Ức chế miễn dịch là gì? Cách ứng dụng an toàn và hiệu quả

Ức chế miễn dịch là gì? Liệu pháp giảm kích hoạt hoặc hiệu quả của hệ thống miễn dịch được áp dụng hiệu quả trong điều trị các bệnh nguy hiểm

Ức chế miễn dịch là quá trình làm yếu hoặc đình trệ hệ miễn dịch trong cơ thể. Giải pháp này thường được áp dụng ức chế miễn dịch trong điều trị ung thư, ngăn ngừa bệnh auto miễn dịch. Ngoài ra, nó còn được ứng dụng trong việc ghép cơ quan để ngăn cơ thể từ việc từ chối cơ quan mới. Tuy nhiên, việc ức chế này cũng tồn tại nhiều rủi ro. Xem ngay bài viết dưới đây để giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến “ức chế miễn dịch là gì”.

1. Ức chế miễn dịch là gì?

Hệ miễn dịch được coi là lá chắn thép giúp bảo vệ cơ thể khổ các tác nhân gây bệnh. Dựa theo chức năng chính trên, có thể thấy, ức chế miễn dịch chính là khả năng hạn chế hiệu quả cũng như giảm khả năng kích hoạt của hệ thống miễn dịch. Một số phận lại ức chế miễn dịch lên chính các bộ phận khác của hệ thống bảo vệ này. Bởi vậy, nó có thể trở thành phản ứng bất lợi với các chức năng khác.
Ức chế miễn dịch được thực hiện có chủ ý nhằm từ chối việc cấy ghép các bộ phận vào cơ thể. Chưa kể, nó còn có thể được sử dụng để điều trị bệnh ghép so với vật chủ sau ghép tủy xương. Hoặc hỗ trợ điều trị các loại bệnh tự miễn như lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp, hội chứng Sjögren, bệnh Crohn,… Hiện nay, thuốc ức chế miễn dịch thường được sử dụng phổ biến hơn. Ngoài ra, có thể liên quan đến phẫu thuật (cắt lách), huyết tương, hoặc bức xạ. Một người đang bị ức chế miễn dịch có thể bị cho là suy giảm miễn dịch.

2. Thuốc ức chế miễn dịch là gì? Ức chế có chủ ý

Thuốc ức chế miễn dịch tạo ra ức chế có chú ỷ. Tức là có khả năng ức chế, ngăn chặn hoạt động của hệ thống miễn dịch. Nếu được tối ưu, chúng có thể nhắm đến bất kỳ thành phần tăng động nào của hệ miễn dịch. Trong đó, xạ trị là giải pháp được sử dụng để làm suy yếu hệ miễn dịch. Không những làm suy giảm, thuốc ức chế miễn dịch có thể gia tăng khả năng nhiễm trùng và khó kiểm soát ung thư. Nó có thể được chỉ định khi đáp ứng miễn dịch bình thường là không mong muốn, điển hình là các bệnh tự miễn dịch.
Steroid là thuốc ức chế miễn dịch đầu tiên được xác định nhưng chứa nhiều tác dụng phụ. Sau đó, ciclosporin được pháp hiện cho phép mở rộng cấy ghép như phổi, tụy và tim. Sau khi cấy ghép nội tạng, cơ thể sẽ “từ chối” hầu hết các cơ quan khác do kháng nguyên kháng nguyên bạch cầu giữa người cho và người nhận. Bởi vậy, khi miễn dịch phát hiện mô mới “ngoại lai”, chúng sẽ bị loại bỏ do miễn dịch tấn công nó và các bạch cầu. Điều này dẫn đến cái chết của mô được hiến tặng. Thuốc ức chế miễn dịch khi đó có tác dụng ngăn chặn sự từ chối này. Tuy nhiên, có thể dễ bị nhiễm trùng và mắc bệnh hơn.

ức chế miễn dịch

3. Thuốc ức chế miễn dịch có tác dụng gì?

Mặc dù hạn chế khả năng bảo vệ của hệ miễn dịch. Tuy nhiên, tùy từng mục đích, thuốc ức chế miễn dịch được sử dụng như một liệu pháp ức chế miễn dịch. Dưới đây là một số tác dụng của thuốc ức chế miễn dịch đã được BCC tổng hợp.

3.1 Ngăn chặn sự thải ghép trong phẫu thuật ghép các mô và cơ quan

Hầu hết những bệnh nhân ghép tạng đều phải dùng thuốc ức chế miễn dịch. Bởi khi đó, hệ thống miễn dịch đã coi cơ quan cấy ghép này là vật thể lạ. Việc tấn công bất kỳ tế bào lạ nào đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng. Cụ thể là làm cho bộ cấy ghép không dung nạp cơ thể được dẫn đến phải cắt bỏ. Thuốc ức chế miễn dịch được chỉ định nhằm làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Từ đó, hạn chế tối đa phản ứng của cơ thể với các cơ quan cấy ghép giúp nó khỏe mạnh và không bị gây hại.

3.2 Điều trị các bệnh tự miễn hoặc bệnh nghi ngờ có nguồn gốc tự miễn

Bệnh tự miễn xảy ra do hệ thống miễn dịch không còn phân biệt được kháng nguyên ngoại lai, tế bào cơ thể hay tự kháng nguyên. Chúng bị rối loạn và tấn công mô của chính cơ thể. Thuốc ức chế miễn dịch có hiệu quả tốt với một số bệnh tự miễn dịch:

  • Lupus ban đỏ hệ thống
  • Viêm đa khớp dạng thấp
  • Viêm gan tự miễn
  • Bệnh vẩy nến
  • Bệnh Crohn
  • Đa xơ cứng
  • Nhược cơ

bệnh viêm gan tự miễn

3.3 Điều trị một số bệnh viêm nhưng không tự miễn khác

Thuốc ức chế miễn dịch hỗ trợ điều trị một số bệnh viêm nhưng không tự miễn khác. Chẳng hạn như viêm cột sống dính khớp, hen phế quản.

Xem thêm:

4. Các loại thuốc ức chế miễn dịch

Tùy thuộc vào tình trạng mà cơ quan ghép mà bác sĩ chỉ định loại thuốc ức chế miễn dịch.

  • Ức chế bộc lộ gene của cytokine: Corticosteroid: Prednisone (Deltasone, Orasone), Budesonide (Entocort EC), Prednison (Miliopred), Dexamethasone.
  • Thuốc độc tế bào: Nhóm alkylating hóa (cyclophosphamide) và nhóm chống chuyển hóa (azathioprine, methotrexate, mycophenolate mofetil).
  • Thuốc ức chế sản xuất hay hoạt động của cytokin interleukin – 2: cyclosporine, tacrolimus (FK506)
  • Thuốc chống chuyển hóa: Thuốc chống chuyển hóa thường được sử dụng là Methotrexat.
  • Thuốc ức chế:
    – Januskinase (JAK): tofacitinib (Xeljanz)
    – Calcineurin: Cyclosporin (Neoral, Sandimmune, SangCya), Tacrolimus (Astagraf XL, Envarsus XR, Prograf)
    – mTOR: Sirolimus (Rapamune), Everolimus (Afinitor, Zortress)
  • Kháng thể đơn dòng và đa dòng:
    Các kháng thể ức chế miễn dịch: Kháng thể đa dòng (globulin kháng tế bào lympho, globulin kháng tế bào tuyến ức, muromonoab – CD3, OKT3, ATG); Kháng thể đơn dòng (anti – CD20, anti – CD52, anti – TNF – α, CD25 – daclizumab: zenapax, basiliximab: simulex).

hiệu quả chất ức chế jnk trong điều trị bệnh nhân covid

5. Phác đồ điều trị với thuốc ức chế miễn dịch

Thuốc ức chế miễn dịch để sử dụng hiệu quả và an toàn cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. Họ sẽ quy định dạng thuốc (viên nén, viên nang, chất lỏng để uống hoặc thuốc tiêm) và phác đồ điều trị tốt nhất. Dù sử dụng kết hợp hay đơn lẻ, bác sĩ vẫn luôn đặt tiêu chí tìm ra liệu pháp ức chế miễn dịch hiệu quả, ít tác dụng phụ và ít gây hại nhất làm mục tiêu. Bởi, đi kèm với liệu pháp này, người bệnh phải đối mặt với rất nhiều tác dụng phụ.
Nếu bạn bị rối loạn tự miễn dịch, chế độ thuốc thay đổi có thể khiến bệnh bùng phát. Nếu là người nhận nội tạng ghép, một thay đổi nhỏ cũng khiến có thể từ chối cơ quan ghép. Bởi vậy cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ và báo cáo kịp thời dù là thay đổi nhỏ.

6. Theo dõi và thay đổi liều lượng thuốc ức chế miễn dịch

Việc xét nghiệm máu thường xuyên rất cần thiết trong quá trình sử dụng thuốc ức chế miễn dịch. Khi đó, bác sĩ có thể theo dõi hiệu quả thuốc và có sự điều chỉnh liều lượng phù hợp. Chưa kể, nó còn giúp họ dễ dàng phát hiện tác dụng phụ (nếu có) và điều chỉnh kịp thời.

  • Nếu bị bệnh tự miễn, bác sĩ có thể điều chỉnh liều lượng dựa trên khả năng đáp ứng thuốc.
  • Nếu đã được cấy ghép tạng, cuối cùng bác sĩ có thể giảm liều thuốc của bạn. Đó là bởi di nguy cơ thải ghép nội tạng giảm dần theo thời gian. Vậy nên nhu cầu thuốc ức chế miễn dịch cũng giảm theo. Thế nhưng, hầu hết những người này sẽ cần dùng ít nhất một loại thuốc ức chế miễn dịch trong suốt cuộc đời họ.

7. Tương tác thuốc của thuốc ức chế miễn dịch

Trước khi bắt đầu sử dụng thuốc này, bạn cần trao đổi đầy đủ và chính xác tất cả các loại thuốc, thực phẩm chức năng mà bạn đã, đang hoặc dự định dùng. Bởi chúng có thể tương tác và ảnh hưởng hiệu quả đến nhau. Chẳng hạn như làm suy yếu hoặc tăng cường hiệu quả điều trị, tác dụng phụ hay gây độc tính.

8. Rủi ro chung của thuốc ức chế miễn dịch

Thuốc ức chế miễn dịch có thể gây ra một số vấn đề dù khỏe mạnh đến đâu. Do đó, nếu có bất kỳ dị ứng hay tiền sử bệnh nào, hãy cho bác sĩ biết trước khi xem xét các điều kiện đủ để sử dụng loại thuốc này. Ví dụ:

  • Dị ứng với bất kỳ thuốc hay thành phần thuốc nào đó.
  • Tiền sử bệnh zona hoặc thủy đậu.
  • Bệnh gan hoặc thận.

Ngoài ra, cần nói rõ nếu là người mang thai hoặc cho con bú. Hoặc bạn dự định có thai khi dùng thuốc ức chế miễn dịch. Bởi một số loại thuốc ức chế miễn dịch có thể gây dị tật bẩm sinh. Hoặc mang lại ít rủi ro hơn khi bạn mang thai và cho con bú.
Ngoài ra, tùy từng tình trạng bệnh và khả năng đáp ứng. Người dùng thuốc ức chế miễn dịch có thể gặp một số tác dụng phụ với hiểu hiện và mức độ khác nhau.

8.1 Nhiễm trùng

Sử dụng thuốc ức chế có khả năng làm suy giảm hệ miễn dịch. Do đó, cơ thể dễ dàng bị tấn công bởi vi khuẩn, virus gây ra bệnh nhiễm trùng. Đồng thời, những bệnh này cũng sẽ khó điều trị hơn. Nguy cơ nhiễm trùng cũng tăng theo mức độ ức chế miễn dịch.
Dưới đây là một số triệu chứng nhiễm trùng cần bác sĩ tư vấn nhanh chóng:

  • Sốt hoặc ớn lạnh
  • Đau ở phía dưới lưng
  • Tiểu thường xuyên, khó và đau rát khi đi tiểu
  • Thường xuyên mệt mỏi
  • Để phòng tránh nguy cơ nhiễm trùng, cần tham khảo một số giải pháp sau:
  • Tiêm phòng đầy đủ
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường sống
  • Đeo khẩu trang y tế
  • Tránh nơi đông người
  • Không tiếp xúc với người mắc bệnh truyền nhiễm

đeo khẩu trang nơi công cộng

8.2 Bệnh ác tính

  • Nguy cơ mắc các bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư da và máu tăng lên khi sử dụng loại thuốc này. Chưa kể, một số bệnh tự miễn có liên quan đến việc tăng nguy cơ bệnh ác tính.
  • Viêm da cơ và đa cơ liên quan đến ung thư biểu mô tuyến ở dạ dày.
  • Viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống và hội chứng Sjogren liên quan đến ung thư hạch.

Bởi vậy, trong quá trình sử dụng, nên kiểm tra ít nhất hàng năm. Đồng thời, tham gia các chương trình sàng lọc ung thư được khuyến nghị. Chẳng hạn như xét nghiệm máu trong phân (FOBT), soi cổ tử cung, chụp nhũ ảnh,…

8.3 Ức chế tủy xương

Ức chế tủy xương là một độc tính giới hạn liều phổ biến. Nói cụ thể, sử dụng tác dụng phụ làm cơ sở để tăng liều thuốc đến một giới hạn nhất định. Khi đó, tác dụng phụ này sẽ không xảy ra nữa. Nó gây ra đối với hầu hết các thuốc ức chế miễn dịch. Trong đó, glucocorticoid và hydroxychloroquin là ngoại lệ. Bởi vậy, cần kiểm tra máu thường xuyên khi sử dụng thuốc ức chế miễn dịch.

8.4 Nguy cơ tim mạch

Các bệnh nhân mắc bệnh tự miễn có nguy cơ cao về các bệnh liên quan đến tim mạch. Nó được cho là tình trạng viêm mãn tính. Đồng thời, đi kèm là các tác dụng phụ như tăng đường huyết và lipid máu của các thuốc ức chế miễn dịch. Chẳng hạn như glucocorticoid, cyclosporin và tactrolimus. Do đó, khi sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, bạn nên ngừng hút thuốc. Đồng thời, thường xuyên theo dõi cân nặng, huyết áp, lipid và glucose.

9. Các thuốc miễn dịch thường sử dụng và cơ chế tác dụng của chúng

Thuốc ức chế miễn dịch thường được phân loại thành các nhóm sau: các corticoid, các thuốc độc tế bào, các chất chống chuyển hóa, các cyclosporine, các loại thuốc khác như tacrolimus …. Mỗi nhóm có cơ chế tác dụng khác nhau, tùy thuộc vào tình trạng cấy ghép gì, bệnh tự miễn gì mà các thuốc thích hợp được sử dụng. Chúng ta lần lượt tìm hiểu cơ chế tác dụng của từng loại thuốc.

9.1 Các thuốc corticosteroid

Các thuốc corticosteroid thường dùng như prednisone, budesonide, prednisone,… Chúng có tác dụng chống viêm và giảm hiệu lực lên tế bào thẩm quyền miễn dịch trực tiếp. Thuốc này ức chế đáp ứng miễn dịch trung gian tế bào mạnh hơn đáp ứng miễn dịch kháng thể. Nó được dùng cho những bệnh nhân xương khớp như thoái hóa khớp, gai cột sống,…
Corticoid thường được dùng liều cao ở thời điểm ghép. Sau đó, giảm dần đến liều duy trì kéo dài suốt đời. Nếu thải ghép xuất hiện thì lại bắt đầu sử dụng liều cao. Hiện tượng phân loại khiến tế bào trung gian (tế bào T) giảm trước tiên. Bởi lượng bạch cầu trung tính tăng do tủy xương bị đi ra ngoài rìa và phóng thích. Chưa kể, bạch cầu đơn nhân và ái toan cũng giảm. Nó làm quá trình viêm nhiễm giảm, phá vỡ sự tương tác tế bào T và các đại thực bào. Đây là cơ chế quan trọng và thuốc ức chế miễn dịch corticosteroid được biết là hoạt động tế bào T bởi interleukin-l (IL-l) dẫn xuất từ các đại thực bào. Ngoài ra, corticosteroid còn giúp ngăn chặn kháng nguyên hòa hợp tổ chức lớp II ở trên bề mặt đại thực bào. Đó là khi chúng can thiệp với sự hiện diện của kháng nguyên vào tế bào T.

thuốc corticoid

9.2 Các thuốc độc tế bào

Athioprin và cyclophosphamide là các thuốc độc tế bào hay dùng. Azathioprine – dẫn chất của mercaptopurin, giúp tiêu diệt nhanh các tế bào sao chép. Đồng thời ức chế tế bào lympho T, lympho B và cả các đại thực bào tăng trưởng. Azathioprine thường được bắt đầu sử dụng vào thời điểm ghép khi hầu hết bệnh nhân đều dung nạp với thuốc kéo dài.
Cyclophosphamid là chất alkyl hóa giúp tiêu diệt tế bào bằng liên kết chéo AND. Đồng thời, ức chế tính miễn dịch của cả tế bào lympho T, B và hiện tượng viêm. Cả hai thuốc này đều ức chế hiệu quả tạo kháng thể trong huyết thanh.

9.3 Các chất chống chuyển hóa

Methotrexat là chất chống chuyển hóa thường dùng. Nó có khả năng ức chế acid folic, ức chế nhanh các tế bào phân chia pha S. Đồng thời, ngăn chặn miễn dịch qua trung gian tế bào cũng như thể dịch. Đặc biệt là ức chế quá trình viêm.

9.4 Thuốc ức chế calcineurin

Các thuốc ức chế calcineurin phải kể đến như Cyclosporin và Tacrolimus. Cyclosporin được chiết xuất từ một loại nấm, ức chế miễn dịch chống thải ghép trong phẫu thuật ghép các cơ quan, đặc biệt là ghép tim và phổi. Nó thường được dùng phối hợp các thuốc khác để giảm liều, ít độc hơn. Thậm chí, giảm xuống liều duy trì ngay sau khi ghép.
Tacrolimus cũng có công dụng tương tự. Nó có đặc tính chống tế bào T. Tacrolimus ức chế IL-2, ức chế sự sản xuất inteferon γ và hoạt hóa tế bào T. Tacrolimus được sử dụng trong ghép tim, gan, thận, tụy. Thuốc được bắt đầu sử dụng vào thời điểm ghép hoặc vài ngày sau ghép. Nó được sử dụng khi cyclosporine không hiệu quả hoặc có tác dụng không mong muốn không dung nạp được.

9.5 Các kháng thể đơn dòng và đa dòng

Một số kháng thể như OKT3; ATG hay kháng thể đơn dòng chống CD25 được sử dụng để điều trị khối u chắc, u hệ tạo máu và các rối loạn viêm.

Xem thêm:

10. Tạm kết

Trên đây là toàn bộ thông tin nhằm giải đáp “Ức chế miễn dịch là gì”. Ức chế miễn dịch là quá trình tự nhiên của cơ thể. Nó giúp duy trì cân bằng giữa các yếu tố cần thiết để ngăn chặn sự phát triển quá mức của hệ miễn dịch. Tuy nhiên, việc ức chế miễn dịch cũng có thể mang theo rủi ro khả năng nhiễm trùng nghiêm trọng. Vì hệ miễn dịch yếu hơn không thể đối phó tốt với các tác nhân gây bệnh bên ngoài. Do đó, việc sử dụng ức chế miễn dịch luôn cần được thực hiện dưới sự giám sát và hướng dẫn của bác sĩ chuyên gia. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến các nghiên cứu về chủ đề Miễn dịch trong nước và trên thế giới.

cv

TS. Nguyễn Văn Năm

Tiến sĩ Sinh học - Nhà sáng lập BCC

20 năm công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Ủy viên BCH Hội Miễn dịch Trị liệu Ung thư Việt Nam

Bích Vũ

Content Writer of BCC

5/5 - (7 bình chọn)

Bài viết liên quan

vaccine

Vaccine là gì? Liệu pháp bổ sung vaccine đầy đủ

Vaccine thực chất là biện pháp đưa mầm bệnh vào cơ thể để kích thích hệ miễn dịch nhận biết,...
đáp ứng miễn dịch

Đáp ứng miễn dịch là gì? Cơ chế bảo vệ cơ thể khỏe mạnh

Đáp ứng miễn dịch là gì? Cơ chế nhận diện và tiêu diệt tác nhân gây bệnh giúp duy trì...
bệnh tự miễn

Bệnh tự miễn là gì? Dấu hiệu nhận biết và liệu pháp điều trị

Bệnh tự miễn là gì? Tình trạng xảy ra do hệ miễn dịch tấn công nhầm các tế bào và...