Chỉ số HCT là gì? Khái niệm và ý nghĩa xét nghiệm

Chỉ số HCT là gì? Căn cứ giúp đánh giá sức khỏe tổng quan, chẩn đoán các bệnh lý liên quan và đưa ra liệu pháp điều trị hiệu quả

Chỉ số HCT là xét nghiệm đơn giản thường được chỉ định thực hiện cùng các loại xét nghiệm khác. Việc tăng giảm chỉ số này cũng cảnh báo một số bệnh lý liên quan. Ngoài ra, cũng có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến chỉ số này. Vấn đề này kéo dài có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm tới tính mạng. Cùng BCC tìm hiểu ngay thông qua bài viết dưới đây.

1. Khái niệm chỉ số HCT trong xét nghiệm máu

Chỉ số HCT (Hematocrit) trong xét nghiệm máu là gì? Đây là chỉ số liên quan đến tế bào hồng cầu trong máu. Cụ thể là tỷ lệ phần trăm hồng cầu có trong máu. Bởi vậy, HCT rất quan trọng và cần thiết với sự sống của con người. Chúng chứa hemoglobin, một protein quan trọng. Nó có khả năng liên kết với oxy, cung cấp năng lượng cho toàn bộ tế bào trong cơ thể. Khi tế bào hồng cầu đi qua phổi, chúng liên kết và vận chuyển oxy đến các tế bào khác trong cơ thể. Đồng thời, mang theo CO2 đến phổi để giải phóng ra bên ngoài. Do đó, hoạt động sống được đảm bảo bình thường nếu duy trì đủ số lượng hồng cầu cần thiết.
Thông số này giúp đánh giá số lượng tế bào hồng cầu quá nhiều hay quá ít. Tức là tình trạng hồng cầu có đủ để vận chuyển và phân phối khí oxy hay không. Từ đó, có thể được sử dụng để chẩn đoán một số bệnh lý về hồng cầu. Chẳng hạn như rối loạn máu, thiếu máu, đa hồng cầu, ung thư… Ngoài ra, qua chỉ số HCT, các bác sĩ có thể đánh giá hiệu quả đáp ứng thuốc để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, chỉ số này cũng bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố khác. Điển hình là môi trường, lối sống, thai kỳ, mất máu, mất nước,… Theo nghiên cứu, người sống ở vùng núi cao có cần số lượng hồng cầu cao hơn bình thường.

chỉ số hct trong máu

2. Thời điểm cần kiểm tra chỉ số HCT

Rất nhiều nhân tố có thể tác động đến khả năng sản xinh hồng cầu cũng như vòng đời của chúng. Những ảnh hưởng này có thể gây nên các bệnh lý cho con người. Vì vậy, xét nghiệm hematocrit rất quan trọng trong việc xác định số lượng hồng cầu cũng như các vấn đề sức khỏe liên quan. Một số chỉ số có thể được đánh giá dựa trên xét nghiệm máu tổng hợp như:

  • Số lượng tế bào máu
  • Hemoglobin
  • Hematocrit
  • Bạch cầu
  • Tiểu cầu

Chưa kể, bác sĩ còn thu thập thông tin về giới tính và tuổi tác làm cơ sở chẩn đoán một số bệnh liên quan đến máu. Điển hình là bệnh thiếu máu hồng cầu liềm. Hoặc tình trạng máu cô đặc do mất nước làm tăng nồng độ hematocrit. Do đó, chỉ số này còn giúp xác định các trường hợp mất nước nghiêm trọng gây ra triệu chứng bệnh. Hematocrit còn được sử dụng để đánh giá hiệu quả hoá trị liệu lên tuỷ xương bệnh nhân ung thư.

3. Mục đích xét nghiệm chỉ số HCT trong xét nghiệm máu

Thường các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm chỉ số HCT để kiểm tra tình trạng máu. Cụ thể là các triệu chứng rối loạn máu do ảnh hưởng của số lượng tế bào hồng cầu cao hoặc thấp. Triệu chứng điển hình là khiến cơ thể mệt mỏi, đau đầu và chóng mặt. Ngoài ra, xét nghiệm này còn được sử dụng để sàng lọc bệnh đa hồng cầu. Nếu đang điều trị ung thư, HCT là chỉ số quan trọng giúp đánh giá hiệu quả điều trị. Từ đó, điều chỉnh và đưa ra liệu pháp điều trị hiệu quả cao nhất.

4. Một số lưu ý trước khi xét nghiệm HCT

Sau khi hiểu rõ xét nghiệm HCT là gì và để làm gì. Có thể thấy, đây là một xét nghiệm máu đơn giản. Đồng thời, không yêu cầu nhịn ăn hay bất kỳ lưu ý nào. Bác sĩ sẽ yêu cầu lấy mẫu và gửi đến phòng xét nghiệm để kiểm tra.

5. Quá trình tiến hành xét nghiệm HCT

Lấy máu tĩnh mạch là mẫu bệnh phẩm thường được chỉ định để tiến hành xét nghiệm HCT cũng như các xét nghiệm máu khác. Mẫu máu thường được lấy từ đầu ngón tay hoặc tĩnh mạch khuỷu tay. Sau đó, được cho vào ống nhỏ và đưa về phòng xét nghiệm để phân tích. Khi có kết quả, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán, đánh giá và tư vấn cụ thể. Tại vị trí lấy máu có thể hơi đau nhưng không ảnh hưởng đến các hoạt động sau đó.

lấy máu xét nghiệm hct

Xem thêm:

6. Rủi ro khi làm xét nghiệm đo chỉ số HCT là gì?

Xét nghiệm chỉ số HCT trong máu an toàn và rất ít rủi ro. Người lấy máu xét nghiệm có thể bị đau nhẹ hoặc bầm tím tại vị trí lấy máu. Tuy nhiên, hầu hết các triệu chứng này sẽ biến mất nhanh chóng. Người bệnh có thể gặp một số rủi ro như:

  • Chóng mặt, choáng váng
  • Chảy máu quá nhiều
  • Tụ máu, bầm tím tại vị trí lấy máu
  • Nhiễm trùng

7. Đọc kết quả chỉ số HCT trong xét nghiệm máu

Tùy độ tuổi và giới tính mà quy định mức chỉ số HCT tiêu chuẩn. Kết quả Hematocrit thường được báo cáo dưới dạng phần trăm. Chỉ số HCT tiêu chuẩn ở người bình thường là 45%. Điều này có nghĩa là hồng cầu chứa 45ml trong 100ml máu. Cụ thể:

  • Nam giới: từ 41% – 50%
  • Nữ giới: từ 36% – 44%
  • Trẻ sơ sinh: 45% đến 61%
  • Trẻ em: 32% đến 42%

Ngoài ra, còn có một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm chỉ số HCT. Thậm chí, không mang lại kết quả chính xác. Chẳng hạn như: thai kỳ, cơ thể mất nước, mất máu,… Chưa kể, nếu được truyền máu gần thời gian làm xét nghiệm cũng ảnh hưởng đến kết quả. Bên cạnh đó, xét nghiệm hematocrit chỉ cung cấp một phần thông tin tình trạng sức khỏe. Do đó, bạn cần tham khảo kỹ lưỡng ý kiến của bác sĩ về kết quả xét nghiệm dựa trên các triệu chứng gặp phải. Do đó, cần ưu tiên xét nghiệm tại đơn vị uy tín nhằm đảm bảo kết quả chính xác. Đồng thời, có được lời khuyên hữu ích cùng phác đồ điều trị hiệu quả nhất.

8. Nguyên nhân khiến chỉ số HCT quá cao hoặc quá thấp

Chỉ số HCT tăng hoặc giảm có thể cảnh báo một số vấn đề sức khỏe như:

8.1 Chỉ số Hematocrit tăng cao

Nguyên nhân

Chỉ số HCT cao có thể do một số nguyên nhân sau: khó thở khi ngủ, bệnh tủy xương, bệnh tim, hút thuốc lá, ngộ độc carbon monoxide, sử dụng testosterone,…

Triệu chứng

Một số triệu chứng phổ biến ở người có chỉ số HCT tăng cao:

  • Da ửng đỏ
  • Chóng mặt
  • Vấn đề về thị lực
  • Đau đầu
Biểu hiện bệnh lý
  • Lá lách to: Lá lách to thường cảnh báo các bệnh về đa hồng cầu do sản xuất quá nhiều tế bào hồng cầu. Bệnh lý này khiến máu đặc và khó lưu thông hơn. Thậm chí, chưa có phương pháp điều trị tận gốc. Thay vào đó, tập trung giảm thiểu các triệu chứng nhằm hạn chế tối đa tình trạng đột quỵ và huyết khối tĩnh mạch sâu. Ngoài ra, bệnh nhân uống không đủ nước cũng khiến nồng độ huyết tương giảm xuống. Đồng thời, tăng tỷ lệ hồng cầu trong thế tích máu.
  • Bệnh phổi: Các vấn đề liên quan đến phổi khiến cơ thể không thể hấp thụ oxy hiệu quả. Khi đó, cơ thể sẽ bù đắp lượng oxy thiếu hụt bằng cách hình thành nhiều hồng cầu gây bệnh thuyên tắc phổi.
  • Bệnh tim: Tim không đủ bơm máu khắp cơ thể khiến các cơ quan quan trọng bị thiếu hụt oxy. Để khắc phục tình trạng này, cơ thể sẽ sản xuất nhiều hồng cầu hơn.
  • Ung thư thận: Các tế bào ung thư thận sản sinh nhiều erthropoietin hơn. Đồng thời, kích thích tủy xương sản tiết số lượng lớn tế bào hồng cầu.
  • Bệnh di truyền: Nếu có gen JAK2 bị đột biến, cơ thể sẽ tạo ra protein, kích thích tủy xương sản xuất thêm nhiều tế bào hồng cầu hơn.

8.2 Chỉ số HCT thấp là gì?

Chỉ số HCT thấp cảnh báo tình trạng thiếu máu do lượng hồng cầu trong máu thấp hơn bình thường. Nguyên nhân chủ yếu là do:

  • Mất máu
  • Bệnh lý liên quan đến xương
  • Mắc bệnh về tuyến giáp, tan máu bẩm sinh,…
  • Thiếu sắt, vitamin (folate, vitamin B12 và vitamin B6)
  • Quá nhiều nước trong cơ thể
  • Bệnh nhân ung thư di căn đến tủy
  • Phụ nữ mang thai

Bệnh nhân có dấu hiệu HCT trong máu quá cao hoặc thấp cần đến cơ sở y tế để được xét nghiệm và điều trị kịp thời. Đồng thời, hình thành thói quen sống lành mạnh, khoa học để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.

kết quả xét nghiệm chỉ số hct

9. Bí quyết cân bằng chỉ số HCT hiệu quả

Để chỉ số HCT ổn định cần xác định nguyên nhân gây tăng giảm HCT thất thường. Đồng thời, áp dụng phương pháp điều trị triệt để và hiệu quả. Bên cạnh việc sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, người bệnh cần lưu ý thêm một số vấn đề sau:

9.1 Xây dựng chế độ ăn khoa học

Nếu chỉ số HCT thấp do lượng sắt thấp. Các chuyên gia thường khuyến cáo bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt. Đồng thời, bổ sung vitamin hàng ngày để ngăn ngừa tình trạng này. Một số thực phẩm chứa hàm lượng sắt lớn có thể được bổ sung trong bữa ăn hàng ngày như: Các loại thịt đỏ, gan bò, gan gà, cá, động vật có vỏ, các sản phẩm từ đậu nành (đậu phụ và đậu phụ), hoa quả sấy khô, rau xanh, quả hạch, đậu, bánh mì, ngũ cốc, trứng,…
Ngoài ra, Vitamin C cũng giúp cơ thể tăng khả năng hấp thụ sắt. Do đó, bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C. Đặc biệt là các loại quả họ cam quýt. Đặc biệt không uống cafe hoặc trà trong bữa ăn vì nó có thể tăng khả năng hấp thụ. Đồng thời, cần hạn chế ăn các thực phẩm chế biến sẵn, chứa nhiều dầu mỡ,…

thực phẩm bổ sung vitamin c

9.2 Áp dụng lối sống lành mạnh

Bên cạnh chế độ ăn uống, bạn cũng nên duy trì thói quen tập luyện hàng ngày để rèn luyện sức khỏe. Đồng thời, nâng cao sức đề kháng và phòng tránh bệnh tật hiệu quả. Điều này cũng mang đến cho bạn tinh thần thoải mái, tích cực hơn. Người bệnh cần tránh một số thói quen có hại cho sức khỏe. Cụ thể là tránh thức khuya, loại bỏ thuốc lá, rượu bia, đảm bảo môi trường thông thoáng, sạch sẽ,…

Xem thêm:

10. Tạm kết

Trên đây là toàn bộ thông tin về “Chỉ số HCT là gì”. Đây là chỉ số quan trọng trong xét nghiệm máu tổng quát. Cụ thể là chẩn đoán các bệnh lý liên quan và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả. Ngoài ra, bệnh nhân cần kết hợp ăn uống khoa học và điều trị đúng cách nhằm cân bằng chỉ số HCT. Đồng thời, cần kiểm tra sức khỏe định kỳ để đảm bảo phát hiện và điều trị bệnh sớm. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến nghiên cứu và ứng dụng Xét nghiệm trong mọi lĩnh vực.

cv

Tham vấn chuyên môn

TS. Đào Thị Lương

Tiến sĩ sinh học

Nguyên Phó phòng Bảo tàng Giống Vi sinh vật - Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học

Bích Vũ

Content Writer of BCC

5/5 - (4 bình chọn)

Bài viết liên quan

insulin là gì

Insulin là gì? Vai trò, phân loại và một số lưu ý khi sử dụng

Insulin là gì? Hormone quan trọng trong quá trình chuyển hóa các chất, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu...
hba1c là gì

HbA1c là gì? Chỉ số đánh giá tình trạng bệnh tiểu đường cần biết

HbA1c là gì? Chỉ số xét nghiệm đường huyết cần thiết, giúp đánh giá tình trạng sức khỏe bệnh nhân...
inr là gì

INR là gì? Ý nghĩa xét nghiệm INR và một số lưu ý quan trọng

INR là gì? Xét nghiệm INR giúp đánh giá thời gian đông máu và theo dõi hiệu quả điều trị...