Miễn dịch đặc hiệu – Phân loại và hiệu quả bảo vệ cơ thể

Miễn dịch đặc hiệu dễ dàng phát hiện, tiêu diệt triệt để các mầm bệnh còn tồn tại và đảm bảo sức khỏe toàn diện

Hệ miễn dịch tạo hàng rào chắn bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Đồng thời, chúng có khả năng nhận diện các vi khuẩn lạ. Trong đó, miễn dịch đặc hiệu được mệnh danh là “hàng rào thép” giúp chống lại các mầm bệnh. Đây là trạng thái miễn dịch xuất hiện do kháng thể đặc hiệu tương ứng với từng kháng nguyên được tạo ra sau khi cơ thể tiếp xúc với kháng nguyên. Xem ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về khái niệm này.

1. Miễn dịch đặc hiệu là gì?

Miễn dịch đặc hiệu (miễn dịch thu được) được coi là “tuyến phòng thủ thứ ba”. Nó có tác dụng chống lại mầm bệnh và bệnh tật. Các yếu tố xâm nhập này gọi là kháng nguyên. Tùy từng loại kháng nguyên mà cơ thể sẽ có cách đáp ứng miễn dịch khác nhau bằng cách tạo ra kháng thể đặc hiệu. Tuyến phòng thủ đầu tiên là những hàng rào bảo vệ dùng để ngăn chặn mầm bệnh và dị vật xâm nhập. Hàng rào vật lý bao gồm da và niêm mạc. Còn hàng rào hóa học chứa các chất bài tiết như chất nhầy, nước bọt, nước mắt và dịch dạ dày. Các thành phần tạo nên loại miễn dịch này gồm: Các tế bào lympho; Sản phẩm của miễn dịch được gọi là kháng thể.
Tuyến phòng thủ thứ hai là phản ứng miễn dịch không đặc hiệu. Nó giúp ngăn chặn sự gia tăng của các tác nhân truyền nhiễm xâm nhập vào cơ thể. Bao gồm các loại tế bào (đại thực bào, bạch cầu trung tính, bạch cầu đơn nhân, tế bào đuôi gai) và protein (cytokine, interferon, bổ thể). Cả hai tuyến phòng thủ trên đều là một phần của hệ thống miễn dịch bẩm sinh. Khả năng miễn dịch bẩm sinh phản ứng theo cùng một cách đối với mọi bệnh nhiễm trùng hoặc mối đe dọa tiềm ẩn và tương ứng với khả năng miễn dịch. Nếu mầm bệnh hoặc bệnh nhiễm trùng còn tồn tại thì tuyến phòng thủ thứ ba – hệ thống miễn dịch đặc hiệu sẽ tham gia. Nó sẽ tạo ra phản ứng đặc hiệu với các mầm bệnh đó. Đồng thời, mô tả phản ứng miễn dịch cụ thể đối với kháng nguyên.

2. Có mấy loại miễn dịch?

Trong có thể có hai loại miễn dịch. Đó là miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu. Hai hình thức đề kháng của cơ thể với mầm bệnh. Chúng không tách rời mà hỗ trợ, phối hợp với nhau để tiêu diệt mầm bệnh. Miễn dịch không đặc hiệu được coi là tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại vi khuẩn. Nó tạo điều kiện và đủ thời gian để miễn dịch đặc hiệu xuất hiện và hoạt động.

2.1 Miễn dịch thể dịch

Miễn dịch thể dịch tương ứng với miễn dịch tế bào B. Hoạt động miễn dịch được thực hiện thông qua kháng thể. Chúng là trung gian của các phân tử hiện diện trong máu và dịch niêm mạc. Các loại kháng thể này tạo ra protein, sản xuất bởi các tế bào lympho B. Miễn dịch dịch thể có tác dụng chống lại các vi sinh vật ngoại bào và độc tố của chúng. Tuy nhiên, các tế bào B không hoạt động một mình. Nó cần sự trợ giúp của các tế bào lympho khác để tạo ra phản ứng miễn dịch hiệu quả. Cụ thể, tế bào lympho B biệt hóa thành tế bào plasma sản xuất kháng thể và tế bào lympho B trí nhớ.

2.2 Miễn dịch tế bào

Miễn dịch tế bào được thực hiện qua trung gian của tế bào lympho T. Nó chủ yếu tác động và chống lại các vi sinh vật, mầm bệnh nội bào. Ví dụ như virus, vi khuẩn có khả năng sống và nhân lên trong một số tế bào miễn dịch. Miễn dịch qua trung gian tế bào tương ứng với miễn dịch của tế bào T. Các tế bào bộ nhớ được kích hoạt lại khi tiếp xúc thêm với một kháng nguyên cụ thể sau khi tiếp xúc với vắc-xin hoặc bệnh.

Miễn dịch không đặc hiệu (bẩm sinh) Miễn dịch đặc hiệu (thu được)
Hình thành tự nhiên, bẩm sinh Chỉ hình thành khi đã tiếp xúc với kháng nguyên
Không đòi hỏi phải có sự tiếp xúc trước với kháng nguyên Đòi hỏi phải có sự tiếp xúc trước với kháng nguyên
Không có tính đặc hiệu (không phân biệt kháng nguyên mà tác dụng với tất cả kháng nguyên) Có tính đặc hiệu (kháng nguyên nào thì có kháng thể tương ứng)
Không có trí nhớ miễn dịch Có trí nhớ miễn dịch
Tìm thấy ở nhiều dạng sinh vật Chỉ được tìm thấy ở động vật có quai hàm
Có sẵn nên tác dụng thường xuyên liên tục và kịp thời Cần thời gian hình thành nên có tác dụng chậm hơn
Không tạo ra miễn dịch lâu dài với mầm bệnh Tạo ra hệ miễn dịch lâu dài với mầm bệnh

miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu

Xem thêm:

3. Cơ chế hoạt động

Sau sự tương tác giữa tác nhân truyền nhiễm và khả năng miễn dịch bẩm sinh. Miễn dịch đặc hiệu hoạt động trong mô bạch huyết. Đặc biệt là ở các hạch bạch huyết và lá lách. Một số cơ chế:

  • Kháng nguyên (tác nhân truyền nhiễm) kích hoạt trực tiếp các tế bào lympho B chứa thụ thể đặc hiệu.
  • Các tế bào lympho B hoạt hóa trở thành tương bào. Chúng sẽ tiết ra các kháng thể đặc hiệu để tiêu diệt kháng nguyên (miễn dịch dịch thể).
  • Kháng nguyên được trình diện cho lympho T bởi tế bào trình diện kháng nguyên (tế bào đuôi gai).
    ​Các tế bào trình diện kháng nguyên kích hoạt các tế bào lympho T. Sau đó, biệt hóa thành tế bào lympho T gây độc tế bào (CD8+), tiêu diệt các tế bào bị nhiễm bệnh (miễn dịch tế bào) và tế bào lympho T trợ giúp (CD4+), kích thích tế bào lympho B tạo ra một lượng lớn kháng thể và tế bào ghi nhớ. Sau đó, trú ngụ trong tủy.

4. Vai trò của miễn dịch đặc hiệu là gì?

Cả miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu đều cùng phối hợp tham gia bảo vệ cơ thể thông qua các loại tế bào và phân tử. Khi tác nhân gây hại xâm nhập lần đầu tiên, hệ thống miễn dịch không đặc hiệu sẽ tiết ra các chất tiêu diệt chúng. Nếu xâm nhập lần hai, các tế bào miễn dịch sẽ ghi nhớ. Từ đó, tạo ra các chất tương tự như như chất ban đầu để diệt chúng. Quá trình này hình thành do hoạt động của miễn dịch thu được.

5. Đặc điểm của miễn dịch đặc hiệu

Dưới đây là các đặc điểm của miễn dịch đặc hiệu được BCC tổng hợp.

5.1 Tính đặc hiệu

Mỗi kháng nguyên kết hợp với một loại kháng thể thích hợp theo cơ chế chìa khóa – ổ khóa. Đây chính là đặc điểm mang tính quyết định để phân biệt giữa hai loại miễn dịch. Miễn dịch này phụ thuộc và đặc hiệu với các kháng nguyên của tác nhân truyền nhiễm.

5.2 Tính đa dạng

Mỗi kháng nguyên đều chứa rất nhiều Epitop. Còn trong tự nhiên lại chứa số lượng kháng nguyên lớn. Bởi vậy, số lượng epitop ngày càng lớn hơn. Để đáp ứng đặc hiệu các kháng nguyên này cần rất nhiều kháng thể. Chính điều này đã tạo nên tính đa dạng.

5.3 Tính “nhớ” miễn dịch

Kháng nguyên xâm nhập lần đầu sẽ đến trình diện với các tế bào miễn dịch. Tế bào miễn dịch sẽ xử lý loại bỏ chúng và sinh ra khả năng ghi nhớ. Nếu kháng nguyên xâm nhập lần tiếp theo, hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra những đáp ứng miễn dịch mạnh mẽ hơn. Các tế bào bộ nhớ tăng sinh rất nhanh và biệt hóa, trong vòng 3 đến 5 ngày. Thành tế bào plasma tạo ra lượng kháng thể cao hoặc thành tế bào lympho T gây độc tế bào giúp loại bỏ kháng nguyên hoặc tế bào bị nhiễm bệnh. Các tế bào lympho bộ nhớ sẽ nằm trong tủy xương để tiếp tục trưởng thành trong khoảng từ 4 đến 6 tháng

5.4 Khả năng phân được “cái lạ” và “cái của mình”

Hệ thống miễn dịch có khả năng nhận ra kháng nguyên lạ xâm nhập và tế bào cơ thể mình. Khả năng xâm nhập giúp chúng loại bỏ chính xác các tác nhân xâm nhập hay các tế bào già, chết, lão hóa. Dù khác nhau rất nhỏ trong cấu trúc kháng nguyên thì miễn dịch đặc hiệu cũng có khả năng phân biệt được.

5.5 Thời gian miễn dịch

Miễn dịch đặc hiệu sẽ mất một khoảng thời gian để xảy ra đáp ứng (có thể vài ngày) nếu có tác nhân xâm nhập. Tính chất này rất cần thiết để duy trì khả năng đề kháng bình thường của cơ thể. Trong lần tiếp xúc đầu tiên với kháng nguyên, thời gian cần thiết để sản xuất kháng thể là 2 đến 3 tuần. Sự chậm trễ này phản ánh thời gian biệt hóa tế bào B ở nách và hạch bạch huyết.

Xem thêm:

6. Hệ miễn dịch đặc hiệu hỗ trợ điều trị và phòng chống những bệnh gì?

Hệ miễn dịch khỏe mạnh giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh. Cụ thể như:

6.1 Bệnh ung thư

Ung thư xảy ra do các tế bào trong cơ thể bị thay đổi, đột biến. Hiện nay, Y học đang áp dụng tăng cường hệ miễn dịch để phòng ngừa và kiểm soát tế bào ung thư. Điển hình là liệu pháp miễn dịch ung thư. Tuy nhiên, quá trình này khá khó khăn và tốn nhiều chi phí. Việc tự tăng cường miễn dịch tự nhiên cho cơ thể chính là liệu pháp tốt nhất giúp phòng tránh ung thư.

6.2 Viêm gan (Viêm gan A, B, C,…)

Viêm gan B xảy ra khi virus viêm gan tấn công cơ thể. Khi đó, hệ thống miễn dịch không đủ mạnh mẽ để chống lại. Do đó, việc tăng cường hệ miễn dịch để hỗ trợ điều trị và phòng bệnh là rất cần thiết.

6.3 Các loại bệnh dịch, các bệnh lây nhiễm (CoV-19, Sởi, sốt xuất huyết, lao, HIV…)

Đây đều là các bệnh lây nhiễm do virus. Do đó, hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ là phương thức tốt nhất để bảo vệ bạn.

7. Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết nhằm giải đáp “Miễn dịch đặc hiệu”. Đây cũng chính là nền tảng vững chắc để phát triển liệu pháp điều trị các loại bệnh khác nhau. Bởi vậy, cần bổ sung các thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch. Qua đó, có thể đảm bảo sức khỏe cơ thể toàn diện nhất. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến các nghiên cứu về chủ đề Miễn dịch trong nước và trên thế giới.

Bích Vũ

Content Writer of BCC

5/5 - (5 bình chọn)

Bài viết liên quan

vaccine

Vaccine là gì? Liệu pháp bổ sung vaccine đầy đủ

Vaccine thực chất là biện pháp đưa mầm bệnh vào cơ thể để kích thích hệ miễn dịch nhận biết,...
đáp ứng miễn dịch

Đáp ứng miễn dịch là gì? Cơ chế bảo vệ cơ thể khỏe mạnh

Đáp ứng miễn dịch là gì? Cơ chế nhận diện và tiêu diệt tác nhân gây bệnh giúp duy trì...
bệnh tự miễn

Bệnh tự miễn là gì? Dấu hiệu nhận biết và liệu pháp điều trị

Bệnh tự miễn là gì? Tình trạng xảy ra do hệ miễn dịch tấn công nhầm các tế bào và...