Viêm kết mạc dị ứng là gì? Cách điều trị và phòng tránh hiệu quả

Viêm kết mạc dị ứng là gì? Tình trạng phản ứng viêm với các tác nhân gây dị ứng, cần được điều trị kịp thời để tránh ảnh hưởng đến thị lực

Viêm kết mạc dị ứng là phản ứng viêm do tác nhân dị ứng trong không khí. Màng lót mí mắt và màng bao phủ tròng trắng của mắt bị viêm. Triệu chứng điển hình gồm ngứa, xuất tiết, chảy nước mắt và cương tụ kết mạc. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho mắt. Vậy viêm kết mạc dị ứng là gì? Phân loại, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao. Tất cả sẽ được giải đáp thông qua bài viết dưới đây của BCC.

1. Viêm kết mạc dị ứng là gì?

Kết mạc là lớp mô bao phủ tròng trắng của mắt, trong mí mắt nhưng không che phủ giác mạc. Nó giúp bảo vệ mắt khỏi các tác nhân gây dị ứng ngoài không khí. Chẳng hạn như khói, bụi, vi khuẩn, nắng, gió,…
Viêm kết mạc biểu hiện mắt bị viêm, sưng đỏ và tiết dịch liên tục để phản ứng lại với tác nhân gây kích ứng. Điển hình là vi khuẩn, virus, dị ứng, kích ứng vật lý hoặc hóa học. Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ viêm mà có phương pháp điều trị phù hợp.
Còn viêm kết mạc dị ứng là tình trạng kết mạc bị viêm do dị ứng. Kết mạc chứa lượng lớn tế bào từ hệ thống miễn dịch (tế bào mast) sản sinh chất hóa học (chất trung gian) nhằm đáp ứng các loại kích thích. Trong đó, phấn hoa, bào tử nấm, bụi… là chất trung gian gây viêm mắt tức thời hoặc kéo dài.

mi mắt sưng phù nề

2. Các loại viêm kết mạc dị ứng phổ biến

2.1 Phân loại theo cấp độ

Viêm kết mạc dị ứng cấp

Đây là tình trạng phản ứng viêm cấp tính ngay sau khi tiếp xúc với dị nguyên. Mi mắt và kết mạc sưng phù, khó chịu. Tuy nhiên, nó chỉ kéo dài trong vài giờ hoặc tự giới hạn.

Viêm kết mạc dị ứng lâu năm/ mãn tính

Nguyên nhân gây nên viêm kết mạc dị ứng lâu năm là do bọ ve, rận rệp, mạt nhà, bọ chét gia súc và một số chất gây dị ứng không theo mùa. Những chất này gây kích ứng này thường có xu hướng gây ra các triệu chứng quanh năm.

2.2 Phân loại theo đặc điểm, nguyên nhân bệnh

Viêm kết mạc dị ứng theo mùa

Viêm kết mạc dị ứng theo mùa thường do bào tử nấm mốc hoặc phấn hoa khuếch tán trong không khí. Tình trạng này thường xảy ra chủ yếu vào mùa xuân, cuối hè hoặc chớm thu. Mùa đông thường hiếm khi xảy ra. Thời điểm tiếp xúc tương ứng với chu kỳ sống của cây gây bệnh.

Viêm kết mạc mùa xuân

Viêm kết mạc mùa xuân là tình trạng viêm kết mạc nghiêm trọng. Đa số xảy ra ở nam giới từ 5 – 20 tuổi. Ngoài ra, còn đi kèm một số triệu chứng như chàm, hen suyễn, dị ứng theo mùa. Viêm kết mạc mùa xuân thường gặp vào mùa xuân, giảm dần vào mùa thu và đông.

Dị ứng kết – giác mạc

Loại viêm này thường xảy ra ở người trường thành. Đặc biệt là các đối tượng có tiền sử bị chàm hay hen suyễn. Các triệu chứng có thể biểu hiện quanh năm. Không chỉ tổn thương kết mạc, nó còn ảnh hưởng đến mi mắt, giác mạc và giảm thị lực.

Viêm kết mạc dị ứng nhú gai khổng lồ

Thể trạng viêm này do sự tiếp xúc cơ học trực tiếp của kết mạc mi với dị vật gây nên. Chẳng hạn như mắt giả, chỉ khâu, kính áp tròng,… Biểu hiện viêm dạng nhú to ở mi mắt có thể được chẩn đoán lâm sàng.

3. Nguyên nhân viêm mắt dị ứng

Cơ chế gây viêm mắt dị ứng là do phản ứng quá mẫn loại I với một kháng nguyên cụ thể. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và được phân chia theo các nhóm như sau:

  • Dị ứng tiếp xúc: Mắt tiếp xúc với mỹ phẩm, sơn móng tay… gây dị ứng ở một bên mắt. Một số nguyên nhân khác như dùng thuốc kháng sinh, chất bảo quản thimerosal, các loại cây, hoa, quả…
  • Dị ứng thời tiết: dị nguyên di chuyển qua các vùng khí hậu và thời tiết khác nhau.
  • Dị ứng kính áp tròng: người đeo kính áp tròng có thể bị kích ứng với chất liệu hoặc vệ sinh sai cách.
  • Phản ứng sốc phản vệ: phản ứng dị ứng nghiêm trọng nhất với thức ăn, côn trùng, thuốc… Nó gây ra loạt triệu chứng như sưng, ngứa, đỏ kết mạc và mô mềm quanh mắt. Ngoài ra, ăn nhiều bột ngọt hoặc chất bảo quản natri metabisulfite cũng gây sưng và đỏ mắt. Tuy nhiên, các triệu chứng sẽ ít nghiêm trọng hơn.

mắt có gỉ bờ mi sưng

Xem thêm:

4. Triệu chứng viêm kết mạc dị ứng

4.1 Triệu chứng chung

Người bị viêm kết mạc thường gặp phải một số triệu chứng sau:

  • Ngứa mắt, xung huyết kết mạc
  • Phù, cương tụ và xuất tiết kết mạc
  • Phù nề, hơi mờ đục do kết mạc nhãn cầu
  • Đóng vảy mỏng ở 2 bên mắt vào buổi sáng
  • Nhạy cảm với ánh sáng trong trường hợp nặng
  • Mí mắt sưng đỏ, nóng rát và cảm giác vướng víu
  • Sẩn lichen hóa mi trên
  • Chảy nước mắt nhiều, tiết dịch nhầy đặc và giảm thị lực
  • Ngứa kéo dài và chà xát mạnh có thể khiến xước mi mắt, viêm bờ mi và tăng sắc tố quanh nhãn cầu
  • Viêm mũi, chàm, hen suyễn, viêm mũi dị ứng

Viêm kết mạc dị ứng thường bị nhầm lẫn với viêm kết mạc do virus. Tuy nhiên, ngứa mắt dữ dội là triệu chứng điển hình của dị ứng mắt. Viêm kết mạc do virus thường bắt đầu ở một mắt và lan sang mắt còn lại. Còn viêm mắt dị ứng ảnh hưởng cùng lúc đến cả hai mắt. Viêm kết mạc do virus dễ lây lan. Còn viêm kết mạc dị ứng không lây nhiễm.

đau mắt đỏ

4.2 Theo cấp độ

Viêm kết mạc dị ứng cấp

Một số biểu hiện điển hình về viêm kết mạc dị ứng cấp đã được BCC tổng hợp như:

  • Mắt đỏ, cộm và nhiều dử ghèn màu trong hoặc vàng, gây cảm giác vướng víu, khó chịu
  • Mắt thường đỏ một bên trước, sau đó lan sang mắt thứ hai
  • Hai mi mắt sưng đỏ, phù nề do cương tụ mạch máu ở mắt. Có trường hợp bị xuất huyết dưới kết mạc hoặc có giả mạc
  • Giả mạc gây tổn thương giác mạc khiến mắt đau nhức, sợ ánh sáng và giảm thị lực
  • Mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng, viêm mũi họng và nổi hạch trước tai
  • Cần phân biệt viêm kết mạc dị ứng cấp do lậu cầu. Diễn biến tối cấp 12-48 giờ với rất nhiều mủ chảy trào ra khe mi. Bệnh biến chứng rất nhanh và dẫn tới thủng giác mạc.
Viêm kết mạc dị ứng mạn tính
  • Viêm kết mạc mạn tính có một số triệu chứng phổ biến như:
  • Sưng đỏ, ngứa ngáy và có cảm giác khó chịu ở một hoặc cả hai mắt
  • Mủ hoặc chất dịch tạo thành lớp màng khi đang ngủ ban đêm. Sáng dậy, bạn sẽ có giác dính dính, đau mắt và khó mở mắt

4.3 Theo nguyên nhân

Viêm kết mạc dị ứng theo mùa và lâu năm có lượng lớn dịch tiết đặc, dai giống chất nhầy. Triệu chứng này làm giảm hiệu quả tầm nhìn. Nhiều trường hợp còn đi kèm ngứa và sổ mũi. Loại viêm kết mạc này thường ảnh hưởng đến giác mạc. Một số người còn bị đau và loét, đặc biệt trở nặng khi tiếp xúc với ánh sáng chói..

5. Nguy cơ và biến chứng viêm kết mạc dị ứng

5.1 Nguy cơ

  • Người có nguy cơ mắc phải viêm kết mạc dị ứng
  • Người bị dị ứng có khả năng cao bị viêm kết mạc dị ứng. Theo Tổ chức Hen suyễn và Dị ứng Hoa Kỳ, dị ứng xảy ra ở 30% người lớn và 40% trẻ em và thường trong các gia đình. Bất kể ai cũng có thể mắc viêm kết mạc dị ứng. Đặc biệt là trẻ em.
  • Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải viêm kết mạc dị ứng
  • Môi trường sống ô nhiễm với nhiều khói bụi bẩn
  • Cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng

5.2 Biến chứng

Bệnh viêm kết mạc dị ứng không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt là loét giác mạc và giảm thị lực. Ngoài ra, nó có thể để lại sẹo ở mắt, nhiễm trùng kết mạc, lan sang các bộ phận khác và gây nhiễm trùng thứ cấp nghiêm trọng.

Loét giác mạc

Đây là biến chứng đầu tiên nếu không điều trị hiệu quả. Mắt bị sưng đỏ, phù nề, cộm chói, đau nhức, sợ ánh sáng và chảy nước mắt. Thị lực giảm sút, thậm chí không cảm nhận được ánh sáng. Chưa kể, nó còn có thể gây viêm nội nhãn. Biến chứng nặng khó điều trị bảo tồn được nhãn cầu và gây teo nhãn cầu.

Giảm thị lực

Viêm kết mạc dị ứng nhiễm trùng rất dễ lây lan làm giảm thị lực và mỏi mắt. Ngoài ra, nó có thể khiến mắt đau rát, khô rát và giảm tầm nhìn. Tuy nhiên, phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp giảm thiểu tối đa tình trạng này.

6. Chẩn đoán viêm kết mạc dị ứng

Viêm kết mạc dị ứng được chẩn đoán và phân biệt với vi khuẩn, virus và viêm kết mạc không do nhiễm trùng thường dựa trên các triệu chứng lâm sàng. Bệnh bạch cầu ái toan trong nạo giác mạc, có thể lấy từ kết mạc sụn mi dưới hoặc trên. Thế nhưng, phương pháp này rất ít khi được chỉ định.
Bác sĩ tiến hành khám mắt và tìm hiểu về tiền sử mắc dị ứng. Lòng trắng của mắt bị đỏ cũng nốt sưng nhỏ trong mí mắt. Đây là dấu hiệu dễ thấy của bệnh viêm kết mạc. Ngoài ra, có thể chỉ định thực hiện một số xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm da dị ứng bằng cách để da tiếp xúc với chất gây dị ứng cụ thể. Bác sĩ sẽ theo dõi phản ứng của cơ thể như sưng và đỏ.
  • Xét nghiệm máu giúp kiểm tra khả năng sản xuất protein hoặc kháng thể để tự bảo vệ cơ thể trước tác nhân gây dị ứng.
  • Chẳng hạn bụi, nấm mốc.
  • Thủ thuật cạo mô kết mạc giúp kiểm tra các tế bào bạch cầu. Đặc biệt là bạch cầu ái toan được kích hoạt khi bị dị ứng.

chần đoán tác nhân gây dị ứng

7. Cách điều trị viêm kết mạc dị ứng

Đa số các trường hợp viêm kết mạc dị ứng đều có tiên lượng tốt. Rất hiếm trường hợp xảy ra biến chứng. Bệnh nhân bị tổn thương giác mạc có thể bị mất thị lực nếu không được điều trị kịp thời. Một số loại thuốc giúp kiểm soát viêm mắt dị ứng cũng có thể dẫn đến đục thủy tinh thể nếu sử dụng sai cách. Tùy tình trạng mắt, người bệnh sẽ được chỉ định phương pháp phù hợp.

7.1 Thuốc nhỏ mắt

Điều trị viêm kết mạc dị ứng bằng thuốc nhỏ mắt chống dị ứng. Bổ sung nước mắt nhân tạo và tránh các chất gây dị ứng giúp cải thiện các triệu chứng. Thuốc nhỏ mắt chứa chất kháng histamin như ketotifen thường dùng cho thể nhẹ. Thuốc nhỏ mắt chống viêm không chứa steroid như ketorolac. Thuốc nhỏ mắt corticosteroid có tác dụng chống viêm mạnh hơn nhưng cần sử dụng tuân theo chỉ định của bác sĩ. Trường hợp lạm dụng, sử dụng sai cách có thể dẫn đến một số biến chứng. Chẳng hạn như tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, tăng nguy cơ nhiễm trùng mắt, bệnh về mắt… Bên cạnh đó, có thể sử dụng thêm chất ổn định tế bào mast để gia tăng hiệu quả.

sử dụng thuốc nhỏ mắt

7.2 Thuốc uống

Trường hợp viêm kết mạc dị ứng kèm các triệu chứng về mũi và tai, bác sĩ thường chỉ định dùng thuốc uống kháng histamine. Ví dụ như fexofenadine, cetirizine, chlorpheniramine, alimemazin, hydroxyzine… Nó giúp làm giảm tình trạng dị ứng ở mắt và các vùng khác. Tuy nhiên, cần lưu ý một số điều sau trong quá trình sử dụng: thuốc gây buồn ngủ, mất tập trung, không nên dừng khi lái xe, thi cử. Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ mang thai, nhược cơ, u xơ tiền liệt tuyến…

thuốc trị viêm kết mạc dị ứng

7.3 Thuốc bôi

Bác sĩ thường chỉ định thuốc tra mắt để làm giảm triệu chứng sung huyết, ngứa ngáy, chảy nước mắt. Một số loại thuốc thường được sử dụng như: thuốc kháng histamine, chống viêm không steroid, thuốc ổn định tế bào mast… Trường hợp bội nhiễm có thể phải sử dụng thuốc kháng sinh trong 10 – 14 ngày.

7.4 Chăm sóc tại nhà

  • Chăm sóc mắt hàng ngày bằng nước muối sinh lý để loại bỏ dử mắt và giảm kích thích gây dị ứng.
  • Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống.
  • Hạn chế tiếp xúc tối đa với các dị nguyên như khói bụi, phấn hoa, động vật,…
  • Không dụi tay lên mắt và đeo kính khi đi bên ngoài.
  • Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát và sạch sẽ.
  • Tăng cường các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, vitamin (đặc biệt là vitamin A) và khoáng chất để nâng cao sức đề kháng.
  • Tránh trang điểm mắt, chải mascara và thận trọng khi dùng kính áp tròng. Nên sử dụng nước mắt nhân tạo và chườm lạnh cho mắt.
  • Tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Đồng thời, cần liên hệ ngay khi có bất thường trong quá trình điều trị.
  • Duy trì lối sống tích cực, lành mạnh và hạn chế căng thẳng.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ và thường xuyên theo dõi tình trạng cơ thể.

8. Phương pháp phòng ngừa bệnh viêm kết mạc

Bệnh viêm kết mạc dị ứng tuy hiếm để lại biến chứng nguy hiểm nhưng gây nhiều khó chịu. Để phòng ngừa loại bệnh này, có thể tham khảo một số phương pháp phòng ngừa dưới đây:

8.1 Hạn chế tiếp xúc với chất gây dị ứng

Tránh tiếp xúc với chất gây dị ứng trong trường hợp đã xác định được các dị nguyên. Với người chưa biết bị dị ứng gì, cần cẩn trọng với một số yếu tố dễ gây kích ứng. Chẳng hạn như trứng, sữa, bơ, hải sản, đậu phộng, thực phẩm lạ, phấn hoa, lông động vật, côn trùng, khói bụi, hóa chất, mỹ phẩm,… Xây dựng thói quen đeo khẩu trang và kính mắt khi ra ngoài.

8.2 Vệ sinh khu vực sống

Vệ sinh sạch sẽ không gian sống để loại bỏ tác nhân gây dị ứng. Ví dụ như lau dọn nhà, giặt chăn mền, loại sạch bụi bẩn, nấm mốc…

8.3 Vệ sinh kính áp tròng

Kính áp tròng có thể chứa nhiều bụi bẩn, vi khuẩn nếu không được vệ sinh kỹ lưỡng. Trước và sau khi đeo kính áp tròng cần rửa tay sạch sẽ. Đồng thời, vệ sinh kính bằng nước vệ sinh kính áp tròng chuyên dụng. Cẩn trọng khi đeo và tháo kính áp tròng để không làm tổn thương mắt. Ngoài ra, cần lựa chọn kính áp tròng chất lượng, không chứa chất gây dị ứng.

8.4 Sử dụng chất tẩy rửa không mùi

Các chất tẩy rửa có mùi hương nồng có nguy cơ gây dị ứng cao. Do đó, nên lựa chọn chất tẩy rửa không mùi để ngăn ngừa nguy cơ dị ứng do hóa chất.

phòng bệnh viêm kết mạc dị ứng

Xem thêm:

9. Tạm kết

Viêm kết mạc dị ứng là bệnh lý gây ảnh hưởng đến sức khỏe đôi mắt, thường do tiếp xúc với các tác nhân dị ứng. Để phòng ngừa và điều trị hiệu quả, bên cạnh việc tuân thủ phác đồ y tế, người bệnh cần chú trọng nâng cao sức đề kháng bằng chế độ ăn uống lành mạnh, giàu chất chống oxy hóa và tập thể dục thường xuyên. Hãy chủ động bảo vệ sức khỏe đôi mắt bằng lối sống khoa học và thăm khám y tế kịp thời khi có dấu hiệu bất thường. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến ứng dụng và Nghiên cứu trong mọi lĩnh vực.

cv

Tham vấn chuyên môn

TS. Đào Thị Lương

Tiến sĩ sinh học

Nguyên Phó phòng Bảo tàng Giống Vi sinh vật - Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học

Bích Vũ

Content Writer of BCC

Bình chọn

Bài viết liên quan

hội chứng digeorge

Hội chứng DiGeorge là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Hội chứng DiGeorge là rối loạn di truyền do mất đoạn nhỏ trên nhiễm sắc thể 22, gây ra hàng...
thalassemia

Thalassemia là bệnh gì? Cách thức chẩn đoán và điều trị

Thalassemia là bệnh di truyền ảnh hưởng đến khả năng sản xuất hemoglobin, gây thiếu máu kéo dài và ảnh...
hở hàm ếch

Hở hàm ếch là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Hở hàm ếch là dị tật bẩm sinh gây khe hở ở môi hoặc vòm miệng, ảnh hưởng đến ăn...