Chỉ số Ferritin là gì? Chi tiết xét nghiệm định lượng sắt trong máu

Chỉ số Ferritin là gì? Kết quả xét nghiệm thể hiện định lượng sắt dự trữ trong máu giúp sàng lọc và đánh giá tình trạng sức khỏe tổng quan

Sắt là khoáng chất thiết yếu, quan trọng với hoạt động sống. Phần lớn, sắt hấp thụ vào mạch máu dạng ion Fe2+ và Fe3+. Định lượng còn lại ở dạng ferritin chứa khoảng 20% tổng lượng sắt. Bởi vậy, xét nghiệm chỉ số Ferritin giúp đánh giá và cảnh báo các vấn đề liên quan đến chuyển hóa sắt trong cơ thể. Cùng tìm hiểu ngay chỉ số Ferritin là gì thông qua bài viết dưới đây.

1. Ferritin là gì?

Ferritin là một dạng protein giúp lưu trữ sắt trong tế bào. Trong khi sắt là hợp chất quan trọng giúp hình thành nên các tế bào hồng cầu hoạt động tốt. Nó đặc biệt quan trọng với chức năng của cơ bắp, tủy xương và các cơ quan khác. Sắt được dự trữ trong Ferritin nhằm phục vụ mục đích này. Nó thường có ở gan và các tế bào miễn dịch khác. Khi cần sử dụng sắt trong quá trình chuyển hóa và tổng hợp, một lượng nhỏ Ferritin trong tế bào sẽ được giải phóng vào máu. Bởi vậy, định lượng Ferritin có thể phản ánh lượng sắt dự trữ trong cơ.

các dạng chuyển hóa ferritin

2. Xét nghiệm chỉ số Ferritin là gì?

Sắt cần thiết cho tế bào hồng cầu để sản xuất đủ hemoglobin để đưa oxy đến khắp cơ quan. Nó đặc biệt cần thiết cho sự phát triển của trẻ em và an toàn thai kỳ. Trong đó, Ferritin là một loại protein giúp dự trữ sắt trong cơ thể. Bởi vậy, xét nghiệm Ferritin giúp đo lường tổng lượng sắt đó trong cơ thể. Trong xét nghiệm chỉ số Ferritin, lượng Ferritin biến đổi cũng ảnh hưởng đến hàm lượng sắt trong cơ thể.
Chỉ số Ferritin thấp hơn mức bình thường cho thấy khả năng dự trữ sắt thấp và cảnh báo tình trạng thiếu sắt. Còn lượng Ferritin cao hơn thể hiện rằng cơ thể lưu trữ quá nhiều sắt. Ngoài ra, tăng giảm chỉ số Ferritin còn liên quan đến một số bệnh lý nguy hiểm khác. Điển hình là bệnh về gan, tim, khớp, tuyến tụy và một số loại ung thư. Do đó, đây là xét nghiệm quan trọng giúp đánh giá và nắm bắt tình trạng sức khỏe tổng quan. Ngoài ra, để đảm bảo kết quả cũng như ý nghĩa toàn diện khi đo lường chỉ số Ferritin, cần thực hiện kết hợp một số xét nghiệm máu chuyên khoa khác. Cụ thể là đo huyết sắc tố, lượng hồng cầu, kiểm tra Gen HFE,…

xét nghiệm ferritin

3. Ý nghĩa của chỉ số xét nghiệm ferritin

Xét nghiệm chỉ số ferritin giúp đo lường ferritin, lượng sắt dự trữ trong máu. Điều này giúp đánh giá tổng lượng sắt dự trữ trong cơ thể. Đồng thời, cũng cho phép nắm bắt tình hình sức khỏe tổng quan. Chỉ số ferritin tăng giảm bất thường cảnh báo các vấn đề sức khỏe liên quan đến chức năng tuần hoàn máu. Ngoài ra, việc xét nghiệm còn giúp sàng lọc, chẩn đoán và theo dõi các tình trạng bệnh lý. Chẳng hạn như Hemochromatosis, thiếu máu, bệnh gan, thận, bệnh still, bệnh tự miễn,… Từ đó, có thể đưa ra liệu pháp điều chỉnh ferritin và phác đồ điều trị hiệu quả.

4. Thời điểm cần thực hiện xét nghiệm Ferritin

4.1 Thời điểm

Xét nghiệm Ferritin có thể được thực hiện cùng kiểm tra tổng quan lượng sắt nhằm đưa ra các chẩn đoán sức khỏe chính xác. Nó đặc biệt quan trọng nếu cơ thể xuất hiện một số triệu chứng liên quan đến tăng giảm Ferritin.
Các triệu chứng điển hình về Ferritin giảm như:

  • Mệt mỏi, suy nhược cơ thể
  • Đau đầu, chóng mặt không rõ nguyên nhân
  • Ù tai, khó thở
  • Thường xuyên cáu gắt, bực bội

Các biểu hiện điển hình về Ferritin giảm như:

  • Tức ngực, tim đập nhanh
  • Đau bụng và đau mỏi khớp tay chân
  • Suy nhược cơ thể, thường xuyên mệt mỏi

Ngoài ra, còn có thể gặp một số dấu hiệu sau:

  • Da nhợt nhạt hoặc da sạm màu, da màu đồng
  • Đau khớp, đau bụng và yếu cơ
  • Chu kỳ kinh nguyệt ngắn
  • Chảy máu đường tiêu hóa, phân có máu
  • Rụng tóc, sưng lưỡi
  • Móng tay, móng chân giòn và dễ gãy

4.2 Đối tượng

  • Các đối tượng có nguy cơ thiếu sắt cao: phụ nữ trẻ, người ăn chay, người thừa cân, béo phì, trẻ sơ sinh đẻ non.
  • Người thiếu sắt cần thực hiện xét nghiệm ferritin để đánh giá đáp ứng điều trị và đưa ra liệu trình phù hợp.
  • Người mắc bệnh mãn tính như ung thư, bệnh gan, thận nhằm kiểm tra dấu hiệu thừa, thiếu sắt.
  • Kiểm tra định kỳ tính trạng sức khỏe.
  • Xuất hiện các triệu chứng điển hình liên quan đến tăng, giảm Ferritin.

ống mẫu máu xét nghiệm

Xem thêm:

5. Quy trình xét nghiệm chỉ số Ferritin là gì?

Quy trình xét nghiệm Ferritin bao gồm các bước sau:

  • Xác định tĩnh mạch
  • Khử trùng tại vị trí lấy máu
  • Đâm kim nhỏ vào tĩnh mạch và tiến hành thu thập máu cho vào ống nghiệm
  • Rút kim ra sau khi đã lấy đủ máu
  • Dùng bông gòn hoặc gạc để cầm máu vị trí ấn kim
  • Băng lại tại vị trí kim đâm
  • Mẫu máu được đưa tới phòng xét nghiệm và tiến hành phân tích

6. Một số lưu ý khi thực hiện xét nghiệm

Khi xét nghiệm chỉ số Ferritin, người khám cần nhịn ăn ít nhất 12 tiếng trước khi lấy máu. Điều này giúp đảm bảo kết quả chính xác. Thời điểm tốt nhất nhằm đảm bảo kết quả xét nghiệm rối loạn chuyển hóa sắt là khoảng trước 10h sáng. Bởi đây là thời điểm sắt huyết thanh đạt nồng độ cao nhất.
Xét nghiệm chỉ số này có thể được thực hiện độc lập. Tuy nhiên, nó thường được kết hợp với các xét nghiệm máu khác nhằm chẩn đoán các bệnh lý về thiếu máu.

  • Xét nghiệm công thức máu toàn phần (đo nồng độ hemoglobin và hematocrit)
  • Định lượng sắt huyết thanh giúp đo lượng sắt
  • Đo độ bão hòa transferrin
  • Khả năng gắn sắt toàn phần (TIBC) giúp định lượng transferrin

7. Các yếu tố làm thay đổi kết quả xét nghiệm Ferritin

Cùng BCC điểm qua ngay một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm chỉ số Ferritin trong máu:

  • Sử dụng chất đồng vị phóng xạ để chụp xạ hình
  • Mới truyền máu hoặc hiến máu
  • Cơ thể hấp thụ các chất bổ sung sắt và thức ăn giàu sắt
  • Huyết thanh chứa nồng độ lipid cao

8. Đọc kết quả đo chỉ số Ferritin trong máu

Xét nghiệm chỉ số ferritin giúp đánh giá lượng sắt dự trữ trong các tế bào. Nó được sử dụng trong chẩn đoán các trường hợp nghi ngờ bệnh nhân bị thừa hoặc thiếu sắt. Từ đó, có thể liên quan đến một số tình trạng, bệnh lý.

8.1 Chỉ số Ferritin bình thường

Tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính mà giá trị bình thường của chỉ số Ferritin được quy định cụ thể.

  • Nam giới: 12-300 ng/mL (nanogram/milliliter)
  • Nữ giới: 12-150 ng/mL
  • Trẻ sơ sinh: 25-200 ng/mL
  • Trẻ 1 tháng tuổi: 200-600 ng/mL
  • Trẻ từ 2 – 5 tháng tuổi: 50-200 ng/mL
  • Trẻ từ 6 tháng – 15 tuổi: 7-140 ng/mL

Định lượng Ferritin được cho là bình thường sẽ không cảnh báo bất kỳ bệnh lý nào. Tuy nhiên, cần tham khảo thêm ý kiến các chuyên gia để làm rõ các vấn đề liên quan.

8.2 Chỉ số Ferritin thấp

Chỉ số Ferritin thấp hơn bình thường cho thấy cơ thể đang thiếu lượng sắt cần thiết cho hoạt động sống. Sắt là yếu tố quan trọng hàng đầu để sản sinh ra huyết sắc tố. Từ đó, ảnh hưởng đến khả năng vận chuyển oxy đến khắp các mô và tế bào trong cơ thể. Chưa kể, thiếu sắt cũng đồng nghĩa với thiếu máu. Khi đó, quá trình phát triển, chuyển hóa và trao đổi chất cũng bị mất cân bằng. Trong trường hợp này, bác sĩ thường chỉ định bổ sung các loại thuốc tăng hàm lượng sắt. Nếu thiếu sắt quá nhiều, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm sắt trực tiếp vào tĩnh mạch.
Một số nguyên nhân khiến nồng độ Ferritin trong máu thấp phải kể đến như:

  • Chế độ ăn hàng ngày thiếu sắt, suy dinh dưỡng
  • Thiếu máu, mất máu nhiều trong thời kỳ kinh nguyệt
  • Rối loạn khả năng hấp thu của ruột non
  • Chảy máu do chấn thương, phẫu thuật
  • Lọc máu
  • Viêm ruột, viêm gan cấp và xơ gan
  • Mang thai

8.3 Chỉ số Ferritin cao

Chỉ số Ferritin quá cao là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang tích trữ lượng sắt dư thừa. Tình trạng này xảy ra ở các mô cơ quan gây nên bệnh hemochromatosis. Ngoài ra, nó cũng cảnh báo cơ thể uống thuốc sắt kéo dài quá lâu hoặc nhiễm virus viêm gan mãn tính. Tùy vào thực trạng sức khỏe, bác sĩ sẽ chỉ định một số phương pháp cân bằng nồng độ Ferritin hiệu quả. Thủ thuật phổ biến là chích máu tĩnh mạch để loại bỏ lượng phù hợp.
Ngoài ra, xét nghiệm ferritin cao cũng có thể do đột biến gen HFE. Gen HFE có 2 đột biến phổ biến là C282Y và H63D. Nếu một người thừa hưởng 2 gen bất thường có thể phát triển bệnh thừa sắt. Đột biến ở các gen này làm giảm sự kiểm soát của sự hấp thụ sắt trong quá trình tiêu hóa và làm thay đổi sự phân bố của sắt đến các bộ phận của cơ thể. Tuy nhiên đây là nhóm nguyên nhân rất ít gặp ở người châu Á.
Nồng độ Ferritin trong máu tăng lên thường gặp trong các bệnh lý viêm hoặc bệnh lý về gan, ung thư như:

  • Viêm khớp dạng thấp
  • Bệnh Thalassemia
  • Bệnh đa hồng cầu
  • Cường giáp
  • Đái tháo đường type 2
  • Bệnh bạch cầu
  • U lympho Hodgkin
  • Nhiễm độc sắt
  • Bệnh nhân thường xuyên phải truyền máu
  • Bệnh lý viêm gan.
  • Bệnh ung thư (gan, tụy, phế quản, thần kinh, u lympho ác tính, lơ xê mi)

9. TIPs cân bằng chỉ số ferritin

Sau khi có kết quả ferritin, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Từ đó, có thể hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh và đưa ra liệu pháp điều trị phù hợp. Một số khuyến nghị liên quan như:

Chế độ ăn uống

  • Theo dõi, đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại. Từ đó, ưu tiên điều chỉnh chế độ ăn uống hoặc thuốc bổ sung để đảm bảo cân bằng lượng sắt trong cơ thể.
  • Đa dạng hóa thức ăn trong chế độ ăn uống. Đặc biệt là bổ sung các nguồn thức ăn chứa hàm lượng sắt cao. Điển hình là thịt, trứng, tiết, rau quả giàu vitamin C (lựu, mơ, chuối, nho), gan, hạt, các loại đậu… Trong trường hợp Ferritin thấp nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề xuất bổ sung sắt thông qua dược phẩm. Tuy nhiên, nếu chỉ bổ sung riêng thực phẩm giàu chất sắt sẽ khó tăng lượng hồng cầu trong máu. Do đó, cần bổ sung thêm đa dạng nguồn thức ăn.
  • Với người thiếu sắt trầm trọng có thể bổ sung thêm viên sắt. Phụ nữ có thai cần uống sắt đều đặn, mỗi ngày một viên từ khi mang thai đến khi sau sinh 1 tháng. Việc bổ sung cho trẻ em cần tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Điều trị can thiệp

Chỉ định các xét nghiệm bổ sung nếu chỉ số xét nghiệm chỉ số Ferritin cao. Từ đó, có thể xác định nguyên nhân và đề xuất phác đồ điều trị phù hợp. Trong trường hợp cơ thể mắc các bệnh lý liên quan, cần thực hiện điều trị để đảm bảo sức khỏe tổng quan.

thực phẩm bổ sung sắt

Xem thêm:

10. Tạm kết

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết liên quan đến chỉ số Ferritin là gì. Đây là thông số thể hiện định lượng sắt dự trữ trong máu. Xét nghiệm ferritin rất quan trọng trong đánh giá định lượng này. Đồng thời, có thể dễ dàng sàng lọc, chẩn đoán hiệu quả các bệnh lý liên quan. Chẳng hạn như thiếu sắt, bệnh hemochromatosis hoặc một số loại ung thư. Từ đó, có thể theo dõi và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến nghiên cứu và ứng dụng Xét nghiệm trong mọi lĩnh vực.

cv

Tham vấn chuyên môn

TS. Đào Thị Lương

Tiến sĩ sinh học

Nguyên Phó phòng Bảo tàng Giống Vi sinh vật - Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học

Bích Vũ

Content Writer of BCC

4.9/5 - (9 bình chọn)

Bài viết liên quan

insulin là gì

Insulin là gì? Vai trò, phân loại và một số lưu ý khi sử dụng

Insulin là gì? Hormone quan trọng trong quá trình chuyển hóa các chất, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu...
hba1c là gì

HbA1c là gì? Chỉ số đánh giá tình trạng bệnh tiểu đường cần biết

HbA1c là gì? Chỉ số xét nghiệm đường huyết cần thiết, giúp đánh giá tình trạng sức khỏe bệnh nhân...
inr là gì

INR là gì? Ý nghĩa xét nghiệm INR và một số lưu ý quan trọng

INR là gì? Xét nghiệm INR giúp đánh giá thời gian đông máu và theo dõi hiệu quả điều trị...