Chỉ số HgB là gì? Căn cứ để phân tích tế bào máu, đánh giá sức khỏe tổng thể, chẩn đoán và đưa ra liệu pháp điều trị bệnh lý nếu có
HgB là chỉ số quan trọng trong xét nghiệm phân tích tế bào máu ngoại vi. Đồng thời, được sử dụng phổ biến nhất trong các xét nghiệm huyết học. Chỉ số này là căn cứ đánh giá chức năng và phát hiện các vấn đề trong hệ thống máu. Từ đó, có thể chẩn đoán tình trạng sức khỏe và hỗ trợ theo dõi quá trình điều trị. Định lượng HgB cao thấp bất thường cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm cần được điều trị ngay. Vậy chỉ số hbg trong xét nghiệm máu là gì? Cùng BCC tìm hiểu ngay toàn bộ thông tin chi tiết về chỉ số này thông qua bài viết dưới đây.
Nội dung
- 1. HgB trong xét nghiệm máu là gì?
- 2. Cách đo lường chỉ số HgB là gì?
- 3. Đọc chỉ số HgB trong kết quả xét nghiệm máu
- 4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm
- 5. Triệu chứng liên quan đến chỉ số HgB bất thường
- 6. Nguyên nhân của mức chỉ số HgB bất thường
- 7. Các bệnh lý liên quan đến chỉ số HgB là gì?
- 8. Các biện pháp kiểm soát và duy trì chỉ số Hgb hiệu quả
- 9. Tạm kết
1. HgB trong xét nghiệm máu là gì?
1.1 Chỉ số Hgb
Chỉ số HgB giúp đo lường nồng độ Hemoglobin, lượng huyết sắc tố có trong một thể tích máu. Đây là loại phân tử protein trong hồng cầu giúp vận chuyển oxy từ phổi đến các mô và cơ quan. Sau đó, nhận khí CO2 về phổi để thực hiện nhiệm vụ trao đổi khí. Đồng thời, là yếu tố quan trọng hình thành nên sắc tố đỏ cho hồng cầu. Chỉ số HgB tăng khi cơ thể mất nước và mắc bệnh về tim, phổi. Còn chỉ số này giảm cảnh báo tình trạng thiếu máu, chảy máu và phản ứng tan máu khác.
Có 3 loại Hemoglobin phổ biến:
- Hemoglobin A: Đây là loại huyết sắc tố thường có nhất ở người trưởng thành. Đồng thời, liên quan đến một số bệnh lý, điển hình là Thalassemia khi định lượng Hemoglobin A giảm mạnh.
- Hemoglobin F: Huyết sắc tố này thường gặp ở thai nhi và trẻ sơ sinh. Các bệnh lý khiến số lượng Hemoglobin F tăng mạnh và thay thế Hemoglobin A. Chẳng hạn như: bệnh hồng cầu hình liềm, bạch cầu, thiếu máu bất sản và hậu sản.
- Hemoglobin A2: Loại huyết sắc tố bình thường này xuất hiện chủ yếu ở người trưởng thành.
1.2 Ý nghĩa chỉ số HgB trong xét nghiệm máu là gì?
Chỉ số HgB (Hemoglobin) thường được chỉ định trong các xét nghiệm máu toàn phần hoặc huyết sắc riêng lẻ. Hemoglobin là protein quan trọng trong trao đổi khí. Xét nghiệm định lượng HgB giúp chẩn đoán, theo dõi sức khỏe, đánh giá nồng độ huyết sắc tố, chức năng hệ thống tuần hoàn và sàng lọc rối loạn tế bào máu. Đặc biệt là thiếu máu và một số bệnh lý liên quan.
Chỉ số HgB là một trong ba thông số giúp chẩn đoán tình trạng thiếu máu. Cụ thể là: RBC – Red Blood Cell (số lượng hồng cầu), HCT – Hematocrite (dung tích hồng cầu) và HGB – Hemoglobin (lượng huyết sắc tố). Hai trong ba chỉ số trên thấp hơn cảnh báo tình trạng thiếu máu. Từ đó, bác sĩ sẽ cân nhắc và đưa ra quyết định truyền máu kịp thời.
Ngoài ra, theo WHO, chỉ số HgB có thể chẩn đoán tình trạng thiếu máu nếu:
- Nam: Định lượng HgB dưới 13 g/dl (130 g/l)
- Nữ: Định lượng HgB dưới 12 g/dl (120 g/l)
- Người lớn tuổi, phụ nữ đang mang thai, trẻ em: Định lượng HgB dưới 11 g/dl (110 g/l)
1.3 Vì sao phụ nữ thường có chỉ số HgB thấp hơn đàn ông?
Chỉ số HgB ở người phụ nữ thường cao hơn đàn ông. Bởi trong thời kỳ kinh nguyệt và thai kỳ, người phụ nữ thường bị thiếu máu. Khi đó, chỉ số HgB ở phụ nữ thường thấp hơn nam giới. Vì vậy, thiếu máu ở phụ nữ đang mang thai cần được chăm sóc và quan tâm đặc biệt. Ở thời kỳ này, nhu cầu tăng lượng máu nhằm cung cấp oxy và dưỡng chất cho bào thai cũng tăng cao. Do đó, bổ sung sắt và axit folic để tạo hồng cầu rất quan trọng. Bởi vậy, người mẹ cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ và khoa học. Vì vậy, xét nghiệm máu khi mang thai thường được chỉ định để kiểm tra tình trạng thiếu máu. Từ đó, có liệu pháp bổ sung sắt kịp thời.
2. Cách đo lường chỉ số HgB là gì?
Chỉ số Hgb có thể được đo lường bằng các xét nghiệm máu toàn phần (CBC). Hoặc xét nghiệm riêng nồng độ huyết sắc tố trong máu. Loại xét nghiệm này được thực hiện ở các cơ sở y tế, trung tâm xét nghiệm uy tín và chuyên nghiệp.
Mẫu bệnh phẩm là mẫu máu được lấy từ tĩnh mạch. Nó sẽ được xử lý, phân tách các yếu tố đo lường định lượng Hgb trong mẫu. Thường người bệnh sẽ có kết quả nhanh chóng chỉ trong 1 – 2 ngày. Căn cứ vào kết quả đó, bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng sức khỏe kết hợp với tiền sử bệnh lý để đưa ra đánh giá chính xác nhất.
Xem thêm:
- Chỉ số LYM là gì? Ý nghĩa trong việc đánh giá sức khỏe tổng thể
- Các chỉ số xét nghiệm máu và tầm quan trọng trong chẩn đoán
3. Đọc chỉ số HgB trong kết quả xét nghiệm máu
HgB biểu hiện tình trạng thiếu máu trong kết quả xét nghiệm. Nếu không nằm trong khoảng mức bình thường, chứng tỏ cơ thể người xét nghiệm đang gặp một số vấn đề. Cùng BCC tìm hiểu ngay thông qua bảng thống kê dưới đây.
Nhóm | Mức Hgb bình thường (g/dL) |
Trẻ sơ sinh (<1 tuổi) | 11 – 18 |
Trẻ em và thanh thiếu niên (<20 tuổi) | 11,5 – 16,5 |
Nam giới trưởng thành (>20 tuổi) | 13 – 16.5 |
Phụ nữ trưởng thành (>20 tuổi) | 12 – 16 |
Phụ nữ mang thai | 11- 16 |
Chỉ số HgB cảnh báo cơ thể đang gặp vấn đề về sức khỏe. Đặc biệt là tình trạng thiếu máu và quyết định cần truyền máu hay không.
- Định lượng HgB trên 10g/dl: Thiếu máu nhẹ và không cần truyền máu
- Định lượng HgB 8 – 10g/dl: Thiếu máu vừa và cân nhắc nhu cầu truyền máu
- Định lượng HgB 6 – 8 g/dl: Thiếu máu nặng và cần truyền máu
- Định lượng HgB < 6g/dl: Truyền máu cấp cứu
4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm
Giá trị của chỉ số HgB khác nhau tùy vào giới tính, độ tuổi. Thường nữ giới có chỉ số HgB thấp hơn nam giới. Cụ thể, định lượng HgB bình thường ở nam là 13 – 16g/dl, nữ là 12.5 – 14.2g/dl. Ngoài ra, nồng độ cũng thấp hơn ở phụ nữ mang thai và trẻ em so với người không mang thai và trưởng thành. Không nhưng vậy, kết quả chỉ số cũng bị ảnh hưởng do một số yếu tố. Cụ thể là ăn no, bụng đói, hoạt động mạnh, ít, mất nước, chảy máu, thiếu máu,… Ngoài ra, trong quá trình xét nghiệm, cũng có một số yếu tố khiến chỉ số HgB chênh lệch. Chẳng hạn như đặt garo quá lâu khiến máu bị cô đặc. Hay lipid máu và số lượng bạch cầu có thể làm “giả” chỉ số HgB.
Ngoài ra, HgB trong xét nghiệm máu còn chênh lệch chỉ số do một số tác động trong quá trình tiến hành xét nghiệm:
- Điều kiện sống ảnh hưởng: người hút thuốc lá, người ở vùng cao có thể tăng chỉ số Hemoglobin
- Vỡ tế bào máu trong mẫu xét nghiệm
- Một số loại thuốc có tác dụng phụ làm tăng HgB (gentamycin, methyldopa), giảm HgB (thuốc kháng sinh, apresoline, aspirin, sulfonamid,…)
- Người xét nghiệm cần khai báo chi tiết các vấn đề với bác sĩ. Cụ thể là tiền sử bệnh, thuốc đang sử dụng, thói quen hàng ngày,… Từ đó, bác sĩ có thể két hợp với kết quả xét nghiệm để đưa ra kết luận chính xác nhất.
5. Triệu chứng liên quan đến chỉ số HgB bất thường
Chỉ số HgB thay đổi thất thường có thể gây ra một số triệu chứng.
5.1 Chỉ số HgB trong máu thấp
Chỉ số HgB giảm do số lượng tế bào máu được hình thành thấp hơn bình thường. Tốc độ phá hủy quá nhanh so với thoài gian tạo thành của tế bào hồng cầu. Hoặc mất mát do các vết thương gây ra.
- Mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, ù tai
- Hụt hơi, khó thở khi vận động
- Nhịp tim không đều, nhanh hơn bình thường
- Da nhợt nhạt, vàng da
- Tay chân lạnh, thường bị tê
- Trí nhớ giảm sút, mất tập trung
5.2 Chỉ số HgB trong máu cao
- Đau đầu, chóng mặt đột ngột
- Mắt loạn thị, tầm nhìn bị ảnh hưởng
- Tay chân nóng ran, ngứa đỏ
- Xuất hiện các cục máu đông
- Tay chân đổi màu, tê nhức
6. Nguyên nhân của mức chỉ số HgB bất thường
Chỉ số HgB tăng giảm bất thường do một số nguyên nhân sau:
- Thiếu máu do thiếu sắt, axit folic, vitamin B12 hoặc chất cần thiết để hình thành nên HgB
- Mất máu do chấn thương, phẫu thuật, kỳ kinh nguyệt và một số vấn đề sức khỏe khác
- Di truyền: bệnh thiếu máu bẩm sinh, thiếu máu hồng cầu hình liềm, thiếu máu bất sản, bệnh bạch cầu,…
- Thường xuyên hiến máu
- Sử dụng rượu bia, chất kích thích,…
7. Các bệnh lý liên quan đến chỉ số HgB là gì?
Chỉ số HgB trong máu không chỉ giúp chẩn đoán tính trạng sức khỏe và một số bệnh lý. Cụ thể:
- Bệnh thận, suy thận
- Bệnh Thalassemia rối loạn máu, đa hồng cầu nguyên phát
- Mắc một số bệnh ung thư: ung thư thận, ung thư gan,…
- Mắc bệnh lý về tim và phổi: dị tật tim bẩm sinh, tắc nghẽn phổi mãn tính (COPD), xơ phổi…
- Báo hiệu bất thường ở tủy xương, cơ quan tạo máu, khối u ở đường tiêu hóa và rối loạn viêm
Xem thêm:
- Chỉ số MCH là gì? Vai trò với sức khỏe và bí kíp cân bằng
- Chỉ số MCV – Ý nghĩa trong xét nghiệm máu và tips cân bằng
8. Các biện pháp kiểm soát và duy trì chỉ số Hgb hiệu quả
Chỉ số HgB trong máu biểu hiện tình trạng sức khỏe tổng thể và cảnh báo một số bệnh lý. Do đó, để giữ chỉ số này đạt chuẩn, cần hạn chế tối đa nguy cơ thiếu máu. Cụ thể là xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ, khoa học và rèn luyện cơ thể điều độ. Đồng thời, cần thực hiện xét nghiệm định kỳ để theo dõi nồng độ hemoglobin kịp thời. Dưới đây là một số cách đơn giản để kiểm soát và duy trì chỉ số Hgb ổn định:
- Xây dựng chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Đặc biệt bổ sung các thực phẩm giàu sắt, axit folic và vitamin B12. Chẳng hạn như: thịt đỏ, gan, trứng, đậu, hạt, rau xanh, trái cây
- Bổ sung thuốc bổ, thuốc sắt theo sự chỉ định của bác sĩ nếu chế độ ăn uống không đáp ứng đủ. Tuy nhiên, chỉ uống sắt giữa 2 bữa ăn. Có thể uống vào bữa tối trước khi ngủ. Và tuyệt đối không uống kèm trà hoặc sữa
- Hiến máu phù hợp với tình trạng sức khỏe
- Hạn chế mất máu khi chỉ số HgB không ổn định
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc điều chỉnh liều lượng, loại thuốc đang dùng có thể ảnh hưởng đến chỉ số HgB
- Điều trị các bệnh lý liên quan (bệnh thalassemia, ung thư, viêm nhiễm, suy tủy xương, bệnh lý về gan, thận) bằng thuốc, phẫu thuật hoặc phương pháp khác
- Cần truyền máu bổ sung trong trường hợp cấp thiết
- Cân đối thời gian làm việc, nghỉ ngơi và vận động lành mạnh
- Khám sức khỏe, xét nghiệm máu định kỳ nhằm tầm soát sớm bệnh và điều trị kịp thời nếu có
9. Tạm kết
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến chỉ số HgB là gì. Xét nghiệm nồng độ HgB có vai trò quan trọng trong đánh giá sức khỏe tổng quát. Từ đó, chẩn đoán và đưa ra liệu pháp điều trị một số bệnh lý liên quan nếu có. Đồng thời, bác sĩ sẽ chỉ định, khuyến nghị các phương pháp chăm sóc nhằm duy trì sức khỏe ổn định. Hy vọng những thông tin này có thể giúp bạn bảo vệ tốt sức khỏe cho bản thân và gia đình. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến nghiên cứu và ứng dụng Xét nghiệm trong mọi lĩnh vực.