Viêm mũi dị ứng là gì? Bệnh lành tính do tác nhân dị ứng gây ra với các triệu chứng điển hình như hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi,…
Viêm mũi dị ứng gây ra vô số phiền toái cho người bệnh bởi những triệu chứng dai dẳng. Chẳng hạn như hắt hơi liên tục, sổ mũi, chảy nước mũi, ngạt mũi và khô họng. Chúng không chỉ gây khó chịu trong sinh hoạt mà còn ảnh hưởng đến chất lượng sống. Người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi và thiếu năng lượng. Tuy nhiên, việc điều trị dứt điểm không hề dễ dàng. Nó có thể tái phát lại nhiều lần. Hiểu được điều đó, bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về “Viêm mũi dị ứng là gì?”, cách điều trị và biện pháp phòng tránh bệnh lý này.
Nội dung
- 1. Vài nét về bệnh viêm mũi dị ứng
- 2. Nguyên nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng
- 3. Triệu chứng viêm mũi dị ứng
- 4. Phương pháp chẩn đoán
- 5. Cách trị viêm mũi dị ứng
- 6. Phòng ngừa viêm mũi dị ứng
- 7. Phân biệt giữa viêm mũi dị ứng và một số loại viêm mũi khác
- 8. Câu hỏi liên quan đến bệnh viêm mũi dị ứng
- 9. Tạm kết
1. Vài nét về bệnh viêm mũi dị ứng
1.1 Viêm mũi dị ứng là gì?
Viêm mũi dị ứng là bệnh lý thường gặp ở nhiều người. Tình trạng này xảy ra khi niêm mạc trong mũi bị viêm do hít phải dị nguyên. Một số chất gây dị ứng như bụi, khói, lông, tơ,… Trong đó, hắt hơi là phản ứng chống lại dị nguyên này. Đây là bệnh lành tính nhưng lại gây nhiều phiền toái cho người bệnh.
Bệnh thường xảy ra theo mùa hoặc quanh năm. Dấu hiệu đặc trưng là ngứa kéo dài, hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi, thậm chí viêm kết mạc. Tình trạng này được chẩn đoán dựa trên tiền sử bệnh và xét nghiệm trên da. Khi có dấu hiệu, người bệnh cần đi thăm khám và điều trị kịp thời để không ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng sống.
1.2 Phân loại bệnh viêm mũi dị ứng
Dựa vào thời gian tồn tại bệnh
- Viêm mũi dị ứng gián đoạn: Các biểu hiện bệnh tồn tại dưới 4 ngày/ tuần hoặc dưới 4 tuần/ năm.
- Viêm mũi dị ứng dai dẳng: Các biểu hiện tồn tại trên 4 ngày/ tuần và trên 4 tuần/ năm.
Dựa vào các nguyên nhân gây bệnh
-
Viêm mũi dị ứng thời tiết
Nguyên nhân chủ yếu do các loại nấm mốc, phấn hoa. Nhất là vào thời điểm giao mùa. Một người có thể dị ứng với một hoặc nhiều loại phấn hoa.
-
Viêm mũi dị ứng theo mùa
Tình trạng này xảy ra do chất gây dị ứng thực vật, chất thay đổi theo mùa và khu vực địa lý gây ra. Một số chất gây dị ứng thực vật phải kể đến như:
– Mùa xuân: Cỏ cây như cây sồi, cây đu, cây phong, ô liu, bạch dương, bách xù,…
– Mùa hè: Phấn hoa cỏ (Bermuda, cỏ đuôi mèo, vườn cây ăn quả) và phấn hoa cỏ dại (cây cúc Nga, cây anh đào Anh)
– Mùa thu: Phấn hoa cỏ dại như cỏ ambrozi
-
Viêm mũi dị ứng lâu năm
Người bị viêm mũi dị ứng lâu năm nguyên nhân chính là do tiếp xúc với dị nguyên trong nhà hoặc ngoài trời. Chẳng hạn như bụi bẩn, ẩm mốc, lông động vật, mọt, gián,… Thậm chí, có thể do phản ứng rất mạnh với các phấn hoa theo mùa liên tiếp.
-
Viêm mũi dị ứng không thường xuyên
Trường hợp này xảy ra khi tiếp xúc với bụi bẩn, nấm mốc và phấn hoa. Hết tiếp xúc đồng nghĩa với các dấu hiệu dị ứng cũng biến mất. Ngoài ra, có nhiều người còn dị ứng thức ăn với một số biểu hiện khác như mề đay, tiêu chảy, đau bụng,…
-
Viêm mũi dị ứng nghề nghiệp
Một số tác nhân trong quá trình làm việc cũng có thể gây dị ứng. Chẳng hạn như bụi gỗ, bụi phấn, hóa chất, lông động vật, mạt kim loại,…
1.3 Đối tượng có nguy cơ mắc cao
Viêm mũi dị ứng có thể xảy ra ở bất kỳ ạ. Tuy nhiên, khả năng mắc sẽ cao hơn nếu bản thân hoặc gia đình có tiền sử di truyền về bệnh lý này. Bị hen suyễn hoặc bệnh chàm da cũng làm tăng nguy cơ mắc. Bên cạnh đó, có một số yếu tố gây ra, thậm chí làm nghiêm trọng tình trạng viêm mũi dị ứng như: khói, hóa chất, nước hoa, bụi mạt, gió, độ ẩm, nhiệt độ thấp, ô nhiễm không khí,…
2. Nguyên nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng
Mất cân bằng dị ứng, cơ địa nhạy cảm và tiếp xúc với dị nguyên là các yếu tố hàng đầu gây ra. Khi niêm mạc mũi gặp dị nguyên, hệ miễn dịch sản sinh chất hóa học tự nhiên. Nó được gọi là histamin. Tác nhân chính làm xuất hiện các triệu chứng và gây viêm mũi dị ứng.
2.1 Cơ địa nhạy cảm
Nguyên nhân này chủ yếu do di truyền.
2.2 Tiếp xúc với dị nguyên (chất gây dị ứng)
- Dị nguyên xâm nhập qua đường thở: bụi, phấn hoa, lông động vật,…
- Chất dị ứng trong nhà: bụi, nấm mốc, gián, vật nuôi,…
- Chất dị ứng trong không khí: phấn hoa lúa, phấn hoa cỏ
- Dị ứng từ thực phẩm: trứng, sữa, hải sản
- Dị ứng với thành phần của thuốc: thuốc giảm đau chống viêm NSAIDs (aspirin, ibuprofen…), thuốc ức chế men chuyển (enalapril, captopril..)…
Xem thêm:
- Da nổi mẩn đỏ ngứa là gì? Nguyên nhân và cách điều trị
- Viêm da dị ứng là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng ngừa
2.3 Sự mất cân bằng dị ứng
Mất cân bằng dị ứng tạo điều kiện cho bệnh viêm mũi dị ứng phát triển:
- Tiếp xúc quá mức với dị nguyên
- Stress, căng thẳng, mệt mỏi
- Rối loạn nội tiết: đến kỳ kinh nguyệt, tiền mãn kinh, thuốc tránh thai
- Thời tiết, khí hậu: độ ẩm, nhiệt độ, nồng độ ion trong khí quyển,…
- Ô nhiễm môi trường
- Béo phì, ít vận động, thiếu vitamin D, ăn kiêng, sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,…
- Virus và vi khuẩn: niêm mạc bị phù nề, hệ lông chuyển bị tê liệt do viêm nhiễm. Từ đó, giảm khả năng bảo vệ của niêm mạc và tăng phản ứng với dị nguyên
3. Triệu chứng viêm mũi dị ứng
3.1 Triệu chứng
Viêm mũi dị ứng có hai thể: chu kỳ và không có chu kỳ.
Thể bệnh có chu kỳ
- Thể bệnh này thường xảy ra đột ngột ở đầu mùa lạnh hoặc nóng. Một số biểu hiện đặc trưng như:
- Cay nhột mũi, hắt hơi liên tục, cay đỏ mắt và chảy nước mắt
- Nước mũi chảy nhiều, dạng lỏng như nước lã
- Bỏng rát ở kết mạc, vòm họng
- Mệt mỏi, nặng đầu, ngại ánh sáng
- Tần suất xuất hiện dị ứng nhiều lần trong ngày và kéo dài từ vài ngày đến một tuần rồi tự biến mất
- Có thể tái diễn hàng năm, tại thời điểm đó
- Ở người cao tuổi, bệnh kéo dài hàng năm làm thoái hóa niêm mạc mũi, phù nề gây ngạt mũi; xương xoăn mũi to phình lên, xen với polyp.
Thể bệnh không có chu kỳ
Đây là thể thường hay gặp nhất. Một số biểu hiện đặc trưng:
- Sổ mũi vào sáng sớm và tái phát khi tiếp xúc với bụi và gió lạnh
- Ban đầu nước mũi trong, sau đó đặc lại thành mủ, có thể gây viêm loét vùng tiền đình mũi
- Hắt hơi hàng tràng và liên tục nhiều giờ trong ngày
- Mệt mỏi, giảm trí nhớ
- Ngạt mũi theo thời gian, theo mùa, thời tiết, có thể dẫn đến viêm họng, viêm phế quản
- Ngứa mũi, đau thắt ở gốc mũi, luôn phải khạc nhổ do dịch đọng
- Niêm mạc mũi phù nề, nhợt nhạt, có dịch nhầy đục màu trắng, xanh khi có bội nhiễm vi khuẩn
- Niêm mạc mũi bị thoái hóa thành polyp to nhẵn
3.2 Khi nào cần gặp bác sĩ?
- Nếu các triệu chứng viêm mũi chỉ xảy ra ít, không thường xuyên và không ảnh hưởng quá nhiều đến sinh hoạt hàng ngày. Người bệnh có thể tự vệ sinh và điều trị tại nhà.
- Nếu các triệu chứng kéo dài và gây phiền toái đến cuộc sống, người bệnh cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị sớm. Từ đó, tránh gây biến chứng, đặc biệt là viêm xoang nặng.
- Nếu xuất hiện các dấu hiệu nghiêm trọng sau, cần đến thăm khám và điều trị ngay: Ho, sốt nhiều; Nghẹt mũi, sưng và đau nhức hốc mũi; Chán ăn, mất ngủ, sụt cân; Phù nề, khó thở,…
3.3 Biến chứng
Viêm mũi dị ứng có gây nguy hiểm không? Viêm mũi dị ứng không được điều trị có thể gây ra các biến chứng như niêm mạc mũi thoái hóa, phù nề gây nghẹt mũi; các cuốn mũi bị quá phát xen kẽ thoái hóa polyp; viêm loét vùng tiền đình mũi; viêm họng, viêm phế quản; viêm xoang; viêm tai giữa.
Đối với biến chứng viêm phế quản có thể gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ nếu không được điều trị kịp thời. Viêm phế quản có thể lan xuống phổi gây viêm phổi, suy hô hấp, đe dọa tính mạng của trẻ.
4. Phương pháp chẩn đoán
4.1 Đánh giá lâm sàng
Viêm mũi dị ứng có thể được chẩn đoán dựa trên biểu hiện lâm sàng và tiền sử bệnh. Xét nghiệm chẩn đoán thường không cần thiết trừ khi tình trạng bệnh không được cải thiện khi điều trị theo kinh nghiệm.
4.2 Xét nghiệm da, xét nghiệm IgE huyết thanh đặc hiệu dị ứng, hoặc cả hai
Xét nghiệm da giúp xác định phản ứng với phấn hoa hoặc phân động vật, nấm mốc, hoặc kháng nguyên khác. Từ đó, có thể được sử dụng để hướng dẫn điều trị bổ sung. Tuy nhiên, một số trường hợp, xét nghiệm da không tương thích, hoặc không thể thực hiện được. Khi đó, cần thực hiện đánh giá IgE huyết thanh đặc hiệu dị ứng.
Ngoài ra, có thể thực hiện xét nghiệm phết tế bào mũi để xác định bạch cầu ái toan và viêm mũi dị ứng. Dù hiếm khi được thực hiện, nhưng đây là xét nghiệm thay thế hữu ích cho kim tiêm ở trẻ em và hỗ trợ đánh giá viêm mũi. Tuy nhiên, độ nhạy và độ đặc hiệu không rõ ràng. Bạch cầu ái toan được tìm thấy trong dịch mũi cùng xét nghiệm da âm tính chẩn đoán tình trạng nhạy cảm với aspirin hoặc viêm mũi không dị ứng tăng bạch cầu ái toan (NARES).
5. Cách trị viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng có thể điều trị theo nhiều cách khác nhau. Trong đó, có thuốc, các loại thuốc thay thế hoặc phương pháp khắc phục tại nhà. Tuy nhiên, người bệnh cần được thăm khám và chữa trị theo chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
5.1 Điều trị đặc hiệu
Phương pháp điều trị đầu tiên mà BCC muốn giới thiệu là đáp ứng miễn dịch của bệnh nhân thông qua biện pháp giải mẫn cảm. Trong trường hợp xác định được nguyên nhân gây dị ứng. Ở biện pháp này, tác nhân gây dị ứng được đưa vào cơ thể với số lượng tăng dần chất chiết xuất từ dị nguyên để tạo kháng thể bao vây. Cơ chế tương tự như vaccine. Từ đó, thay đổi cách đáp ứng của cơ thể với yếu tố dị nguyên. Phương pháp điều trị này hiệu quả trong chữa trị viêm mũi dị ứng theo mùa hơn. Tuy nhiên, nó chỉ được chỉ định khi cần:
- Tiến triển bệnh trở nặng
- Không tránh được dị nguyên
- Điều trị bằng thuốc không đủ
Bước giải mẫn cảm đầu tiên nên bắt đầu ngay khi mùa hoa phấn kết thúc để chuẩn bị cho mùa tiếp theo. Phản ứng phụ tăng lên khi giải mẫn cảm được thực hiện trong mùa phấn hoa. Bởi khi đó, miễn dịch dị ứng của bệnh nhân đã được kích thích tối đa.
5.2 Điều trị bằng thuốc
Dựa vào triệu chứng, nguyên nhân và mức độ dị ứng, bác sĩ sẽ đưa ra liệu pháp điều trị hiệu quả bằng thuốc. Đây chủ yếu là thuốc điều trị triệu chứng hoặc phòng ngừa nên có thể khống chế các triệu chứng giảm thời gian ngắn trong và sau khi sử dụng. Một số loại thuốc được sử dụng để chữa trị viêm da dị ứng phải kể đến như:
- Kháng histamin dạng uống, dạng xịt và kháng leukotriene như Montelukast
- Kháng sinh, Steroids dạng uống, Corticosteroid dạng xịt, co mạch đường uống và tại chỗ
- Thuốc xịt chống tắc mũi như Oxymetazoline, Phenylephrine
- Kháng cholinergic, thuốc ức chế phóng thích hạt của dưỡng bào
- Thuốc ổn định tế bào Mast
- Sử dụng kết hợp azelastine/fluticasone (137 mcg/50 mcg)
- Nước muối sinh lý xịt mũi
- Kết hợp giải mẫn cảm để điều trị tình trạng viêm kéo dài dai dẳng
5.3 Điều trị phẫu thuật
Điều trị viêm mũi dị ứng điều trị bằng phẫu thuật thường được chỉ định với người bị viêm mũi dị ứng có polyp, thoái hóa cuốn mũi, lệch vách ngăn và gai vách ngăn.
5.4 Liệu pháp miễn dịch
Đây được xem là giải pháp cần sử dụng nếu các cách điều trị trên không hiệu quả. Liệu pháp miễn dịch là phương pháp cho bệnh nhân hấp thụ liều dị nguyên tăng dần đến khi đạt được giảm mẫn cảm. Có nghĩa là giảm triệu chứng khi phơi nhiễm tự nhiên trở lại với chính dị nguyên đó. Đây là biện pháp duy nhất giúp điều trị tận gốc căn nguyên gây dị ứng. Dù viêm mũi dị ứng thường được chỉ định điều trị nội khoa. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp bác sĩ chỉ định phẫu thuật. Cụ thể là khi viêm mũi phát triển tạo nhiều polyp. Hoặc niêm mạc cuốn mũi thoái hóa quá mức gây nghẹt mũi, khó thở, khó điều trị.
Người cao tuổi cần tránh thuốc kháng histamin (Promethazine, Chlorpheniramine) do các tác dụng phụ như mệt mỏi, lo lắng, lú lẫn, bí tiểu, táo bón, tụt huyết áp… Chỉ khi bệnh viêm mũi đơn thuần không đi kèm với viêm kết mạc mới nên sử dụng thuốc kháng histamin xịt mũi như azelastine. Bởi nó mang lại hiệu quả nhanh và ít tác dụng phụ.
5.5 Các biện pháp khắc phục tại nhà
Tùy theo nguyên nhân gây dị ứng mà có biện pháp khắc phục ngay tại nhà.
- Nếu bị dị ứng phấn hóa hoặc theo mùa, có thể tránh nơi nhiều cây cối, hoa cỏ. Đồng thời, sử dụng máy hút ẩm hoặc lọc không khí để kiểm soát dị ứng tại nhà.
- Nếu bị dị ứng với bụi, mạt nhà, có thể giặt tấm trải giường và chăn mền bằng nước nóng trên 55 độ C. Ngoài ra, đeo khẩu trang trên đường hoặc khu vực làm việc.
6. Phòng ngừa viêm mũi dị ứng
Cách chữa trị và phòng ngừa viêm mũi dị ứng hiệu quả nhất là tránh tiếp xúc và hít phải chất gây dị ứng. Điều này được thực hiện bằng cách xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh, hợp lý. Ví dụ như:
- Tránh xa các tác nhân gây dị ứng và làm nặng bệnh như khói, bụi, phấn hoa, cánh bướm, lông động vật, sơn xăng dầu, hơi hóa chất…
- Sử dụng máy lạnh, máy lọc không khí để đảm bảo không khí trong lành.
- Vệ sinh môi trường sống để loại bỏ vi khuẩn, ẩm mốc.
- Điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm và đề phòng với thay đổi thời tiết cũng như viêm đường hô hấp.
- Thường xuyên vệ sinh mũi, rửa mũi bằng nước muối sinh lý.
- Bảo vệ tai mũi họng, điều trị triệt để các ổ nhiễm trùng ở mũi xoang và vùng răng miệng.
- Không ngoáy mũi bằng tay để tránh làm tổn thương niêm mạc.
- Tăng cường hệ miễn dịch để ngăn ngừa kích ứng trước các dị nguyên.
- Tránh ăn đồ sống, lạnh, tanh và một số thức ăn có thể gây dị ứng. Chẳng hạn như tôm, cá, nhộng tằm, cua ghẹ.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Tăng cường thực phẩm giàu vitamin C; Bổ sung các thực phẩm làm ấm người khi trời lạnh như tỏi, hành, gừng,…
- Không sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá hạn chế sử dụng thuốc aspirin.
- Giữ tinh thần thoải mái, hạn chế stress và căng thẳng.
- Thường xuyên rèn luyện, tập thể dục thể thao.
- Đôi khi giải mẫn cảm nếu cần thiết.
7. Phân biệt giữa viêm mũi dị ứng và một số loại viêm mũi khác
7.1 Viêm mũi dị ứng và viêm mũi thông thường
Viêm mũi dị ứng và viêm mũi rất dễ bị nhầm lẫn. Do đó, người bệnh thường bỏ qua. Đến khi bệnh tiến triển nặng hơn, nguy cơ biến chứng cao hơn mới đi điều trị. Điều này gây nên tỷ lệ rủi ro cao. Dưới đây là một số yếu tố giúp phân biệt hai loại viêm mũi này:
Viêm mũi dị ứng | Viêm mũi thông thường | |
Nguyên nhân | Chủ yếu do tác nhân dị ứng như khói bụi, phấn hoa, lông động vật, hóa chất. | Do virus, vi khuẩn từ cảm, cúm và biến chứng từ các bệnh về tai mũi họng. |
Triệu chứng |
|
|
7.2 Viêm mũi dị ứng và viêm xoang
8. Câu hỏi liên quan đến bệnh viêm mũi dị ứng
Trong quá trình thăm khám và điều trị chuyên khoa, chúng tôi thường nhận được những thắc mắc của người bệnh về chứng viêm mũi dị ứng. Chúng tôi xin được giải đáp các thắc mắc theo từng câu hỏi cụ thể như sau:
8.1 Có cách trị viêm mũi dị ứng dứt điểm không?
Viêm mũi dị ứng chỉ chữa khỏi hoàn toàn khi không tiếp xúc với các dị nguyên. Bởi vậy, điều trị giúp làm giảm các triệu chứng. Ngoài ra, cần tránh xa các yếu tố gây dị ứng và xịt rửa mũi hàng ngày. Đồng thời, chủ động tăng cường miễn dịch, đặc biệt là người có cơ địa nhạy cảm.
8.2 Bệnh lý này có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Viêm mũi dị ứng không ảnh hưởng trực tiếp mà có thể tác động gián tiếp đến thai nhi. Người mẹ mệt mỏi, hệ miễn dịch suy yếu có thể tăng nguy cơ mắc bệnh. Điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe em bé.
8.3 Có tiêm vaccine được không?
Người có tiền sử mắc viêm mũi dị ứng, dị ứng nhẹ ngoài da đều có thể tiêm vaccine như người không có tiền sử dị ứng. Một số trường hợp cần theo dõi sau khi tiêm như: tiền căn dị ứng nặng, shock phản vệ với thức ăn, thuốc.
8.4 Tình trạng này có nguy hiểm không?
Trên thực tế, viêm mũi dị ứng không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, bệnh có thể kéo dài và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Chẳng hạn như viêm xoang cấp, mạn tính, polyp mũi xoang… Thậm chí có thể dẫn đến viêm mũi dị ứng bội nhiễm. Chưa kể, nó còn làm tăng nguy cơ mắc viêm xoang, viêm phổi, viêm phế quản, hen suyễn,…
8.5 Viêm mũi dị ứng có di truyền không?
Viêm mũi dị ứng có khả năng di truyền với tỷ lệ 60-70% nếu người thân mắc. Bên cạnh đó, nó còn phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài. Chẳng hạn như ô nhiễm môi trường, thời tiết thay đổi, môi trường làm việc,… Do đó, ngay khi có dấu hiệu, cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Xem thêm:
- Sốc phản vệ là gì? Cơ chế và dấu hiệu cần nhân biết
- Viêm kết mạc dị ứng là gì? Cách điều trị và phòng tránh hiệu quả
9. Tạm kết
Trên đây là toàn bộ thông tin nhằm giải đáp “Viêm mũi dị ứng”. Viêm mũi dị ứng là bệnh lý lành tính, gây ra bởi các tác nhân gây dị ứng. Tuy không thể chữa trị triệu để nhưng điều trị đúng cách có thể giảm bớt các triệu chứng dị ứng. Hãy chủ động thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị phù hợp. Việc tuân thủ hướng dẫn y khoa, kết hợp với lối sống khoa học, chế độ dinh dưỡng hợp lý góp phần quan trọng trong việc kiểm soát hiệu quả. Từ đó, giúp bạn tận hưởng cuộc sống trọn vẹn hơn. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến ứng dụng và Nghiên cứu trong mọi lĩnh vực.