Suy giảm hệ miễn dịch là gì? Tính trạng khiến cơ thể dễ mắc các bệnh do lớp phòng thủ chống lại các tác nhân gây hại bị suy yếu
Suy giảm miễn dịch xảy ra khi cơ thể giảm hay hoàn toàn không còn khả năng chống lại sự tấn công của các tác nhân vi trùng từ bên ngoài. Khi đó, cơ thể rất dễ mắc các bệnh, nhiễm trùng hoặc nhiễm khuẩn. Mức độ nguy hiểm còn nặng nề hơn người bình thường, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng. Cùng tìm hiểu ngay chi tiết thông tin liên quan đến suy giảm miễn dịch thông qua bài viết dưới đây. Qua đó, có thể dễ dàng nhận biết tình trạng hệ miễn dịch suy giảm và chủ động bảo vệ sức khỏe. Cùng BCC tìm hiểu ngay thông tin chi tiết về “Suy giảm hệ miễn dịch là gì?”.
Nội dung
- 1. Miễn dịch là gì?
- 2. Suy giảm hệ miễn dịch là gì?
- 3. Phân loại suy giảm miễn dịch
- 4. Đối tượng có nguy cơ bị rối loạn suy giảm miễn dịch
- 5. Nguyên nhân gây suy giảm hệ miễn dịch là gì?
- 6. Dấu hiệu nhận biết hệ miễn dịch bị suy giảm
- 7. Chẩn đoán hội chứng suy giảm miễn dịch như thế nào?
- 8. Phương pháp điều trị và tăng cường hệ miễn dịch cơ thể
- 9. Tạm kết
1. Miễn dịch là gì?
Hệ miễn dịch (Immune System) là hệ thống phức tạp gồm các tế bào, mô và cơ quan trong cơ thể con người. Cụ thể là các tế bào bạch cầu, lympho trong máu, hạch, tủy xương và lá lách. Nó giúp cân bằng hệ vi sinh bên trong và ngăn chặn các tác nhân gây hại xâm nhập.
Vị trí phân bố của hệ miễn dịch nhiều nhất là ở các “ngõ vào” của cơ thể. Đặc biệt là đường hô hấp và tiêu hóa. Bằng cách sinh ra kháng thể hay tự tiêu diệt từ men tiêu hủy, cơ chế thực bào, các tác nhân xâm nhập từ bên ngoài sẽ bị khu trú và tiêu diệt. Từ đó, khiến chúng không thể gây bệnh cho con người. Mọi nguyên nhân khiến cơ thể không còn khả năng ngăn chặn sự xâm nhập và gây bệnh của các tác nhân có hại được gọi chung là hội chứng suy giảm hệ miễn dịch.
2. Suy giảm hệ miễn dịch là gì?
Suy giảm hệ miễn dịch là gì? Đây là tình trạng miễn dịch của cơ thể bị suy giảm, tổn thương. Đông thời, không còn đảm bảo chức năng như ban đầu. Điều này dẫn đến cơ thể không có đủ khả năng ngăn ngừa bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của tác nhân gây bệnh. Chẳng hạn như vi khuẩn, vi rút, nấm mốc, ký sinh trùng và các kháng nguyên lạ gây bệnh từ bên ngoài.
- Ở trẻ sơ sinh, hệ thống miễn dịch tạm thời gọi là “miễn dịch thụ động”. Tức là thừa hưởng kháng thể từ mẹ. Tuy nhiên, khi bắt đầu cai sữa, kháng thể này sẽ suy giảm ngay lập tức. Bởi vậy, bé thường hay mắc một số bệnh. Đặc biệt đối với một số chủng vi khuẩn có độc tính cao. Bố mẹ cần có kế hoạch tiêm vacxin đầy đủ cho con.
- Ở người trưởng thành, hệ miễn dịch củng cố sau những lần mắc bệnh thông qua nguyên tắc “ghi nhớ”. Sau khi tạo kháng thể phù hợp đáp ứng tiêu diệt thành công một loại kháng nguyên, cơ thể sẽ ghi nhớ và sử dụng cho các lần sau nếu tác nhân xâm nhập trở lại. Cơ chế này gọi là “miễn dịch chủ động”.
Do đó, suy giảm miễn dịch khiến hệ thống bảo vệ và phòng ngự không còn nữa. Từ đó mất khả năng chống cự khiến cơ thể dễ bị tác nhân gây hại tấn công. Lúc này, hiện tượng nhiễm trùng thường kéo dài hay lặp đi lặp lại. Về lâu ngày, các cấu trúc giải phẫu hay chức năng sinh lý của các hệ cơ quan cũng bị suy giảm hoạt động nghiêm trọng.
Xem thêm:
- Miễn dịch là gì? Cơ chế và vai trò bảo vệ cơ thể toàn diện
- Ức chế miễn dịch là gì? Cách ứng dụng an toàn và hiệu quả
3. Phân loại suy giảm miễn dịch
Suy giảm miễn dịch chia thành suy giảm miễn dịch nguyên phát và suy giảm miễn dịch thứ phát.
3.1 Bệnh suy giảm miễn dịch nguyên phát
Suy giảm miễn dịch nguyên phát là bệnh di truyền tạo nên những đợt nhiễm trùng tái phát thường xuyên hoặc khó điều trị. Có một số người bị suy giảm miễn dịch nguyên phát bẩm sinh do thiếu một số hệ thống phòng thủ miễn dịch hoặc hệ thống miễn dịch hoạt động không hiệu quả. Điều này khiến cơ thể nhạy cảm hơn với nhiễm trùng.
Người bệnh có các triệu chứng cơ bản như nhiễm trùng lâu và khó điều trị. Thậm chí,có thể mắc những bệnh mà người bình thường không thể mắc (nhiễm trùng cơ hội). Tuy nhiên, tùy vào loại rối loạn suy giảm miễn dịch và cơ địa của mỗi người mà triệu chứng và cách điều trị khác nhau.
3.2 Bệnh suy giảm miễn dịch thứ phát
Suy giảm miễn dịch thứ phát là do hoá chất hoặc các tác nhân gây hại xâm nhập. Nó có thể là hậu quả của hóa trị, phóng xạ, tiểu đường, suy dinh dưỡng,… Suy giảm miễn dịch thứ phát được hình thành trong quá trình phát triển, dễ phát hiện các triệu chứng,… Một số nguyên nhân bao gồm:
Các bệnh mãn tính (tiểu đường, suy thận, ung thư,…)
Các bệnh này khiến cơ thể khó tổng hợp các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình trao đổi chất. Từ đó, tạo ra kháng thể chống lại vi khuẩn ngoại lai. Đồng thời, việc hóa trị, xạ trị bệnh ung thư có sử dụng thuốc corticosteroid có tác dụng phụ khiến suy giảm miễn dịch.
Bệnh nhân tổn thương do cắt bỏ lá lách
Bệnh nhân tổn thương do cắt bỏ lá lách có nguy cơ mắc, nhiễm trùng càng cao.
Nghiện ma túy, nhiễm HIV
Nghiện ma túy, nhiễm HIV khiến tế bào lympho bị phá hủy, cơ thể dễ bị nhiễm trùng do hệ miễn dịch suy giảm. Càng ngày, tổn thương càng nặng nề về não, hệ sinh dục, thận, tim, suy giảm nhận thức,… Nhiễm HIV có thể được chẩn đoán bằng xét nghiệm kháng thể hoặc kháng nguyên.
Nằm viện lâu ngày
Có rất nhiều vấn đề xảy ra trong quá trình nằm viện. Cụ thể là ảnh hưởng cả về sức khỏe và tâm lý mệt mỏi. Các tế bào ngày càng hoạt động không hiệu quả khiến hệ miễn dịch suy giảm.
Ghép tạng
Ghép tạng trong giai đoạn hậu phẫu, thuốc ức chế miễn dịch hỗ trợ ghép tạng thành công. Tuy nhiên, chúng ức chế tất cả các đáp ứng miễn dịch và gây ra biến chứng sau ghép. Cụ thể là phát triển tế bào ung thư, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Thậm chí tử vong nếu tình trạng nhiễm trùng vẫn tiếp diễn.
Suy dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng đảm bảo cho cơ thể khỏe mạnh. Một chế độ ăn thiếu dinh dưỡng lâu dài, nhất là protein khiến có thể bị suy giảm miễn dịch nặng nề.
Tế bào lão hóa
Cơ quan miễn dịch ngày càng suy giảm chức năng do tế bào lão hóa. Vấn đề suy giảm ngày càng nặng do các chất dinh dưỡng được tổng hợp không đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Đặc biệt ở người cao tuổi, hệ thống mô miễn dịch (như tuyến yên) bị thu nhỏ, số lượng và tế bào máu trắng giảm sút. Do đó, hoạt động miễn dịch không còn hiệu quả và khó bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại.
3.3 Suy giảm miễn dịch đa dạng phổ biến (CVID)
Suy giảm miễn dịch đa dạng phổ biến là tình trạng rối loạn hệ miễn dịch cơ bản. Nguyên nhân là do một số phần tử khác nhau bị khiếm khuyết nhưng không rõ ràng. Trong đó, có liên quan miễn dịch dịch thể. Người bị CVID thường thiếu gammaglobulin trong máu có liên kết đột biến gen trên nhiễm sắc thể X trong các loại nhiễm trùng phát triển. Tuy nhiên, xu hướng khởi phát thường muộn, từ 20 đến 40 tuổi.
3.4 Suy giảm miễn dịch kết hợp nghiêm trọng (SCID)
Suy giảm miễn dịch kết hợp nghiêm trọng là rối loạn tiên phát liên quan đến sự thiếu hụt kết hợp miễn dịch dịch thể và tế bào. Nó xảy ra do đột biến ở bất kỳ một trong nhiều gen khác nhau. Hầu hết các khiếm khuyết này lặn trên nhiễm sắc thể thường. Trẻ sơ sinh đến 6 tuổi nếu bị suy giảm miễn dịch kết hợp thường mắc bệnh candida, nhiễm vi rút liên tục, viêm phổi Pneumocystis jirovecii, tiêu chảy,… Ngoài ra, bé còn bị tróc da, xương bất thường,… Nếu để lâu, trẻ càng bị nguy hiểm, thâm chí tử vong.
3.5 Bệnh u hạt mãn tính (CGD)
Bệnh u hạt mãn tính là một rối loạn suy giảm miễn dịch cơ bản liên quan đến các khiếm khuyết tế bào thực bào. Hơn 50% trường hợp mắc CGD là nam giới do di truyền lặn liên kết nhiễm sắc thể X. Chứng rối loạn xảy ra do bạch cầu không sản xuất hydrogen peroxide, superoxide và các chất hoạt hóa phức hợp O2. Đó là bởi thiếu hoạt tính của NDAPH oxidase khiến khuẩn tế bào thực bào khó bị tiêu diệt. Do đó, vi khuẩn và nấm không bị chết dù thực bào bình thường.
Loại bệnh này thường bắt đầu với áp xe tái phát trong thời thơ ấu. Các tổn thương diễn ra trong phổi, gan, hạch bạch huyết, đường tiêu hóa, tiết niệu. Ngoài ra, nó còn gây ra một số bệnh khác. Cụ thể là viêm phổi, viêm hạch to, áp xe hậu môn, viêm miệng, viêm tủy xương.
4. Đối tượng có nguy cơ bị rối loạn suy giảm miễn dịch
các đối tượng có tiền sử gia đình bị rối loạn suy giảm hệ thống miễn dịch nguyên phát thường có nguy cơ mắc các bệnh tiền phát cao hơn người bình thường. Bất cứ tác nhân nào làm ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch đều có thể gây rối loạn suy giảm hệ miễn dịch thứ phát. Khi cơ thể già yếu, một số cơ quan sản sinh các tế bào bạch cầu trong máu giảm sút khiến hệ thống miễn dịch suy giảm.
Protein đặc biệt quan trọng với khả năng miễn dịch. Nếu không cung cấp đủ trong bữa ăn hàng ngày, hệ miễn dịch rất dễ suy giảm ở người lớn. Bởi protein giúp bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng. Việc thiếu ngủ hay bệnh nhân ung thư tiếp nhận hoá trị cũng khiến khả năng miễn dịch giảm sút.
5. Nguyên nhân gây suy giảm hệ miễn dịch là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến suy giảm miễn dịch. Trong đó, các nguyên nhân được chia thành hai nhóm chính. Đó là nguyên nhân nguyên phát và thứ phát. Cùng BCC khám phá ngay.
5.1 Suy giảm hệ miễn dịch bẩm sinh
Suy giảm miễn dịch nguyên phát còn được gọi là suy giảm miễn dịch bẩm sinh. Nó thường được xác định do di truyền. Ngay từ khi sinh ra, trẻ đã bị thiếu một số hệ thống phòng thủ miễn dịch. Hệ miễn dịch hoạt động không hiệu quả khiến cơ thể rất dễ bị nhiễm trùng, tình trạng nghiêm trọng hơn và thường kéo dài hơn người bình thường.
- Rối loạn di truyền: Gen bất thường thừa hưởng từ cha hoặc mẹ có suy giảm hệ miễn dịch khiến trẻ sinh ra dễ mắc nhiễm trùng hơn.
- Rối loạn trong việc sản xuất các tế bào miễn dịch: bệnh thiếu hụt tế bào B, T, thiếu hụt kết hợp cả hai loại tế bào B và T, khiếm khuyết thực bào, thiếu hụt bổ thể, giảm gamma globulin trong máu… và không xác định.
5.2 Suy giảm hệ miễn dịch mắc phải là gì?
Suy giảm miễn dịch thứ phát: Nó hình thành trong quá trình phát triển của cơ thể. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
Mắc bệnh mạn tính (tiểu đường, suy dinh dưỡng, suy thận, ung thư ,…)
Nó ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và tạo kháng thể chống lại các tác nhân gây hại do cơ thể không còn khả năng tổng hợp chất dinh dưỡng. Chưa kể, điều trị ung thư bằng xạ trị, hóa trị, sử dụng thuốc corticosteroid hay thuốc ức chế miễn dịch, thuốc chống thải ghép cũng làm suy yếu hệ miễn dịch.
Nhiễm HIV/AIDS
Nhiễm HIV/AIDS ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ miễn dịch của cơ thể. Số lượng tế bào miễn dịch giảm dần khiến cơ thể khó chống đỡ lại nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. Điều này khiến cơ thể suy kiệt và dẫn tới tử vong.
Mắc bệnh đái tháo đường
Tăng đường huyết kéo dài hoặc khó kiểm soát tình trạng đái tháo đường khiến tình trạng nhiễm trùng kéo dài.
Hội chứng thận hư, sau phẫu thuật cắt lách, suy dinh dưỡng, suy kiệt
Số lượng tế bào miễn dịch trong máu giảm sút, không để bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh.
Vấn đề thể chất và tinh thần
Cơ thể ít vận động, ăn thiếu chất, không đầy đủ, stress và lo lắng kéo dài. Các vấn đề về sức khỏe và tâm lý mệt mỏi khiến tế bào miễn dịch hoạt động không hiệu quả.
6. Dấu hiệu nhận biết hệ miễn dịch bị suy giảm
Hội chứng suy giảm miễn dịch không gây ra các triệu chứng ngay. Thay vào đó, chúng rất khó nhận biết nên dễ gây ra hậu quả nghiêm trọng với sức khỏe. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, cơ thể dần mất khả năng phòng vệ. Sức khỏe ngày càng yếu dần và dẫn đến tình trạng tử vong. Bởi vậy, cần chú ý đến sức khỏe để có giải pháp tăng cường hệ miễn dịch kịp thời.
Nhiễm trùng là biểu hiện nổi bật nhất của hội chứng suy giảm hệ miễn dịch. Đồng thời, nó có thể xảy ra ở bất kỳ cơ quan nào. Các triệu chứng nhiễm trùng theo hệ cơ quan là:
- Hệ hô hấp: sốt cao, khó thở, đau ngực, khò khè, ho khạc đờm kéo dài…
- Hệ tim mạch: đau ngực, khó thở khi nằm đầu thấp hoặc khi gắng sức, hồi hộp, tim đập nhanh…
- Hệ tiêu hóa: tiêu chảy, tiêu phân sống, tiêu máu, đau bụng, buồn nôn – nôn ói…
- Hệ bài tiết: tiểu buốt, tiểu đục, tiểu mủ, đau hạ vị, đau hông lưng…
- Hệ thần kinh: lừ đừ, chậm chạp, yếu liệt tay chân, co giật, hôn mê…
- Da niêm: sang thương da, bóng nước, viêm loét, chảy mủ…
- Viêm phổi thường xuyên và tái phát, viêm phế quản, viêm màng não,…
- Nhiễm trùng xoang, nhiễm trùng tai, nhiễm trùng da,…
- Viêm và nhiễm trùng các cơ quan nội tạng
- Rối loạn máu
- Chậm tăng trưởng và phát triển
- Rối loạn tự miễn dịch, viêm khớp dạng thấp hoặc tiểu đường loại 1
- Xanh xao, thiếu máu, nổi hạch toàn thân, mệt mỏi, gầy ốm, suy kiệt,…
7. Chẩn đoán hội chứng suy giảm miễn dịch như thế nào?
7.1 Phương thức chẩn đoán
Để chẩn đoán hội chứng suy giảm miễn dịch, bác sĩ sẽ hỏi thăm bệnh sử và thực hiện bài kiểm tra thể chất, tiến hành một số kiểm tra để xác định số lượng tế bào máu trắng, nồng độ miễn nhiễm và tế bào T. Khi kết quả kiểm tra cho thấy có sự bất thường tế bào T thì bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm da để đưa ra kết luận về bệnh do bất thường tế bào T.
Ngoài ra, xét nghiệm máu cũng có thể được đề nghị thực hiện để xác định nguy cơ đột biến gen – nguyên nhân gây rối loạn suy giảm miễn dịch. Khi nhận thấy dễ bị ốm phải điều trị kéo dài, bạn nên đi khám tại các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra mình có bị hội chứng suy giảm miễn dịch hay không. Bác sĩ sẽ hỏi về bệnh sử, thực hiện bài kiểm tra thể chất, xác định số lượng tế bào máu trắng, tế bào T và nồng độ miễn nhiễm để đưa ra chẩn đoán chính xác.
Nếu nghi ngờ có bất thường tế bào T, các bác sĩ có thể thực hiện xét nghiệm da. Thông qua đó, một lượng nhỏ protein từ các sinh vật lây nhiễm thông thường (nấm men) được tiêm ngay dưới da. Nếu không có phản ứng (sưng hoặc đỏ) trong vòng 2 ngày, có thể đây là dấu hiệu của bệnh do bất thường tế bào T. Bác sĩ cũng có thể thực hiện xét nghiệm máu để xác định nguy cơ đột biến gen gây ra rối loạn suy giảm miễn dịch.
7.2 Một số xét nghiệm
Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn có dấu hiệu bị rối loạn suy giảm miễn dịch, họ sẽ tiến hành một số thăm khám như sau:
- Hỏi bệnh nhân về tiền sử bệnh của gia đình.
- Thực hiện việc kiểm tra thể chất cho bệnh nhân.
- Tiến hành xét nghiệm suy giảm miễn dịch để xác định số lượng bạch cầu và xác định số lượng tế bào T, nồng độ immunoglobulin.
- Thực hiện xét nghiệm kháng thể vì vắc-xin có thể kiểm tra được phản ứng của hệ miễn dịch của bạn. Bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn một số loại vắc-xin và sẽ kiểm tra máu của bạn để biết được phản ứng của nó với vắc-xin một vài ngày và hoặc một vài tuần sau đó. Nếu cơ thể bạn không bị rối loạn suy giảm miễn dịch, hệ miễn dịch của bạn sẽ tạo ra các kháng thể để chống lại các sinh vật có trong vắc-xin.
8. Phương pháp điều trị và tăng cường hệ miễn dịch cơ thể
Khi nhận thấy cơ thể có các triệu chứng suy giảm miễn dịch, hãy đến bệnh viện thăm khám để được kiểm tra sức khỏe, thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán và có phương pháp điều trị kịp thời và hiệu quả.
8.1 Điều trị suy giảm miễn dịch hiệu quả
Phương pháp điều trị chứng suy giảm miễn dịch được bác sĩ chỉ định phù hợp với tình trạng thực tế của từng bệnh nhân. Một số phương pháp điều trị được sử dụng như thuốc kháng sinh, kháng vi rút, liệu pháp immunoglobulin miễn dịch, thuốc kích thích tạo các dòng tế bào máu. Một số phương pháp điều trị phổ biến như sau:
Liệu pháp thay thế miễn dịch (Ig)
Liệu pháp này sử dụng protein chống lại bệnh tật gọi là kháng thể mà cơ thể cần. Nó chỉ tồn trong một khoảng thời gian nên bệnh nhân cần điều trị liên tục sau mỗi 3 hoặc 4 tuần. Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây đau cơ hoặc khớp, đau đầu hoặc sốt thấp.
Cấy ghép tế bào gốc
Cấy tế bào gốc ít khi được sử dụng. Tuy nhiên, nó chỉ thường áp dụng cho những bệnh nhân mắc chứng suy giảm miễn dịch nặng. Bệnh nhân sẽ được cấy tế bào khỏe mạnh vào cơ thể. Bệnh nhân sẽ không cảm thấy đau đớn sau khi tiến hành cấy ghép và tế bào. Phải mất một khoảng thời gian từ 2 – 6 tuần để các tế bào gốc mới nhân lên và tạo ra tế bào máu hoạt động khỏe mạnh. Trong thời gian này, bệnh nhân cần ở lại viện và được giám sát chặt chẽ bởi bác sĩ. Và mất 6 tháng đến một năm đến khi trở lại bình thường.
Ngoài ra, cần có các hoạt động tốt cho sức khỏe để nâng cao hệ miễn dịch. Bệnh nhân nên bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng như trái cây, rau, ngũ cốc và protein nạc. Ngoài ra, cần luyện tập thể dục thể thao hàng ngày, thiền giảm stress,…
8.2 Phòng ngừa suy giảm hệ miễn dịch
Suy giảm miễn dịch nguyên phát không có khả năng ngăn chặn. Tuy nhiên, đối với suy giảm miễn dịch thứ phát hoàn toàn có thể ngăn ngừa bằng việc giảm thiểu tối đa các yếu tố nguy cơ.
Chế độ ăn uống hợp lý
Bổ sung thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch. Cụ thể là nhiều chất xơ, chất béo lành mạnh, thực phẩm lên men và uống đủ nước mỗi ngày.
Xem thêm:
- Bệnh tự miễn là gì? Dấu hiệu nhận biết và liệu pháp điều trị
- 4 dấu hiệu nhận biết hệ miễn dịch kém là gì? Chi tiết cần biết
Luyện tập thể thao đều đặn
Vận động đều đặn và đúng cách giúp kiểm soát các bệnh mãn tính, tăng cường sức khỏe cũng như hệ miễn dịch cho cơ thể tự nhiên. Vận động nhẹ nhàng như chạy bộ, yoga, đạp xe, bơi, thiền,…
Ngủ đủ giấc
Ngủ đủ giấc và chất lượng giấc ngủ tốt giúp cải thiện hệ miễn dịch khỏe mạnh. Vì vậy, hãy ngủ đủ giấc và nâng cao chất lượng giấc ngủ mỗi ngày. Hoạt động thể chất giúp tăng cường thể lực, trao đổi chất trong cơ thể. Từ đó, giúp phòng ngừa tối đa các mầm bệnh. Tuy nhiên, nếu đang mắc bệnh, cần tham khảo bài tập phù hợp để tối đa hiệu quả.
Tiêm vắc xin phòng bệnh
Tiêm chủng vắc xin đầy đủ và đúng quy định giúp hệ miễn dịch dễ dàng thích nghi. Đồng thời, tạo ra các kháng thể làm suy yếu sự tấn công vi khuẩn gây bệnh.
Vệ sinh
Vệ sinh cơ thể sạch sẽ hàng ngày để hạn chế tối đa vi khuẩn xâm nhập. Đồng thời, đảm bảo môi trường xung quanh luôn luôn sạch sẽ và thoáng mát. Chăm sóc răng miệng ít nhất hai lần mỗi ngày để bảo vệ cơ quan miễn dịch đầu tiên của cơ thể.
Kiểm soát căng thẳng
Căng thẳng kéo dài gây ảnh hưởng lớn đến hệ thống miễn dịch của bạn. Các liệu pháp mát xa, thiền, yoga,… sẽ giúp bạn thoát khỏi căng thẳng, nâng cao sức khỏe tâm trí, tránh được các bệnh nhiễm trùng thông thường.
9. Tạm kết
Trên đây là toàn bộ thông tin nhằm giải đáp “Suy giảm hệ miễn dịch là gì?”. Suy giảm miễn dịch kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe. Vì vậy, hãy chủ động các biện pháp nâng cao sức khỏe hàng ngày và thăm khám kịp thời khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến các nghiên cứu về chủ đề Miễn dịch trong nước và trên thế giới.