Tế bào lympho T có vai trò quan trọng, hỗ trợ đáp ứng miễn dịch thông qua trung gian tế bào với đa dạng chức năng chuyên biệt
Tế bào lympho T, một loại bạch cầu thuộc dòng tế bào lympho. Nó có vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch của cơ thể. Chúng có nguồn gốc từ tế bào gốc tạo máu tủy xương và được hình thành ở tuyến ức. Do đó, biến động số lượng tế bào lympho T có thể là biểu hiện của một số bệnh lý. Điều này đặt ra yêu cầu cần thực hiện các xét nghiệm tầm soát. Đặc biệt là với u lympho tế bào T. Theo dõi ngay chi tiết bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về loại tế bào này.
Nội dung
1. Tế bào T là gì?
Tế bào T (tế bào lympho T) là một loại tế bào lympho giữ vai trò trung tâm trong miễn dịch thông qua trung gian tế bào. Nó có nguồn gốc từ tế bào gốc gan hoặc tủy xương trưởng thành trong tuyến ức. Sau đó, được biệt hóa thành một số loại khác nhau với các nhiệm vụ riêng. Điển hình là: Tế bào T hỗ trợ (Helper T cell); Tế bào T độc sát tế bào (Killer T cell hay Cytotoxic T cell); Tế bào T điều hòa (Regulatory T cell),…
Chúng có tên là tế bào T do trưởng thành và “tập luyện” ở tuyến ức từ để tiếp tục hoạt động. Các tế bào ung thư biểu hiện điểm kiểm tra được bảo vệ khỏi hệ thống miễn dịch. Đó là nhờ khả năng hạn chế hoạt động của các tế bào T đặc hiệu của khối u.
Đa số tế bào T ở người được gọi là tế bào T beta alpha (tế bào T αβ), sắp xếp lại chuỗi alpha và beta trên bề mặt thụ thể. Một phần của hệ miễn dịch thích ứng. Các tế bào T delta delta đặc biệt (hầu hết ở động vật nhai lại) có thụ thể tế bào T bất biến và không quá đa dạng. Chúng có hiệu quả biểu hiện kháng nguyên với các tế bào T khác. Đây được xem là một phần quan trọng của hệ miễn dịch tự nhiên.
2. Sự trưởng thành của tế bào lympho T trong tuyến ức
Tế bào lympho T đi vào tuyến ức thông qua tủy xương để thực hiện quá trình trưởng thành. Tại vỏ tuyến ức, tế bào lympho T tạo nên các thụ thể bề mặt tế bào đặc trưng cho tế bào T (T cell receptor – TCR). Nhờ đó, chúng có thể phát hiện được những kháng nguyên lạ. Mỗi TCR lại mang biểu hiện gen đặc trưng do trình tự sắp xếp các gen quy định thụ thể tế bào T với nhau. Tiếp theo, chúng sẽ tiếp xúc với tế bào biểu mô vỏ tuyến ức. Qua đó, kiểm tra khả năng nhận diện một trong hai phân tử MHC(lớp I hoặc lớp II). Những tế bào lympho T có thể nhận diện MHC lớp I sẽ trở thành lympho T CD8+. Còn nếu nhận diện được MHC lớp II thì sẽ trở thành T CD4+.
Tế bào T rời khỏi vỏ tuyến ức đến vùng tủy tuyến ức để nâng cao khả năng nhận diện tế bào. Các tế bào này tương tác với tế bào biểu mô vùng tủy gắn lượng lớn MHC trình diện protein. Các tế bào lympho T hình thành liên kết yếu với phân tử MHC biến thành tế bào trưởng thành và đi vào máu ngoại vi. Ngược lại, các tế bào T có liên kết mạnh sẽ không phân biệt được protein của các tác nhân lạ khác. Điều này khiến chúng tự chết theo chương trình apoptosis nhằm bảo vệ cơ thể.
Cơ thể chứa hàng trăm triệu tế bào lympho T vào tuyến ức mỗi ngày. Tuy nhiên, số lượng tế bào trở thành lympho T trưởng thành chỉ chiếm từ 2% – 4%. Bởi vậy, quá trình trưởng thành luôn được kiểm soát chặt chẽ đảm bảo khả năng nhận diện các tế bào lạ. Từ đó, có thể tiêu diệt chính xác hoặc kích hoạt các tế bào khác thực hiện thay chức năng miễn dịch.
3. Vai trò của tế bào lympho T
Mỗi loại tế bào lympho T lại thực hiện chức năng riêng. Tuy nhiên, đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào là nhiệm vụ quan trọng nhất.
- Các tế bào Helper T (tế bào lympho T giúp đỡ) có khả năng phối hợp các phản ứng miễn dịch. Một số khác lại giao tiếp hoặc kích thích tế bào B hình thành lượng lớn kháng thể hơn. Còn có tế bào thu hút nhiều tế bào T hơn hoặc thực bào ăn tế bào.
- Các tế bào Killer T (tế bào lympho T gây độc tế bào) tấn công các tế bào khác. Đặc biệt hữu ích trong việc chống lại vi khuẩn, virus,… Chúng hoạt động nhờ nhận ra virus ở ngoài tế bào nhiễm bệnh. Sau đó, tiêu diệt chúng.
- Tế bào lympho còn được chia nhỏ thành Th, Ts, Tc,… với các chức năng chuyên biệt. Cùng BCC khám phá ngay.
3.1 Nhận biết kháng nguyên với từng loại vi khuẩn
Kháng nguyên được tiết ra khi hệ miễn dịch phát hiện có vi khuẩn lạ gây bệnh xâm nhập. Đây là mẫu protein giúp đánh dấu vi sinh vật gây hại. Nhờ đó, các tế bào có thể nhận biết và tiêu diệt chúng. Trong hệ miễn dịch, có hai loại kháng nguyên chính là kháng nguyên ngoại sinh và nội sinh. Trong đó, kháng nguyên nội sinh gắn trên lớp màng tế bào đích. Còn kháng nguyên ngoại sinh do đại thực bào tiết ra.
3.2 Cân bằng hệ miễn dịch
Đây là chức năng chính của lympho Ts. Tế bào này sẽ cân bằng lượng kháng nguyên nhờ tiết chất interleukin. Chất tiết dư càng nhiều càng có khả năng loại trừ kháng nguyên. Ngoài ra, nó còn giúp kiềm chế một số phản ứng loại trừ kháng nguyên nếu phản ứng miễn dịch quá nhanh. Từ đó, có thể ảnh hưởng đến các “tế bào vô tội” khác. Nhờ đó, các tế bào lành lặn, khỏe mạnh có thể thoát khỏi sự tấn công của hệ miễn dịch, cụ thể là bệnh tự miễn.
3.3 Gây độc tiêu diệt kẻ thù
Kháng nguyên đánh dấu các tế bào cần tiêu diệt. Quá trình này được gọi là trình diện kháng nguyên. Tế bào Tc sẽ tìm kiếm và gây độc các tế bào này. Nếu vi khuẩn thoát khỏi, các tế bào này có thể gây quá mẫn muộn nhờ tiết chất lymphokin. Với chức năng này, tế bào Tc có thể thu hút và báo động cho đại thực bào. Những đại thực bào này sẽ “ăn tươi nuốt sống” tế bào trình diện kháng nguyên.
3.4 Hỗ trợ điều trị ung thư
Liệu pháp miễn dịch điều trị ung thư được đánh giá là liệu pháp điều trị ung thư hiệu quả hàng đầu. Với nguyên lý tận dụng chính hệ miễn dịch tự nhiên của bệnh nhân nên chức năng của tế bào lympho T được ưu tiên hơn cả. Một số nghiên cứu cho thấy, tế bào miễn dịch không sản sinh được kháng nguyên cho tế bào ung thư. Bởi chúng có chốt chặn miễn dịch khiến tế bào ung thư miễn kiểm dịch. Điều này xuất phát từ việc tế bào ung thư, trước đó cũng là tế bào bình thường. Do đó, điểm mấu chốt là xác định được chốt chặn miễn dịch của tế bào ung thư. Đồng thời, các định được chất ức chế khả năng này. Từ đó, hệ miễn dịch mới có khả năng tiêu diệt.
Giải Nobel Y học năm 2018 được trao cho Tasuku Honjo và James P.Allison. Hai nhà khoa học này đã khám phá ra hai loại chốt chặn miễn dịch quan trọng trong liệu pháp điều trị ung thư.
4. Phân loại tế bào T
Dựa vào đặc điểm chức năng, có thể phân tế bào lympho T thành 5 loại sau:
4.1 Tế bào T gây độc (T CD8+)
Tế bào T gây độc có thể nhận biết và tiêu diệt tế bào bất thường. Cụ thể là nhiễm virus, vi khuẩn hay tế bào ung thư. Quá trình này được thực hiện thông qua liên kết đặc hiệu giữa thụ thể tế bào T (TCR) với kháng nguyên được trình diện trên phân tử MHC lớp I của tế bào bất thường. Thường tế bào gây độc là CD8 hoặc CD4. Điều này rất cần thiết trong việc loại bỏ mầm bệnh, nhất là virus. Tế bào này cũng đóng vai trò quan trọng trong thải ghép cơ quan.
Tế bào Tc phát triển qua 3 giai đoạn:
- Tế bào tiền thân được kích thích thích hợp để biệt hóa thành tế bào Tc
- Tế bào phản ứng biệt hóa và tiêu diệt mục tiêu thích hợp
- Tế bào nhớ không hoạt động sẵn sàng trở thành tế bào phản ứng sau khi được tái kích thích do sự kết hợp MHC ban đầu
- Tế bào Tc có thể tiết cytokines. Và tế bào Th có thể chia thành Tc1 và Tc2 dựa trên dấu ấn sản sinh cytokine.
Tế bào Tc có thể
- Đồng ghép: Được hình thành nhằm đáp ứng các tế bào tự thân biến đổi do virus hoặc protein ngoại lai khác
- Dị sinh: Được hình thành nhằm đáp ứng tế bào biểu hiện MHC ngoại lai
Một số tế bào Tc trực tiếp nhận ra MHC ngoại sinh. Hoặc do được trình diện bởi phân tử MHC tự thân của người ghép tạng.
Xem thêm:
- Tế bào Mast và các hội chứng bệnh lý liên quan chi tiết nhất
- Tế bào đuôi gai – Chi tiết liệu pháp vaccine tiên tiến
4.2 Tế bào T hỗ trợ (T CD4+)
Tế bào T hỗ trợ được hoạt hóa nhờ liên kết đặc hiệu giữa thụ thể tế bào T (TCR) và kháng nguyên lạ. Những kháng nguyên này được phân tử MHC lớp II trình diện trên bề mặt. Thường tế bào T hỗ trợ là CD4 hoặc CD8. Chúng biệt hóa từ Th0 thành các tế bào sau:
Tế bào Th1
Th1 tăng cường miễn dịch qua trung gian tế bào nhờ tế bào T và đại thực bào gây độc. Điều này đặc biệt liên quan đến việc phòng chống tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus. Đồng thời, thúc đẩy sản xuất một số kháng thể.
Tế bào Th2
Th2 chuyên biệt trong việc thúc đẩy sản xuất kháng thể bởi tế bào B. Điều này đặc biệt liên quan đến đáp ứng trực tiếp vào dị nguyên gây bệnh bên ngoài tế bào.
Tế bào Th17
Th17 có chức năng thúc đẩy viêm mô. Mỗi loại tế bào tiết ra cytokine tương ứng. Các dấu ấn khác nhau trong việc sản xuất giúp xác định các kiểu hình chức năng tế bào Th khác. Tùy thuộc vào nhân tố kích thích, tế bào Th1 và Th2 có thể làm giảm hoạt động của nhau. Từ đó, dẫn đến Th1 hoặc Th2 thống trị.
Sự phân biệt các tế bào Th liên quan trực tiếp đến lâm sàng. Chẳng hạn, đáp ứng Th1 chiếm ưu thế trong bệnh lao bệnh phong. Còn đáp ứng Th2 chiếm ưu thế trong bệnh phong. Đáp ứng Th1 biểu hiện một số bệnh tự miễn như đái tháo đường loại 1 và đa xơ cứng. Còn đáp ứng Th2 tăng cường khả năng sản xuất IgE và phát triển chứng dị ứng. Đồng thời, giúp tế bào B sản xuất kháng thể trong một số rối loạn tự miễn dịch như bệnh Graves, nhược cơ. Tế bào Th17 cũng góp phần trong rối loạn tự miễn dịch như vẩy nến và viêm khớp dạng thấp. Bệnh nhân suy giảm miễn dịch thiếu Th17 dễ gây nhiễm trùng nấm Candida albicans và tụ cầu vàng Staphylococcus aureus.
4.3 Tế bào T điều hòa
Tế bào T điều hòa giúp cân bằng hệ miễn dịch và chống lại bệnh tự miễn. Nó thường biểu hiện yếu tố phiên mã Foxp3 với tập hợp con của tế bào T CD4 hoặc CD8 trong tuyến ức. Hoặc từ tế bào T thông thường khi gặp kháng nguyên ngoại vi. Các tế bào T điều hòa tiết cytokine như chuyển đổi tăng trưởng beta và interleukin (IL)-10. Kèm với đó là tính ức chế miễn dịch hoặc đáp ứng miễn dịch với cơ chế tế bào như CTLA-4 và CD25. Những đột biến chức năng trong Foxp3 gây nên hội chứng rối loạn tự miễn dịch IPEX.
4.4 Tế bào T ghi nhớ
Tế bào T ghi nhớ có thời gian sống lâu hơn các tế bào T khác. Chúng gia tăng nhanh chóng nhằm tạo ra lượng lớn tế bào T hiệu ứng (effector) khi tiếp xúc lại với kháng nguyên. Sau đó, sẽ ghi nhớ lại các đặc điểm, dấu hiệu trên bề mặt vi khuẩn, virus hoặc tế bào ung thư đã tiêu diệt trước đó. Điều này giúp chúng có thể kích thích miễn dịch nhanh chóng hơn nếu gặp lại.
4.5 Tế bào giết tự nhiên T
Tế bào giết tự nhiên T mang cả đặc điểm của tế bào T và tế bào giết tự nhiên (NK). Chúng trở thành cầu nối giữa đáp ứng miễn dịch bẩm sinh và thích ứng. Tế bào giết tự nhiên T khi được hoạt hóa có chức năng tương tự như tế bào T gây độc và T hỗ trợ. Cụ thể là tiết ra IL-4 và interferon-gamma giúp điều chỉnh phản ứng miễn dịch.
5. Xét nghiệm tế bào lympho T
5.1 Xét nghiệm tế bào lympho T là gì? Thời điểm cần xét nghiệm
Phương pháp xét nghiệm lympho T rất quan trọng trong việc xác định bệnh lý đặc thù. Nhất là những bệnh liên quan đến hệ miễn dịch và khả năng miễn dịch. Thực hiện xét nghiệm giúp bác sĩ nhận thấy được số lượng và cách thức phân bổ lympho T. Từ đó, có thể chẩn đoán bệnh chính xác và đưa ra phương thức điều trị phù hợp. Nếu có triệu chứng rối loạn, suy giảm miễn dịch như nhiễm HIV. Bệnh nhân cần thực hiện xét nghiệm tế bào lympho T. Ngoài ra, nếu có dấu hiệu của một số bệnh lý khác như bạch cầu, ung thư, bác sĩ thường chỉ định xét nghiệm lympho T để xác định các bất thường của nó trong máu.
Một số triệu chứng do rối loạn suy giảm miễn dịch gồm:
- Dễ bị nhiễm trùng và nhiễm trùng lâu hơn
- Nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus nhưng không nặng
- Khó phục hồi hơn khi bị bệnh
- Nhiễm trùng không đáp ứng điều trị
- Nhiễm nấm, nhiễm trùng nấm men
- Nhiễm ký sinh trùng
5.2 Cần chuẩn bị gì trước khi xét nghiệm tế bào lympho T?
Để thực hiện xét nghiệm này, bệnh nhân được chỉ định lấy mẫu máu từ tĩnh mạch cánh tay. Trước khi xét nghiệm, người bệnh cần chia sẻ với bác sĩ về tất cả các loại thuốc đã và đang sử dụng. Bởi một số loại thuốc có thể tác động đến số lượng tế bào lympho T ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Bác sĩ có thể yêu cầu dừng thuốc hoặc thay đổi liều sử dụng. Điều này giúp đảm bảo số lượng lympho T ổn định trở lại và tiến hành xét nghiệm chính xác. Nếu thuốc quan trọng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc thay thế tạm thời cho bệnh nhân.
Các loại thuốc có thể ảnh hưởng đến số lượng tế bào lympho T: Thuốc hóa trị, xạ trị, corticosteroid, thuốc ức chế miễn dịch,… Chưa kể, phẫu thuật gần đây hoặc stress cũng ảnh hưởng đến số lượng tế bào lympho T.
5.3 Kết quả xét nghiệm tế bào lympho T
Số lượng tế bào lympho T bình thường nằm trong khoảng từ 500 – 1.600 tế bào lympho T/mm3. Kết quả xét nghiệm tăng, giảm số lượng tế bào lympho T cho thấy một số bệnh lý:
Số lượng tế bào lympho T thấp
Đây là trường hợp phổ biến mà nhiều người gặp phải. Một số bệnh lý là biểu hiện của lượng tế bào lympho T thấp:
- Lão hóa
- HIV/ AIDS
- Nhiễm bức xạ
- Nhiễm virus như cúm
- Rối loạn suy giảm miễn dịch
- Bệnh ung thư ảnh hưởng đến máu hoặc hạch bạch huyết như bệnh Waldenström, bạch cầu và Hodgkin.
Số lượng tế bào lympho T cao
- Việc tăng lượng tế bào lympho T là biểu hiện của một số trường hợp sau:
- Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn
- Bệnh ung thư máu/bạch cầu cấp thể lympho
- Đa u tủy xương, ung thư liên quan đến plasma trong tủy xương
- Rối loạn di truyền như hội chứng tăng bạch cầu tự miễn dịch
6. Bệnh u lympho tế bào T
6.1 Bệnh u lympho tế bào T là gì?
U lympho là một loại ung thư do tế bào lympho. Nó là loại tế bào máu trắng thuộc hệ miễn dịch. Bệnh ung thư máu phổ biến nhất này gồm: ung thư hạch Hodgkin và u lympho không Hodgkin. Tùy thuộc loại tế bào lympho. Trong đó, ung thư không Hodgkin chia thành u lympho tế bào B và u lympho tế bào T với nhiều dạng khác nhau.
Dạng điển hình của u lympho tế bào T là u lympho tế bào T ở da. Nó ảnh hưởng đến da và liên quan đến hạch bạch huyết, máu và cơ quan nội tạng. Thường những người lớn trên 60 tuổi, đặc biệt là nam giới dễ mắc phải. Tuy nhiên, cũng có trường hợp u lympho tế bào T phát triển từ tế bào T chưa trưởng thành. Nó có tên là u lympho nguyên bào lympho, phổ biến hơn ở trẻ em và thanh niên.
6.1 Dấu hiệu và triệu chứng u lympho tế bào T
Có khoảng 20 loại ung thư hạch tế bào T khác nhau có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng nào trên cơ thể. Các triệu chứng khác nhau tùy theo mức độ và cơ địa mỗi người. Các triệu chứng phổ biến với triệu chứng B được nhấn mạnh. Đồng thời, đa dạng triệu chứng tùy thuộc vào loại u lympho tế bào T cụ thể. Thông thường, ở giai đoạn đầu, người mắc bệnh có thể không xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào. Dưới đây là dấu hiệu và triệu chứng của u lympho T điển hình:
Loại mycosis fungoides
- Các mảng da phẳng, có vảy
- Các mảng da dày, nổi lên bề mặt
- Các khối u có thể trở thành vết loét
- Ngứa
Hội chứng Sézary
- Phát ban đỏ, ngứa khắp cơ thể
- Móng tay và tóc thay đổi
- Hạch bạch huyết sưng to
- Phù nề hoặc sưng
Một số dấu hiệu khác
- Dễ xuất hiện các vết bầm tím và chảy máu
- Nhiễm trùng tái phát
- Sốt, ớn lạnh và mệt mỏi
- Đau bụng dai dẳng do lách sưng to
- Chướng bụng, táo bón và đi tiểu thường xuyên
Xem thêm:
- Tế bào lympho B – Thành phần quan trọng trong hệ miễn dịch
- Tế bào tiêu diệt tự nhiên (NK) và xét nghiệm NK chi tiết nhất
6.2 Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc u lympho tế bào T
- Tuổi tác: Thường xảy ra ở những người trên 60 tuổi. Một số khác ảnh hưởng đến trẻ em và thanh niên.
- Giới tính: Thường xuất hiện ở phụ nữ nhiều hơn. Còn một số bệnh liên quan khác lại chủ yếu xảy ra ở nam giới.
- Chủng tộc và địa điểm: Các nước phát triển có tỷ lệ người mắc cao hơn.
- Hóa chất và bức xạ: Bức xạ hạt nhân và hoạt chất nông nghiệp dễ dẫn đến u lympho không Hodgkin.
- Suy giảm miễn dịch: Người có hệ miễn dịch yếu có nguy cơ mắc bệnh cao.
- Bệnh tự miễn dịch: Hệ miễn dịch tấn công ngược vào các tế bào của cơ thể như viêm khớp dạng thấp và bệnh celiac.
- Nhiễm trùng: Một số bệnh nhiễm trùng do vi sinh vật gây hại, biến đổi tế bào lympho làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Chẳng hạn như virus Epstein-Barr (EBV) gây sốt các tuyến.
- Cấy ghép vú: Dẫn đến tình trạng u lympho tế bào lớn tự ghép trong mô vú.
- Trọng lượng cơ thể và chế độ ăn uống: Béo phì ảnh hưởng đến sự phát triển của ung thư hạch. Tuy nhiên, cần được nghiên cứu thêm.
6.3 Chẩn đoán
U lympho tế bào T khó chẩn đoán do:
- Xuất hiện ở bất kỳ vùng nào trên cơ thể
- Có nhiều triệu chứng tương tự ở các bệnh khác
- Số lượng trường hợp hiếm nên nhiều bác sĩ chưa từng chăm sóc người bị ung thư hạch tế bào T
Không có xét nghiệm giúp tầm soát ung thư hạch. Do đó, bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ nếu gặp tình trạng nhiễm trùng virus dai dẳng. Bác sĩ tiến hành hỏi về bệnh án để nắm bắt sơ qua tình trạng bệnh nhân. Sau đó, họ sẽ tiến hành kiểm tra bụng, cằm, cổ, háng và nách, nơi có thể sưng. Đồng thời, tìm các dấu hiệu nhiễm trùng gần hạch bạch huyết. Do đó, bước đầu tiên để chẩn đoán là làm sinh thiết hạch bạch huyết bị sưng hoặc vùng khác trên cơ thể bị ảnh hưởng. Điều này có thể bao gồm sinh thiết da nếu ung thư hạch ảnh hưởng đến làn da của bạn.
Một số xét nghiệm giúp chẩn đoán u lympho tế bào T gồm:
- Xét nghiệm máu và sinh thiết giúp xác định sự hiện diện và phân biệt u lympho. Sinh thiết và các xét nghiệm khác còn hỗ trợ nhận biết tình trạng biến chuyển của ung thư.
- Xét nghiệm hình ảnh như chụp CT/ MRI, chụp X-quang ngực, bụng và xương chậu, siêu âm hoặc chụp PET.
6.4 Phương pháp điều trị
Tùy thuộc loại u lympho tế bào T và mức độ tiến triển mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Thậm chí, cần kết hợp nhiều liệu pháp trong quá trình điều trị.
Trong đó, Mycosis fungoides và hội chứng Sézary có thể liên quan đến điều trị trực tiếp trên da và toàn thân.
Điều trị da
Bôi thuốc mỡ, kem và gel trực tiếp lên da để kiểm soát triệu chứng và tiêu diệt tế bào ung thư.
- Retinoid có thể gây kích ứng, ngứa và nhạy cảm với ánh sáng mặt trời. Phụ nữ mang thai không nên sử dụng.
- Corticosteroid sử dụng lâu dài có thể làm teo da.
- Hóa trị tại chỗ gây đỏ, sưng và tăng nguy cơ mắc các loại ung thư khác. Tuy nhiên, hóa trị tại chỗ ít tác dụng phụ hơn so với hóa trị đường tĩnh mạch,…
Điều trị toàn thân
Phương pháp điều trị toàn thân bao gồm:
- Kết hợp hóa trị (CHOP) bao gồm: cyclophosphamide, hydroxydoxorubicin, vincristine và prednisone
- Thuốc hóa trị mới như pralatrexate (Folotyn)
- Thuốc nhắm mục tiêu như bortezomib (Velcade), belinostat (Beleodaq) hoặc romidepsin (Istodax)
- Thuốc điều trị miễn dịch như alemtuzumab (Campath) và denileukin diftitox (Ontak)
Quang trị liệu
Ánh sáng UVA và UVB có thể khiến tế bào ung thư trên da bị tiêu diệt. Nó cần sử dụng nhiều lần trong tuần nhờ các loại đèn đặc biệt. Điều trị bằng ánh sáng UVA kết hợp với các loại thuốc psoralens nhằm đạt được hiệu quả tối đa. Ánh sáng UVA kích hoạt psoralens giúp tiêu diệt tế bào ung thư.
Xạ trị
Xạ trị sử dụng các hạt phóng xạ để giết tế bào ung thư mà không ảnh hưởng đến cơ quan nội tạng. Tuy nhiên, nó có thể gây mệt mỏi và kích ứng da tạm thời.
Quang lọc máu ngoài cơ thể
Nó được sử dụng để điều trị mycosis fungoides hoặc hội chứng Sézary. Máu được đưa ra ngoài, điều trị bằng ánh sáng tia cực tím và các loại thuốc kích hoạt khi tiếp xúc với ánh sáng. Nó có thể giết chết các tế bào ung thư. Sau khi điều trị xong, máu được đưa trở lại vào cơ thể.
Ghép tế bào gốc
Ghép tế bào gốc được sử dụng khi tủy xương bệnh được thay bằng tủy từ người hiến khỏe mạnh. Trước khi phẫu thuật, cần dùng hóa trị để ức chế tủy xương ung thư.
6.5 Tiên lượng của u lympho tế bào T
“Tiên lượng” trong việc điều trị ung thư hạch, là mức độ dự kiến đáp ứng và kết quả có thể xảy ra. Dù nhiều người có phản ứng tích cực với điều trị nhưng u lympho tế bào T thường tái phát, đòi hỏi điều trị lâu dài. Một số người có thể không đáp ứng với phương pháp điều trị đầu tiên và cần phương pháp khác để kiểm soát ung thư hạch. Ung thư hạch không đáp ứng với phương pháp điều trị đầu tiên, gọi là ung thư khó chữa.
Tiên lượng cá nhân phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại ung thư, giai đoạn, tuổi tác, sức khỏe tổng thể, yếu tố di truyền và cách cơ thể phản ứng với điều trị. Việc thảo luận với bác sĩ về tiên lượng và kỳ vọng từ điều trị rất quan trọng.
6.6 Mục đích điều trị
Mục đích điều trị có thể đạt được bằng cách chữa khỏi hoặc giảm bớt triệu chứng một cách hoàn toàn hoặc một phần. Quan trọng nhất là phải thiết lập những kỳ vọng rõ ràng về quá trình điều trị để có thể lên kế hoạch cho các bước cần thiết tiếp theo.
7. Tạm kết
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về tế bào lympho T và xét nghiệm liên quan. Từ đó, người đọc có thể hiểu hơn về tầm quan trọng của tế bào này trong hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng xét nghiệm lympho T không thể hiện đầy đủ về bệnh lý, do đó, không nên lo lắng quá mức và nên thực hiện các kiểm tra chuyên sâu hơn để đạt được đánh giá chính xác hơn về tình trạng sức khỏe của bạn. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến nghiên cứu và ứng dụng Tế bào trong mọi lĩnh vực.