Chỉ số WBC là gì? Chỉ số quan trọng trong xét nghiệm máu toàn phần giúp tầm soát sức khỏe toàn diện và đưa ra liệu pháp điều trị hiệu quả
Chỉ số WBC (White Blood Cell) là thông số giúp phát hiện các vấn đề liên quan đến tình trạng miễn dịch. Nó đánh giá dựa trên số lượng tế bào bạch cầu trong máu. Ngoài ra, còn cảnh báo các bệnh lý về máu và một số vấn đề sức khỏe khác. Chằng hạn như bệnh bạch cầu, nhiễm trùng dị ứng hay ung thư máu,… Vậy tế bào máu WBC là gì và ý nghĩa của chỉ số xét nghiệm WBC ra sao? Tìm hiểu ngay chi tiết về chỉ số WBC là gì thông qua bài viết dưới đây.
Nội dung
- 1. Chỉ số WBC
- 2. Xét nghiệm chỉ số WBC là gì?
- 3. Các bước xét nghiệm chỉ số WBC là gì?
- 4. Tế bào máu WBC phản ánh tình trạng sức khỏe ra sao?
- 5. Một số triệu chứng liên quan đến bạch cầu WBC
- 6. Một số lưu ý cần nhớ trước khi lấy máu xét nghiệm
- 7. Hướng dẫn cách đọc chỉ số xét nghiệm WBC
- 8. Các biện pháp duy trì chỉ số WBC bình thường
- 9. Tạm kết
1. Chỉ số WBC
White Blood Cell (viết tắt là WBC) có nghĩa là bạch cầu. Đây là tế bào máu quan trọng giúp ngăn chặn các tác nhân bên ngoài, vi khuẩn tránh nhiễm trùng vết thương. Bạch cầu được sản xuất chủ yếu từ tủy xương. Tuy nhiên, phần lớn bạch cầu nằm trong máu. Số ít nằm ở các mô trong cơ thể giúp phát hiện và tiêu diệt các tác nhân gây bệnh. Dưới đây là một số loại tế bào bạch cầu chính:
- Bạch cầu đa nhân ái kiềm
- Bạch cầu đa nhân ái toan
- Tế bào Lympho (Tế bào T, B và tế bào tiêu diệt tự nhiên)
- Bạch cầu đơn nhân
- Bạch cầu trung tính
2. Xét nghiệm chỉ số WBC là gì?
Xét nghiệm tế bào máu WBC được thực hiện khi xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi. Nó giúp đo lường số lượng tế bào bạch cầu trong máu. Đồng thời, xác định số lượng từng loại bạch cầu có trong cơ thể. Dựa vào chỉ số WBC, bác sĩ có thể chẩn đoán được tình trạng sức khỏe. Đặc biệt là cảnh báo các vấn đề mắc phải như: nhiễm trùng dị ứng, ung thư máu, bệnh bạch cầu, tác dụng phụ do thuốc,… Từ đó, có thể hỗ trợ hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể chống lại và tiêu diệt các mầm bệnh.
Cụ thể là cảnh báo các dấu hiệu về nhiễm trùng, viêm nhiễm hoặc bệnh tự miễn. Xét nghiệm WBC còn giúp phát hiện các bệnh về miễn dịch. Hoặc được chỉ định thực hiện với những người đang dùng thuốc làm giảm phản ứng miễn dịch. Trẻ sơ sinh, trẻ em cũng thực hiện xét nghiệm WBC nhằm sàng lọc định kỳ hoặc theo dõi sức khỏe nếu có các triệu chứng rối loạn bạch cầu.
3. Các bước xét nghiệm chỉ số WBC là gì?
Trước khi tiến hành xét nghiệm WBC, bạn chỉ cần nhịn ăn trước khi thực hiện. Đồng thời, thông báo cho bác sĩ chi tiết tình trạng sức khỏe, các loại thuốc đã và đang sử dụng (nếu có). Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu máu đem đi xét nghiệm. Một số ít người có thể bị bầm phần da hoặc đau nhói tại vị trí kim đâm. Mẫu máu sẽ được đưa nhanh chóng đến phòng thí nghiệm để tiến hành phân tích. Kết quả xét nghiệm có sau khoảng 60-90 phút. Bác sĩ sẽ tiến hành đọc kết quả và tư vấn chi tiết cho người khám bệnh.
4. Tế bào máu WBC phản ánh tình trạng sức khỏe ra sao?
Ở người bình thường, số lượng tế bào bạch cầu trong máu nằm trong khoảng 4.0 – 10.0 G/L đến 11.000 WBC/microliter. Thế nhưng, tùy thuộc vào độ tuổi mà chỉ số này có sự thay đổi.
WBC tăng cao
Chỉ số WBC tăng do tình trạng viêm nhiễm, máu ác tính, mắc bệnh bạch cầu,… Việc sử dụng dòng thuốc corticosteroid, hút thuốc,… cũng làm tăng số lượng bạch cầu.
WBC giảm thấp
Chỉ số WBC thấp do mắc giảm sản, nhiễm virus, thiếu, suy tủy xương, thiếu vitamin B12, folate, nhiễm khuẩn, mắc bệnh gan, lá lách, sử dụng thuốc điều trị ung thư,…
Điều này cho thấy chỉ số WBC tăng giảm thất thường cảnh báo các vấn đề liên quan đến sức khỏe. Chỉ số này thường chỉ định trong xét nghiệm sức khỏe tổng quát. Do đó, việc thực hiện xét nghiệm WBC rất quan trọng trong chẩn đoán và đưa ra liệu pháp điều trị hiệu quả.
Xem thêm:
- Chỉ số HCT trong xét nghiệm máu chi tiết nhất
- Chỉ số MCV – Ý nghĩa trong xét nghiệm máu và tips cân bằng
5. Một số triệu chứng liên quan đến bạch cầu WBC
Nếu xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ mắc các bệnh bạch cầu, cần đến ngay cơ sở y tế để thực hiện xét nghiệm WBC. Cụ thể:
- Mệt mỏi, suy nhược cơ thể kéo dài, sụt cân
- Sốt, ớn lạnh
- Buồn nôn, hoa mắt và chóng mặt
- Có các vết bầm tím trên cơ thể
- Chán ăn, ăn không ngon miệng
6. Một số lưu ý cần nhớ trước khi lấy máu xét nghiệm
Trước khi xét nghiệm WBC, cần tuân thủ một số lưu ý sau để đảm bảo kết quả chính xác và khách quan:
- Ngưng sử dụng thuốc điều trị trước khi thực hiện xét nghiệm máu.
- Cần khai báo với bác sĩ các loại thuốc đang sử dụng để có hướng giải quyết phù hợp. Bởi một số loại thuốc uống có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm hoặc không.
- Hầu hết người xét nghiệm cần nhịn ăn trong vòng 8 – 12 giờ để đảm bảo kết quả.
- Ngừng sử dụng các kích thích trước khi lấy máu. Chẳng hạn như uống rượu bia, cà phê, hút thuốc lá,…
7. Hướng dẫn cách đọc chỉ số xét nghiệm WBC
7.1 Chỉ số xét nghiệm WBC bình thường
Số lượng bạch cầu ở người bình thường nằm trong khoảng từ 4 – 10 Giga/L đến 11.000 WBC mỗi microliter. Chỉ số này thay đổi tùy thuộc độ tuổi và cơ địa. Chưa kể, kết quả còn có sự chênh lệch giữa các phòng thí nghiệm do phương pháp và tiêu chuẩn phòng xét nghiệm khác nhau. Vì vậy, để đảm bảo kết quả chính xác, cần hỏi kỹ ý kiến của bác sĩ về chỉ số của mình. Tham khảo một số quy chuẩn, mức giá trị tham chiếu thông thường cho chỉ số WBC dựa theo nhóm tuổi được quy định như sau:
- 0 – 2 tuần: 9000 – 30,000 tế bào/mm3
- 2 – 8 tuần: 5.000 – 21.000 tế bào/mm3
- 2 tháng – 6 tuổi: 5.000 – 19.000 tế bào/mm3
- 6 – 18 tuổi: 4.800 – 10.800 tế bào/mm3
- Trên 18 tuổi: 4.500 – 10.500 tế bào/mm3
7.2 Chỉ số xét nghiệm WBC giảm
Chỉ số WBC giảm khi kết quả xét nghiệm dưới 4 (Giga/L). Một số nguyên nhân điển hình dẫn đến tình trạng này phải kể đến như:
- Bệnh nhân nhiễm khuẩn nặng, nhiễm virus như HIV, virus Dengue gây bệnh sốt xuất huyết, virus gây giảm bạch cầu (bệnh bạch cầu đơn nhân mono),…
- Mắc các bệnh về gan, lá lách
- Mắc hội chứng rối loạn tự miễn dịch như lupus ban đỏ, SLE
- Bị thiếu hụt, tổn thương, suy tủy xương do khối u, nhiễm trùng hoặc sẹo bất thường
- Trong quá trình điều trị, xạ trị ung thư bằng hóa chất hoặc các thuốc khác
- Tổn thương về thể chất (sau phẫu thuật, chấn thương) hoặc căng thẳng tâm lý nghiêm trọng
- Phản ứng phụ của một số loại thuốc kháng sinh, chống co giật, lợi tiểu, hóa trị Clorpromazine
- Clozapine, thuốc chẹn histamine-2 Sulfonamit Quinidin Terbinafine Ticlopidin,…
- HIV/AIDS
7.3 Chỉ số WBC trong máu tăng cao
Chỉ số WBC tăng cao khi vượt ngưỡng 10 Giga/L. Tình trạng này bắt nguồn từ các nguyên nhân sau:
- Tổn thương mô hoặc tổn thương do dậu phẫu, đặc biệt là cắt lá lách
- Hút nhiều thuốc lá
- Nhiễm trùng vị trí hoặc cơ quan nào đó trên cơ thể
- Mắc bệnh lý viêm nhiễm như dị ứng, viêm khớp dạng thấp
- Mắc bệnh Hodgkin, bệnh bạch cầu khiến mô tổn thương. Chẳng hạn như đa hồng cầu, bỏng, ung thư máu,…
- Mắc bệnh lý khiến bạch cầu tăng cao – Nguyên nhân hiếm gặp
- Phản ứng phụ do dùng một số loại thuốc như thuốc chủ vận beta adrenergic (Corticosteroid Epinephrine, albuterol)
- Các yếu tố kích thích khuẩn lạc bạch cầu Heparin Liti,…
Đây chỉ là chỉ số nhỏ trong xét nghiệm máu nhưng có vai trò rất quan trọng. Chỉ số WBC tăng giảm cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm, bất lợi với sức khỏe. Đặc biệt là các bệnh về máu. Do đó, để nắm bắt kịp thời tình trạng sức khỏe, cần tiến hành thăm khám định kỳ một năm hai lần để sớm phát hiện và điều trị kịp thời. Với các trường hợp đang điều trị rối loạn bạch cầu. Kết quả xét nghiệm mang đến định hướng điều trị hiệu quả thông qua cải thiện nồng độ WBC.
8. Các biện pháp duy trì chỉ số WBC bình thường
Chỉ số WBC thay đổi thất thường cảnh báo rất nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Điển hình là các loại bệnh lý liên quan đến máu. Nếu không được điều trị kịp thời, tính mạng của người bệnh có thể bị đe dọa. Dưới đây là một số biện pháp giúp duy trì chỉ số WBC cân bằng:
- Ăn uống khoa học và lành mạnh. Chẳng hạn như: cân đối lượng protein, bổ sung rau, trái cây tươi, các loại vitamin, sắt, kẽm,… Từ đó, hỗ trợ nâng cao sức khỏe miễn dịch.
- Hạn chế tối đa tiếp xúc với hóa chất độc hại, chất gây nghiện, kích thích như rượu bia, thuốc lá,…
- Rèn luyện thể dục, thể thao thường xuyên.
- Giữ tinh thần thoải mái, hạn chế tình trạng stress kéo dài ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch. Một số hoạt động phải kể đến như yoga, thiền hoặc tham gia các hoạt động giải trí.
- Tuân theo chỉ định của bác sĩ về sử dụng các loại thuốc, liều lượng và thời gian để tránh gây thay đổi chỉ số WBC.
- Thực hiện xét nghiệm máu định kỳ nhằm tầm soát kịp thời và toàn diện sức khỏe.
Xem thêm:
- Chỉ số MCH là gì? Vai trò với sức khỏe và bí kíp cân bằng
- Chỉ số LYM là gì? Ý nghĩa trong việc đánh giá sức khỏe tổng thể
9. Tạm kết
Trên đây là toàn bộ thông tin nhằm giải đáp các thắc mắc liên quan đến chỉ số WBC. Nó có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá sức khỏe tổng thể, khả năng miễn dịch nhằm chống lại các tác nhân gây bệnh. Xét nghiệm WBC giúp chẩn đoán các bệnh lý và đưa ra liệu pháp điều trị phù hợp nếu gặp vấn đề về sức khỏe. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến nghiên cứu và ứng dụng Xét nghiệm trong mọi lĩnh vực.