Tế bào NK hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên bằng cách tiết chất gây viêm và gây hoạt tử nhằm chống lại vi khuẩn và kháng u
Tế bào miễn dịch tự nhiên NK đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch bẩm sinh của cơ thể. Nó được điều hòa bởi các thụ thể và phân tử bề mặt tế bào. Chúng có khả năng sản xuất chất gây viêm (IFN-γ) và chất gây hoại tử khối u (TNF-α). Từ đó, chống lại vi khuẩn và giám sát miễn dịch các khối u. Bài viết tập trung vào vai trò của tế bào NK trong cơ thể cũng như tiềm năng ứng dụng sức mạnh của chúng.
Nội dung
1. Tế bào tiêu diệt tự nhiên
1.1 Tế bào NK là gì?
Tế bào giết tự nhiên (NK) được tìm thấy lần đầu vào năm 1970. Loại bạch huyết bào gây độc tế bào thuộc dòng tế bào Lympho. Nó có vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch bẩm sinh. NK chứa các hạt granzyme và perforin hình thành nên hoạt tính gây độc. Nhờ đó, nó có khả năng đáp ứng miễn dịch nhanh với các tế bào nhiễm virus và dị biệt. Đặc biệt là kháng các tế bào ung thư. Đồng thời, có thể tự nhận biết và tiêu diệt tế bào nhiễm virus từ khi mới sinh ra. Ngoài ra, tế bào NK còn sản xuất chất gây viêm (IFN-γ) và gây hoại tử khối u (TNF-α). Bởi vậy, tế bào này đã tạo nên bước tiến lớn trong y học. Cụ thể là chống lại vi khuẩn và giám sát miễn dịch các khối u.
Các tế bào NK có nhiều trong tủy xương lớn, dạng hạt. Nó chiếm lượng lớn tế bào lympho chỉ sau tế bào B và T. Ngoài ra, nó còn tồn tại trong khoang màng bụng, lá lách, gan, phổi,… và tử cung khi mang thai. Có nguồn gốc từ tế bào gốc tạo máu, thông qua các bước thay đổi dấu ấn bề mặt tế bào, tế bào miễn dịch NK được nhận dạng: Không biểu hiện dấu ấn CD19 (tế bào B), CD3 (tế bào T) và biểu hiện dấu ấn CD56. Ngoài ra, nó còn xuất hiện ở máu ngoại vi với 5-15% tổng số tế bào Lympho.
Chúng được gọi là tế bào tiêu diệt tự nhiên. Bởi chúng không cần kích hoạt để giết tế bào thiếu dấu hiệu “tự” của kháng nguyên bạch cầu loại 1 (MHC loại I).[1] Đây là vai trò quan trọng vì các tế bào gây hại mà thiếu dấu hiệu MHC I khó có thể tìm thấy và phá hủy bởi các tế bào miễn dịch khác. Điển hình là bạch huyết bào T.
1.2 Quá trình phát triển của tế bào NK
Các tế bào NK được xuất hiện chủ yếu trong gan, tủy xương và hạch bạch huyết. Trước tiên, tiền chất tế bào này được tìm thấy trong quần thể tế bào tạo máu, phân biệt thành tế bào NK. Tiếp theo, kiểu hình và chức năng của nó phát triển đến khi xảy đến giai đoạn cân bằng nội môi. Khi đó, nó được đánh dấu tế bào trưởng thành.
Tế bào NK trong mô bạch huyết thứ cấp như amidan, hạch bạch huyết và lách khác với trong máu ngoại vi. Bởi nó được kích hoạt nhờ tế bào đuôi gai. Đồng thời, sản sinh cytokine như interferon, kích thích tế bào để gia tăng phản ứng giết chết hiệu quả.
2. Vai trò trong các vấn đề sức khỏe và bệnh lý
Tế bào NK đa dạng về chức năng sinh học. Đặc biệt là trong nhận biết và tiêu diệt tế bào nhiễm virus và mới sản sinh. Bởi vậy, nó có vai trò quan trọng trong điều hòa miễn dịch. Nó được gọi là liệu pháp miễn dịch tự thân. Cùng BCC tìm hiểu chi tiết ngay.
2.1 Đáp ứng nhiều loại miễn dịch với các loại bệnh khác nhau
Tế bào NK do thụ thể kiểm soát trên bề mặt tế bào. Các thụ thể này hoặc ức chế hoặc kích hoạt trong tự nhiên. Mỗi một tế bào này thường biểu hiện hai đến bốn thụ thể ức chế. Bởi các tế bào khác nhau cũng có biểu hiện kết hợp khác biệt giữa thụ thể ức chế hoặc kích hoạt. Bởi vậy, nó không đồng nhất trong quần thể. Điều này giúp tế bào NK đáp ứng với nhiều loại kích thích và tham gia đa dạng phản ứng miễn dịch tương ứng với các bệnh lý.
2.2 Ức chế quá trình nhiễm trùng do nấm, virus, vi khuẩn, ký sinh trùng,…
Một số rối loạn hiếm gặp do thiếu hụt tế bào NK cho thấy tác dụng của nó trong hệ miễn dịch của con người. Chúng có thể sản xuất và đáp ứng kích thích viêm. Cụ thể là tiết cytokine hóa protein, kích hoạt tế bào T tiêu diệt các vi sinh vật lạ và tăng cường miễn dịch. Đồng thời, sản sinh hoạt chất trực tiếp phá hủy các khối u và tế bào nhiễm virus. Chưa kể, nó còn tham gia miễn dịch chống nấm bằng cách phá vỡ màng protein hoặc đẩy mạnh thực bào trực tiếp. Ngoài ra, nó cũng tham gia giải phóng granzyme bất hoạt hóa quá trình oxy hóa của vi khuẩn. Thậm chí, hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn.
Thế nhưng, để ứng dụng tế bào NK trong trị liệu miễn dịch cần một số kỹ thuật. Cụ thể là cần phân lập và gia tăng số lượng để chúng hoạt động như tế bào hiệu ứng. Bên cạnh đó, hoạt động cần được tăng cường để nâng cao hiệu quả.
2.3 Hỗ trợ tiêu diệt tế bào ung thư
- Tế bào NK tự tìm đến tế bào ung thư để tiêu diệt. Với cơ chế này, chúng được hoạt hóa chuyển vào cơ thể để triệt tiêu tế bào ung thư. Khi nhận thấy tế bào này, chúng lập tức tiết perforin trên bề mặt làm tan chảy tế bào ung thư. Từ đó, hình thành lỗ hổng trên bề mặt tế bào ung thư và tiêu diệt chúng.
- Tế bào NK được ứng dụng trong điều trị ung thư, nhiễm virus. Bao gồm: HIV/AIDS, bệnh tự miễn và hen suyễn. Nó là liệu pháp hiệu quả trong điều trị ung thư. Tuy nhiên, vai trò này vẫn trong quá trình nghiên cứu và kiểm tra lâm sàng. Cụ thể:
- Tham gia ức chế quá trình phát triển, phát dinh, di căn tế bào ung thư
- Tiêu diệt nguy cơ ung thư còn lại sau khi điều trị
Xem thêm:
- Tế bào Mast và các hội chứng bệnh lý liên quan chi tiết nhất
- Tế bào đuôi gai – Chi tiết liệu pháp vaccine tiên tiến
3. Xét nghiệm tế bào NK
3.1 Xét nghiệm tế bào NK là gì?
Xét nghiệm tế bào NK giúp đánh giá khả năng hoạt động của tế bào miễn dịch NK. Từ đó, bản thân có thể biết được khả năng miễn dịch với các tác nhân gây bệnh. Nhất là loại bỏ tế bào ung thư. Nếu chỉ số thấp, cần thực hiện các xét nghiệm thăm khám sàng lọc khác. Đồng thời, có các biện pháp nhằm gia tăng số lượng tế bào miễn dịch NK. Với bệnh nhân ung thư, kết quả xét nghiệm này cho thấy mức độ tiến triển. Bác sĩ sẽ dựa vào đó để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Xét nghiệm tế bào NK có đa dạng phương thức khác nhau. Cụ thể là đánh giá hoạt tính gây độc tế bào, phân tích tế bào theo dòng chảy, đo nồng độ chất tiết TNF-α, IFN-γ… Từ đó, chẩn đoán và đánh giá tình trạng sức khỏe, nhất là khả năng tự vệ của hệ thống miễn dịch. Thường bác sĩ sẽ sử dụng lượng nhỏ máu ở tĩnh mạch. Trường hợp đánh giá khả năng tiếp nhận phôi ở tử cung mẹ khi thụ tinh ống nghiệm, tế bào miễn dịch NK được lấy từ sinh thiết niêm mạc cổ tử cung.
Ngoài ra, xét nghiệm này còn giúp đánh giá khả năng hoạt động của tế bào này sau khi được nuôi cấy trong môi trường nhất định và kích thích bởi một số yếu tố. Từ đó, làm nổi bật tác dụng của NK và tối đa ứng dụng của nó trong điều trị bệnh.
3.2 Ý nghĩa lâm sàng của xét nghiệm NK
Tế bào NK không chỉ là thành phần quan trọng trong hàng rào miễn dịch. Cụ thể là ngăn chặn sự hình thành và phát triển của tế bào ung thư. Nó còn tác động đến sức khỏe tổng thể. Cụ thể là phản ánh các bệnh lý tiềm ẩn. Chẳng hạn hoạt động của tế bào NK giảm xuống tăng cường sự phát triển của các khối u. Từ đó, bác sĩ sẽ xác định hướng điều trị hoặc phòng ngừa nguy cơ tái phát.
Kết quả xét nghiệm NK được phân thành 4 mức độ:
- Dưới mức trung bình (dưới 100 pg/ml): Hoạt động của NK thấp là biểu hiện của bệnh lý trong cơ thể, điển hình là ung thư. Trừ trường hợp do di truyền. Nếu nghi ngờ bệnh lý, bác sĩ có thể yêu cầu một số xét nghiệm để xác định nguyên nhân, chẩn đoán và đưa ra phương hướng điều trị. Ngoài ra, nó còn tiềm ẩn một số bệnh lý liên quan đến tuổi tác như bệnh Alzheimer.
- Mức cảnh báo (100 – 249 pg/ml): Tạm thời các tế bào NK hoạt động ở mức thấp. Các bệnh nhân cần quay lại tái khám mỗi năm để kiểm tra định kỳ. Đồng thời, cần đảm bảo chế độ ăn uống khoa học và rèn luyện thể dục thể thao.
- Mức bình thường (từ 250 pg/ml trở lên): Cho biết tế bào này hoạt động bình thường, yêu cầu theo dõi sức khỏe một lần mỗi năm. Ngoài ra, việc cải thiện hệ thống miễn dịch là quan trọng để duy trì lối sống cân bằng, kèm theo việc thực hiện đều đặn các hoạt động thể dục.
- Trên mức 500 pg/ml: Tế bào NK đang hoạt động rất tốt. Từ đó, đảm bảo tiêu diệt các tế bào ung thư và duy trì sức khỏe ổn định.
3.3 Đối tượng nên xét nghiệm
Xét nghiệm này giúp đánh giá tình trạng hệ miễn dịch bẩm sinh, hỗ trợ sàng lọc ung thư và phát hiện nguyên nhân sảy thai. Một số đối tượng áp dụng:
- Người có nguy cơ suy giảm miễn dịch. Chẳng hạn như sinh hoạt không điều độ, sử dụng chất kích thích,…
- Đối tượng thực hiện biện pháp tăng cường miễn dịch tự thân.
- Phụ nữ sảy thai nhiều lần, thất bại trong thụ tinh nhân tạo IVF không tìm ra nguyên nhân. Progesterone rất quan trọng trong duy trì thai kỳ. Phản ứng miễn dịch có đủ Progesterone để tạo PIBF thì Th2 nhiều và mạnh hơn. Nó ức chế hoạt động và làm giảm số lượng tế bào NK. Từ đó, bảo vệ thai và thai phát triển bình thường. Bởi vậy, tế bào NK có tỷ lệ cao trong cơ thể dễ dẫn đến viêm và sảy thai.
- Xét nghiệm, chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị ung thư hiệu quả.
3.4 Đối tượng không nên xét nghiệm
- Người mắc bệnh tự miễn do rối loạn hệ miễn dịch.
- Đang điều trị ức chế miễn dịch chống thải ghép, liên quan miễn dịch.
- Phụ nữ mang thai.
- Người mắc bệnh ung thư máu tế bào lympho, tủy, suy tủy.
- Người đang sử dụng thuốc kháng sinh thuộc nhóm Quinolon và thuốc ức chế miễn dịch.
3.5 Quy trình xét nghiệm tế bào NK
Xét nghiệm tế bào NK còn khá mới ở nước ta hiện nay. Bởi không phải mọi cơ sở y tế đều có thiết bị và kỹ thuật để thực hiện xét nghiệm này. Quy trình xét nghiệm nhanh gọn với mức độ chính xác cao. Tuy nhiên, đòi hỏi người bệnh phải tuân thủ mọi chỉ dẫn của bác sĩ. Đồng thời, lắng nghe và làm theo mọi chỉ định của bác sĩ trước, trong và sau khi xét nghiệm.
Xét nghiệm tế bào miễn dịch NK chỉ được áp dụng dựa trên một số trường hợp nhất định. Nếu thuộc các trường hợp trên, có thể đề nghị bác sĩ xét nghiệm. Ngược lại, nó có thể không cần thiết. Hiện nay, có một số phương pháp để xác định tình hình hoạt động của tế bào này. Cụ thể là phương pháp đo dòng tế bào hoặc phân tích tế bào bằng Laser.
3.6 Xét nghiệm tế bào NK ở đâu?
Xét nghiệm này là kỹ thuật chữa bệnh mới. Tuy nhiên, không phải mọi cơ sở đều có đủ điều kiện chữa bệnh và tiến hành xét nghiệm. Cần thực hiện tại cơ sở uy tín và chất lượng để có kết quả xét nghiệm chính xác.
4. Bí quyết gia tăng số lượng tế bào NK
Tế bào NK có thể được tăng lên bằng các phương pháp được khuyến nghị như:
- Xây dựng chế độ ăn khoa học và giàu dinh dưỡng. Cụ thể là rau xanh, thịt và sữa đậu nành
- Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,…
- Thường xuyên tập thể dục và rèn luyện cơ thể
- Nghỉ ngơi đầy đủ và hạn chế tối đa căng thẳng
- Tiêm tế bào NK. Đây là giải pháp đem lại hiệu quả nhanh chóng nhưng đòi hỏi chi phí cao. Công nghệ nuôi cấy tế bào, cụ thể là tế bào NK trong phòng thí nghiệm ngày càng phát triển. Điều này giúp đảm bảo số lượng và chất lượng tế bào này. Thường sẽ mất khoảng 2 – 3 tuần. Khi tế bào này đã sẵn sàng, chúng sẽ được tiêm trở lại cơ thể.
5. Quy trình điều trị bằng tế bào NK
Tìm hiểu ngay một số bước trong quy trình điều trị:
5.1 Tư vấn y tế
Bác sĩ tham khảo ý kiến của bệnh nhân và tình trạng bệnh để đảm bảo quá trình điều trị. Cụ thể là chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm máu, tiểu sử bệnh và vấn đề sức khỏe hiện tại.
5.2 Xét nghiệm ban đầu
Với liệu pháp tế bào NK, một số xét nghiệm được chỉ định gồm chất chỉ điểm khối u, xét nghiệm bệnh, di truyền, phản ứng miễn dịch, CTC và DNA tự do.
5.3 Thực hiện lấy máu
Bác sĩ lấy lượng nhỏ máu tĩnh mạch 25ml để hoạt hóa tế bào NK đưa vào cơ thể. Quá trình này diễn ra trong khoảng 14 ngày. Lấy máu và thực hiện liệu pháp có tổng cộng 6 lần/ 2 tuần.
5.4 Đánh giá điều trị
Hiệu quả của liệu pháp này được đánh giá ở mức cơ bản. Trước và khi kết thúc điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm phản ứng miễn dịch, chất chỉ điểm khối u. Sau 3 tháng kết thúc điều trị, các bác sĩ tiến hành đánh giá lại.
Lưu ý: Liệu pháp hoạt hóa tế bào NK được thực hiện nhờ sử dụng tế bào miễn dịch của người bệnh. Do đó, nó đảm bảo không gây ra, hoặc rất ít tác dụng phụ. Một số trường hợp phản ứng miễn dịch mạnh có thể gây sốt 37-38˚C trong vòng vài giờ sau sử dụng thuốc. Tuy nhiên, nó sẽ giảm nhẹ trong 24 giờ.
Xem thêm:
- Tế bào lympho T: Chi tiết toàn bộ thông tin cần biết
- Tế bào miễn dịch là gì? Phân loại và vai trò chi tiết
6. Quy trình Liệu pháp miễn dịch với tế bào NK
- Bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm kiểm tra chẩn đoán bệnh và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả
- Lấy máu bệnh nhân để kiểm tra số lượng và hiệu suất hoạt động của tế bào NK
- Nuôi cấy tế bào này trong phòng thí nghiệm vô trùng để gia tăng số lượng và hiệu suất
- Tế bào NK được tiêm trở lại vào mạch máu và được theo dõi sát sao
Xem thêm:
- Tế bào lympho T: Chi tiết toàn bộ thông tin cần biết
- Tế bào lympho B – Thành phần quan trọng trong hệ miễn dịch
7. Tạm kết
Tế bào NK đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch. Chúng có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh và ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Hiểu rõ về cơ chế hoạt động và duy trì sức khỏe của tế bào này là chìa khóa để bảo vệ cơ thể khỏi nhiều loại bệnh lý. Từ viêm nhiễm đến ung thư. Sự nghiên cứu và phát triển về tế bào NK hứa hẹn mở ra tiềm năng lớn trong lĩnh vực y học và điều trị bệnh tật. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến nghiên cứu và ứng dụng Tế bào trong mọi lĩnh vực.