Lactobacillus acidophilus là lợi khuẩn quan trọng trong hệ tiêu hóa, giúp cân bằng hệ vi sinh và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
Lactobacillus acidophilus xuất hiện nhiều trong miệng, ruột và âm đạo. Lợi khuẩn này có tác dụng như men vi sinh giúp cải thiện hệ tiêu hóa và tăng cường sức khỏe miễn dịch. Vậy Lactobacillus acidophilus là gì? Ý nghĩa quan trọng với sức khỏe ra sao? Có tác dụng phụ khi sử dụng không? Nắm bắt ngay chi tiết thông tin thông qua bài viết dưới đây.
Nội dung
- 1. Tổng quan về Lactobacillus acidophilus
- 2. Tác dụng của Lactobacillus Acidophilus đối với sức khỏe
- 2.1 Giảm Cholesterol
- 2.2 Hỗ trợ giảm cân
- 2.3 Ngăn ngừa và điều trị nhiễm trùng âm đạo
- 2.4 Tăng cường sức khỏe đường ruột
- 2.5 Hạn chế tối đa tình trạng tiêu chảy
- 2.6 Cải thiện triệu chứng hội chứng ruột kích thích
- 2.7 Điều trị cảm lạnh, cảm cúm
- 2.8 Cải thiện các triệu chứng dị ứng
- 2.9 Ngăn chặn triệu chứng của bệnh chàm
- 2.10 Hỗ trợ điều trị trầm cảm
- 2.11 Ngăn ngừa hội chứng mệt mỏi mãn tính (CFS)
- 2.12 Cải thiện tình trạng không dung nạp Lactose
- 2.13 Ngăn ngừa, giảm thiểu nhiễm trùng nấm âm đạo
- 2.14 Hỗ trợ điều trị bệnh viêm ruột
- 3. Cách dùng Lactobacillus acidophilus đúng cách an toàn và hiệu quả
- 4. Một số lưu ý trước khi sử dụng lợi khuẩn L.acidophilus
- 5. Liều lượng sử dụng Lactobacillus acidophilus
- 6. Sử dụng Lactobacillus acidophilus quá nhiều có tốt không?
- 7. Đối tượng không nên sử dụng Lactobacillus acidophilus
- 8. Thực phẩm bổ sung Lactobacillus acidophilus
- 9. Tạm kết
1. Tổng quan về Lactobacillus acidophilus
1.1 Lactobacillus acidophilus là gì?
Lactobacillus acidophilus là lợi khuẩn giúp duy trì lượng vi khuẩn tốt trong dạ dày và ruột. Nó thường cư trú ở đường tiêu hóa, có khả năng sản sinh enzyme lactase nahwmf chuyển hóa acid lactic. Từ đó, tạo môi trường thuận lợi cho lợi khuẩn và ngăn chặn nấm gây bệnh. Bởi vậy, lợi khuẩn này có vai trò quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa cũng như tăng cường sức đề kháng. Lactobacillus acidophilus được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm như sữa, sữa chua, phô mai, rau củ lên men,… L. acidophilus sinh sản bằng phương thức trực phân hoặc chia đôi.
1.2 Dạng bào chế của lợi khuẩn Lactobacillus acidophilus
Lợi khuẩn Lactobacillus acidophilus có đa dạng dạng bào chế. Cụ thể:
- Dạng bột, cốm chứa 100 triệu đến 1 tỷ vi khuẩn đông khô.
- Viên nén thường, viên tan chứa 300 đến 600 triệu vi khuẩn đông khô.
- Viên nang thường hoặc tan trong ruột chứa 1 đến 5 tỷ vi khuẩn đông khô.
- Hỗn dịch chứa 350 đến 500 triệu vi khuẩn trong 1 ống 5ml.
- Dạng bột chứa 5 đến 10 tỷ xác vi khuẩn do nhiệt độ tiêu diệt.
1.3 Cơ chế hoạt động của lợi khuẩn Lactobacillus acidophilus
Dưới đây là một số cơ chế hoạt động của Lactobacillus acidophilus đã được BCC tổng hợp.
- Bổ sung lợi khuẩn, ngăn chặn tình trạng rối loạn hệ tiêu hóa và tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng. Acidophilus còn hỗ trợ tiêu hóa thành phần sữa ở người không dung nạp được lactose.
- Điều trị các vấn đề liên quan đến nhiễm trùng đường tiêu hóa và tiêu chảy do Clostridium difficile gây ra.
- Ngăn chặn các vi sinh vật gây nhiễm trùng mụn trứng cá và âm đạo.
- Giảm lượng cholesterol và nồng độ cholesterol trong máu. Nó hoạt động bằng cách hấp thụ cholesterol từ hệ tiêu hóa. Sau đó, sử dụng nó để tạo màng tế bào, ngăn chặn cholesterol đi vào máu.
- Chống tái phát ung thư bàng quang. Tuy nhiên, tác dụng này vẫn còn chưa được xác thực chính xác.
- Giảm các triệu chứng liên quan đến dị ứng và viêm da ở cả người lớn và trẻ em. Đặc biệt giảm đến 22% tỷ lệ mắc bệnh chàm.
Tuy nhiên, người bệnh cần tham khảo ý kiến cũng như lắng nghe tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng.
2. Tác dụng của Lactobacillus Acidophilus đối với sức khỏe
Lactobacillus acidophilus mang đến nhiều lợi ích quan trọng với sức khỏe. Bao gồm:
2.1 Giảm Cholesterol
Hàm lượng cholesterol tăng cao, nhất là LDL-C gây ra nhiều bệnh lý tim mạch. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra men vi sinh chứa L. acidophilus có thể làm giảm cholesterol. Vai trò này dựa trên cơ chế hấp thụ cholesterol từ đường ruột để hình thành màng tế bào. Một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra tác dụng giảm cholesterol của sữa chua chứa L. acidophilus cao hơn 7% so với loại thông thường.
2.2 Hỗ trợ giảm cân
Hệ vi sinh đường ruột cân bằng giúp hỗ trợ tiêu hóa thức ăn cũng như giảm lượng calo hấp thụ. Quá trình giúp thúc đẩy quá trình giảm cân an toàn và hiệu quả. Các chế phẩm chứa L. acidophilus đã chứng minh được hiệu quả này. Đặc biệt khi nó được kết hợp với nhiều lợi khuẩn khác. Tuy nhiên, tác dụng này vẫn còn trong quá trình nghiên cứu để đảm bảo tính chính xác.
2.3 Ngăn ngừa và điều trị nhiễm trùng âm đạo
Viêm âm đạo là bệnh lý phổ biến ở phụ nữ. Nó xảy ra do vi khuẩn làm mất cân bằng độ pH trong âm đạo. Nghiên cứu chỉ ra rằng L.acidophilus có thể giúp điều trị tình trạng này. L.acidophilus có nhiều trong âm đạo, tiết axit lactic ngăn chặn hại khuẩn phát triển.
2.4 Tăng cường sức khỏe đường ruột
Đường ruột khỏe mạnh được duy trì nhờ hàng tỷ lợi khuẩn tiêu hóa, đặc biệt là L.acidophilus. Chúng sản sinh axit lactic giúp ngăn chặn hại khuẩn xâm nhập vào ruột và bảo vệ niêm màng ruột. L.acidophilus còn giúp cân bằng hệ vi sinh, tăng tổng hợp axit béo chuỗi ngắn như butyrate. Từ đó, ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa và tăng cường hấp thu dinh dưỡng.
2.5 Hạn chế tối đa tình trạng tiêu chảy
Tiêu chảy là cơ chế loại bỏ hại khuẩn ra khỏi đường tiêu hóa. Tuy nhiên, trường hợp này kéo dài gây ra mất nước và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng. Các chế phẩm chứa L.acidophilus đã chứng minh được khả năng phòng ngừa tiêu chảy cấp và giảm triệu chứng bệnh. Chưa kể, khi kết hợp với các chế phẩm khác, L.acidophilus còn hỗ trợ điều trị:
- Nhiễm trùng đường tiêu hóa (nhiễm virus rota)
- Tiêu chảy khi đi du lịch và do nhiễm khuẩn Clostridium difficile
2.6 Cải thiện triệu chứng hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích (IBS) với các biểu hiện đặc trưng như đau bụng, đầy hơi và đại tiện bất thường. Nguyên nhân chủ yếu là do hại khuẩn gây nên. Nghiên cứu thực hiện trên 60 bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích đã chứng minh tác dụng của L.acidophilus:
- Cải thiện đầy hơi trong 1 – 2 tháng
- Giảm thiểu tình trạng đau bụng
Thế nhưng, tác dụng này còn phụ thuộc vào lượng vi khuẩn trong thuốc. Sử dụng liều men vi sinh thấp chứa L.acidophilus chỉ trong thời gian ngắn nhưng đảm bảo hiệu quả điều trị hội chứng này cao nhất.
2.7 Điều trị cảm lạnh, cảm cúm
Lợi khuẩn L.acidophilus còn có vai trò thúc đẩy hệ thống miễn dịch và giúp chúng ta giảm nguy cơ nhiễm virus gây bệnh. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng việc dùng men vi sinh chứa L.acidophilus hàng ngày có thể ngăn ngừa cảm lạnh thông thường. Ngoài ra, chúng còn có thể làm giảm các triệu chứng như sốt, ho, hạn chế việc sử dụng kháng sinh trong bệnh cảm cúm ở trẻ nhỏ.
2.8 Cải thiện các triệu chứng dị ứng
Dị ứng là những phản ứng đặc biệt của cơ thể khi tiếp xúc với những chất gây kích ứng hệ thống miễn dịch. Tình trạng này được đặc trưng bởi các triệu chứng như nổi mẩn đỏ trên da, ngứa da, chảy nước mũi hoặc đỏ mắt… Qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng chế phẩm từ men vi sinh có thể làm giảm lượng kháng thể IgA – liên quan đến phản ứng dị ứng. Nhờ đó, men vi sinh giúp giảm các triệu chứng dị ứng như chảy nước mũi, tắc mũi…
2.9 Ngăn chặn triệu chứng của bệnh chàm
Bệnh chàm hay viêm da cơ địa có tỷ lệ người mắc lớn, đặc biệt ở trẻ em. Một số biểu hiện đặc trưng phải kể đến như viêm da, ngứa, đau rát và bong tróc. kết quả nghiên cứu đã chỉ ra L.acidophilus có thể làm giảm thiểu tình trạng viêm da. Đồng thời, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh chàm ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh trong ba tháng đầu đời đến 22%.
2.10 Hỗ trợ điều trị trầm cảm
Sức khỏe đường ruột có mối quan hệ chặt chẽ với các bệnh lý về tâm lý, tâm thần. Các chế phẩm chứa L.acidophilus có khả năng kích thích dẫn truyền tín hiệu thần kinh. Từ đó, ngăn chặn các biểu hiện trầm cảm như lo lắng, bất lực, dễ khóc, cáu kỉnh, nổi nóng… Đồng thời, giảm tỷ lệ mắc các bệnh này.
2.11 Ngăn ngừa hội chứng mệt mỏi mãn tính (CFS)
Hội chứng này gây hậu quả nghiệm trọng cho sức khỏe cơ thể với các biểu hiện sau:
- Mệt mỏi, thiếu sức sống
- Thờ ơ, mất động lực vào cuộc sống
- Hạn chế khả năng tập trung và ghi nhớ
- Rối loạn giấc ngủ
Tình trạng rối loạn bất thường của hệ tiêu hóa là một trong những nguyên nhân chính gây nên hội chứng này. Bởi vậy, việc bổ sung L.acidophilus giúp nâng cao sức khỏe đường ruột và giảm triệu chứng mệt mỏi.
2.12 Cải thiện tình trạng không dung nạp Lactose
Đây là tình trạng đường tiêu hóa không thể hấp thu và chuyển hóa các thức ăn chứa lactose. Chẳng hạn như sữa, kem, phô mai, sữa chua… gây nên tiêu chảy kéo dài. Lợi khuẩn L.acidophilus có thể tiết enzyme lactase giúp phân hủy lactose. Từ đó, giúp cải thiện hệ tiêu hóa và tăng khả năng hấp thu dưỡng chất.
2.13 Ngăn ngừa, giảm thiểu nhiễm trùng nấm âm đạo
Nhiễm nấm Candida dễ xảy ra do độ pH trong môi trường âm đạo biến đổi. Việc đặt hoặc thuốc bột chứa L.acidophilus giúp cân bằng hệ vi sinh và độ pH.
2.14 Hỗ trợ điều trị bệnh viêm ruột
Bệnh Crohn và viêm loét đại tràng là các bệnh lý viêm ruột phổ biến. Nó gây ra tình trạng đau bụng, tiêu chảy, giảm cân thất thường,… Việc bổ sung chế phẩm chứa L.acidophilus giúp cải thiện triệu chứng bệnh. Đồng thời, tăng cường chất lượng cuộc sống.
Xem thêm:
- Bacillus subtilis – Đặc điểm và một số lợi ích quan trọng cần biết
- Bacillus Clausii – Giải pháp toàn diện cho hệ tiêu hóa
3. Cách dùng Lactobacillus acidophilus đúng cách an toàn và hiệu quả
Lactobacillus acidophilus là lợi khuẩn quan trọng với hệ đường ruột. Do đó, bổ sung lợi khuẩn này trong cơ thể rất quan trọng. Một số thực phẩm chứa Lactobacillus acidophilus có thể bổ sung hàng ngày như sữa chua, phô mai, kim chi, tương miso, đậu nành lên men, chế phẩm sinh học,… Tuy nhiên, cần chú ý đến số lượng lợi khuẩn, liều dùng, cách dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu sử dụng dạng viên, gói, cần sử dụng đúng theo chỉ định.
Các loại thuốc bổ sung Lactobacillus acidophilus có thể được sử dụng cùng nước lọc, sữa, nước trái cây. Với các loại viên nang, viên nén hay hạt có thể nhai và nuốt. Với trẻ em sử dụng viên nén, cần nghiền trước khi uống. Với trẻ dưới 3 tuổi, cần tuân theo sự chỉ định của bác sĩ.
4. Một số lưu ý trước khi sử dụng lợi khuẩn L.acidophilus
- Các trường hợp không dung nạp đường lactose, không nên bổ sung lợi khuẩn dưới dạng thực phẩm từ sữa.
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc bổ sung L. acidophilus trong chế độ ăn hàng ngày cũng như dưới dạng chế phẩm thuốc.
- Nếu có nguy cơ nhiễm nấm do dùng kháng sinh hay L. acidophilus, vẫn cần sử dụng thuốc kháng sinh do bác sĩ chỉ định.
- Chế phẩm chứa L. acidophilus sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Sử dụng kháng axit khoảng 30 – 60 phút trước khi dùng L. acidophilu
- Không dùng thuốc kháng sinh cùng lúc với L. acidophilus mà nên cách nhau ít nhất 2 tiếng
- Không sử dụng đồng thời cùng thuốc ức chế miễn dịch
- Nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, trong khoảng từ 2-8 độ. Nếu không, để men trong hộp kín, nơi thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp.
Cẩn trọng khi sử dụng nếu gặp các vấn đề sau:
- Đang đặt ống thông tĩnh mạch
- Mắc các bệnh suy giảm miễn dịch như HIV/ AIDS, hóa trị ung thư
- Sử dụng thuốc chống thải trừ ghép tạng
- Xơ gan
- Mắc bệnh về đường tiêu hóa
5. Liều lượng sử dụng Lactobacillus acidophilus
5.1 Dựa theo đối tượng
- Người lớn: Nên bổ sung khoảng 15 tỷ lợi khuẩn mỗi ngày để năng cao hiệu quả tiêu hóa. Sử dụng tối đa khoảng 50 triệu đến 100 tỷ đơn vị khuẩn lạc/ ngày (số lượng trong một viên thuốc) trong tối đa 6 tháng.
- Trẻ em: Cần cân nhắc và tuân theo chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt cẩn trọng với trẻ em dưới 3 tuổi. Bổ sung tối đa 100 triệu đến 50 tỷ đơn vị khuẩn lạc/ngày trong 3 tháng.
- Phụ nữ mang thai: Hỏi ý kiến của bác sĩ về liều lượng Lactobacillus acidophilus bổ sung trước khi sử dụng.
5.2 Dựa theo chế phẩm
Số lượng lợi khuẩn L. acidophilus trong một viên thuốc có đơn vị là CFU. Nếu sử dụng như chất bổ sung, số lượng hấp thu có thể lên đến 50 – 100 tỷ đơn vị hình thành khuẩn lạc (CFU) mỗi ngày. Liều khuyến cáo một số dạng chế phẩm như sau:
- Chứa L. acidophilus và natri carboxymethylcellulose: 2 viên nang/ lần, 2-4 lần/ ngày.
- Chứa L. acidophilus và L. bulgaricus: 2 viên nang/ lần, hoặc 4 viên nén/ lần, hoặc 1 gói hạt/ lần, 3 – 4 lần.
- Chứa L. acidophilus và L. casei: Dùng 1 viên nang/ lần/ ngày trong 2 tuần đầu. Sau đó, có thể tăng liều lên 3 viên nang/ ngày.
Lưu ý, cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Ngoài ra, có thể bổ sung Lactobacillus acidophilus thông qua các sản phẩm hàng ngày như sữa chua, sữa hạt, phomai,…
6. Sử dụng Lactobacillus acidophilus quá nhiều có tốt không?
6.1 Các tác dụng thường gặp khi sử dụng Lactobacillus acidophilus
Lactobacillus acidophilus mang lại nhiều lợi ích và được cho là an toàn với sức khỏe. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc bổ sung lợi khuẩn này có thể gây ra một số tác dụng phụ sau: đau bụng, táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng, nhiễm trùng,… Hoặc những người không dung nạp lactose sẽ khó chịu khi sử dụng men vi sinh chứa lợi khuẩn này.
Không phải ai cũng gặp các phản ứng này. Tùy theo cơ địa của mỗi người mà xuất hiện các dấu hiệu trên. Nếu gặp bất kỳ tác dụng phụ nào, cần đến gặp ngay bác sĩ để có phương án điều trị kịp thời.
6.2 Các dấu hiệu phản ứng dị ứng cần gặp Bác sĩ
Một số dấu hiệu dị ứng trở nên nghiêm trọng nếu không được chữa trị kịp thời. Khi đó, cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời. Một số biểu hiện dị ứng thường gặp như:
- Ngứa toàn thân
- Nổi ban trên da
- Sưng môi, mắt, mặt, lưỡi, họng,…
- Chóng mặt, khó thở
- Nhiễm trùng máu, nội mạc tim, van tim, suy giảm miễn dịch,…
- Sốt cao, ớn lạnh và ho dai dẳng
- Sẹo gan ở người xơ gan
- Hội chứng ruột ngắn và viêm ruột ở người mắc bệnh tiêu hóa
7. Đối tượng không nên sử dụng Lactobacillus acidophilus
Lactobacillus acidophilus an toàn và mang lại nhiều lợi ích với sức khỏe. Tuy nhiên, không nên sử dụng với người có sức đề kháng kém hoặc tổn thương hệ tiêu hóa. Điều này giúp ngăn chặn vi khuẩn lây lan khắp cơ thể gây nhiễm trùng huyết. Các đối tượng không nên sử dụng gồm:
- Mắc bệnh nặng
- Trẻ sơ sinh ốm nặng
- Mới phẫu thuật xong
- Người suy giảm miễn dịch (lớn tuổi, ung thư, HIV/AIDS…)
8. Thực phẩm bổ sung Lactobacillus acidophilus
Lactobacillus acidophilus có trong nhiều loại thực phẩm bổ sung hàng ngày. Do đó, có thể thêm lợi khuẩn này bằng cách xây dựng thực đơn khoa học và lành mạnh.
Sữa chua
Thức uống sữa lên men, sữa chua giúp bổ sung lợi khuẩn, hỗ trợ tiêu hóa.
Đậu nành, nước tương lên men
Thực phẩm giàu Lactobacillus acidophilus, protein và khoáng chất. Chúng chứa axit lactic và bifidobacteria giúp kiểm soát huyết áp và xương khớp. Với trẻ em, sữa chua giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy và triệu chứng IBS. Loại thực phẩm này đặc biệt quan trọng với người không dung nạp lactose.
Phô mai
Phô mai chứa nhiều Lactobacillus acidophilus tốt cho đường tiêu hóa. Ngoài ra, loại thực phẩm này còn cung cấp canxi, vitamin B12, selen, phốt pho làm giảm các vấn đề về tim và loãng xương.
Trà nấm hoặc trà lên men
Thức uống giúp cải thiện tiêu hóa và giảm đầy hơi hiệu quả.
Dưa cải bắp lên men
Phần lớn các loại rau củ, dưa chua lên men nhờ Lactobacillus acidophilus. Bởi vậy, có thể ăn dưa chua từ 1 – 2 bữa/ tuần để hỗ trợ tiêu hóa. Nó chứa men vi sinh, chất xơ, vitamin B, K, C, natri,… và chống oxy hóa tốt cho mắt.
Kim chi
Quá trình lên men giúp nâng tầm hương vị và cung cấp lợi khuẩn tốt cho sức khỏe. Thực phẩm này chứa nhiều Lactobacillus acidophilus, axit lactic, vitamin, khoáng chất, sắt,…
Nấm sữa kefir
Nấm sữa kefir được làm bằng vi khuẩn axit lactic và nấm men. Giúp cải thiện tình trạng xương, hỗ trợ tiêu hóa, và ngăn ngừa nhiễm trùng. Giống sữa chua, nấm sữa Kefir có lợi cho người không dung nạp lactose.
Xem thêm:
- Lợi khuẩn Bifido – Duy trì “sức khỏe vàng” cho hệ tiêu hóa
- Lactobacillus – Trợ thủ đắc lực số 1 cho hệ tiêu hóa
9. Tạm kết
Lactobacillus acidophilus là một vi khuẩn có ích phổ biến được tìm thấy trong đường ruột của con người. Nó có vai trò quan trọng trong cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ hệ thống tiêu hóa và bảo vệ sức khỏe. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng Lactobacillus acidophilus có thể có lợi cho hệ miễn dịch và sức khỏe trẻ nhỏ. Tuy nhiên, việc sử dụng sản phẩm chứa vi khuẩn này cần được thảo luận với bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến nghiên cứu và ứng dụng Probiotics trong mọi lĩnh vực.