Vi khuẩn có lợi – Phân loại, công dụng và cách thức bổ sung hiệu quả

Vi khuẩn có lợi hỗ trợ đáp ứng miễn dịch và ứng dụng đột phá trong công nghiệp thực phẩm, dược phẩm, xử lý chất thải và nghiên cứu khoa học

Vi khuẩn có lợi, hay còn gọi là vi sinh vật có ích, đóng vai trò quan trọng trong cả hệ sinh thái và sức khỏe của con người. Chúng giúp duy trì sự cân bằng sinh học trong tự nhiên, đồng thời hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng trong cơ thể. Ngoài ra, vi khuẩn có lợi còn đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh. Cùng giải mã ngay mọi thắc mắc liên quan đến “Vi khuẩn có lợi”.

1. Có phải vi khuẩn nào cũng có hại không?

Vi khuẩn là vi sinh vật đơn bào rất nhỏ với cấu tạo đơn giản. Bao gồm: bộ khung, nhân tế bào và bào quan. Chúng có số lượng rất lớn và có mặt ở khắp nơi trên Trái Đất. Chẳng hạn như đất, nguồn nước, sinh vật. Thậm chí chúng có mặt trong chất phóng xạ. Đây là sinh vật có mặt trước tiên trên trái đất, khoảng 4 tỷ năm về trước.
Hiện có hàng tỷ vi khuẩn sống trên Trái Đất. Tuy nhiên, không phải vi khuẩn nào cũng ảnh hưởng xấu đến con người. Một số chủng vi khuẩn có lợi chịu trách nhiệm duy trì sự sống và hoạt động của cơ thể. Đồng thời, ngăn chặn các hại khuẩn xâm nhập và gây bệnh cho con người, động vật.

2. Vi khuẩn có lợi là gì?

Vi khuẩn thường được biết đến là các tác nhân gây hại cho sức khỏe. Chúng có thể gây ra các bệnh nghiêm trọng như viêm viễm, nhiễm trùng các bộ phận và cơ quan. Tuy nhiên, trong đó, vẫn tồn tại các chủng vi khuẩn có lợi. Cụ thể là các vi khuẩn sống và nấm men tốt cho cơ thể, nhất là hệ tiêu hóa. Chúng sinh sôi và phát triển tạo nên hàng rào bảo vệ vững chắc. Việc mất cân bằng tỷ lệ 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn cho thấy sức đề kháng đang bị suy giảm. Điều này khiến hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch kém gây ra các bệnh lý nguy hiểm.
Một số vi khuẩn sống cộng sinh, chia sẻ không gian và tài nguyên. Chúng không gây hại, thậm chí còn mang lại nhiều lợi ích. Chẳng hạn như các vi khuẩn đường ruột và các vi sinh vật khác (chủng E.coli và Streptococcus) giúp cải thiện hệ tiêu hóa và ngăn chặn tác nhân gây bệnh xâm nhập. Ngoài lợi ích về sức khỏe, vi khuẩn có lợi còn được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác. Chẳng hạn như công nghệ thực phẩm, dược phẩm, xử lý chất thải, nghiên cứu khoa học,…

vi khuẩn có lợi là gì

3. Một số loại vi khuẩn có lợi

3.1 Lợi khuẩn probiotic

Probiotic được tìm thấy trong đường ruột, giúp cải thiện hệ tiêu hóa. Tại đường ruột, chúng hỗ trợ phân hủy thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng. Từ đó, đảm bảo năng lượng cho tế bào trong ruột. Đồng thời, tăng cường hệ miễn dịch và nâng cao sức đề kháng.

một số loại probiotics

3.2 Vi khuẩn T-103

Vi khuẩn T-103 giúp chuyển hóa giấy thành nhiên liệu đốt. Nó có mặt ở chất thải động vật. Đồng thời, tiết ra butanol – nhiên liệu sinh học bằng cách ăn giấy. Đây còn là vi khuẩn kỵ khí duy nhất sinh trưởng được trong môi trường có khi từng được biết đến.

3.3 Vi khuẩn Clostridium Sporogenes

Vi khuẩn Clostridium Sporogenes được dùng để điều chế thuốc điều trị ung thư. Bằng cách tận dụng khả năng tấn công các khối u mục tiêu. Khi đưa vi khuẩn này vào khối u, vi khuẩn có lợi này sẽ tiêu diệt mà vẫn đảm bảo sức khỏe mô.

3.4 Vi khuẩn Geobacter

Vi khuẩn Geobacter. Vi khuẩn Geobacter được sử dụng để giữ ổn định, ngăn chặn các chất độc hại như uranium phát triển rộng, hạn chế những hậu quả tai hại do các sự cố rò rỉ phóng xạ gây ra. Loại vi khuẩn này có cơ chế trao đổi chất đặc biệt là chuyển các electron cho kim loại để lấy năng lượng từ thức ăn. Trong quá trình chuyển electron, vi khuẩn Geobacter biến kim loại từ dạng hòa tan thành dạng rắn, làm cho kim loại tách khỏi nước ngầm. Vì vậy đây là loại vi khuẩn giúp tiêu thụ ô nhiễm phóng xạ khá hiệu quả.

3.5 Vi khuẩn Staphlococcus epiderrmis

Vi khuẩn Staphlococcus epiderrmis. Vi khuẩn Staphlococcus epiderrmis được xem là một phần không thể tách rời của cơ thể con người, có nhiệm vụ tấn công lại ký sinh trùng Leishmania major, thủ phạm gây bệnh nhiệt đen. Đây là loại vi khuẩn giúp bảo vệ da có lợi tồn tại ngay từ những phút đầu tiên khi chúng ta sinh ra.

3.6 Vi khuẩn Prokaryote

Vi khuẩn có lợi Prokaryote được tìm thấy trong hệ tiêu hóa và trên bề mặt da. Chúng kết hợp với tế bào miễn dịch ở da giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh.

4. Tác dụng của vi khuẩn có lợi

Cùng BCC khám phá ngay tác dụng mà vi khuẩn có lợi mang lại cho cơ thể.

4.1 Hỗ trợ sức khỏe đường ruột và bệnh lý tim mạch

Vi khuẩn được tìm thấy với số lượng lớn trong đường ruột. Đa dạng chủng loại giúp đáp ứng các vai trò khác nhau với sức khỏe. Không chỉ đảm bảo hệ tiêu hóa khỏe mạnh và hấp thụ tốt thức ăn bằng cách chuyển hóa hợp chất phức tạp thành dạng đơn giản. Nó còn giúp tăng cường sức khỏe và các bệnh lý liên quan đến tim mạch. Bởi những bệnh nhân suy tim thường có ít vi khuẩn đa dạng trong đường tiêu hóa.

cung cấp bào tử cho hệ tiêu hóa

4.2 Làm vết thương mau lành

Microflora là vi khuẩn có lợi giúp chữa lành vết thương. Chúng sinh sôi và phát triển trên qua. Nhiệm vụ chính là ngăn chặn và làm mau lành các vết thương nhiễm trùng hiệu quả. Một số người lâu lành vết thương do hệ miễn dịch kém. Bởi vậy, khả năng đáp ứng miễn dịch kém. Điều này khiến họ rất dễ mắc các bệnh như HIV, AIDS,…

4.3 Bảo vệ da

Hầu hết những vi khuẩn xuất hiện trên da đều vô hại. Trong đó, Staphylococcal epidermis là ví dụ điển hình của vi khuẩn có lợi giúp bảo vệ da. Chúng ngăn chặn nhiễm trùng bằng cách bảo vệ bề mặt da khỏi hại khuẩn tấn công. Ngoài ra, một số chủng khuẩn còn giúp hạn chế tối đa các tình trạng viêm da, mụn trứng cá, rosacea, mụn mủ,… Bởi vậy, chất tẩy chứa trong sữa rửa mặt, sữa tắm khiến tế bào khô và yếu hơn.

4.4 Vi khuẩn tăng cường miễn dịch

Lactobacillus reuteri được tìm thấy trong sữa mẹ. Vi khuẩn có lợi này giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch. Chưa kể, nó còn có khả năng chống viêm và giảm đau. Bởi vậy, sữa mẹ là chất tăng cường miễn dịch tự nhiên, giúp bảo vệ trẻ hữu hiệu nhất trong 6 tháng đầu đời.

4.5 Vi khuẩn chống nhiễm trùng

Vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa vừa là hại khuẩn, vừa là lợi khuẩn. Chúng có thể biến thành mầm bệnh, xâm nhập vào máu và gây nhiễm trùng tại một số cơ quan. Tuy nhiên hoạt chất Pseudomonic axit mà nó tiết ra, có thể ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng ở bệnh tụ cầu và liên cầu khuẩn. Đồng thời, ức chế sự phát triển của nấm làm hạn chế khả năng lây nhiễm.

Xem thêm:

5. Ứng dụng của vi khuẩn có lợi

5.1 Sự sống của con người

Vi khuẩn có lợi giúp tiêu hóa thức ăn và hấp thu tốt chất dinh dưỡng. Chưa kể, nó còn tạo ra một số vitamin trong đường ruột. Chẳng hạn như axit folic, niacin, vitamin B6 và B12. Chúng phân hủy thức ăn thành các chất để cơ thể dễ hấp thụ. Lợi khuẩn còn tiết ra axit ức chế sự phát triển của hại khuẩn và kích thích hệ miễn dịch tiêu diệt chúng. Có thể nói, vi khuẩn đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ sự sống của con người.

5.2 Cố định nitơ cho thực vật

Thực vật không thể tạo nitơ nhưng cần nitơ trong đất để sinh trưởng. Vì vậy, các hạt giống cây cần hộp đựng vi khuẩn để đảm bảo cây sống tốt khi nảy mầm. Vi khuẩn sẽ lấy nitơ cho cây và tự đào thải khỏi cây khi chúng chết.

5.3 Công nghệ thực phẩm

Lactobacillus và Lactococcus là hai loại vi khuẩn có lợi được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp thực phẩm. Các vi khuẩn axit lactic này cùng men và nấm tạo nên các loại thực phẩm như pho mát, nước tương, giấm, sữa chua và đồ chua. Không chỉ giúp bảo quản tốt. Nó còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như kích thích ăn ngon, tiêu hóa tốt và chống viêm.

đồ chua

5.4 Ứng dụng trong công nghiệp và nghiên cứu

Vi khuẩn có lợi được ứng dụng trong đa dạng lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Cụ thể là sinh học phân tử, sinh hóa và nghiên cứu di truyền. Điển hình là nghiên cứu cách thức hoạt động của gen và enzyme.

5.5 Điều chế và sản xuất dược phẩm

Vi khuẩn là thành phần quan trọng trong điều chế thuốc kháng sinh. Đối với lĩnh vực sinh hóa và nghiên cứu di truyền. Đây là yếu tố quan trọng trong nghiên cứu gen và enzym. Thậm chí một vài lợi khuẩn còn được dùng để chế tạo kháng sinh. Điển hình như Bacillus thuringiensis (Bt) được sử dụng như một loại thuốc bảo vệ thực vật để ngăn chặn hậu quả do thuốc trừ sâu để lại.

5.6 Ngành công nghiệp hóa chất sử dụng vi khuẩn để sản xuất hóa chất

Vi khuẩn phá vỡ các hợp chất hữu cơ giúp xử lý các chất thải độc hại ra ngoài môi trường. Đây là ứng dụng rất quan trọng trong xử lý chất thải, làm sạch dầu tràn và chất thải độc hại.

6. Cách bổ sung lợi khuẩn cho cơ thể hiệu quả

Việc đảm bảo tỷ lệ lợi khuẩn và hại khuẩn giúp cân bằng hệ miễn dịch. Có 2 cách để có thể bổ sung vi khuẩn có lợi hiệu quả và an toàn. Đó là cân bằng chế độ ăn uống hàng ngày lành mạnh và sử dụng thực phẩm bổ sung lợi khuẩn. Chế độ ăn chứa thực phẩm lên men giúp đa dạng lợi khuẩn và hạn chế viêm nhiễm.

6.1 Đa dạng thực phẩm

Đa dạng thực phẩm chính là làm phong phú hệ vi sinh vật lành mạnh. Tức là càng cung cấp nhiều loại vi khuẩn có lợi, càng đảm bảo hệ miễn dịch khỏe mạnh. Do đó, một chế độ ăn cân bằng và lành mạnh với đầy đủ các nhóm chất rất cần thiết. Hãy cố gắng thay đổi món mỗi ngày để cải thiện lượng lợi khuẩn trong cơ thể.

thực phẩm tăng lợi khuẩn đường ruột

6.2 Rau, đậu và trái cây

Trái cây và rau củ quả là nguồn bổ sung lợi khuẩn an toàn và hiệu quả. Bởi chúng chứa nhiều chất xơ mà cơ thể không tiêu hóa. Trong khi đó, đây lại là chất cần thiết cho một số chủng vi khuẩn có lợi. Một số thực phẩm giàu chất xơ phải kể đến là: quả mâm xôi, chuối, táo, atiso, các loại đậu, súp lơ xanh, ngũ cốc,… Một chế độ ăn bổ sung rau củ quả giúp ngăn chặn các tác nhân có hại xâm nhập. Đồng thời, chống lại viêm đường ruột và tăng sức khỏe hệ tiêu hóa.

6.3 Thực phẩm lên men

Quá trình lên men giúp phân hủy đường phức tạp bởi nấm men hoặc vi khuẩn. Đồng thời, sản sinh ra vi khuẩn Lactobacilli có lợi cho đường ruột. Một số loại thực phẩm lên men là: sữa chua, kim chi, dưa bắp cải, kefir, kombucha,… Đặc biệt là sữa chua. Chúng giúp cung cấp nhiều lactobacilli hơn và hạn chế Enterbacteriaceae gây viêm. Bởi vậy, nó có thể cải thiện vi khuẩn đường ruột và giảm triệu chứng không dung nạp lactose.

sữa chua chứa lợi khuẩn

6.4 Thực phẩm giàu prebiotic

Prebiotic giúp tăng cường sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong đường ruột, bao gồm Bifidobacteria. Thành phần chủ yếu là chất xơ hoặc carbohydrate phức tạp khó tiêu hóa. Những lợi khuẩn sẵn có trong đường ruột sẽ phân hủy và dùng chúng làm nhiên liệu. Một số thực phẩm giàu prebiotics như trái cây, rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt.

một số thực phẩm giàu prebiotic

6.5 Hãy cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu

Hệ vi sinh vật của trẻ mới phát triển và chưa hoàn thiện khi mới sinh. Bởi vậy, chúng rất dễ nhiễm bệnh do hại khuẩn xâm nhập. Việc cung cấp vi khuẩn có lợi Bifidobacteria giúp tiêu hóa đường phức tạp trong sữa mẹ. Chưa kể, việc cho con bú còn làm giảm tình trạng dị ứng, béo phì và các triệu chứng liên quan đến hệ tiêu hóa kém.

cho trẻ bú mẹ

6.6 Sử dụng ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều chất xơ và carbohydrate khó tiêu như beta glucan. Chúng khó có thể hấp thu ở ruột non. Thay vào đó, đi thẳng tới ruột già để thúc đẩy lợi khuẩn phát triển. Bổ sung ngũ cốc giúp tăng cường một số lợi khuẩn trong đường ruột. Điển hình là Bifidobacteria, Lactobacilli và Bacteroidetes ở người. Loại thực phẩm này còn giúp tăng cảm giác no, giảm viêm và bệnh tim.

vi khuẩn có lợi trong ngũ cốc

6.7 Thực phẩm giàu polyphenol

Polyphenol hạn chế các tình trạng liên quan đến giảm huyết áp, giảm viêm, điều chỉnh mức cholesterol. Hệ tiêu hóa khó tiêu hóa hoàn toàn polyphenol do không thể hấp thụ hiệu quả. Hầu hết các polyphenol sẽ đi tới ruột kết và được tiêu hóa bởi vi khuẩn đường ruột. Một số loại thực phẩm giàu polyphenol là: cacao, socola đen, rượu vang đỏ, trà xanh, quả hạnh, hành, súp lơ xanh,… Chúng làm tăng lượng lợi khuẩn Bifidobacteria, Lactobacilli ở người và giảm lượng hại khuẩn Clostridia.

6.8 Bổ sung men vi sinh

Men vi sinh có chứa các vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Đây là nguồn bổ sung an toàn, nhanh chóng và hiệu quả. Chúng giúp cải thiện hệ vi sinh đường ruột, tiêu hóa tốt và tăng cường sức khỏe đường ruột. Men vi sinh còn rất ít ảnh hưởng tới hệ vi sinh vật của người đang khỏe mạnh.

men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa

Xem thêm:

7. Tạm kết

Vi khuẩn có lợi đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái và sức khỏe của con người. Chúng tham gia vào nhiều quá trình hữu ích như phân giải chất hữu cơ trong đất, cung cấp dưỡng chất cho cây trồng, và duy trì sự cân bằng vi sinh vật trong đường tiêu hóa. Ngoài ra, vi khuẩn có lợi còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây hại và giúp cơ thể hấp thụ dưỡng chất tốt hơn. Từ đó, hiểu rõ và khai thác tối đa tiềm năng của vi khuẩn có lợi sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn cho môi trường và sức khỏe con người. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến nghiên cứu và ứng dụng Probiotics trong mọi lĩnh vực.

cv

Tham vấn chuyên môn

TS. Đào Thị Lương

Tiến sĩ sinh học

Nguyên Phó phòng Bảo tàng Giống Vi sinh vật - Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học

Bích Vũ

Content Writer of BCC

5/5 - (4 bình chọn)

Bài viết liên quan

top men vi sinh

TOP 20+ men vi sinh được các chuyên gia khuyên dùng

TOP men vi sinh an toàn, chất lượng, được chán chạy nhất của Hàn Quốc, Pháp và Nhật Bản đảm...
bifidobacterium longum

Bifidobacterium longum – Vai trò với hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ

Bifidobacterium longum, lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện hệ tiêu hóa và tăng cường...
lactobacillus acidophilus

Lactobacillus acidophilus: Khái niệm, vai trò và cách sử dụng

Lactobacillus acidophilus là lợi khuẩn quan trọng trong hệ tiêu hóa, giúp cân bằng hệ vi sinh và tăng cường...