Uống probiotic lúc nào để đảm bảo tối đa hiệu quả cho sức khỏe cũng như hạn chế các tác dụng phụ xảy ra? Xem ngay
Lợi khuẩn có vai trò quan trọng với sức khỏe. Nó giúp ức chế vi khuẩn có hại, cân bằng hệ vi sinh đường ruột và tăng cường hệ miễn dịch. Đồng thời, hỗ trợ khả năng hấp thụ dưỡng chất và ổn định hệ tiêu hóa tự nhiên. Tuy nhiên, uống probiotic lúc nào để đảm bảo tối đa hiệu quả? Cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác và uy tín nhất từ các chuyên gia.
Nội dung
- 1. Probiotic là gì? Probiotics có tác dụng gì?
- 2. Việc uống vào thời điểm nào có quan trọng?
- 3. Uống probiotic lúc nào là tốt nhất theo chuyên gia?
- 4. Uống probiotic khi nào? Chi tiết thời điểm uống lợi khuẩn tốt nhất cho từng đối tượng
- 5. TIPs bổ sung probiotics hiệu quả và đúng cách
- 6. Giải đáp câu hỏi liên quan về cách uống lợi khuẩn
- 7. Tạm kết
1. Probiotic là gì? Probiotics có tác dụng gì?
Probiotic là các vi khuẩn có lợi giúp tăng cường sức đề kháng. Các lợi khuẩn này giúp nâng cao sức khỏe đường ruột. Đồng thời, ngăn chặn vi khuẩn có hại, chuyển hóa dinh dưỡng và tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng. Ngoài ra, còn có khả năng củng cố hàng rào miễn dịch, chống lại bệnh tật và đẩy mạnh tốc độ bình phục sau điều trị. Probiotic còn giúp tổng hợp protein đặc hiệu có vai trò như kháng thể chống lại các tác nhân vi khuẩn, tổng hợp vitamins. Con người không thể tự sản sinh mà cần được bổ sung probiotic.
Probiotic có một số công dụng quan trọng sau với sức khỏe:
- Hỗ trợ ngăn chặn, điều trị bệnh nhiễm trùng nấm men, nhiễm trùng đường tiết niệu
- Điều trị bệnh nhiễm trùng ở dạ dày, đường hô hấp, đặc biệt ở trẻ em
- Cải thiện tình trạng không dung nạp lactose
- Giải quyết một số vấn đề về da
- Điều trị tính trạng dị ứng và hen suyễn
- Hỗ trợ giảm viêm như viêm khớp dạng thấp
- Giảm huyết áp, cân bằng đường huyết
- Giảm lượng cholesterol, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch
- Cải thiện chức năng hệ tiêu hóa và giảm thiểu tình trạng rối loạn: chướng bụng, táo bón, tiêu chảy, khó tiêu,…
2. Việc uống vào thời điểm nào có quan trọng?
Các chuyên gia khuyến cáo uống protein trước các bữa ăn. Một số khác lại khuyên dùng probiotic cùng các thực phẩm khác trong quá trình ăn. Một số nghiên cứu cho thấy lợi khuẩn Saccharomyces boulardii tồn tại với số lượng tương tự. Kể cả khi cơ thể đã và chưa hấp thụ đồ ăn. Còn Lactobacillus và Bifidobacterium lại có thể tồn tại và phát huy tác dụng tốt nhất khi bổ sung vào cơ thể 30 phút trước bữa ăn.
Tuy nhiên, điều quan trọng hơn cả là sử dụng probiotic liên tục và nhất quán. Một nghiên cứu kéo dài một tháng cho thấy việc sử dụng probiotic đều có tác động lên hệ vi sinh dù trước hay sau bữa ăn. Uống lợi khuẩn lúc nào có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tổng thể. Đặc biệt là tình trạng đường ruột và hệ tiêu hóa. Do đó, người dùng cần cân nhắc bổ sung lợi khuẩn vào những thời điểm phù hợp nhất với bản thân.
3. Uống probiotic lúc nào là tốt nhất theo chuyên gia?
“Uống probiotic lúc nào? Đây là câu hỏi được quan tâm hàng đầu. Lý giải thắc mắc này, các chuyên gia đã chỉ ra rằng probiotic có thể bị tiêu diệt bởi axit dạ dày. Do đó, trong từng trường hợp, uống probiotic có thể mang lại hiệu quả hay không. Chẳng hạn như lúc đói, dạ dày chứa lượng lớn dịch vị có thể ngăn chặn lượng lợi khuẩn được đưa vào. Do đó, thời điểm phù hợp nhất để tối ưu hiệu quả là trước, trong hoặc ngay sau bữa ăn. Tuy nhiên, không nên để bụng đói. Không nhất thiết phải dùng sau bữa ăn chính, người dùng có thể ăn nhẹ trước đó.
Một số nghiên cứu khác lại khuyên uống vào buổi sáng hoặc buổi tối. Bởi khi đó, dạ dày không hoạt động nhiều nên không tiết quá nhiều axit. Từ đó, đảm bảo độ pH ở mức thấp nhất cho phép lợi khuẩn bám dễ dàng vào thành ruột. Chưa kể, mỗi loại vi sinh lại yêu cầu thời điểm sử dụng phù hợp nhất để nó tồn tại. Hiện nay, có một số sản phẩm có thể kháng lại axit dạ dày. Do đó, nó có thể được sử dụng ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
Theo Lisa Richards, CNC – Chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, thời điểm tốt nhất để bổ sung probiotics là ngay trước bữa ăn 30 phút. Hoặc sau bữa ăn 2-3 tiếng. Axit dạ dày tiết ra không quá nhiều cho phép lợi khuẩn sống sót và phát huy tác dụng. Tuy nhiên, mỗi đối tượng với cơ địa và tình trạng cơ thể khác nhau có thời điểm uống tương ứng.
4. Uống probiotic khi nào? Chi tiết thời điểm uống lợi khuẩn tốt nhất cho từng đối tượng
Việc bổ sung lợi khuẩn hiệu quả liên quan trực tiếp đến thời điểm sử dụng. Người dùng cần nắm rõ độ tuổi và tình trạng sức khỏe. Dưới đây là chi tiết thời điểm uống lợi khuẩn lúc nào tốt nhất cho từng đối tượng của chuyên gia đã được BCC tổng hợp.
4.1 Người lớn và trẻ em
Trẻ em và người lớn khác biệt lớn về cấu tạo và đặc điểm đường ruột. Do đó, không thể áp dụng cách uống lợi khuẩn cho cả hai. Tùy theo độ tuổi và tính trạng sức khỏe mà có cách uống lợi khuẩn tương ứng. Thời điểm và liệu lượng có sự riêng biệt.
Đối tượng | Người lớn | Trẻ em dưới 2 tuổi |
Đặc điểm đường ruột | Đường ruột dài gấp 4 lần cơ thể và hoạt động ổn định. | Đường ruột dài gấp 6 lần cơ thể. Đồng thời, hệ đường ruột non nớt và nhạy cảm. |
Cách uống lợi khuẩn | Uống trước bữa ăn 30 phút và bổ sung 2 lần/ ngày. |
|
4.2 Người đang dùng thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt vi sinh vật, ngay cả vi khuẩn hoặc lợi khuẩn. Do đó, khi đang sử dụng thuốc kháng sinh, bổ sung probiotic vào cơ thể khiến lượng lớn lợi khuẩn bị tiêu diệt. Nó ngăn chặn khả năng nảy mầm và phát huy hiệu quả trong dạ dày. Vậy nếu đang dùng thuốc kháng sinh, người bệnh nên uống lợi khuẩn lúc nào? Trong trường hợp này, bác sĩ khuyến cáo uống lợi khuẩn cách ít nhất 2 tiếng. Từ đó, có thể đảm bảo hiệu lực kháng sinh và tác dụng của lợi khuẩn.
4.3 Người thường xuyên sử dụng thức uống có cồn
Bác sĩ khuyến cáo không nên sử dụng probiotic nếu có thói quen uống thức uống có cồn. Cồn chứa thành phần gây ức chế khả năng bài tiết enzyme. Đồng thời, gây biến tính protein vi sinh vật và tiêu diệt vi khuẩn mạnh mẽ. Do đó, dùng chung probiotic cùng thức uống có cồn có thể ngăn chặn, thậm chí giết lợi khuẩn. nếu vẫn muốn bổ sung probiotic, Bác sĩ người khuyên người dùng ngưng uống từ 8 – 15 tiếng sau khi uống thức uống có cồn và bổ sung lại lợi khuẩn vào ngày hôm sau.
4.4 Lưu ý khi uống probiotic lúc nào tốt nhất
Dưới đây là một số lưu ý khi uống probiotic cần biết:
- Không dùng đồng thời lợi khuẩn với nước hoặc thực phẩm trên 40 độ C.
- Khuyên dùng theo đợt từ 5 – 7 ngày để đảm bảo hiệu quả điều trị.
- Duy trì bổ sung lợi khuẩn trong ngày, tháng để cơ thể quen với việc hình thành lớp màng bảo vệ của lợi khuẩn và duy trì tính ổn định.
- Lựa chọn sản phẩm probiotic an toàn và phù hợp với tình trạng cơ thể.
Xem thêm:
- Synbiotic là gì? Phân loại và ý nghĩa với sức khỏe con người
- Prebiotic là gì? Phân biệt Prebiotic và Probiotic trong hệ tiêu hóa
5. TIPs bổ sung probiotics hiệu quả và đúng cách
5.1 Cách lựa chọn probiotic phù hợp với tình trạng sức khỏe
Nếu tình trạng sức khỏe đặc biệt, người dùng cần cân nhắc kỹ lưỡng chủng vi sinh. Đồng thời, tham khảo ý kiến chuyên gia đều lựa chọn được probiotic phù hợp nhất. Các chuyên gia cho rằng các chủng như Lactobacillus và Bifidobacterium đều có lợi với người dùng. Lactobacillus rhamnosus GG và Saccharomyces boulardii có thể làm giảm nguy cơ tiêu chảy khi dùng kháng sinh. Còn E. coli Nissle 1917 có thể điều trị viêm loét đại tràng. Còn men vi sinh Lactobacillus, Bifidobacterium và Saccharomyces boulardii có thể cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa. Cụ thể là táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, hội chứng kích thích đường ruột (IBS),… Đây là các chủng có thể kháng axit tốt hơn các vi khuẩn khác.
Probiotic còn có nhiều dạng chế phẩm. Chẳng hạn như ở dạng viên nang, viên ngậm, hạt, bột và thuốc nhỏ. Chưa kể, chúng còn có trong một số thực phẩm và đồ uống. Điển hình là sữa chua, sữa lên men và socola. Probiotic dạng viên nang, viên nén và sữa chua tồn tại trong axit dạ dày tốt hơn probiotic ở các dạng khác, bất kể thời điểm sử dụng.
Có từ 100 triệu đến 1 tỷ vi sinh vật cần được bổ sung để có tác động tích cực đến sức khỏe. Để tối ưu hóa tác dụng probiotic, người dùng cần sử dụng sản phẩm uy tín và chứng nhận CFUs trên bao bì. Tức sản phẩm cần chứa ít nhất 1 tỷ lợi khuẩn đưa vào trong cơ thể. Do đó, cần đảm bảo số lượng lợi khuẩn sống sót để tối đa hóa hiệu quả.
5.2 Hàm lượng probiotics
Hàm lượng chung: Tình trạng cơ thể quy định hàm lượng probiotic cần bổ sung vào cơ thể. Theo WHO, hàm lượng probiotics khuyến khích bổ sung là 10^8 đơn vị. Tức là 100 triệu đơn vị tế bào lợi khuẩn.
- Với người lớn: Cung cấp probiotic đúng cách với người trên 18 tuổi với liều lượng uống 10ml/ lần. Đồng thời, duy trì ngày 2 – 4 lần nếu cơ thể khỏe mạnh. Còn với người lớn mắc bệnh lý riêng, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Với trẻ em: Với trẻ từ 2 tuổi trở lên, cần bổ sung lượng probiotics 5 – 10ml/ lần, ngày 2 lần. Còn với trẻ dưới 24 tháng tuổi, cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.
5.3 Hình thức bổ sung probiotic
Qua thực phẩm
Probiotic có trong nhiều thực phẩm quen thuộc. Đồng thời, có thể sử dụng trong bữa ăn hàng ngày. Một số thực phẩm chứa probiotic bao gồm:
Thực phẩm | Liều lượng | Đối tượng sử dụng |
Sữa chua | 1-2 hộp/ ngày | Trẻ em từ 2 tuổi trở lên (tham khảo ý kiến bác sĩ), người lớn, người già,… |
Kim chi | 15 – 150g/ ngày | Người lớn từ 15 – 50 tuổi |
Trà nấm thủy sâm | 50ml – 1 lít/ ngày | Người lớn trên 18 tuổi |
Lưu ý khi sử dụng:
- Bổ sung đúng liều lượng theo chuyên gia khuyến cáo.
- Bổ sung, tiêu thụ thường xuyên các sản phẩm chứa probiotic.
- Đặc biệt chú ý bổ sung cho trẻ nhỏ bởi hệ vi sinh đường ruột còn non nớt rất dễ bị rối loạn.
Các vi sinh vật ở probiotic có thể tồn tại trong dạ dày và đường ruột. Tuy nhiên, việc sử dụng chúng cùng một số loại thực phẩm cụ thể có thể tối ưu hóa tác dụng. Theo một số nghiên cứu, vi sinh vật trong probiotic có tỷ lệ sống sót lớn hơn nếu sử dụng cùng bột yến mạch hoặc sữa ít béo thay vì nước thường. Tức là một lượng chất béo vừa đủ có thể tăng khả năng tồn tại của probiotic. Chủng vi sinh Lactobacillus cũng tồn tại lâu hơn nhờ lượng đường bột cơ thể hấp thụ. Ngoài những thực phẩm trên, probiotic còn có nhiều trong sữa chua, nước uống lên men, sinh tố bơ,…
Qua đường men vi sinh
Ngoài việc bổ sung probiotic thông qua thực phẩm phẩm thường ngày. Bạn có thể bổ sung bằng chế phẩm men vi sinh dạng bột và nước. Tuy nhiên, cần đảm bảo một số lưu ý sau:
- Lựa chọn loại thực phẩm phù hợp với tình trạng cơ thể. Nếu có thể mắc bệnh lý, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi lựa chọn.
- Kiểm tra kỹ hạn sử dụng và hướng dẫn sử dụng. Từ đó, nhằm đảm bảo liều lượng và thời điểm uống tốt nhất.
- Cần đến thăm khám bác sĩ ngay lập tức nếu gặp tác dụng phụ không mong muốn.
Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại men vi sinh. Trong đó, một số men vi sinh của BCC được đánh giá là uy tín và chất lượng hàng đầu hiện nay. Điển hình là Baci Plus, Glucankid,… Bạn có thể uống trực tiếp và bổ sung lợi khuẩn vào cơ thể dễ dàng, nhanh chóng. Các lợi khuẩn này có khả năng cải thiện hệ thống hệ vi sinh hiệu quả bởi khả năng thẩm thấu và tồn tại lâu dài. Cần uống theo đúng liều lượng và thời điểm theo chỉ dẫn của bác sĩ. Từ đó, đảm bảo phuy tối đa tác dụng. Ngoài ra, cần bổ sung phù hợp với tình trạng cơ thể để duy trì màng bảo vệ cho hệ tiêu hóa tự nhiên.
5.4 Uống probiotic thế nào cho hiệu quả cao?
Cách uống men vi sinh cho hiệu quả cao cần phải lưu ý những vấn đề sau:
- Men vi sinh cần sử dụng cho đối tượng phù hợp, tuyệt đối không dùng nếu bị viêm tuyến tụy hoặc mới trải qua phẫu thuật
- Trường hợp dùng men dạng bột, bạn không nên pha với cháo, đồ uống hay nước ở nhiệt độ cao. Vì điều này có thể khiến lợi khuẩn trong men bị chết
- Men vi sinh đã mở nắp hoặc pha với nước 2 tiếng đồng hồ thì không nên dùng. Vì ở môi trường bên ngoài quá lâu, lợi khuẩn sẽ chết
- Không dùng men vi sinh với kháng sinh cùng lúc. Tốt nhất là nên cách nhau 2 tiếng đồng hồ
- Trường hợp đang dùng thuốc đặc trị bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng men vi sinh
5.5 Lưu ý khi bổ sung probiotics để đạt hiệu quả tốt nhất
Tác dụng của probiotic không tồn tại mãi mãi
Probiotic không tồn tại mãi mãi giống như các chủng vi khuẩn có sẵn trong đường ruột. Tại đường ruột, chúng hỗ trợ ngăn chặn và tiêu diệt hại khuẩn. Đây là lý do chính các bác sĩ luôn khuyến khích trẻ nhỏ và người lớn duy trì việc bổ sung lợi khuẩn mỗi ngày. Từ đó, ổn định sức khỏe đường ruột và tăng cường sức đề kháng.
Không lạm dụng quá nhiều men vi sinh. Men vi sinh không phải bổ sung càng nhiều càng tốt. Nhiều người lạm dụng khiến cơ thể bị phụ thuộc. Hệ vi sinh vật bản địa cũng hạn chế khả năng sinh lợi khuẩn. Do đó, cần bổ sung theo đúng liều dùng và chỉ dẫn của bác sĩ.
Những đối tượng cần lưu ý khi dùng
- Người có hệ miễn dịch nhạy cảm và dễ dàng bị kích ứng bởi các thành phần trong men vi sinh.
- Người có thói quen sử dụng đồ uống có cồn cần sử dụng đồng thời theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Bà bầu cần tham khảo chỉ dẫn sử dụng probiotic của bác sĩ.
- Việc bổ sung probiotic cần chú ý đến độ tuổi và tình trạng sức khỏe của trẻ.
Xem thêm:
- Probiotics là thuốc gì? “Thần dược” cho sức khỏe tiêu hóa
- Probiotics – Men vi sinh bảo vệ đường ruột khỏe mạnh
6. Giải đáp câu hỏi liên quan về cách uống lợi khuẩn
6.1 Không nên uống probiotic lúc nào?
Tùy chủng vi sinh và đối tượng người sử dụng mà có thời điểm uống phù hợp. Thời điểm phù hợp là trước, trong hoặc ngay sau khi ăn. Tuy nhiên, không nên uống lúc đói. Nếu không, axit dạ dày tiết ra nhiều khiến lợi khuẩn bị tiêu diệt. Từ đó, vô hiệu hóa lượng lớn lợi khuẩn đưa vào trong cơ thể.
6.2 Nên ngừng uống lợi khuẩn khi nào?
Bổ sung lợi khuẩn hàng ngày, đều đặn rất là quan trọng. Tuy nhiên, cần cung cấp đủ theo liều dùng để không ảnh hưởng đến cơ thể. Đồng thời, hạn chế tối đa tác dụng phụ. Nếu cơ thể gặp bất kỳ tác dụng phụ hay kích ứng đặc thù nào, cần ngưng sử dụng. Cụ thể là rối loạn tiêu hóa, táo bón, đầy hơi, tiêu chảy, buồn nôn,… Chưa kể, nó có thể dẫn đến một số bệnh lý nguy hiểm.
6.3 Các phản ứng và tác dụng phụ
Sử dụng probiotic không gây ra quá nhiều tác dụng phụ tiêu cực đến với cơ thể của người trưởng thành với sức khỏe ổn định. Một số triệu chứng thường gặp phải là xì hơi và đầy hơi. Chúng thường được cải thiện theo thời gian. Việc uống men vi sinh vào ban đêm có thể giảm thiểu tình trạng trên.
Một số người sử dụng probiotic để ngăn ngừa tiêu chảy liên quan tới kháng sinh cần cân nhắc tác dụng khi sử dụng kèm kháng sinh. Thế nhưng, hầu hết các chủng vi sinh đều được tạo ra nhằm ngăn ngừa tác động của kháng sinh. Bởi vậy, việc sử dụng probiotic cùng với kháng sinh là an toàn nếu tuân theo chỉ dẫn. Với các loại thực phẩm chức năng vài thuốc đặc trị khác, người dùng cầm tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ. Bởi một số men vi sinh có thể làm biến động tác động của loại thuốc này.
7. Tạm kết
Trên đây là toàn bộ thông tin nhằm giải đáp “uống probiotic lúc nào”. Thời điểm tốt nhất để uống probiotic phụ thuộc đối tượng và tình trạng sức khỏe. Trong đó, nguyên tắc cơ bản khi bổ sung probiotic là không để cơ thể bị đói. Ngoài ra, điều quan trọng là cần bổ sung probiotic cần được duy trì đều đặn. Đồng thời, cần duy trì chế độ ăn uống khoa học, lối sống lành mạnh và bảo vệ sức khỏe toàn diện. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến nghiên cứu và ứng dụng Probiotics trong mọi lĩnh vực.