Tâm thần phân liệt: Khái niệm, triệu chứng và cách điều trị

Tâm thần phân liệt là căn bệnh rối loạn tâm thần nghiêm trọng, đặc trưng bởi các triệu chứng như hoang tưởng, ảo giác và rối loạn chức năng

Tâm thần phân liệt là dạng rối loạn tâm thần ngày càng gia tăng. Bệnh biểu hiện dưới nhiều triệu chứng khác nhau và ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống người bệnh. Người tâm thần phân liệt có nguy cơ tử vong sớm, cao gấp 2 – 3 lần người bình thường. Vậy bệnh tâm thần phân liệt là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị ra sao. Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết thông qua bài viết dưới đây.

1. Tâm thần phân liệt là gì?

Tâm thần phân liệt là loại bệnh tâm thần nặng và kéo dài đến suốt đời. Người mắc tình trạng này thường có ý nghĩ sai lệch, không phù hợp và không phân biệt được đúng sai. Họ thường có hoạt động lập dị do hoang tưởng và cảm xúc nghèo nàn. Suốt thời gian mắc bệnh, bệnh nhân thường trở nên xa lánh, cô lập, sợ hãi. Thậm chí hoang tưởng nặng.
Tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần người bệnh. Bởi nó làm gián đoạn quá trình não bộ hoạt động, khó khăn trong việc sắp xếp suy nghĩ, hành vi và giác quan. Điều này khiến họ có thể làm hại đến bản thân và những người khác. Người bệnh tâm thần phân liệt cần phải kiên trì điều trị suốt đời. Việc xác định bệnh sớm và can thiệp điều trị kịp thời giúp hạn chế tối đa hậu quả nghiêm trọng xảy ra.

người mắc tâm thần phân liệt

2. Các loại tâm thần phân liệt phổ biến

Bệnh tâm thần phân liệt bao gồm một số dạng sau:

  • Rối loạn nhân cách phân liệt (rối loạn nhân cách): Người mắc rối loạn này thường cảm thấy khó chịu với các mối quan hệ thân thiết và hoạt động tương tác xã hội. Đồng thời, hình thành nên các quan điểm lệch lạc về thực tế, mê tín và hành vi bất thường.
  • Rối loạn hoang tưởng là rối loạn tâm thần đặc trưng bởi các suy nghĩ và hành vi ảo tưởng.
  • Rối loạn tâm thần ngắn hạn.
  • Rối loạn tâm thần dạng phân liệt ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành động và trao đổi giữa người bệnh với người khác. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ kéo dài từ 1 – 6 tháng.
  • Rối loạn phổ tâm thần phân liệt khác.

rối loạn nhân cách

3. Triệu chứng của tâm thần phân liệt

Một số triệu chứng đặc trưng của tâm thần phân liệt bệnh học là hoang tưởng, ảo giác (ảo thanh), rối loạn suy nghĩ,… Ngoài ra, bệnh có thể kèm theo một số dấu hiệu khác.

3.1 Hoang tưởng

Hoang tưởng là các ý tưởng sai lầm và sai lệch với thực tế do bệnh tâm thần hình thành. Tuy nhiên, người bệnh lại coi nó là đúng và không thể giải thích được. Tùy theo nội dung hoang tưởng mà người bệnh phản ứng tương ứng.

  • Hoang tưởng tự cao: Bệnh nhân nghĩ mình có thể làm được những thứ không thể theo thực tế.
  • Hoang tưởng bị hại: Bệnh nhân luôn nghĩ rằng ai đó xung quanh đang muốn hãm hại, đầu độc họ.
  • Hoang tưởng bị chi phối: Bệnh nhân tin rằng thế lực vô hình nào đó đang kiểm soát mình. Chẳng hạn: ma quỷ, thần tiên,…

3.2 Ảo thanh

Đây là tình trạng bệnh nhân nghe thấy giọng nói hoặc âm thanh nào đó luôn vang bên tai. Nó thường mang nội dung tiêu cực. Ví dụ như chửi bới, cười nhạo, đe dọa,… Khi đó, họ sẽ có một số phản ứng như sợ hãi, bịt tai, thu mình lại, nổi điên lên,…

người bị tâm thần phân liệt tức giận

Xem thêm:

3.3 Rối loạn khả năng suy nghĩ, tư duy và lời nói

Người bệnh khó sắp xếp suy nghĩ nên lời nói thường khó hiểu. Các suy nghĩ thường lộn xộn và lung tung. Do đó, nhiều khi họ không biết mình đang nói hoặc muốn nói gì. Ngoài ra, bệnh nhân có thể đột ngột chuyển chủ đề nói chuyện khác.

3.4 Rối loạn vận động

Rối loạn vận động biểu hiện ở các cử động, hành vi ngốc nghếch như của trẻ con. Đồng thời, nó lặp đi lặp lại không có chủ định. Mức độ hành vi trở nặng có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.

3.5 Triệu chứng tiêu cực

Ở người mắc tâm thần phân liệt, triệu chứng tiêu cực biểu hiện ở việc giảm hoặc thiếu khả năng hoạt động bình thường. Chẳng hạn như họ bỏ bê chăm lo cá nhân và không biểu hiện cảm xúc. Ngoài ra, họ không còn hứng thú với cuộc sống cũng như sở thích trước đó.

3.6 Ý nghĩ và hành vi tự sát

Khoảng 5% – 6% bệnh nhân tâm thần phân liệt có ý định tự sát và 20% cố gắng tự sát. Đây cũng chính là nguyên nhân gây tử vong sớm ở người trẻ mắc bệnh, giảm tuổi thọ trung bình xuống 10 năm. Nguy cơ này tăng cao ở người mắc rối loạn sử dụng chất gây nghiện, có triệu chứng trầm cảm, vừa trải qua cơn loạn thần hoặc tâm thần phân liệt giai đoạn cuối.

3.7 Một số triệu chứng khác

  • Mất đi ý muốn làm việc: Bệnh nhân dần mất mong muốn làm việc. Thậm chí, không muốn thực hiện các hoạt động thường ngày như vệ sinh cá nhân, nấu ăn, giao tiếp,…
  • Giảm sự biểu lộ tình cảm: Bệnh nhân thường không biểu lộ cảm xúc hoặc thể hiện cảm xúc trái ngược.
  • Sự cách ly xã hội: Bệnh nhân thu mình lại, không muốn tiếp xúc với người thân.
  • Không nhận thức được rằng bản thân mình đang bị bệnh. Họ còn từ chối việc đi thăm khám và tức giận khi ai đó nghĩ họ tâm thần.

rối loạn do tâm thần phân liệt

4. Biến chứng rối loạn tâm thần phân liệt

4.1 Biến chứng nguy hiểm

Nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời, tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống hàng ngày. Dưới đây là một số biến chứng rối loạn tâm thần phân liệt đã được BCC tổng hợp:

  • Có ý định và cố gắng thực hiện hành vi tự sát
  • Trầm cảm, rối loạn lo âu và rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)
  • Lạm dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… hoặc các loại thuốc khác, kể cả nicotine
  • Không thể tập trung và không muốn học tập, làm việc
  • Tự cách ly bản thân khỏi xã hội
  • Gặp vấn đề về tài chính và có thể mắc một số bệnh lý
  • Bị bắt nạt, bị lạm dụng
  • Có hành vi hung hăng, nguy cơ cao tự làm hại bản thân và những người khác

4.2 Tâm thần phân liệt có chữa được không?

Bệnh tâm thần phân liệt không thể chữa khỏi nhưng có thể điều trị để cải thiện. Chỉ có rất ít trường hợp khỏi bệnh. Chưa kể, nó có thể tái phát lại nên cần điều trị lâu dài.

5. Nguyên nhân gây bệnh tâm thần phân liệt

5.1 Nguyên nhân chính

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh tâm thần phân liệt. Tuy nhiên, hiện nay, chưa các định được chính xác nguyên nhân. Nó thường là sự kết hợp giữa nhiều yếu tố phức tạp. Trong đó, có 3 nguyên nhân chính sau:

  • Các tín hiệu hóa học được não sử dụng để liên lạc giữa các tế bào mất cân bằng
  • Có vấn đề về phát triển trí não trước khi sinh
  • Mất kết nối giữa các khu vực trong não

5.2 Một số nguyên do khác

Ngoài ra, nó còn do một số nguyên nhân đi kèm sau:

  • Yếu tố di truyền: Người có tiền sử người thân, bố mẹ mắc tâm thần phân liệt có nguy cơ mắc bệnh cao (12% so với người bình thường).
  • Yếu tố sinh hoá, điển hình là dopamine.
  • Yếu tố gia đình: Bệnh tâm thần phân liệt dễ tái phát. Đặc biệt là ở môi trường gia đình không hạnh phúc, thường xuyên căng thẳng.
  • Yếu tố môi trường: Môi trường xung quanh quá nhiều sang chấn, stress,… dễ khiến bệnh hình thành.
  • Biến chứng khi mang thai và sinh nở. Nguy cơ mắc bệnh tăng cao nếu người mẹ bị tiền sản giật, suy dinh dưỡng, tiểu đường thai kỳ hoặc thiếu vitamin D khi mang thai. Ngoài ra, bé bị thiếu cân hoặc biến chứng sau khi sinh cũng dễ mắc tình trạng này.
  • Sử dụng các loại thuốc hướng thần như các loại ma túy tiêu khiển cũng dễ gây ra bệnh lý này.
  • Người bị nhiễm trùng và bệnh tự miễn dịch có nguy cơ mắc cao.
  • Căng thẳng cực độ kéo dài có thể gây bệnh tâm thần phân liệt.
  • Thay đổi trong cấu trúc và chức năng của não.

lạm dụng rượu bia tăng nguy cơ mắc tâm thần phân liệt

6. Phương thức chẩn đoán

Các triệu chứng tâm thần phân liệt thường dễ bị nhầm lẫn với các rối loạn khác. Do đó, cần chẩn đoán sớm để có phương thức điều trị kịp thời. Bác sĩ thường trao đổi trực tiếp với bệnh nhân để nắm bắt các dấu hiệu cũng như quan sát hành động. Hoặc chỉ định bệnh nhân thực hiện các khảo sát và câu hỏi liên quan để đối chiếu và chẩn đoán chính xác. Đồng thời, loại bỏ nguyên nhân của một số bệnh khác.
Theo tiêu chí trong Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần (DSM-5) do Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ xuất bản, chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt bao gồm:

  • Xuất hiện ít nhất 2 trong 5 triệu chứng chính.
  • Các triệu chứng thường kéo dài ít nhất 1 tháng.
  • Các triệu chứng ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân và các mối quan hệ.

Bệnh tâm thần phân liệt không được chẩn đoán dựa trên các loại xét nghiệm. Tuy nhiên, bác sĩ có thể sử dụng nó để loại trừ các bệnh lý khác.

  • Kiểm tra hình ảnh với kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI),… để loại trừ nguy cơ đột quỵ, ung thư, chấn thương não,…
  • Xét nghiệm máu, nước tiểu và dịch tủy để loại trừ rối loạn do dùng chất gây nghiện, rối loạn thần kinh, nội tiết,…
  • Điện não đồ (EEG) giúp loại trừ tình trạng động kinh.

7. Điều trị bệnh tâm thần phân liệt

Phương pháp điều trị bệnh tâm thần phân liệt hiệu quả nhất là kết hợp sử dụng thuốc chống loạn thần và phục hồi chức năng tâm lý, xã hội.

7.1 Thuốc chống loạn thần

Hầu hết các thuốc chống loạn thần đều có thể điều chỉnh chất hóa học trong não.

  • Thuốc chống loạn thần cổ điển: Aminazine, Haloperidol…
  • Thuốc chống loạn thần thế hệ mới: Olanzapine, Risperidone,… Các loại thuốc này thường được chỉ định điều trị lâu dài do hiệu quả cao mà ít tác dụng phụ.

Khi sử dụng các loại thuốc này, bệnh nhân có thể điều trị ngoại trú mà không cần nằm viện. Phương pháp điều trị này giúp bệnh nhân vừa uống thuốc, vừa có sự hỗ trợ từ gia đình. Khi đó, tâm lý bệnh nhân sẽ thoải mái hơn và không có cảm giác bị kỳ thị. Bệnh nhân cần điều trị trong thời gian dài để không tái phát. Do đó, cần tuân theo chỉ định của bác sĩ nếu muốn ngưng thuốc.

7.2 Phục hồi chức năng tâm lý xã hội cho bệnh nhân

Phục hồi chức năng tâm lý xã hội là liệu pháp hữu hiệu trong phối hợp điều trị tâm thần phân liệt. Ngoài ra, nó còn giúp tháo gỡ các nguyên nhân gây bệnh. Một số biện pháp giúp phục hồi chứng năng tâm lý xã hội gồm:

  • Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT)
  • Chăm sóc đặc biệt (CSC)
  • Điều trị tâm lý xã hội
  • Trị liệu gia đình

Việc cải thiện và ổn định chức năng tâm lý giúp cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả như:

  • Phục hồi khả năng tiếp xúc của người bệnh với mọi người xung quanh
  • Cải thiện hiệu suất học tập và công việc
  • Giúp gia đình bệnh nhân hiệu rõ hơn về bệnh, liệu trình điều trị và cách cư xử phù hợp
  • Mọi người có cái nhìn đúng đắn hơn về bệnh cũng như sẵn sàng tâm lý đồng hành điều trị bệnh lâu dài

7.3 Liệu pháp sốc điện (ECT)

Với các trường hợp không đáp ứng thuốc, liệu pháp sốc điện (ECT) là liệu pháp điều trị bệnh tâm thần phân liệt. Nó giúp kích thích não truyền dòng điện nhỏ làm dịu các triệu chứng.

7.4 Nhập viện

Bệnh nhân bị tâm thần phân liệt có thể điều trị ngoại trú. Giải pháp này được khuyến cáo khi bệnh nhân có các triệu chứng nặng. Đồng thời, không thể tự chăm sóc bản thân, có thể gây hại chính mình và người khác.

bác sĩ điều trị tâm thần phân liệt

8. Phương pháp phòng ngừa, cải thiện tình trạng

Việc ngăn ngừa hoặc giảm nguy cơ rối loạn tâm thần phân liệt rất khó. Tuy nhiên, người bệnh có thể tự đối mặt cũng như người nhà có thể hỗ trợ bệnh nhân bằng một số phương pháp sau:

  • Tìm hiểu về bệnh tâm thần phân liệt nhằm nắm bắt được các dấu hiệu, nguyên nhân và hậu quả nghiêm trọng. Bệnh nhân, bạn bè, người nhà cần đặc biệt lưu ý để hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh.
  • Ghi nhớ các mục tiêu điều trị để kiểm soát hành vi của bản thân.
  • Không lạm dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và tập luyện đều đặn các bài tập giúp điều tiết hơi thở và cân bằng cảm xúc. Phải kể đến như thiền, yoga,…
  • Tuân theo chỉ định liệu trình điều trị của bác sĩ.
  • Tái khám định kỳ để theo hiệu quả điều trị cũng như có biện pháp điều chỉnh nếu cần thiết.
  • Trao đổi chi tiết và chính xác các biểu hiện, nguyên nhân (nếu có) để bác sĩ dễ dàng đưa ra chẩn đoán và phương pháp điều trị phù hợp.
  • Tìm kiếm sự trợ giúp từ gia đình, bạn bè và các hội nhóm.

các thực phẩm giúp cải thiện tình trạng tâm thần phân liệt

Xem thêm:

9. Tạm kết

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến “Tâm thần phân liệt” cần nắm rõ. Tâm thần phân liệt là một căn bệnh phức tạp, đòi hỏi sự can thiệp kịp thời và đúng cách. Việc phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường và đưa người bệnh đến cơ sở y tế uy tín là điều vô cùng quan trọng, giúp tăng khả năng kiểm soát bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh và gia đình. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến ứng dụng và Nghiên cứu trong mọi lĩnh vực.

cv

Tham vấn chuyên môn

TS. Đào Thị Lương

Tiến sĩ sinh học

Nguyên Phó phòng Bảo tàng Giống Vi sinh vật - Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học

Bích Vũ

Content Writer of BCC

5/5 - (5 bình chọn)

Bài viết liên quan

bệnh da liễu

Bệnh da liễu là gì? Các bệnh da liễu thường gặp nhất

Bệnh da liễu là gì? Các bệnh lý liên quan đến da, tóc, móng, gây mẩn ngứa, khó chịu,… và...
hội chứng patau

Hội chứng Patau là gì? Nguyên nhân, đặc điểm và cách điều trị

Hội chứng Patau là gì? Tình trạng rối loạn di truyền hiếm gặp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe,...
hội chứng klinefelter

Hội chứng Klinefelter là gì? Toàn bộ thông tin cần biết

Hội chứng Klinefelter là gì? Tình trạng rối loạn nhiễm sắc thể giới tính ở nam giới, ảnh hưởng lớn...