Vitamin E có tác dụng gì? Cách dùng và một số lưu ý cần biết

Vitamin E có tác dụng gì? Chất chống oxy hóa, có vai trò quan trọng với sức khỏe con người, đặc biệt là sắc đẹp của chị em phụ nữ

Vitamin E là chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Nó giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của các gốc tự do đến cấu trúc tế bào. Từ đó, tham gia chuyển hóa, tăng cường sức khỏe và sắc đẹp hiệu quả. Do đó, vitamin E là dưỡng chất cần đặc biệt chú ý bổ sung. Vậy vitamin E là gì? Vitamin E có tác dụng gì? Cách bổ sung sao cho đúng để hạn chế tối đa tác dụng phụ? Tất cả sẽ được giải đáp thông qua bài viết dưới đây của BCC.

1. Vitamin E là gì?

Chiết xuất vitamin E thường ở dạng lỏng và có màu vàng nhạt. Trong vitamin này có chứa tocotrienol và tocopherol. Vitamin E không tan trong nước nhưng tan được trong dầu và cồn. Đồng thời, khó bị phân hủy khi đun nấu. Tuy nhiên, nó có thể bị phân hủy khi tiếp xúc với tia tử ngoại. Cơ thể có thể hấp thụ được các dạng của vitamin E, gồm vitamin E tổng hợp và tự nhiên. Nó có hàm lượng lớn trong các loại hạt, ô liu, dầu thực vật, trứng gà, rau xanh,… Trên thị trường, vitamin E còn được chiết xuất dưới dạng viên nang, viên nén, dung dịch, kem bôi, serum,…
Việc bổ sung vitamin E rất quan trọng vì nó mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đặc biệt là người lớn nên bổ sung từ 100 – 400 IU vitamin E/ngày. Thiếu hụt vitamin E thường xảy ra ở trẻ sinh non, người mắc bệnh về tụy, gan mật. Đây cũng là các đối tượng cần đặc biệt chú ý khi bổ sung.

vitamin e là gì

2. Vitamin E có tác dụng gì?

Vitamin E có vai trò đáng kể trong việc bảo vệ và tăng cường sức khỏe ở người. Một số tác dụng của vitamin E như:

  • Giảm stress oxy hóa tế bào và cải thiện khả năng chống oxy hóa

Vitamin E giúp làm giảm stress oxy hóa trong cơ thể. Đồng thời, bảo vệ tế bào trước sự tấn công của các gốc tự do.

  • Cải thiện bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD)

Vitamin E hỗ trợ giảm nồng độ 2 loại men gan (ALT và AST). Từ đó, giúp cải thiện chức năng gan ở người mắc NAFLD.

  • Giảm đau bụng kinh

Bổ sung vitamin E giúp làm giảm cơn đau bụng trong thời kỳ kinh nguyệt.

  • Cải thiện sức khỏe da và tóc

Vitamin E chống oxy hóa, bảo vệ da khỏi tổn thương gốc tự do, tia cực tím và ngăn ngừa lão hóa. Đảm bảo mang đến làn da tươi trẻ, mịn màng, sáng bóng và không có nám, tàn nhang. Ngoài ra, nó còn giúp tóc suôn mượt, phục hồi tóc hư tổn, giảm khô xơ và gãy rụng.

  • Tăng cường chức năng não bộ

Vitamin E giúp cải thiện khả năng nhận thức, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Tác dụng này đặc biệt hữu ích với người sa sút trí tuệ và giảm trí nhớ.

  • Cải thiện chức năng của phổi

Vitamin E hỗ trợ cải thiện chức năng phổi, giảm triệu chứng bệnh hen suyễn ở trẻ em và người lớn.

  • Có lợi cho phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh

Hỗ trợ làm giảm các triệu chứng bốc hỏa, rối loạn kinh nguyệt và ổn định tâm lý.

  • Có lợi cho người lớn tuổi

Vitamin E hỗ trợ cải thiện sức khỏe tổng thể như tăng cường trí nhớ, phòng ngừa loãng xương, đục thủy tinh thể,… Đặc biệt là ở người lớn tuổi, người thiếu hụt vitamin E trong chế độ ăn hằng ngày.

  • Tốt cho sự phát triển của thai nhi và phụ nữ mang thai

Vitamin E đảm bảo phát triển tử cung ở bé gái và hạn chế teo tinh hoàn ở bé trai. Bên cạnh đó, nó còn hạn chế tối đa tỷ lệ sinh non, sảy thai, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

tác dụng của vitamin e với cơ thể

Xem thêm:

3. Cách bổ sung vitamin E hiệu quả nhất

Uống vitamin E là giải pháp bổ sung dưỡng chất này hiệu quả và nhanh chóng. Đặc biệt thích hợp với người khó hấp thu dinh dưỡng từ thực phẩm. Tuy nhiên, việc bổ sung thông qua sản phẩm chức năng không đảm bảo được một số lợi ích như tiêu thụ qua thực phẩm.
Vitamin E tan trong dầu (mỡ) và thường được hấp thụ tối đa ở ruột non. Nó còn có quan hệ mật thiết trong tiêu hóa mỡ. Đồng thời, cần muối mật, men lipase của tụy hấp thu cùng lúc với chất béo, qua đường bạch huyết đến hệ tuần hoàn. Bởi vậy, cần có đủ chất béo, dầu mỡ để tăng cường hiệu quả hấp thụ vitamin E. Chẳng hạn giá đỗ chiếm lượng lớn vitamin E. Tuy nhiên, ăn giá trộn hoặc giá xào giúp hấp thu lượng lớn vitamin E hơn so với ăn giá sống.

thực phẩm giàu vitamin e

4. Vitamin E uống lúc nào tốt nhất? Liều lượng bao nhiêu?

Cùng BCC trả lời mọi thắc mắc liên quan đến liều dùng an toàn và thời điểm uống thích hợp.

4.1 Bao nhiêu tuổi thì nên bổ sung vitamin E?

Vitamin E uống lúc nào tốt nhất được rất nhiều người quan tâm. Tùy từng đối tượng và nhu cầu cơ thể mà cần bổ sung lượng vitamin E khác nhau. Theo các chuyên gia y tế, 18 tuổi là cột mốc phù hợp nhất để tăng cường vitamin E. Đồng thời, bổ sung qua thực đơn hàng ngày là đủ. Có với người từ 25 – 30 tuổi trở đi cần tích cực bổ sung do cơ thể đang xuất hiện các dấu hiệu lão hóa.

4.2 Thời điểm nào trong ngày thích hợp để sử dụng vitamin E?

Có thể bổ sung vitamin E vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên, cần tránh khi bụng đói hoặc vừa ăn no xong. Thời điểm vàng được khuyến cáo là 30 phút sau khi ăn.

4.3 Một liệu trình uống vitamin E kéo dài trong bao lâu?

Vitamin E mang lại nhiều giá trị với sức khỏe nhưng không nên lạm dụng và sử dụng quá liều. Bởi nó có thể khiến cơ thể gặp một số vấn đề. Trường hợp bổ sung vitamin E ở dạng thực phẩm chức năng, chỉ nên sử dụng khoảng từ 1 – 2 tháng. Sau đó, ngưng uống 1 tháng rồi lại uống tiếp.

4.4 Đối tượng nên và không nên uống vitamin E

Đối tượng nên uống vitamin E
  • Người mắc bệnh về tiêu hóa, u nang, u xơ.
  • Người ăn ít chất béo, khó hấp thụ chất béo làm tăng nguy cơ thiếu vitamin E cao.
  • Phụ nữ có da khô, nhiều nếp nhăn, thiếu sức sống và tóc bị khô xơ, gãy rụng nhiều.
  • Phụ nữ trên 30 tuổi và những người thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời khiến da khô và đen sạm.
  • Phụ nữ đang mang thai nhằm giúp giảm nguy cơ sảy thai, sinh non, rạn da. Đồng thời, đảm bảo sự phát triển của thai nhi.
  • Phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh bị rối loạn kinh nguyệt, thường bốc hỏa, khó chịu.
  • Người thiếu hụt vitamin trong bữa ăn hàng ngày, đặc biệt là người lớn tuổi.
Đối tượng không nên uống vitamin E
  • Người tăng huyết áp khi uống vitamin E làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và dẫn đến tử vong.
  • Không sử dụng hoặc sử dụng tránh liều cao với người có tiền sử đột quỵ bởi có thể làm tăng nguy cơ tử vong.
  • Người mắc bệnh máu khó đông cần cẩn trọng khi bổ sung vitamin E. Bởi nó có thể kéo dài thời gian chảy máu và làm lâu lành vết thương.
  • Người mắc một số bệnh như tiểu đường, huyết áp cao, mỡ máu, ung thư, suy thận,… cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

4.5 Liều dùng của vitamin E cho từng đối tượng

Nhu cầu vitamin E

Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị (RDA) với vitamin E (gồm thức ăn và thực phẩm chức năng) tương ứng với từng độ tuổi có thể tham khảo như sau:

  • Từ 1 – 3 tuổi: 6mg/ngày (~ 9IU/ngày)
  • Từ 4 – 8 tuổi: 7mg/ngày (~ 10,4IU/ngày)
  • Từ 9 – 13 tuổi: 11mg/ngày (~ 16,4IU/ngày)
  • Trên 14 tuổi và phụ nữ có thai: 15mg/ngày (~ 22,4IU/ngày)
  • Phụ nữ đang cho con bú: 19mg/ngày (~ 28,5IU/ngày)
Giới hạn an toàn đối với lượng vitamin E bổ sung theo độ tuổi
  • Từ 1 – 3 tuổi: Không vượt 200mg/ngày (~ 300IU/ngày)
  • Từ 4 – 8 tuổi: Không vượt 300mg/ngày (~ 450IU/ngày)
  • Từ 9 – 13 tuổi: Không vượt 600mg/ngày (~ 900IU/ngày)
  • Từ 14 – 18 tuổi: Không vượt 800mg/ngày (~ 1200IU/ngày)
  • Trên 19 tuổi: Không vượt 1000mg/ngày (~ 1500IU/ngày)
Một số lưu ý khác
  • Việc sử dụng vitamin E bổ sung cần tuân thủ liều lượng khuyến nghị và giới hạn an toàn để ngăn ngừa tác dụng phụ.
  • Người lớn thiếu vitamin E cần bổ sung lượng RRR-alpha tocopherol (vitamin E tự nhiên) khoảng 60-75 IU/ ngày.
  • Liều lượng vitamin E quá cao có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như: Đau đầu, buồn nôn, suy nhược, mờ mắt, chảy máu, bầm tím, tiêu chảy, co thắt dạ dày, mệt mỏi chán ăn,…
  • Nếu có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, cần thông báo ngay với bác sĩ để được xử lý kịp thời.

vitamin e dạng tổng hợp

5. Uống vitamin E có tác dụng phụ gì?

5.1 Một số tác dụng phụ

Vitamin E khá an toàn và hiếm khi dẫn đến tác dụng phụ. Vitamin E dư thừa nhanh chóng được đào thải ra ngoài cơ thể. Tuy nhiên, nếu bổ sung vitamin E liều cao kéo dài có thể gây dư thừa vitamin E. Nó làm triệt tiêu chất chống oxy hóa và gây hại đến tế bào. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng lạm dụng, sử dụng loại vitamin này quá liều có thể làm răng nguy cơ mắc ung thư phổi. Thậm chí, tiêm vitamin E liều cao vào tĩnh mạch có thể dẫn đến tử vong. Một số tác dụng phụ khi sử dụng quá liều cần lưu ý như: đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi, phát ban nhẹ,… Nếu không được điều trị kịp thời, có thể dấn đến các biến chứng nặng sau:

  • Đau bụng, rối loạn tiêu hóa
  • Mệt mỏi, choáng váng, suy nhược cơ thể, cảm giác muốn ngất xỉu
  • Ảnh hưởng đến thị lực
  • Rối loạn đông máu, dễ bị bầm tím, chảy máu
  • Ngất xỉu

Các triệu chứng trên có thể biến mất sau khi ngưng sử dụng vitamin E. Trong trường hợp dùng rồi mà các triệu chứng không thuyên giảm, thậm chí nghiêm trọng hơn, cần đến bệnh viện kiểm tra nhanh chóng. Ngay khi gặp bất cứu tác dụng phụ nào, cần đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ.

5.2 Vitamin E và phản ứng tương tác với các thuốc khác

Người đang sử dụng vitamin E dài ngày cần lưu ý tương tác với một số loại thuốc khác. Do nó có thể sản sinh phản ứng hóa học với các thành phần thuốc. Chẳng hạn như:

  • Uống vitamin E chúng với vitamin K vì có thể kéo dài thời gian đông máu.
  • Dùng kết hợp vitamin E chung với aspirin có thể cản trở sự ngưng kết tiểu cầu.
  • Không sử dụng vitamin E cùng nhóm thuốc NSAID hoặc Aspirin do có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.
  • Bổ sung quá liều 400IU/ngày kéo dài cùng estrogen có thể gây ra huyết khối.
  • Sử dụng quá liều ảnh hưởng đến hiệu quả Tamoxifen (thuốc điều trị ung thư vú) và Cyclosporine (chất ức chế miễn dịch khi cấy ghép nội tạng).
  • Tránh sử dụng kết hợp vitamin E cùng các loại thuốc chuyển hóa ở gan để đảm bảo hiệu quả điều trị.

Bởi vậy, khi sử dụng vitamin A, cần chú ý đúng liều lượng và tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

6. Cách sử dụng vitamin E đúng cách và hiệu quả

Không thể phủ nhận tác dụng của vitamin E với sức khỏe. Tuy nhiên, sử dụng quá liều có thể dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng. Để đảm bảo hấp thu vitamin E tốt và an toàn nhất, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tuân thủ liệu trình bổ sung vitamin E theo chỉ định của bác sĩ.
  • Một số đối tượng cần thận trọng khi bổ sung vitamin E: phụ nữ có thai, người mắc bệnh Alzheimer, người có tiền sử nhồi máu cơ tim, suy tim, máu khó đông, đột quỵ, thiếu vitamin K trầm trọng,… Tốt nhất là nên tham khảo chỉ định của bác sĩ.
  • Để tăng cường vitamin E, trước hết, nên bổ sung thông qua chế độ ăn uống khoa học với các thực phẩm giàu vitamin E.
  • Do vậy đừng nên tùy tiện bổ sung vitamin E khi chưa thực sự hiểu rõ về nó. Nếu bạn có nhu cầu tăng cường vitamin E thì hãy tìm hiểu kỹ về ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng trước khi sử dụng các thực phẩm chức năng có chứa vitamin E.

7. Các thực phẩm giàu vitamin E

Bên cạnh việc bổ sung vitamin E bằng thuốc tổng hợp, bạn có thể bổ sung thông qua thực phẩm hàng ngày. Đây cũng được xem là cách bổ sung vitamin E hiệu quả và an toàn nhất. Loại vitamin này có nhiều trong: mầm lúa mì, mầm thóc, đậu nành, dầu hướng dương, giá đỗ, rau xanh, thịt, cá, trứng, sữa, hoa quả…

  • Rau cải xanh: Chứa lượng lớn vitamin E, A, C, folate tốt cho cơ thể.
  • Bơ: Chứa khoảng 4mg vitamin E ở mỗi quả.
  • Hạnh nhân: Có đến 26mg vitamin E trong 100g hạnh nhân. Có thể bổ sung thông qua hạnh nhân tươi, sữa hạnh nhân,…
  • Củ cải: Củ cải cung cấp khoảng 17% lượng vitamin E cần thiết cho cơ thể một ngày
  • Hạt dẻ: Đây là nguồn thực phẩm dồi dào vitamin E.
  • Rau bina: Không chỉ giàu vitamin E, rau bina còn chứa lượng lớn chất chống oxy hóa khác, có lợi cho làm đẹp ở phụ nữ.

Các thực phẩm giàu vitamin E cần được kết hợp và sử dụng đầy đủ trong bữa ăn hàng ngày. Điều này giúp cung cấp đủ lượng vitamin E cần thiết mà không cần thêm ở dạng uống tổng hợp.

lượng vitamin e trong thực phẩm hàm lượng vitamin e trong một số thực phẩm

Xem thêm:

8. Một số lưu ý khi bổ sung vitamin E cho cơ thể

  • Không nên bổ sung vitamin E kéo dài. Phụ nữ trên 30 tuổi sử dụng vitamin E với mục đích làm đẹp chỉ nên uống trong 1 – 2 tháng. Sau đó, ngưng một thời gian rồi mới sử dụng tiếp.
  • Ưu tiên bổ sung vitamin A thông qua thực phẩm tự nhiên, thay vì ở dạng tổng hợp nếu không cần thiết. Trừ một số đối tượng đặc biệt cần bổ sung lượng lớn. Cụ thể là người bị bệnh cần bổ sung vitamin E, người bị khô da, mắc bệnh tim mạch, ung thư, phụ nữ có thai,…
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ khi dùng
    Vitamin E dạng bôi chỉ nên sử dụng với người da khô, da lão hóa. Trường hợp sử dụng với da nhờn có thể làm nổi mụn.

9. Tạm kết

Trên đây là toàn bộ thông tin nhằm giải đáp “Vitamin E có tác dụng gì?”. Vitamin E mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là cho da. Tuy nhiên, để sử dụng hiệu quả và an toàn, bạn cần lưu ý liều lượng, cách dùng và tương tác thuốc. Đồng thời, tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nếu bạn đang mắc bệnh lý. Uống vitamin E đúng cách sẽ giúp bạn tận dụng tối đa lợi ích của loại vitamin này. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến ứng dụng và Nghiên cứu trong mọi lĩnh vực.

cv

TS. Nguyễn Văn Năm

Tiến sĩ Sinh học - Nhà sáng lập BCC

20 năm công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Ủy viên BCH Hội Miễn dịch Trị liệu Ung thư Việt Nam

Bích Vũ

Content Writer of BCC

Bình chọn

Bài viết liên quan

bệnh da liễu

Bệnh da liễu là gì? Các bệnh da liễu thường gặp nhất

Bệnh da liễu là gì? Các bệnh lý liên quan đến da, tóc, móng, gây mẩn ngứa, khó chịu,… và...
hội chứng patau

Hội chứng Patau là gì? Nguyên nhân, đặc điểm và cách điều trị

Hội chứng Patau là gì? Tình trạng rối loạn di truyền hiếm gặp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe,...
hội chứng klinefelter

Hội chứng Klinefelter là gì? Toàn bộ thông tin cần biết

Hội chứng Klinefelter là gì? Tình trạng rối loạn nhiễm sắc thể giới tính ở nam giới, ảnh hưởng lớn...