi sinh vật có lợi và có hại được cân bằng bên trong âm đạo. Sự cân bằng này đạt đỉnh khi pH sinh lý có tính acid từ 3.8 – 4.5.
Tấm khiên vững chắc này sẽ giúp bảo vệ vùng kín khỏi hại khuẩn, nấm candida, huyết trắng, lộ tuyến… Cũng như các bệnh viêm nhiễm phụ khoa sinh ra do mất cân bằng hệ vi sinh vật trong âm đạo. Do đó, để khắc phục, cần khôi phục lại cơ chế bảo vệ tự nhiên. Và men vi sinh là yếu tố quan trọng giúp giải quyết vấn đề trên.

5. Cách bổ sung men vi sinh phụ khoa

Lactobacillus acidophilus là chủng vi khuẩn có lợi được ưu tiên bổ sung bởi khả năng khôi phục và duy trì hệ vi sinh vật âm đạo cân bằng. Hai chủng khác gồm Lactobacillus rhamnosus và Lactobacillus reuteri. Chúng duy trì sự cân bằng bằng cách bám vào bề mặt âm đạo. Điều này khiến các vi khuẩn có hại khó phát triển hơn. Lactobacillus còn có thể bám trực tiếp vào hại khuẩn. Sau đó, ngăn chặn sự phát triển và tiêu diệt chúng. Các chuyên gia khuyến nghị nên ăn các loại thực phẩm chứa men vi sinh thay vì dùng sản phẩm bổ sung để hạn chế tối đa rủi ro và tác dụng phụ. Các loại sữa chua chứa men sống là nguồn cung cấp Lactobacilli tốt nhất.
Cắt giảm lượng đường cũng làm giảm sự phát triển của vi khuẩn có hại trong âm đạo. Phụ nữ nên duy trì chế độ ăn nhiều loại thực phẩm chứa men vi sinh, trái cây tươi, rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt. Chúng được gọi là “prebiotic” (thức ăn của probiotic) giúp gia tăng sự phát triển của lợi khuẩn.
Probiotic giúp cân bằng hệ vi khuẩn trong âm đạo và duy trì độ pH lành mạnh. Cả hai đều chống lại sự phát triển của nhiễm trùng. Các loại vi khuẩn lành mạnh trong âm đạo không hoàn toàn giống với các loại vi khuẩn trong ruột/đại tràng. Do đó, việc bổ sung cho một loại sẽ không nhất thiết có lợi cho loại còn lại.

6. Tạm kết

Tóm lại, men vi sinh phụ khoa là chìa khóa quan trọng giúp duy trì sức khỏe sinh sản cho phụ nữ. Việc hiểu rõ về tầm quan trọng của việc duy trì cân bằng vi sinh trong vùng kín và cách sử dụng men vi sinh phù hợp sẽ giúp phụ nữ giảm nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe phụ khoa. Đừng ngần ngại thảo luận với chuyên gia y tế để có được lời khuyên phù hợp và thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến nghiên cứu và ứng dụng Probiotics trong mọi lĩnh vực.

Bích Vũ

Content Writer of BCC

5/5 - (2 bình chọn)

Bài viết liên quan

top men vi sinh

TOP 20+ men vi sinh được các chuyên gia khuyên dùng

TOP men vi sinh an toàn, chất lượng, được chán chạy nhất của Hàn Quốc, Pháp và Nhật Bản đảm...
bifidobacterium longum

Bifidobacterium longum – Vai trò với hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ

Bifidobacterium longum, lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện hệ tiêu hóa và tăng cường...
lactobacillus acidophilus

Lactobacillus acidophilus: Khái niệm, vai trò và cách sử dụng

Lactobacillus acidophilus là lợi khuẩn quan trọng trong hệ tiêu hóa, giúp cân bằng hệ vi sinh và tăng cường...