Rối loạn lo âu là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Rối loạn lo âu là vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến, đặc trưng bởi cảm giác lo lắng quá mức và kéo dài, ảnh hưởng đến cuộc sống

Lo lắng là cảm xúc bình thường. Tuy nhiên, nó có thể gây ra các triệu chứng về thể chất như bồn chồn, bức bối và vã mồ hôi, gọi là “Rối loạn lo âu”. Nguyên nhân chủ yếu là do căng thẳng và áp lực kéo dài. Các triệu chứng này ảnh hưởng lớn đến tinh thần cũng như cuộc sống thường ngày. Chẳng hạn như công việc, học tập và các mối quan hệ xung quanh. Nhận biết các triệu chứng giúp làm tăng nguy cơ chữa khỏi nếu được điều trị kịp thời. Cùng tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết dưới đây.

1. Rối loạn lo âu là bệnh gì?

Rối loạn lo âu là một dạng rối loạn tâm lý phổ biến mà nhiều người gặp phải. Người bệnh thường lo lắng quá mức với một vấn đề nào đó. Đôi khi, những lo lắng đó có thể rất vô lý. Tình trạng này kéo dài và lặp lại nhiều lần có thể ảnh hưởng lớn đến cuộc sống. Một số rối loạn thường gặp như:

  • Rối loạn lo âu lan tỏa
  • Rối loạn hoảng sợ
  • Rối loạn lo âu xã hội
  • Rối loạn lo âu chia ly
  • Rối loạn lo âu do thuốc
  • Ám ảnh sợ đặc hiệu
  • Chứng sợ khoảng rộng
  • Chứng câm chọn lọc

rối loạn lo âu là gì

2. Các loại rối loạn lo âu thường gặp

Có rất nhiều dạng rối loạn lo âu có thể xảy ra. Tuy nhiên, điểm chung là chúng đều tác động tiêu cực đến người mắc. Dưới đây là một số loại rối loạn lo âu thường gặp:

2.1 Rối loạn lo âu lan tỏa

Biểu hiện của loại rối loạn này là sự lo âu, lo lắng thái quá trong nhiều hoạt động. Người bệnh không thể kiểm soát được lo âu và xuất hiện kèm theo một số triệu chứng. Ví dụ như: bực tức, khó chịu, căng thẳng cơ, mất ngủ,… Từ đó, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày.

2.2 Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)

Người mắc chứng rối loạn này thường bị ám ảnh và hành vi lặp đi lặp lại không kiểm soát được. Điển hình như rửa tay liên tục, không ngừng chùi rửa đồ đạc để loại bỏ vi khuẩn, sắp xếp đồ đạc chuẩn bị, lo lắng suốt về vấn đề gì đó,… Chúng thường chiếm nhiều thời gian và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống. Người bệnh bắt buộc phải thực hiện hành vi cưỡng chế để giảm sự đau khổ cùng ám ảnh.

2.3 Rối loạn hoảng loạn

Đây là cảm giác hoảng sợ khi người bệnh bị sợ hãi cực độ chi phối. Chúng diễn ra đột ngột nhưng gây ra các phản ứng cơ thể dữ dội. Chẳng hạn như đau tim, tim đập nhanh, khó thở, đau ngực, choáng váng,… Thậm chí, có những người còn sợ chết, sợ phát điên. Họ thường có xu hướng né tránh vấn đề này. Có trường hợp nỗi sợ lấn át khiến họ cố thủ trong nhà, không dám giao tiếp.

2.4 Nỗi ám ảnh xã hội

Đây là rối loạn lo âu đặc trưng quá mức trong các tình huống xã hội hàng ngày. Lo sợ và lo âu ở người có ám ảnh sợ xã hội thường là bị xấu hổ hoặc bị bẽ mặt nếu không được như mong đợi. Chẳng hạn sợ giao tiếp với người lạ, sợ nói trước đám đông, sợ ánh đèn sân khấu,…

3. Các triệu chứng rối loạn lo âu

Các triệu chứng thường được biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau, tùy thuộc vào người bệnh. Nó có thể xuất hiện đột ngột hoặc kéo dài nhưng đều ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Do đó, cần sớm nhận biết để có giải pháp điều trị kịp thời. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp đã được BCC tổng hợp:

  • Căng thẳng, lo lắng quá mức và có hành động thái quá
  • Bồn chồn, nói nhiều, đứng ngồi không yên
  • Suy giảm trí nhớ, khả năng tập trung kém
  • Cảm thấy sợ hãi vô lý
  • Thở gấp, tim đập nhanh
  • Chân tay run, tê buốt, ra nhiều mồ hôi, đi tiểu nhiều lần
  • Uể oải, mệt mỏi, đau nhức toàn thân
  • Choáng váng, đau đầu, buồn nôn kéo dài,…
  • Thay đổi khẩu vị, rối loạn tiêu hóa, cân nặng thất thường
  • Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc
  • Cảm thấy tự ti, hoài nghi về bản thân

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, các triệu chứng này kéo dài có thể dẫn đến trầm cảm và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Từ đó, gây ra vô vàn hệ lụy cho bản thân người mắc và gia đình. Do đó, nếu nghi ngờ bản thân mắc rối loạn lo âu, cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa tâm thần để được chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

mệt mỏi do rối loạn lo âu

Xem thêm:

4. Nguyên nhân rối loạn lo âu

Nguyên nhân gây nên tình trạng này rất nhiều và phức tạp. Một số nguyên nhân phổ biến phải kể đến như:

  • Các yếu tố gây stress, căng thẳng từ môi trường như vấn đề gia đình, công việc, các mối quan hệ bên ngoài,…
  • Di truyền
  • Triệu chứng bệnh, tác dụng phụ của thuốc
  • Cai nghiện

5. Nguy cơ rối loạn lo âu

5.1 Đối tượng có nguy cơ mắc

Di truyền và môi trường là nguyên nhân chính gây nên rối loạn lo âu. Mỗi loại sẽ có yếu tố nguy cơ riêng của chúng. Tuy nhiên, có một số yếu tố nguy cơ chung như:

  • Sợ hãi, hoang mang, lo lắng, đau khổ khi gặp phải các nỗi đau tương tự ở thời thơ ấu.
  • Cuộc sống áp lực và tiêu cực.
  • Bản thân hoặc người thân trong gia đình có tiền sử mắc rối loạn lo âu.

5.2 Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc rối loạn lo âu cần lưu ý như:

  • Mắc các vấn đề về sức khỏe như tuyến giáp hoặc rối loạn nhịp tim.
  • Lạm dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…

6. Phương pháp chẩn đoán & điều trị rối loạn lo âu

6.1 Các phương pháp cận lâm sàng và chẩn đoán

Để xác định chính xác rối loạn lo âu, không thể chỉ kiểm tra trong một lần. Thay vào đó, nó đòi hỏi cả quá trình khám sức khỏe, kiểm tra sức khỏe tâm thần và khảo sát tâm lý. Các bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm máu hoặc nước tiểu để loại trừ một số bệnh tiềm ẩn có triệu chứng tương tự. Một số bài kiểm tra, câu hỏi khảo sát cũng hỗ trợ bác sĩ đánh giá và xác định chính xác tình trạng bệnh nhân.

6.2 Các phương pháp điều trị

Một số phương pháp điều trị thường được chỉ định bao gồm liệu pháp tâm lý, liệu pháp hành vi và thuốc. Tất nhiên, tùy tình trạng bệnh nhân và mức độ rối loạn mà có phương pháp phù hợp. Đôi khi, tình trạng nghiện rượu, trầm cảm hoặc các tình trạng tiềm ẩn khác cần được điều trị trước khi điều trị rối loạn.

  • Tự điều trị

Với rối loạn mức độ nhẹ đã được chẩn đoán, bệnh nhân có thể tự điều trị tại nhà mà không cần giám sát lâm sàng. Với người bị rối loạn nặng, nghiêm trọng không thể áp dụng phương pháp này.
Người bệnh có thể áp dụng một số bài tập và thực hành nhằm giúp cải thiện tình trạng bệnh. Chẳng hạn như kiểm soát căng thẳng, cân bằng cảm xúc, tập thể dục, tham gia các nhóm hỗ trợ cộng đồng,…

  • Tư vấn tâm lý

Tư vấn tâm lý là liệu pháp điều trị tiêu chuẩn và cần thiết cho bệnh nhân mắc rối loạn lo âu. Bao gồm liệu pháp nhận thức hành vi, liệu pháp tâm lý hoặc kết hợp. Trong đó, liệu pháp nhận thức hành vi là một loại trị liệu tâm lý giúp nhận biết và thay đổi các suy nghĩ có hại do cảm giác lo lắng, rắc rối tạo nên.

bệnh nhân mắc rối loạn lo âu đến gặp bác sĩ tâm lý

  • Thuốc

Một số loại thuốc có tác dụng hiệu quả trong điều trị rối loạn lo âu. Có loại thuốc giúp hỗ trợ về thể chất và tinh thần như thuốc chống trầm cảm, thuốc benzodiazepin và thuốc chống trầm cảm ba vòng. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số loại thuốc điều trị sau: Thuốc chẹn beta; Thuốc ức chế monoamine oxidase (MAOIs); Thuốc buspirone.

7. Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa

Có nhiều cách để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh rối loạn lo âu. Tuy nhiên, cảm giác lo lắng là một cảm xúc tự nhiên hàng ngày. Và việc xuất hiện của chúng không phải lúc nào cũng là bệnh rối loạn sức khỏe tâm thần. Cùng tìm hiểu chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng giúp phòng ngừa và cải thiện tình trạng trên:

7.1 Chế độ sinh hoạt

  • Tập thể dục thường xuyên có khả năng tiết endorphin và serotonin, giúp giảm căng thẳng và tăng cường sức khỏe tâm lý.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
  • Tập các động tác giúp giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng như thiền, yoga, thiền, hít thở đều.
  • Học cách cân bằng cảm xúc, quản lý căng thẳng và tìm đến một số cách giải tỏa căng thẳng lành mạnh. Chẳng hạn như đi bộ, xem phim, đọc sách, chơi thể thao,…
  • Tìm kiếm sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lý nếu gặp vấn đề.

thiền định để cải thiện rối loạn lo âu

7.2 Chế độ dinh dưỡng

Một số chế độ dinh dưỡng có thể giúp hạn chế diễn tiến của rối loạn lo âu. Dưới đây là một số lời khuyên về dinh dưỡng cho người mắc tình trạng trên:

  • Tăng cường các thực phẩm giàu chất xơ như rau củ, trái cây, hạt và ngũ cốc để cải thiện chức năng tiêu hóa, tăng cường thải độc và hiệu quả chuyển hóa.
  • Bổ sung thực phẩm giàu chất chống oxy hóa trong chế độ ăn. Chẳng hạn như Vitamin C, E và beta-carotene giúp giảm tổn thương tế bào và cải thiện triệu chứng rối loạn.
  • Không ăn các thực phẩm chất kích thích như đường và caffeine.
  • Bổ sung thực phẩm giàu Omega-3 như cá hồi, cá mòi, hạt lanh, dầu cá,…
  • Hạn chế ăn thức ăn nhanh và đồ chiên rán

Tóm lại, tùy theo mức độ bệnh mà có chế độ ăn phù hợp. Tuy nhiên, nhìn chúng, chế độ ăn cần đầy đủ các thực phẩm giàu sinh dưỡng và tránh các thực phẩm không tốt cho tình trạng rối loạn tiêu hóa. Bạn có thể đến gặp chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể.

chế độ ăn giúp giảm rối loạn lo âu

8. Tạm kết

Trên đây là thông tin chi tiết về khái niệm, biểu hiện và cách phòng ngừa rối loạn lo âu. Nó được biểu hiện qua nhiều triệu chứng đa dạng, từ lo lắng quá mức, khó tập trung đến các triệu chứng vật lý như tim đập nhanh, khó thở. Các phương pháp điều trị hiện nay bao gồm liệu pháp tâm lý, dùng thuốc và các kỹ thuật thư giãn. Việc kết hợp các phương pháp phù hợp có thể mang lại hiệu quả tốt nhất cho từng cá nhân. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến ứng dụng và Nghiên cứu trong mọi lĩnh vực.

cv

Tham vấn chuyên môn

TS. Đào Thị Lương

Tiến sĩ sinh học

Nguyên Phó phòng Bảo tàng Giống Vi sinh vật - Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học

Bích Vũ

Content Writer of BCC

5/5 - (8 bình chọn)

Bài viết liên quan

bệnh da liễu

Bệnh da liễu là gì? Các bệnh da liễu thường gặp nhất

Bệnh da liễu là gì? Các bệnh lý liên quan đến da, tóc, móng, gây mẩn ngứa, khó chịu,… và...
hội chứng patau

Hội chứng Patau là gì? Nguyên nhân, đặc điểm và cách điều trị

Hội chứng Patau là gì? Tình trạng rối loạn di truyền hiếm gặp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe,...
hội chứng klinefelter

Hội chứng Klinefelter là gì? Toàn bộ thông tin cần biết

Hội chứng Klinefelter là gì? Tình trạng rối loạn nhiễm sắc thể giới tính ở nam giới, ảnh hưởng lớn...