Ngành công nghệ sinh học ngày càng phát triển và trở thành ngành mũi nhọn tạo ra giá trị bền vững cho đa dạng lĩnh vực của cuộc sống
Được dự đoán là ngành học của tương lai, ngành Công nghệ sinh học đã và đang thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ mỗi mùa tuyển sinh. Ngành công nghệ sinh học là lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng các phương pháp khoa học trong việc tận dụng các hệ thống sinh học để giải quyết các vấn đề trong y tế, nông nghiệp, môi trường và công nghiệp. Từ việc phân tích DNA đến phát triển các loại thuốc mới và công nghệ sinh học xanh, ngành này đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống của con người và bảo vệ môi trường.
Nội dung
- 1. Ngành Công nghệ sinh học là gì?
- 2. Cơ hội của ngành Công nghệ sinh học
- 3. Công nghệ sinh học tốt nghiệp ra trường làm gì?
- 3.1 Giảng viên tại các trường Cao đẳng, Đại học
- 3.2 Nghiên cứu viên tại các Trung tâm và Viện nghiên cứu
- 3.3 Nhân viên R&D tại phòng nghiên cứu của công ty
- 3.4 Kỹ thuật viên xét nghiệm – Kỹ thuật viên phòng thí nghiệm
- 3.5 Giáo viên dạy môn Sinh học
- 3.6 Chuyên viên quản lý Khoa học và Công nghệ
- 3.7 Kinh doanh hóa chất và thiết bị vật tư Công nghệ sinh học
- 3.8 Kỹ sư môi trường
- 4. Mức lương ngành công nghệ sinh học hiện nay
- 5. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức lương ngành công nghệ sinh học
- 6. Những tố chất phù hợp với ngành Công nghệ sinh học
- 7. Điểm chuẩn ngành Công nghệ sinh học
- 8. Ngành Công nghệ sinh học xét tuyển những tổ hợp môn nào?
- 9. Danh sách trường đào tạo Công nghệ sinh học
- 10. Chương trình đào tạo
- 11. Tạm kết
1. Ngành Công nghệ sinh học là gì?
Ngành Công nghệ sinh học chính là ứng dụng các kiến thức sinh học để tạo ra các sản phẩm có giá trị cao. Quy trình công nghệ và thiết bị hiện đại giúp nâng cao chất lượng và giảm giá thành sản phẩm. Ngành Công nghệ sinh học được ứng dụng trong đa dạng lĩnh vực nhằm phục vụ lợi ích của con người. Đồng thời, phát triển kinh tế – xã hội và vật phẩm thân thiện với môi trường. Cụ thể
- Lai tạo giống mới chất lượng; chế biến và bảo quản thực phẩm
- Chế phẩm nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật
- Sản xuất dược phẩm, công nghệ di truyền, xét nghiệm, chẩn đoán bệnh, cố định enzyme, tổng hợp protein, tạo kháng thể đơn dòng,…
- Xử lý ô nhiễm môi trường, rác thải
2. Cơ hội của ngành Công nghệ sinh học
Thế kỷ 21 là thế kỷ của ngành Công nghệ sinh học. Nó trở thành ngành kinh tế – kỹ thuật mũi nhọn. Tại Việt Nam, nó nằm trong chiến lược phát triển khoa học công nghệ đến năm 2030. Điều này giúp đáp ứng đa dạng lĩnh vực như y dược, nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp và môi trường. Trong đó, các thành tựu trong lĩnh vực y học được quan tâm hơn cả. Bao gồm chẩn đoán các bệnh nguy hiểm, bệnh mới, công nghệ tế bào gốc; sản xuất vaccine, dược phẩm,… Ngoài ra, còn ứng dụng vào sản xuất chế phẩm thức ăn chăn nuôi, các loại cây trồng có năng suất và giá trị cao.
Để đáp ứng nhu cầu của phát triển, hơn 500 doanh nghiệp và trung tâm nghiên cứu công nghệ sinh học đang hoạt động. Do đó, thị trường lao động của ngành công nghệ sinh học ngày càng sôi động. Nó đòi hỏi cao về số lượng cũng như chất lượng nhân lực. Sự đầu tư và cơ hội rộng mở nhằm tạo đòn bẩy cho sự phát triển của ngành công nghệ này trong nước và quốc tế. Với triển vọng trên, cơ hội về việc làm chất lượng cho các bạn học sinh, sinh viên là rất cao.
3. Công nghệ sinh học tốt nghiệp ra trường làm gì?
3.1 Giảng viên tại các trường Cao đẳng, Đại học
Sinh viên đam mê với môi trường sư phạm có thể trở thành giảng viên Công nghệ sinh học ở các trường. Đây còn là cơ hội để các bạn có thể làm việc với nhóm nghiên cứu mạnh trong trường. Đồng thời, thường xuyên được bồi dưỡng về kiến thức và kỹ năng.
3.2 Nghiên cứu viên tại các Trung tâm và Viện nghiên cứu
Sinh viên có thể làm nghiên cứu viên tại một số đơn vị nghiên cứu uy tín trong Công nghệ sinh học. Đó là Viện Sinh học Nông nghiệp, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Viện Công nghệ sinh học và Viện Nghiên cứu hệ gen, Viện Di truyền nông nghiệp, Viện Bảo vệ thực vật, Viện Công nghiệp Thực phẩm,…
3.3 Nhân viên R&D tại phòng nghiên cứu của công ty
Hoạt động R&D được đầu tư mạnh mẽ trong khối các doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân. Tại đây, nhân viên cần tìm kiếm, nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới. Cụ thể là nhân viên Phát triển sản phẩm.
3.4 Kỹ thuật viên xét nghiệm – Kỹ thuật viên phòng thí nghiệm
Kỹ thuật viên xét nghiệm cần thiết tại các Bệnh viện, Trung tâm Y tế dự phòng, các Bệnh viện và phòng khám tư nhân… Họ làm việc chủ yếu trong phòng thí nghiệm phân tích, kiểm nghiệm, xét nghiệm ADN,… Ngoài ra, còn ở các phòng KCS, phòng QC của trung tâm kiểm nghiệm, công ty sản xuất dược phẩm,…
3.5 Giáo viên dạy môn Sinh học
Nhiều bạn sinh viên sau khi ra trường đã lựa chọn về địa phương làm giáo viên dạy môn Sinh học tại các trường phổ thông và Trung tâm Giáo dục thường xuyên. Đây là lựa chọn hợp lý với các bạn muốn có một môi trường làm việc sư phạm nhưng không yêu cầu nhiều về nghiên cứu khoa học chuyên sâu.
3.6 Chuyên viên quản lý Khoa học và Công nghệ
Chuyên viên quản lý Khoa học và Công nghệ là vị trí quan trọng trong các cơ quan nghiên cứu. Do đặc thù của mỗi cơ quan mà sẽ yêu cầu trình độ cũng như phương thức đào tạo phù hợp. Ngoài ra, họ còn được bồi dưỡng thường xuyên về kỹ năng liên quan đến quản lý nhà nước.
3.7 Kinh doanh hóa chất và thiết bị vật tư Công nghệ sinh học
Các công ty nhập khẩu, phối hóa chất và thiết bị công nghệ đã tập trung nhiều vào mảng R&D và dịch vụ sau bán hàng. Bởi vậy, họ rất cần nguồn nhân lực am hiểu về công nghệ và có khả năng đảm nhận tốt các dịch vụ chăm sóc kỹ thuật sau bán hàng.
3.8 Kỹ sư môi trường
Kỹ sư môi trường là vị trí rất hot. Bởi hiện nay, vấn đề môi trường đang ngày càng nhức nhối. Cần có các biện pháp can thiệp để cải thiện, nâng cao chất lượng. Do đó, ứng dụng công nghệ sinh học rất cần thiết. Từ đó, có thể nghiên cứu và giải quyết các vấn đề về môi trường tại nhà máy, xí nghiệp hay cơ quan nhà nước.
Xem thêm:
- Chế phẩm sinh học: Ứng dụng của nền nông nghiệp bền vững toàn cầu
- Ứng dụng enzyme trong công nghệ thực phẩm đầy triển vọng
4. Mức lương ngành công nghệ sinh học hiện nay
Với nhu cầu mạnh mẽ, ngành công nghệ sinh học đòi hỏi số lượng chất trình độ nguồn nhân lực cao. Và đương nhiên, lương ngành công nghệ sinh học cũng được rất nhiều bạn sinh viên quan tâm. Theo kết quả được cập nhật, mức lương dao động khá cao và tăng lên hàng năm. Cụ thể, mức lương trung bình cao nhất được nhận là 30.000.000 vnđ/tháng. Có thể thấy, vị trí việc làm công nghệ sinh học có mức lương khá cao. Những sinh viên mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm có mức lương dao động khoảng 7.000.000 -10.000.000 vnđ/tháng.
5. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức lương ngành công nghệ sinh học
Mức lương ngành công nghệ sinh học thay đổi do nhiều yếu tố. Cụ thể:
5.1 Kinh nghiệm làm việc
Kinh nghiệm làm việc ảnh hưởng lớn đến mức lương ngành công nghệ sinh học. Do đó, sinh viên mới ra trường thường thu nhập không cao. Đa phần họ sẽ được đào tạo trước khi nhận việc chính thức. Trung bình mức lương rơi vào khoảng 7.000.000 – 10.000.000 vnđ/1 tháng. Người có kinh nghiệm từ 1 đến 3 năm dao động từ 10.000.000 – 15.000.000 vnđ/1 tháng. Đối với người có kinh nghiệm trên 5 năm, họ có đủ năng lực để đảm nhận nhiều công việc khác nhau. Do đó, tùy vào năng lực, mức lương rơi vào khoảng 20.000.000 – 30.000.000 vnđ/1 tháng.
5.2 Bằng cấp
Ở một số trường hợp, bằng cấp vẫn là điều kiện ứng tuyển các vị trí trong ngành Công nghệ sinh học. Những người có bằng thạc sĩ, tiến sĩ thường có mức lương cao hơn. Do đó, nếu muốn có mức lương cao cùng cơ hội thăng tiến rộng mở, có thể bổ sung thêm bằng cấp. .
5.3 Môi trường làm việc
Ngành công nghệ sinh học trong nước lương thường thấp hơn so với các công ty nước ngoài. Đi kèm là yêu cầu cần đạt được khắt khe hơn. Cụ thể là đòi hỏi kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ tốt. Ngoài ra, cần bổ sung ngoại ngữ để thuận tiện trong việc giao tiếp.
6. Những tố chất phù hợp với ngành Công nghệ sinh học
- Khả năng bắt kịp xu hướng
- Kỹ năng làm việc nhóm
- Khả năng giao tiếp tốt
- Có đam mê với khoa học và công nghệ
- Có sự chăm chỉ, cẩn thận và tư suy logic
- Trình độ ngoại ngữ và kỹ năng tin học
- Học tốt các môn tự nhiên, đặc biệt là Sinh học
- Ham học hỏi và khả năng tự tìm hiểu
- Chịu được áp lực công việc
7. Điểm chuẩn ngành Công nghệ sinh học
Ngành Công nghệ sinh học được tuyển sinh và đào tạo tại nhiều trường đại học trên cả nước. Tùy từng năm và cơ sở mà điểm chuẩn khác nhau. Chẳng hạn, năm 2018, điểm chuẩn dao động từ 15 – 21 điểm.
8. Ngành Công nghệ sinh học xét tuyển những tổ hợp môn nào?
Dưới đây là một số tổ hợp môn xét tuyển ngành Công nghệ sinh học đã được BCC tổng hợp:
- AOO: Toán, Lý, Hoá
- A01: Toán, Lý, Tiếng Anh
- A02: Toán, Lý, Sinh
- B00: Toán, Hoá, Sinh
- Ngoài đăng ký xét tuyển bằng tổ hợp môn. Thí sinh có thể xét tuyển dựa trên kết quả học bạ 5 học kỳ (không bao gồm học kì 2 lớp 12). Ngoài ra, còn có xét tuyển học bạ bằng tổng điểm 3 năm học (lớp 10, lớp 11 và lớp 12).
9. Danh sách trường đào tạo Công nghệ sinh học
Với nhu cầu tăng cao, hiện nay, ở nước ta có rất nhiều trường đại học đào tạo ngành Công nghệ sinh học. Dưới đây là một số trường đào tạo Công nghệ sinh học:
9.1 Khu vực miền Bắc
- Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Học viện Nông nghiệp Viêt Nam
- Đại học Nông lâm Bắc Giang
- Đại học Phương Đông
- Đại học Lâm nghiệp
- Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội
- Viện Đại học Mở Hà Nội
- Đại học Đông Đô
- Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên
- Đại học Công nghiệp Việt Trì
- Đại học Hải Phòng
- Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội
9.2 Khu vực miền Trung
- Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng
- Đại học Nha Trang
- Đại học Vinh
- Đại học Đà Lạt
- Đại học Yersin Đà Lạt
- Đại học Công nghệ Vạn Xuân
9.3 Khu vực miền Nam
- Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TP. HCM
- Đại học Mở TP. HCM
- Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP. HCM
- Đại học Công nghiệp TP. HCM
- Đại học Cần Thơ
- Đại học Quốc tế – ĐH Quốc gia TP.HCM
- Đại học Công nghiệp TP.HCM
- Đại học Nông lâm TP.HCM
- Đại học Văn Lang
- Đại học An Giang
- Đại học Cần Thơ
- Đại học Kiên Giang
- Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long
- Đại học Tiền Giang
- Đại học Trà Vinh
- Đại học Bình Dương
10. Chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo ngành Công nghệ sinh học sẽ trang bị mọi kiến thức từ cơ bản đến nâng cao. Bao gồm: nguyên lý và quá trình sinh học đại cương, lý thuyết cơ sở về sinh học thực nghiệm, các phương thức ứng dụng công nghệ sinh học trong các lĩnh vực. Bên cạnh đó, sinh viên còn được trang bị kỹ năng thực hành nghề nghiệp. Cụ thể là thu thập mẫu, đo đạc, tổng hợp, phân tích và thực hiện thí nghiệm. Các chuyên ngành gồm: Công nghệ vi sinh, tế bào, Công nghệ mô – protein – enzyme và kỹ thuật di truyền, Công nghệ sinh học nông nghiệp, công nghiệp, môi trường, thực phẩm, y dược, tin – sinh học,…
Xem thêm:
- Công nghệ Nano: Cách mạng đột phá mọi lĩnh vực
- Công nghệ tế bào – Bước tiến nhảy vọt, ứng dụng mọi lĩnh vực
11. Tạm kết
Ngành công nghệ sinh học đang tiên phong trong việc ứng dụng kiến thức sinh học vào nhiều lĩnh vực khác nhau như y tế, nông nghiệp và môi trường. Nhờ sự tiến bộ trong nghiên cứu gen và kỹ thuật tế bào gốc, ngành này đang mở ra những triển vọng hứa hẹn cho tương lai, mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho con người và cộng đồng. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến nghiên cứu và ứng dụng Công nghệ sinh học trong mọi lĩnh vực.