Sốc phản vệ là gì? Tình trạng dị ứng nghiêm trọng, có thể gây tử vong nhanh chóng nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời
Sốc phản vệ là tình trạng phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Thậm chí, có thể dẫn nguy hiểm đến tính mạng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Quá trình này xảy ra nhanh chóng chỉ trong vài giây hoặc vài phút sau khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng. Theo thống kê tại một số khu vực trên thế giới, tỷ lệ sốc phản vệ ở châu u là 4 – 5 ca/10.000 dân, Mỹ là 58,9 ca/100.000 dân. Việt Nam chưa có số liệu thống kê. Tuy nhiên, trên thực tế, đã có nhiều ca bệnh tử vong vì sốc phản vệ được ghi nhận. Vậy sốc phản vệ là gì? Cơ chế và nguyên nhân ra sao? Cách xử lý như thế nào? Tất cả các thông tin trên sẽ được giải đáp đầy đủ trong bài viết dưới đây của BCC.
Nội dung
1. Sốc phản vệ là gì?
1.1 Khái niệm
Phản vệ là gì? Đây là phản ứng dị ứng cấp tính, có thể gây tử vong. Quá trình này diễn ra qua trung gian IgE. Nó xảy ra ở người nhạy cảm trước đó khi chúng tiếp xúc lại với kháng nguyên nhạy cảm. Còn sốc phản vệ là gì? Đây là phản ứng dị ứng cấp tính nặng và đe dọa trực tiếp đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Nó kích thích hệ thống miễn dịch giải phóng lượng lớn chất trung gian hóa học gây sốc. Giãn mạch đột ngột, thành mạch tăng thẩm thấu, phế quản nhạy cảm quá mức khiến huyết áp giảm mạnh và tắc nghẽn đường thở.
Phản ứng này xảy ra nhanh chóng chỉ trong vài phút hoặc vài giây sau khi tiếp xúc với chất dị ứng. Chẳng hạn như thuốc, nhựa mủ, nọc độc, ong chích, kiến đốt,… Hoặc dị ứng với một số thực phẩm tiêu thụ hàng ngày. Do đó, cần nhanh chóng nhận biết và xử lý kịp thời để không gặp phải các biến chứng đáng tiếc. Tuy nhiên, việc xác định nguyên nhân gây sốc phản vệ không hề dễ dàng. Thậm chí, nó có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân kết hợp. Chưa kể, nhiều trường hợp không xuất hiện triệu chứng ở ngoài da. Thay vào đó, nó lại ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tuần hoàn như giảm huyết áp.
1.2 Cơ chế nảy sinh sốc phản vệ
Cơ chế sản sinh sốc phản vệ gồm 3 giai đoạn:
-
Giai đoạn 1 – Giai đoạn mẫn cảm
Dị nguyên xâm nhập vào cơ thể thông qua tiêm hoặc ăn uống, hít phải hoặc tiếp xúc qua da. Khi gặp đại thực bào, dị nguyên gây nên tình trạng sốc phản vệ. Đại thực bào được hoạt hóa, truyền tin qua ARN và tiết interleukin (IL 1). IL1 tiếp tục hoạt hóa TCD4, với sự hỗ trợ của phức hợp chuyển lớp 1 và 3, tác động đến thứ lớp TH1 và TH2 của TCD4. TH2 thể hiện rõ vai trò khi xảy ra sốc phản vệ do thuốc, với sự tham gia của IL 4 và IL5 dẫn đến tiết IgE. Kháng thể này chui qua màng tương báo từ tế bào plasma và gắn trên mặt dưỡng bào.
-
Giai đoạn 2 – Giai đoạn hóa sinh bệnh
Dị nguyên phối hợp cùng IgE và giải phóng nhiều hoạt chất trung gian. Điển hình là serotonin, histamin…
-
Giai đoạn 3 – Giai đoạn sinh lý bệnh
Các hoạt chất trung gian làm giãn động mạch, giảm huyết áp và co thắt phế quản. Từ đó, gây ra các cơ đau ở vùng bụng. Đồng thời, có thể bị đau đầu, chóng mặt hoặc hôn mê do co động mạch não.
Cơ chế này làm tăng tính thẩm thấu mao quản. Phế quản nhạy cảm quá mức làm giãn mạch ngoại biên, tăng tính thẩm thấu thành mạch và giảm thể tích tuần hoàn. Các tác động này làm tụt huyết áp và tác động đến hoạt động của cơ tim. Ngoài ra, tình trạng này còn làm co thắt phế quản, phù nề thanh quản và thu hẹp đường hô hấp. Sau cùng, gây nên suy hô hấp cấp. Sốc phản vệ diễn ra trong trường hợp cơ địa dị ứng. Bởi vậy, nó có thể xảy ra với người này nhưng không xảy ra với người khác.
1.3 Sinh lý bệnh của phản vệ
Tương tác giữa kháng nguyên và IgE trên bạch cầu ưa bazo, tế bào mast kích hoạt sản sinh histamine, leukotrien và các chất trung gian khác. Phản ứng này gây co thắt cơ trơn lan tỏa (nôn ói, tiêu chảy, co thắt phế quản) và giãn mạch làm rò rỉ huyết tương (mề đay, mẩn ngứa, phù mạch).
Phản ứng dạng phản vệ
Phản ứng anaphylactoid không phân biệt được với sốc phản vệ. Tuy nhiên, nó không liên quan đến IgE và không cần có sự nhạy cảm trước. Chúng xảy ra do kích thích trực tiếp của tế bào mast hoặc phức hợp miễn dịch kích hoạt bổ sung.
Dưới đây là một số tác nhân kịch phát phổ biến nhất của phản ứng phản vệ:
- Chất cản quang ion hóa
- Aspirin, thuốc chống viêm không steroid khác (NSAID)
- Opioid
- Kháng thể đơn dòng
- Tập thể dục
2. Nguyên nhân gây sốc phản vệ
Để ngăn chặn các tác nhân lạ xâm nhập, hệ miễn dịch sản sinh lượng lớn kháng thể đặc hiệu. Với các chất có hại, đây là phản ứng hữu hiệu giúp bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên, có trường hợp hệ miễn dịch phản ứng quá mẫn cảm với chất vô hại. Chuỗi các phản ứng hóa học được khởi động gây nên hiện tượng dị ứng. Tình trạng này chuyển biến nghiêm trọng gây nên sốc phản vệ. Hầu hết mọi đối tượng, mọi độ tuổi đều có nguy cơ gặp phải sốc phản vệ. Dưới đây mà một số nguyên nhân gây sốc phản vệ đã được BCC tổng hợp.
Nguyên nhân gây sốc phản vệ
- Thuốc kháng sinh, thuốc giãn cơ, giảm đau chống viêm, gây tê, gây mê), aspirin, thuốc cản quang tĩnh mạch (IV), thuốc tiêm, truyền dịch,…
- Thức ăn, nọc côn trùng, đặc biệt là nọc ong
- Mất máu quá nhiều, cơ thể bị giập nát do chấn thương,…
- Thức ăn hàng ngày cũng khiến một số người gặp phải sốc phản vệ như trứng, lạc, hải sản, hạt óc chó, động vật có vỏ, sữa,…
- Dị ứng thời tiết
Xem thêm:
- Viêm mũi dị ứng là gì? Triệu chứng và cách điều trị hiệu quả
- Viêm da dị ứng là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng ngừa
Nguyên nhân tăng nguy cơ sốc phản vệ là gì?
- Từng bị sốc phản vệ trong quá khứ. Mức độ ở lần gặp sau có thể nghiêm trọng hơn.
- Dị ứng hoặc hen suyễn.
- Mắc bệnh tim và chứng tăng sản bào do tích tụ bất thường của một loại tế bào bạch cầu nhất định.
Nếu cơ thể bị thay đổi đột ngột khi tiếp xúc với tác nhân lạ, cần nghi ngờ tình trạng sốc phản vệ xảy ra. Đồng thời, cần nhanh chóng xử lý kịp thời để tránh biến chứng nguy hiểm. Đồng thời, nắm bắt được nguyên nhân gây dị ứng và tránh tiếp xúc về sau. Một số trường hợp không xác định được nguyên gây sốc phản vệ, gọi là sốc phản vệ vô căn.
3. Các triệu chứng và dấu hiệu của phản vệ
Sốc phản vệ bắt đầu gây nên các triệu chứng chỉ trong 15 phút sau khi tiếp xúc. Đặc biệt liên quan đến da, hệ hô hấp, tiêu hóa và hệ thống tim mạch. Tuy nhiên, có trường hợp xảy ra sau khi tiếp xúc nửa giờ, vài tiếng hoặc lâu hơn. Các khu vực bị ảnh hưởng khác nhau và không nhất thiết tiến triển từ nhẹ (nổi mày đay) đến nghiêm trọng (sốc, tắc nghẽn đường dẫn khí). Dù mỗi bệnh nhân cùng biểu hiện một phản ứng với tiếp xúc tiếp theo.
Một số triệu chứng phổ biến từ nhẹ đến nặng như ngứa, đỏ bừng, nổi mề đay, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, khó thở, đánh trống ngực và chóng mặt. Các dấu hiệu quá mẫn như huyết áp thấp, tim đập nhanh, nổi mề đay, phù mạch, khó thở, tím tái và ngất. Sốc có thể chuyển biến chỉ trong vài giây. Sau đó, bệnh nhân có thể bị co giật, không đáp ứng, thậm chí dẫn đến tử vong. Trụy tim mạch có thể xảy ra mà không có triệu chứng hô hấp hoặc biểu hiện khác. Phản ứng giai đoạn cuối có thể diễn ra từ 4 đến 8 giờ sau phơi nhiễm hoặc sau đó. Bởi vậy, bệnh nhân có phản ứng phản vệ cần được theo dõi ở cơ sở điều trị bệnh ở giai đoạn cấp tính trong vài giờ sau phản ứng ban đầu.
4. Biến chứng nguy hiểm sau sốc phản vệ
Sốc phản vệ là tình trạng y khoa nghiêm trọng gây tắc nghẽn đường thở. Đây cũng là yếu tố khiến tim ngừng đập do huyết áp giảm khi tim không nhận đủ oxy. Nếu không được xử lý kịp thời, tình trạng này có thể gây ra các biến chứng tiềm ẩn như:
- Suy thận, tổn thương não
- Sốc tim, loạn nhịp tim và nhồi máu cơ tim
- Tử vong
Trong một số trường hợp, tình trạng này còn diễn biến nghiêm trọng hơn. Cụ thể là các vấn đề về hệ hô hấp. Điển hình là tắc nghẽn phổi mãn tính khiến cơ thể thiếu oxy và chức năng phổi bị tổn hại nặng nề. Ngoài ra, nó còn làm nghiêm trọng hơn các triệu chứng ở bệnh nhân mắc đa xơ cứng… Bởi vậy, cần khắc phục và điều trị kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm. Nếu xuất hiện các dấu hiệu nhận biết sốc phản vệ sau khi tiếp xúc với dị nguyên trên, cần nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế. Bởi quá trình này chuyển biến dẫn đến tử vong rất nhanh. Thậm chí trong vài phút đến vài giờ.
5. Chẩn đoán phản vệ
Đánh giá lâm sàng
Cách chẩn đoán phản vệ này được ứng dụng trong trường hợp nghi ngờ tình trạng phản vệ xảy ra đột ngột không thể giải thích. Điển hình là: sốt, khó thở, suy hô hấp, phù mạch, chảy nước mắt, các triệu chứng GI,…
Đo nồng độ tryptase trong huyết thanh
Tình trạng này tiến triển nghiêm trọng rất nhanh. Do đó, người mắc không có nhiều thời gian để thực hiện xét nghiệm. Trong trường hợp nhẹ, có thể đo nồng độ tryptase trong huyết thanh (tốt nhất là trong 2 giờ sau phản ứng) để xác định tình trạng sốc phản vệ. Trong quá trình sốc phản vệ, có thể đo để xác nhận chẩn đoán nếu nó không rõ ràng hoặc nếu các triệu chứng tái phát. Chẩn đoán dễ xác định nhất là dựa trên tiền sử của bản thân hoặc gia đình.
6. Xử lý sốc phản vệ
Nếu cơ thể bị sốc phản vệ nghiêm trọng, cần lập tức cấp cứu và điều trị y tế kịp thời. Trường hợp sẵn ống tiêm tự động epinephrine (EpiPen) cần dùng ngay khi có dấu hiệu đầu tiên xuất hiện. Sau đó, thực hiện hô hấp nhân tạo nếu họ ngưng thở cho đến khi cấp cứu đến. Đồng thời, không nên cố uống bất kỳ loại thuốc nào khi khó thở. Tuy nhiên, cần được theo dõi sau đó để tránh tái phát khi hết tác dụng của thuốc. Trong lúc chờ cấp cứu, để bệnh nhân ở nơi thoáng mát.
Một số phương pháp điều trị sốc phản vệ phải kể đến như:
- Sử dụng Epinephrine ngay lập tức
- Đặt nội khí quản nếu không đáp ứng epinephrine oxygen gây phù nề đường dẫn khí
- Chất lỏng IV và thuốc giảm huyết áp cho hạ huyết áp dai dẳng. Cụ thể là 1 – 2 lít (20 – 40 mL/kg ở trẻ em) với dịch IV đẳng trương (dung dịch muối 0,9%). Hạ huyết áp kháng trị với truyền dịch và epinephrine IV cần đến thuốc co mạch (dopamine 5mcg/kg/phút)
- Thuốc kháng histamine (thuốc chẹn H1 như diphenhydramine 50 – 100 mg IV) và thuốc chẹn H2 – 300 mg IV). Nó được sử dụng cho mỗi 6 giờ đến khi giải quyết được mọi triệu chứng.
- Thuốc cường beta hít cho chứng co thắt phế quản
- Corticosteroid nên được sử dụng ở giai đoạn khởi đầu
7. Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa
Cách tốt nhất để ngăn chặn tình trạng sốc phản vệ là phòng ngừa ngay từ ban đầu.
7.1 Chế độ sinh hoạt
- Tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ xuyên suốt quá trình điều trị
- Thực hiện lối sống tích cực, hạn chế căng thẳng
- Liên hệ ngay với bác sĩ nếu xảy ra các vấn đề trong khi điều trị
- Thường xuyên thăm khám định kỳ để xử lý kịp thời các vấn đề
7.2 Phương pháp phòng ngừa
- Tránh sử dụng hoặc tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng
- Có thể mang theo ống tiêm epinephrine, prednisone hay thuốc histamine nếu có
- Thông báo với bác sĩ về tình trạng dị ứng thuốc trước khi bác sĩ kê đơn.
8. Một số câu hỏi thường gặp về sốc phản vệ
Tại sao sốc phản vệ lại diễn ra nhanh?
Ngay khi tiếp xúc với chất gây dị ứng, cơ thể tiết ra rất nhiều hóa chất để vô hiệu hóa chúng. Các hóa chất này tạo ra chuỗi phản ứng gồm các triệu chứng. Nó có thể bắt đầu trong vài giây, vài phút, hoặc lâu hơn. Các dấu hiệu cũng trở nên nghiêm trọng hơn nếu không được điều trị kịp thời.
Ai có nguy cơ bị sốc phản vệ?
Ai cũng đều có thể bị sốc phản vệ. Trong đó, người có cơ địa dị ứng có nguy cơ dễ gặp phải tình trạng sốc phản vệ hàng đầu. Nó bao gồm người dị ứng với thuốc, thực phẩm, đồ dùng, côn trùng,… Bởi vậy, cần tránh xa các dị nguyên đó nếu xác định được nguyên nhân.
Sự khác biệt giữa phản ứng dị ứng và phản vệ là gì?
Dị ứng thông thường có các dấu hiệu như nổi mẩn, ngứa ngáy ngoài da,… Còn sốc phản vệ gây ra vấn đề nghiêm trọng hơn cho sức khỏe. Đó là sốc và nguy cơ tử vong. Đây cũng chính là sự khác biệt giữa hai khái niệm này. Ngoài ra, chúng còn khác nhau ở vị trí biểu hiện dị ứng.
Xem thêm:
- Da nổi mẩn đỏ ngứa là gì? Nguyên nhân và cách điều trị
- Viêm kết mạc dị ứng là gì? Cách điều trị và phòng tránh hiệu quả
9. Tạm kết
Trên đây là toàn bộ thông tin nhằm giải đáp “Sốc phản vệ là gì?”. Với tình trạng sốc phản vệ, mức độ nặng nhẹ tùy thuộc vào cơ địa phản ứng dị ứng, số lượng chất dị ứng, tốc độ hấp thụ dị nguyên và thời gian chờ thực hiện điều trị cấp cứu. Bởi vậy, để ngăn ngừa biến chứng, người bị dị ứng có dấu hiệu sốc phản vệ cần được cấp cứu và xử lý kịp thời. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến ứng dụng và Nghiên cứu trong mọi lĩnh vực.