Vitamin B12 có tác dụng gì? Liều dùng và cách thức bổ sung

Vitamin B12 có tác dụng gì? Dưỡng chất cần được bổ sung đầy đủ nhằm đảm bảo chức năng não bộ và quá trình lưu thông máu đến khắp cơ thể

Vitamin B12 là vi chất quan trọng hỗ trợ sản sinh tế bào hồng cầu và chức năng não bộ. Bởi vậy, việc bổ sung loại vitamin này rất cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể. Vậy vitamin B12 là gì? Vitamin B12 có tác dụng gì? Cách bổ sung sao cho an toàn và hiệu quả? Tất cả sẽ được BCC giải đáp chi tiết thông qua bài viết dưới đây.

1. Vitamin B12 là gì?

Vitamin B12 (cobalamin) là vitamin tan trong nước. Nó đóng vai trò quan trọng với sự hình thành tế bào hồng cầu, chức năng dẫn truyền thần kinh, chuyển hóa tế bào và sản xuất ADN. Đặc biệt là duy trì chức năng não bộ cơ bản. Vitamin tồn tại chủ yếu dưới dạng cyanocobalamin và biến đổi thành dạng methylcobalamin hoạt động được. Nó có thể được lưu trữ tới vài năm. Do đó, rất hiếm trường hợp thiếu thiếu hụt vitamin B12. Tình trạng này thường gặp ở người ăn chay, người lớn tuổi hoặc người tiêu hóa và hấp thụ kém.
Nếu kéo dài mà không được điều trị có thể dẫn đến một số vấn đề về sức khỏe. Chẳng hạn như mệt mỏi, thiếu máu, yếu cơ, tổn thương thần kinh và rối loạn lo âu. Do đó, cần bổ sung đầy đủ vitamin B12 cho cơ thể. Loại vitamin này chứa hàm lượng lớn trong thực phẩm chứa nguồn gốc động vật. Chẳng hạn như thịt gà, thịt cá, trứng, sữa,… Hoặc tổng hợp trong phòng thí nghiệm.

vitamin b12 là gì

2. Vitamin B12 có tác dụng gì?

2.1 Tăng cường tạo hồng cầu, ngăn ngừa thiếu máu

Vitamin B12 hỗ trợ sản xuất hồng cầu, đảm bảo quá trình tuần hoàn máu khắp cơ thể. Từ đó, tránh nguy cơ thiếu máu, đảm bảo cơ thể khỏe mạnh và năng lượng. Bởi vậy, người thiếu vitamin B12 rất dễ mắc rối loạn hồng cầu, thiếu máu hồng cầu. Từ đó, cản trở việc vận chuyển oxy đến khắp các cơ quan, khiến cơ thể mệt mỏi và suy nhược. Vì vậy, cần bổ sung đủ hàm lượng vitamin B12 làm nguồn nguyên liệu tổng hợp tế bào máu.

2.2 Cải thiện sức khỏe tim mạch

Người thiếu vitamin B12 thường có nồng độ axit amin homocysteine trong máu tăng mạnh. Từ đó, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh về tim mạch cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy vitamin này có thể làm giảm hàm lượng homocysteine. Điều này giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh tim hiệu quả. Bởi vậy, cần tái bổ sung vitamin B12 để cải thiện chức năng hệ tim mạch và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

2.3 Giúp xương chắc khỏe

Đa phần các trường hợp loãng xương, đặc biệt là phụ nữ, đều cho thấy tình trạng thiếu hụt vitamin B12. Nó làm mất độ khoáng trong xương, khiến xương dễ giòn và nguy cơ mắc bệnh về xương cao. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng nồng độ vitamin B12 trong máu thấp liên quan đến mật độ xương đùi và xương hông của nam giới. Nó khiến xương dễ gãy và tăng nguy cơ loãng xương. Duy trì nồng độ vitamin B12 ổn định giúp xương chắc khỏe, phòng ngừa loãng xương, nhuyễn xương,…

2.4 Giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng

Vitamin B12 giúp tăng cường sức khỏe thị lực và phòng chống homocysteine. Loại axit amin trong máu gây thoái hóa điểm vàng ở người già. Axit amin homocysteine cao làm tăng nguy cơ thoái hóa điểm vàng do tuổi tác. Việc bổ sung đủ lượng vitamin B12 thiết yếu cho cơ thể giúp làm giảm lượng homocysteine trong máu. Từ đó, phòng ngừa hiệu quả bệnh thoái hóa điểm vàng gây mù lòa ở người lớn tuổi.

2.5 Có lợi cho sự phát triển của thai nhi

Tác dụng quan trọng tiếp theo của Vitamin B12 mà BCC muốn giới thiệu chính là có lợi cho thai nhi. Đây là dưỡng chất quan trọng hỗ trợ thai nhi phát triển toàn diện và ngăn ngừa dị tật bẩm sinh. Nếu nồng độ vitamin B12 ở phụ nữ mang thai ít hơn 250mg/dL, con rất dễ bị sinh non cao gấp 3 lần. Chưa kể, việc thiếu vitamin này ở giai đoạn đầu thai kỳ còn làm tăng nguy cơ thai nhi bị dị tật bẩm sinh ở não và tủy sống, nhất là ống thần kinh.

2.6 Tăng cường sản xuất năng lượng

Vitamin B12 hỗ trợ chuyển hóa carbohydrate trong thức ăn thành đường bổ sung cho cơ thể. Từ đó, đảm bảo cung cấp năng lượng cho hoạt động sống. Thực tế cho thấy việc thiếu vitamin B12 khiến cơ thể mệt mỏi và suy nhược.

2.7 Đảm bảo chức năng não bộ

Thiếu vitamin B12 làm suy giảm trí nhớ, đặc biệt là ở người cao tuổi. Bởi các tế bào thần kinh mất đi có thể dẫn đến mất trí nhớ, suy giảm trí tuệ. Loại vitamin này còn giúp ngăn chặn teo não. Một số kết quả nghiên cứu cho thấy việc bổ sung đầy đủ vitamin B12 giúp cải thiện hiệu quả chức năng não bộ.

vitamin b12 tăng cường trí nhớ ở người già

2.8 Phòng ngừa và điều trị trầm cảm

Vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong tổng hợp và chuyển hóa serotonin. Chất giúp ổn định tâm trạng và cân bằng cảm xúc. Bởi vậy, thiếu hụt hàm lượng vitamin B12 làm giảm serotonin, dễ dẫn đến chán nản, buồn bã và lo âu. Một số nghiên cứu ở đối tượng mắc trầm cảm với lượng vitamin B12 cực thấp cho thấy, sử dụng thuốc chống trầm cảm và vitamin B12 giúp cải thiện chứng trầm cảm tốt hơn so với chỉ điều trị với thuốc chống trầm cảm. Do đó, vitamin B12 không chỉ giúp phòng ngừa bệnh trầm cảm mà còn tăng cường hiệu quả điều trị bệnh.

2.9 Hỗ trợ da, móng, tóc khỏe mạnh

Vitamin B12 là dưỡng chất quan trọng trong hình thành tế bào – đơn vị cấu tạo nên da, móng và tóc. Thiếu loại vitamin này gây nên một triệu chứng. Chẳng hạn như đổi màu móng, màu tóc, viêm da khóe miệng, tăng sắc tố da hay da bị bạch biến. Việc bổ sung vitamin B12 giúp cải thiện đáng kể các vấn đề da liễu trên.

vitamin b12 tốt cho da tóc móng

Xem thêm:

3. Triệu chứng thiếu vitamin B12

Thiếu vitamin B12 có thể gây nên thiếu máu. Trong trường hợp nặng, nó có thể dẫn đến một số biến chứng sau:

  • Mệt mỏi, yếu đuối, choáng váng, suy nhược
  • Khó thở, tim đập nhanh
  • Lưỡi, da nhợt nhạt
  • Rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, đau bụng, táo bón, tiêu chảy,…
  • Vấn đề thần kinh như tê, ngứa ran, yếu cơ và hạn chế về đi lại
  • Suy giảm thị lực, thậm chí mất thị lực
  • Vấn đề về tâm thần như trầm cảm, suy giảm trí nhớ hoặc thay đổi hành vi.

thiếu vitamin b12 gây mệt mỏi

4. Một số bệnh do thiếu vitamin B12 gây ra

Hấp thụ vitamin B12 bị hạn chế dần theo tuổi tác. Tình trạng này có thể xảy ra sau khi phẫu thuật giảm cân hoặc phẫu thuật khác hoặc uống nhiều rượu.

Ngoài ra, còn có một số tình trạng bệnh lý xảy ra do thiếu vitamin B12 như:

  • Viêm teo dạ dày, niêm mạc dạ dày mỏng dần đi
  • Thiếu máu ác tính
  • Một số bệnh ảnh hưởng đến ruột non như bệnh Crohn, celiac, hại khuẩn và ký sinh trùng
  • Rối loạn hệ miễn dịch như mắc bệnh Graves hoặc lupus
  • Đang sử dụng một số loại thuốc hỗ trợ điều trị chứng ợ nóng: thuốc ức chế bơm proton (PPI) như rabeprazole, esomeprazole, lansoprazole,…; Thuốc chẹn H2 như cimetidine, famotidine và ranitidine; Một số thuốc trị tiểu đường như metformin.
  • Người ăn chay trường hoặc người ăn kiêng nhưng không ăn đủ trứng hoặc sản phẩm từ sữa gây thiếu hụt vitamin B12 của cơ thể. Trường trường hợp trên, cần bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B12 trong chế độ ăn hoặc thực phẩm chức năng.

5. Hướng dẫn cách dùng vitamin B12

5.1 Liều dùng vitamin B12

Dựa theo độ tuổi, tình trạng sức khỏe, thói quen ăn uống và loại thuốc đang dùng mà quy định liều lượng bổ sung vitamin B12 khác nhau. Dưới đây là liều dùng khuyến nghị do Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (U.S. CDC) quy định:

  • Trẻ sơ sinh tới 6 tháng tuổi: 0,4 mcg
  • Trẻ từ 7-12 tháng tuổi: 0,5 mcg
  • Trẻ từ 1-3 tuổi: 0,9 mcg
  • Trẻ từ 4-8 tuổi: 1,2 mcg
  • Trẻ từ 9 đến 13 tuổi: 1,8 mcg
  • Từ 14-18 tuổi và người lớn: 2,4 mcg
  • Phụ nữ có thai: 2,6 mcg/ngày
  • Phụ nữ cho con bú: 2,8 mcg/ngày

thực phẩm chức năng bổ sung vitamin b12

5.2 Cách uống vitamin B12 an toàn và hiệu quả

Cách bổ sung vitamin B12 hiệu quả và an toàn chính là từ thực phẩm trong chế độ ăn hàng ngày. Điều này đảm bảo cơ thể được hấp thụ đầy đủ hàng ngày. Tuy nhiên, một số người ăn chay trường, hoặc gặp khó khăn trong hấp thụ vitamin B12,… cần bổ sung thông qua thực phẩm chức năng. Cụ thể là qua đường uống, tiêm với những ai bị thiếu hụt trầm trọng và theo chỉ định của bác sĩ.

5.3 Tác dụng phụ của vitamin B12

Nếu sử dụng đúng cách, vitamin B12 rất an toàn và hiệu quả với cơ thể. Nếu vượt quá với lượng dư thừa ít, chúng có thể bị đào thải qua đường nước tiểu. Tuy nhiên, trong số ít trường hợp sử dụng Vitamin B12 với liều cực cao, có thể gây nên một số tác dụng phụ.

  • Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn, mệt mỏi,…
  • Bệnh về da như viêm da (phát ban), mụn trứng cá
  • Sử dụng liều vitamin B12 trên 1000mcg có thể gây nên các biến cố mạch máu ở người mắc bệnh thận
  • Nồng độ vitamin B12 trong máu tăng cao ở phụ nữ mang thai khiến trẻ dễ có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ
  • Các phản ứng dị ứng trên thường hiếm khi xảy ra. Trong một số trường hợp có thể bị sưng, ngứa da và sốc phản vệ.

5.4 Tương tác thuốc

Một số loại thuốc sau khi được sử dụng cùng vitamin B12 có thể hạn chế khả năng hấp thụ loại vitamin này như:

  • Axit aminosalicylic điều trị vấn đề tiêu hóa.
  • Colchicine (Colcrys, Mitigare) ngăn ngừa và điều trị gút.
  • Metformin (Glumetza, Glucophage, Fortamet) chữa trị tiểu đường.
  • Thuốc ức chế bơm proton như omeprazole (Prilosec), lansoprazole (Prevacid) hoặc thuốc giảm axit dạ dày khác.
  • Uống vitamin B12 với vitamin C làm giảm hàm lượng vitamin sẵn có trong cơ thể. Do đó, nên uống vitamin B12 trước, sau 2 giờ mới sử dụng vitamin C.

6. Tham khảo nguồn thực phẩm chứa nhiều vitamin B12

6.1 Thực phẩm

Vitamin B12 chứa hàm lượng lớn và dồi dào nhất trong gan động vật. Ngoài ra, nó còn được tìm thấy với lượng lớn trong cá, nghêu, thịt gia cầm, thịt bò, thịt heo, trứng, dăm bông, sữa và các sản phẩm từ sữa (phô mai, sữa chua,…)… Ngoài ra, còn có trong trứng, ngũ cốc, men dinh dưỡng, hải sản,…

thực phẩm giàu vitamin b12

6.2 Sản phẩm bổ sung

Một số người hấp thu hay chuyển hóa vitamin B12 kém từ thực phẩm cần phải bổ sung từ thực phẩm chức năng dạng uống hoặc tiêm. Tuy nhiên, hiện có nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ và buôn bán tràn lan trên thị trường. Bởi vậy, cần mua sản phẩm tại các nhà thuốc lớn, đơn vị uy tín. Đồng thời, cần tham khảo và tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ. Chưa kể, trẻ em thường khó hấp thụ các sản phẩm trên. Bởi vậy, có thể bổ sung dưới dạng sữa công thức.

7. Một số lưu ý khi sử dụng vitamin B12

  • Người cần chú ý bổ sung vitamin B12 gồm: người ăn chay, viêm đường tiêu hóa, người cao tuổi, người phẫu thuật cắt bỏ một phần dạ dày hoặc ruột non.
  • Chống chỉ định không sử dụng vitamin B12 với người bị dị ứng với loại vitamin này và người mắc bệnh ung thư.
  • Tránh chế biến một số thực phẩm ở nhiệt độ quá cao vì có thể khiến chúng biến đổi, mất đi dưỡng chất bên trong.
  • Tuân thủ chỉ định của bác sĩ về liều lượng và cách bổ sung vitamin B12 hiệu quả.

Xem thêm:

8. Tạm kết

Trên đây là toàn bộ thông tin nhằm giải đáp “Vitamin B12 có tác dụng gì?”. Vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, từ hệ thần kinh đến hệ tim mạch. Việc thiếu hụt vitamin B12 có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vì vậy, hãy đảm bảo cung cấp đủ lượng vitamin B12 cho cơ thể. Trường hợp bổ sung dạng thực phẩm chức năng, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn bổ sung phù hợp. Mọi người hãy bổ sung thật đầy đủ nhằm nâng cao sức khỏe cho bản thân và cả gia đình. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến ứng dụng và Nghiên cứu trong mọi lĩnh vực.

cv

Tham vấn chuyên môn

TS. Đào Thị Lương

Tiến sĩ sinh học

Nguyên Phó phòng Bảo tàng Giống Vi sinh vật - Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học

Bích Vũ

Content Writer of BCC

Bình chọn

Bài viết liên quan

hội chứng digeorge

Hội chứng DiGeorge là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Hội chứng DiGeorge là rối loạn di truyền do mất đoạn nhỏ trên nhiễm sắc thể 22, gây ra hàng...
thalassemia

Thalassemia là bệnh gì? Cách thức chẩn đoán và điều trị

Thalassemia là bệnh di truyền ảnh hưởng đến khả năng sản xuất hemoglobin, gây thiếu máu kéo dài và ảnh...
hở hàm ếch

Hở hàm ếch là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Hở hàm ếch là dị tật bẩm sinh gây khe hở ở môi hoặc vòm miệng, ảnh hưởng đến ăn...