Dị ứng thức ăn là gì? Biểu hiện, nguyên nhân và cách xử lý

Dị ứng thức ăn là gì? Phản ứng bất thường của cơ thể với một loại protein trong thực phẩm với các triệu chứng từ nhẹ đến nghiêm trọng

Dị ứng thức ăn tưởng chừng như vô hại nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe. Đặc biệt là đối với trẻ em. Đây là tình trạng phản ứng thái quá của hệ miễn dịch với một loại chất có trong thành phần thức ăn. Các triệu chứng biểu hiện từ nhẹ đến nặng, thậm chí đe dọa tính mạng. Theo thống kê, có khoảng 6-8% trẻ em dưới 3 tuổi và 3% người lớn mắc dị ứng thức ăn. Dù không được chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể sử dụng một số biện pháp để giảm nguy cơ tái phát. Trong đó, quan trọng hơn cả là xác định được loại thực phẩm dị ứng và tuân thủ chế độ kiêng ăn khoa học. Cùng BCC tìm hiểu chi tiết về “Dị ứng thức ăn” thông qua bài viết dưới đây.

1. Dị ứng thức ăn là gì?

1.1 Khái niệm

Dị ứng thức ăn là phản ứng quá mức của hệ miễn dịch khi tiếp xúc với thành phần trong thức ăn. Dù với lượng nhỏ hay ít. Các triệu chứng dị ứng có thể xảy ra ngay lập tức hoặc vài giờ sau khi ăn. Có nhiều nguyên nhân gây ra phản ứng dị ứng như: giới tính, di truyền, môi trường, tuổi tác, thói quen ăn uống,… Trong đó, tuổi tác có sự khác biệt lớn. Điển hình là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 3 tuổi có nguy cơ bị cao hơn người lớn. Do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu, chưa hoàn thiện.
Một số triệu chứng điển hình là nổi mề đay, rối loạn tiêu hóa và phù nề đường thở. Trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến sốc phản vệ, đe dọa đến tính mạng. Cần phân biệt dị ứng thức ăn với tình trạng không dung nạp thức ăn. Không dung nạp thức ăn xảy ra sau ăn không thông qua cơ chế miễn dịch, phản ứng với các chất phụ gia hoặc chất gây ô nhiễm.

ngứa họng khó thở do dị ứng thức ăn

1.2 Cơ chế

Cơ chế xảy ra là do hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức với một loại thức ăn hoặc chất/ thành phần trong đó. Cơ thể xác định đó là mối nguy hiểm và kích hoạt phản ứng bảo vệ, giải phóng histamin. Hoặc trong quá trình chuyển hóa thức ăn, tiết histamin và chất hóa học trung gian. Các hợp chất này làm giãn mao mạch, thoát huyết tương và một số tế bào khác. Nó làm đọng lại các chất và gây phù nề tại các vị trí trong cơ thể. Các chất trung gian này làm sung huyết, tiết dịch, nổi mề đay, mẩn ngứa, đau bụng, buồn nôn, khó thở do co thắt cơ trơn,…
Các chất trong thức ăn gây dị ứng chủ yếu là protein từ động vật và thực vật. Chúng bền bởi nhiệt. Do đó, khi nấu thức ăn ở nhiệt độ cao, protein vẫn giữ được cấu trúc ban đầu và gây nên dị ứng. Chưa kể, chúng còn không bị phân hủy bởi men tiêu hóa và axit dạ dày.

1.3 Biến chứng có thể gặp

Tình trạng dị ứng nghiêm trọng có thể dẫn đến sốc phản vệ, thậm chí tử vong. Một số biểu hiện sốc phản vệ cần lưu ý như:

  • Thu hẹp, thắt lại đường hô hấp
  • Khàn tiếng, sưng cổ họng, như có khối u trong cổ
  • Giảm huyết mạch, mạch đập nhanh
  • Khó thở, tức ngực
  • Ngứa râm ran ở bàn tay, chân, môi hoặc da đầu.
  • Nếu gặp bất kỳ các triệu chứng này, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức.

1.4 Không dung nạp thức ăn và một số phản ứng khác

Không dung nạp thức ăn hoặc phản ứng với các chất lạ trong thức ăn có thể xảy ra một số triệu chứng giống dị ứng thức ăn. Ví dụ như nôn, buồn nôn, chuột rút và tiêu chảy. Việc tiêu thụ số lượng ít một số loại thức ăn không dung nạp được có thể không có phản ứng. Còn nếu bị dị ứng thức ăn thực sự, chỉ một lượng nhỏ cũng gây nên phản ứng dị ứng. Ngoài ra, một số trường hợp khó chẩn đoán không dung nạp thức ăn. Bởi họ nhạy cảm với một chất hay thành phần được dùng để chế biến thức ăn đó.

1.5 Các tình trạng phổ biến dễ nhầm với dị ứng thức ăn

  • Thiếu enzyme cần thiết để hoàn toàn tiêu hóa thức ăn. Chẳng hạn như thiếu enzyme lactase hạn chế tiêu hoá đường sữa.
  • Không dung nạp lactose gây đầy hơi, tiêu chảy.
  • Ngộ độc thực phẩm: Một số biểu hiện tương tự như dị ứng thức ăn. Chẳng hạn như vi khuẩn trong cá ngừ và một số loại cá khác chứa độc tố ngộ độc.
  • Nhạy cảm với phụ gia thực phẩm: Chẳng hạn như sulfites trong trái cây khô, đồ hộp làm nặng tình trạng hen suyễn ở người nhạy cảm.
  • Độc tính histamine: Các loại cá như cá thu, cá ngừ, không được bảo quản đúng cách có thể gây ngộ độc cao do lượng histamin tăng cao.
  • Người bị bệnh celiac nhạy cảm hơn với gluten khi tiêu thụ các thực phẩm chứa gluten như lúa mì và lúa mạch.

2. Triệu chứng dị ứng thức ăn

Một số phản ứng dị ứng dù không nguy hiểm nhưng lại gây khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, có triệu chứng lại nguy hiểm và đe dọa đến tính mạng. Chưa kể, chúng thường phát triển nhanh chóng, từ vài phút đến vào giờ sau ăn. Tùy cơ địa, loại và lượng thức ăn dung nạp mà có triệu chứng và mức độ khác nhau. Dưới đây là một số biểu hiện cơ bản đã được BCC tổng hợp:

  • Phát ban, nổi mẩn đỏ và ngứa râm ran vùng da mặt, cổ, gan bàn tay, chân,…
  • Ngứa râm ran trong miệng, đặc biệt là môi, lưỡi, cổ họng,…
  • Vùng họng bị tổn thương, sưng tấy gây tức ngực, khó thở
  • Rối loạn tiêu hóa, nôn ói và đi ngoài liên tục
  • Hoa mắt, chóng mặt, tụt huyết áp và bất tỉnh
  • Viêm da, viêm xoang, viêm mũi dị ứng
  • Sốc phản vệ dẫn đến hôn mê, mất ý thức, thậm chí tử vong

nổi mẩn đỏ do dị ứng thực phẩm

Xem thêm:

3. Nguyên nhân gây dị ứng thức ăn

  • Một số loại thực phẩm gây nên khoảng 90% trường hợp dị ứng: Trứng, sữa và chế phẩm từ sữa, động vật có vỏ (tôm, cua,…), lúa mì, đậu nành, các loại hạt,…
  • Hội chứng dị ứng thức ăn phấn hoa (dị ứng miệng): Các phản ứng giới hạn ở vùng hầu họng sau khi ăn rau củ quả sống ở người dị ứng phấn hoa. Nguyên do chính là phản ứng chéo giữa IgE đặc hiệu với phấn hoa và protein tương ứng trong thức ăn. Các biểu hiện xuất hiện trong hoặc sau khi ăn 5 – 10 phút. Đặc trưng là mẩn ngứa, phát ban ở miệng, phù nề mô, lưỡi, họng, đau họng,… Thế nhưng, hội chứng này ít nghiêm trọng hơn khi các thực phẩm này được nấu chín.
  • Dị ứng thức ăn sau gắng sức: Các triệu chứng diễn ra vài giờ sau khi ăn một số thực phẩm nhất định. Phổ biến nhất là lúa mì, động vật có vỏ… Các triệu chứng xuất hiện nặng và nhanh chóng hơn khi dùng kèm đồ uống có cồn, nhiệt độ quá cao, tiền kinh nguyệt, sử dụng thuốc giảm đau chống viêm nhóm NSAIDs,… Trường hợp nặng có thể dẫn đến sốc phản vệ.

một số thực phẩm dễ gây dị ứng

4. Các yếu tố nguy cơ gây dị ứng thức ăn

4.1 Đối tượng có nguy cơ dị ứng cao

Theo kết quả thống kê, có đến 40% trẻ nhỏ có nguy cơ dị ứng thức ăn. Con số này giảm dần theo tuổi và phụ thuộc môi trường, thói quen sống và ăn uống.

4.2 Yếu tố làm tăng nguy cơ dị ứng

  • Bản thân, gia đình có tiền sử chàm, hen suyễn, nổi mề đay.
  • Đã từng bị dị ứng thực phẩm và tái phát sau đó với mức độ nghiêm trọng hơn.
  • Dị ứng với thức ăn đặc biệt có nguy cơ mắc dị ứng các loại thức ăn khác.
  • Tình trạng này thường xảy ra ở trẻ em, đặc biệt trẻ mới biết đi và trẻ sơ sinh.
  • Hen suyễn và dị ứng thường diễn ra đồng thời với cùng mức độ nghiêm trọng.

5. Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán dị ứng thức ăn

Để xác định tình trạng dị ứng, có thể sử dụng một số phương pháp sau:

  • Xét nghiệm IgE huyết thanh đặc hiệu cho dị nguyên.
  • Test da.
  • Thử loại bỏ thức ăn (đơn độc hoặc sau khi thực hiện các xét nghiệm trên).

6. Cách phòng giảm và xử trí hiệu quả khi dị ứng thức ăn

6.1 Biện pháp phòng giảm

Hiện nay, chưa có thuốc điều trị triệt để cũng như phòng ngừa phản ứng. Tuy nhiên, một số mẹo chữa dị ứng thức ăn có thể được áp dụng để quản lý tình trạng này. Trong đó, điều quan trọng hơn cả là tránh tiếp xúc với protein thức ăn có thể gây dị ứng.

  • Tỷ lệ trẻ em bị dị ứng thức ăn cao hơn người lớn nên ba mẹ cần đặc biệt chú trọng khâu lựa chọn và chế biến thức ăn.
  • Với người lớn cần xem xét kỹ lưỡng thành phần thực phẩm trước khi sử dụng.
  • Với các thực phẩm đóng hộp cần kiểm tra thành phần để đảm bảo không chứa chất gây dị ứng. Ngoài ra, không sử dụng thực phẩm đã hết hạn vì có thể gây dị ứng và ngộ độc.
  • Khi xuất một số triệu chứng sau khi ăn, đặc biệt là thức ăn lạ như ngứa, phát ban, khó thở, đau bụng, đi ngoài,… cần đến thăm khám và điều trị nhanh chóng.
  • Nếu thường xuyên bị dị ứng, mức độ nặng hoặc kèm hen phế quản, cần đến gặp ngay bác sĩ để được kê đơn và hướng dẫn sử dụng bút tiêm Adrenaline khẩn cấp. Hoặc mang thuốc kháng histamine bên người.
  • Uống cromolyn để giảm mức độ phản ứng dị ứng.
  • Thuốc kháng histamine có ít giá trị trừ phản ứng toàn thân cấp tính với phù mạch và nổi mày đay.
  • Điều trị corticosteroid kéo dài hỗ trợ triệu chứng tiêu hóa tăng bạch cầu ái toan.

6.2 Cách xử trí hiệu quả

Nếu xuất hiện các triệu chứng là sau khi ăn nên làm gì là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Trong trường hợp nghi ngờ dị ứng thức ăn, cần lập tức ngưng sử dụng loại thức ăn đó. Sau đó, có thể bổ sung thêm vitamin C để cải thiện sức đề kháng. Nếu xuất hiện một hoặc một số triệu chứng của dị ứng, cần đến đơn vị y tế gần nhất để được thăm khám.
Khi người bệnh bị sốc phản vệ, cần xoa bóp tim ngoài lồng ngực và đưa đi cấp cứu nhanh chóng để bảo vệ tính mạng. Trong mọi trường hợp, không được tự ý sử dụng thuốc hoặc cách điều trị khác nếu không có chỉ định của bác sĩ thăm khám.

6.3 Cách xử lý khi trẻ bị dị ứng thức ăn

Trẻ em là đối tượng chiếm tỷ lệ cao nhất trong các trường hợp dị ứng thức ăn. Trong khi, chưa có giải pháp chữa trị triệt để và giảm thiểu tối đa mức độ dị ứng. Do đó, cần xử lý đúng cách và nhanh chóng ngay khi trẻ có dấu hiệu dị ứng. Đặc biệt là phòng tránh dị ứng thức ăn ở trẻ sơ sinh. Bởi nếu trẻ gặp phải tình trạng này từ nhỏ, có nguy cơ cao mắc các bệnh dị ứng khác trong quá trình phát triển. Chẳng hạn như chàm, viêm mũi dị ứng và hen phế quản.

Tham khảo một số giải pháp giúp ngăn ngừa và xử lý kịp thời:
  • Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Loại bỏ các tác nhân gây dị ứng trong bữa ăn của mẹ khi đang cho con bú.
  • Nếu không có đủ sữa cho con bú, nên sử dụng các loại sữa lành tính, giảm tính dị ứng với đạm thủy phân và tránh dùng sữa bò.
  • Không nên cho bé ăn dặm trước 6 tháng tuổi. Thay vào đó, nên cho ăn từ từ mỗi tuần các loại thức ăn mới để theo dõi và ngăn ngừa tình trạng dị ứng. Tránh một số thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, lạc, lòng trắng trứng,… cho đến khi trẻ sau 12 tháng tuổi.
  • Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, nên cho trẻ ăn thực phẩm ít gây dị ứng như gạo, các loại củ. Đồng thời, hạn chế một số thức ăn chế biến. Chẳng hạn như thịt muối, thịt lợn xông khói, thực phẩm có chứa chất tạo màu, gia vị nhân tạo.
  • Nếu có các triệu chứng dị ứng thức ăn, cần cho trẻ ngừng ăn và đến cơ sở y tế gần nhất để theo dõi.
  • Cần tránh cả các loại thức ăn có mẫn cảm chéo với thức ăn gây dị ứng. Ví dụ như: sữa dê với sữa bò, thịt bò với thịt cừu, các loại cá…
  • Bổ sung thay thế các loại thức ăn quan trọng nhưng gây dị ứng bằng vitamin và muối khoáng theo chỉ định của bác sĩ.
  • Vệ sinh các dụng cụ trước khi nấu và chế biến cho trẻ.
  • Thông báo với giáo viên, người trông trẻ về tình trạng dị ứng thực phẩm của bé.

dị ứng thức ăn ở trẻ

Xem thêm:

7. Tạm kết

Tóm lại, dị ứng thức ăn tuy không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nó lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là trẻ em. Biểu hiện của dị ứng có thể xuất hiện ở da, hệ tiêu hóa, hô hấp hoặc tim mạch, từ nhẹ đến nghiêm trọng. Với những trường hợp nhẹ, các triệu chứng có thể tự khỏi hoặc chỉ cần sử dụng thuốc kháng histamin. Tuy nhiên, khi gặp các phản ứng dị ứng nặng, việc thăm khám và điều trị y khoa là vô cùng cần thiết. Hãy chủ động bảo vệ bản thân và gia đình khỏi dị ứng thức ăn bằng cách tham khảo các giải pháp đã được tổng hợp trong bài. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến ứng dụng và Nghiên cứu trong mọi lĩnh vực.

cv

Tham vấn chuyên môn

TS. Đào Thị Lương

Tiến sĩ sinh học

Nguyên Phó phòng Bảo tàng Giống Vi sinh vật - Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học

Bích Vũ

Content Writer of BCC

Bình chọn

Bài viết liên quan

hội chứng turner

Hội chứng Turner là gì? Triệu chứng và biến chứng cần biết

Hội chứng Turner là gì? Bệnh lý rối loạn di truyền hiếm gặp ở nữ giới liên quan đến nhiễm...
bệnh da liễu

Bệnh da liễu là gì? Các bệnh da liễu thường gặp nhất

Bệnh da liễu là gì? Các bệnh lý liên quan đến da, tóc, móng, gây mẩn ngứa, khó chịu,… và...
hội chứng patau

Hội chứng Patau là gì? Nguyên nhân, đặc điểm và cách điều trị

Hội chứng Patau là gì? Tình trạng rối loạn di truyền hiếm gặp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe,...