Da nổi mẩn đỏ ngứa là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Da nổi mẩn đỏ ngứa là gì? Biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau, cần được chẩn đoán, xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời

Nổi mẩn đỏ ngứa là hiện tượng da liễu phổ biến, gây khó chịu và ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như dị ứng, nhiễm trùng đến bệnh da liễu. Xác định rõ nguyên nhân sẽ đưa ra được cách điều trị phù hợp. Còn tự ý điều trị tại nhà có thể dẫn đến những hậu quả không mong muốn. Do đó, khi gặp tình trạng này, bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và điều trị chính xác. Bài viết này sẽ chia sẻ với bạn các thông tin về nổi mẩn đỏ là gì, nguyên nhân và cách xử lý phù hợp.

1. Da nổi mẩn đỏ ngứa là gì?

Da nổi mẩn đỏ ngứa là tình trạng xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ nổi trên da gây nên ngứa ngáy và khó chịu. Tùy cơ địa và nguyên nhân mà có biểu hiện nốt, thời gian và tần suất khác nhau. Cổ, mặt, chân, tay là vị trí thường xuất hiện nổi mẩn đỏ. Trường hợp nặng có thể lan ra khắp người. Người dùng càng khó chịu, càng gãi thì càng ngứa và làm tổn thương da. Thậm chí, nó có thể bị nhiễm trùng và để lại sẹo thâm.

2. Triệu chứng của da bị nổi mẩn đỏ ngứa?

  • Da bị mẩn đỏ ngứa có các dấu hiệu và triệu chứng dễ nhận biết bằng mắt thường:
  • Xuất hiện nốt mẩn đỏ gây ngứa ngáy. Trẻ em có thể quấy khóc, mệt mỏi và không ngừng gãi vùng da nổi nốt.
  • Nốt ngứa thường xuất hiện ở vùng da non, kín hoặc có nếp gấp. Sau đó, chúng nhanh chóng lan ra toàn thân.
  • Các nốt rải rác hoặc hình thành từng mảng. Tần suất và mức độ ngứa phụ thuộc vào tuổi tác, cơ địa và nguyên nhân.
  • Nốt mẩn đỏ giống nốt mụn, thường giống mụn nước và dạng mảng. Càng gãi, mảng ngứa càng lan rộng và có nguy cơ bị tổn thương, nhiễm trùng.
  • Tình trạng này có thể diễn ra trong vài giờ rồi tự hết hoặc kéo dài trong nhiều ngày, nhiều tháng.

nổi mẩn đỏ ở trẻ

3. Nguyên nhân gây tình trạng bị mẩn ngứa khắp người

3.1 Do các bệnh ngoài da

Tình trạng mẩn ngứa khắp người có thể do một số vấn đề về da gây nên như sau:

  • Da khô

Người da khô thường khó nhận biết tình trạng này. Do không xuất hiện nốt sần, mụn đỏ, mẩn ngứa,… Nguyên nhân chủ yếu do thời tiết thay đổi đột ngột, tắm nước nóng nhiều, da bị lão hóa, ít uống nước,…

  • Dị ứng

Dị ứng là nguyên nhân phổ biến gây mẩn đỏ, ngứa ngáy khắp người. Đây cũng là biểu hiện điển hình khi bị dị ứng thuốc, thức ăn, mỹ phẩm,…

  • Vảy nến

Da người bị vảy nến thường rất khô và nứt nẻ. Các mảng da bị phủ vảy bạc gây đau nhức, ngứa ngáy và khó chịu.

  • Viêm da dị ứng

Đây là căn bệnh gây nên nhiều trường hợp mẩn ngứa khắp người. Viêm da dị ứng thường gặp phải ở người có tiền sử hen suyễn hoặc dị ứng phấn hoa. Người mắc thường bị nổi mẩn đỏ ở má, cổ, khuỷu tay, đầu gối, mắt cá chân,…

  • Viêm da tiếp xúc

Đây là tình trạng da tổn thương khi tiếp xúc với các yếu tố gây kích ứng. Điển hình là hóa chất, xà phòng, chất tẩy rửa,… Tổn thương thường ở phạm vi nhỏ. Tuy nhiên, với da nhạy cảm, mẩn ngứa rất dễ lan ra toàn thân. Triệu chứng đặc trưng là da nổi mẩn đỏ gần giống vết muỗi cắn. Viêm da do tiếp xúc với mủ thực vật, hóa chất hoặc nọc độc côn trùng có thể làm nổi mụn nước, mụn mủ hoặc lở loét.

  • Dị ứng thời tiết

Thời tiết thay đổi đột ngột khiến hệ miễn dịch không thích nghi kịp và phản ứng quá mức. Lỗ chân lông bị tắc nghẽn với các nốt mẩn ngứa xuất hiện ở cổ, ngực, bẹn, nếp gấp khuỷu tay, chân,… Đi kèm còn có một số biểu hiện như đỏ mắt, mẩn ngứa dữ dội, hắt hơi, sổ mũi,…

  • Nổi mề đay

Nổi mề đay với triệu chứng đặc trưng là nổi mẩn đỏ ngứa. Rất nhiều mảng mẩn đỏ hình thành, gây ngứa ngáy và đau rát. Thực chất đây là loại phản ứng của mao mạch trung bì khi viêm. Nó được tạo ra từ phản ứng dị ứng với tác nhân bên ngoài hoặc bên trong. Triệu chứng đặc trưng là da nổi sẩn cục cứng như nốt muỗi, gây ngứa ngáy và nóng rát.

  • Phát ban

Biểu hiện đặc trưng của phát ban là da xuất hiện đốm hoặc mảng màu đỏ, hồng nổi lên hoặc bằng phẳng với vùng da lành. Có trường hợp ngứa hoặc không ngứa. Đôi khi, có thể kèm châm chích và nóng rát. Nguyên nhân chính là do ma sát quá mức, nhiễm trùng, nhiệt độ cao,…

  • Nhiễm ký sinh trùng

Một số trường hợp bị mẩn ngứa khắp người do nhiễm ve gây bệnh ghẻ. Chúng ký sinh dưới bề mặt da người, không xuất hiện triệu chứng cho đến khi dị ứng với nó. Triệu chứng điển hình là nổi mẩn và ngứa rát.

  • Nguyên nhân khác

Nổi mẩn đỏ còn do một số nguyên nhân khác như nhiễm nấm, tổ đỉa, viêm nang lông, viêm tuyến bã nhờn,…

viêm da dị ứng

Xem thêm:

3.2 Do bệnh lý bên trong cơ thể

Nổi mẩn đỏ còn do một số bệnh tiềm ẩn bên trong cơ thể đã được BCC tổng hợp như:

  • Chức năng thận suy giảm

Thận yếu khiến các độc tố không được đào thải ra ngoài hết. Độc tố tích tụ bên trong cơ thể gây phù nề và ngứa ngáy toàn thân.

  • Các bệnh lý về gan

Một số tình trạng về gan cũng gây nổi mẩn đỏ như xơ gan, gan nhiễm mỡ, rối loạn chức năng gan,… Do là do chức năng đào thải độc tố của gan bị suy giảm. Từ đó, làm ứ đọng chất độc và gây nên các vấn đề về da. Bệnh càng nặng thì tình trạng ngứa ngáy càng tăng. Nó có thể đi kèm với tình trạng vàng da.

  • Giun sán

Nhiễm giun sán khiến da ngứa ngáy và nổi mẩn đỏ. Ấu trùng di chuyển đến ống mật làm tắc nghẽn lưu thông mật và ứ đọng độc tố trong cơ thể. Khi đó, hệ miễn dịch phản ứng quá mức và nổi mẩn đỏ gây ngứa.

  • Tiểu đường

Lượng đường trong máu tăng cao làm tổn thương các mạch máu dưới da. Từ đó, ngăn cản quá trình bổ sung dưỡng chất cho da. Da trở nên khô sần và ngứa ngáy.

  • Rối loạn tuyến giáp

Cường giáp hoặc suy giáp đều ảnh hưởng lớn đến quá trình trao đổi chất. Từ đó, làm mất cân bằng hệ miễn dịch, điện giải và rối loạn chuyển hóa đường đạm. Sự mất cân bằng ấy khiến hệ miễn dịch phản ứng quá mức và xuất hiện các nốt mẩn đỏ như bị muỗi đốt.

  • Thay đổi hormone

Người bị rối loạn hormone thường hay bốc hỏa, đổ mồ hôi và ngứa ngáy nghiêm trọng. Phụ nữ mang thai bị ngứa da thường do rối loạn tuần hoàn. Hoặc do thai nhi phát triển làm tăng kích thước tử cung và thay đổi nội tiết tố. Phụ nữ mãn kinh và tiền mãn kinh cũng thường gặp phải tình trạng này.

  • Bệnh xã hội

Mẩn ngứa toàn thân có thể do các bệnh xã hội như lậu, giang mai, HIV,… Ngoài ra, trong quá trình điều trị, người bệnh có thể bị ngứa da do thuốc kháng virus gây tác dụng phụ.

  • Nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân khác làm nổi mẩn đỏ như: thời tiết thay đổi, lười vệ sinh cơ thể, căng thẳng kéo dài, thiếu sắt, đa hồng cầu,…

4. Nổi mẩn đỏ ngứa ở mặt có nguy hiểm không?

Tình trạng da mặt bị nổi mẩn đỏ ngứa có thể được điều trị dễ dàng và không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, tùy trường hợp, tình trạng này có thể tái phát nhiều lần dẫn đến một số hậu quả sau:

  • Mất thẩm mỹ: Các nốt mẩn đỏ bị tổn thương do cào, gãi có thể làm nhiễm trùng, để lại sẹo và làm mất thẩm mỹ.
  • Tổn thương da mặt: Ngứa ngáy, khó chịu có thể khiến người bệnh gãi không kiểm soát. Điều này có thể làm tổn thương da mặt tổn thương nghiêm trọng và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Sạm da, tăng nguy cơ lão hoá: Tổn thương da mặt do nốt sần mẩn ngứa có thể phá hủy cấu trúc da. Da không đủ khả năng chống lại các tác nhân gây hại, dẫn đến lão hóa da sớm.

da bong tróc mẩn đỏ

5. Bị mẩn ngứa khắp người phải làm sao?

5.1 Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Mẩn ngứa xuất hiện khiến nhiều người chủ quan, chỉ coi là bệnh ngoài da. Tuy nhiên, tình trạng này còn cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Cơ bản nó không gây ra nhiều nguy hiểm đến tính mạng, Thế nhưng, nếu xuất phát từ bệnh lý, trường hợp không được điều trị kịp thời có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm. Phải kể đến như nhiễm trùng, khó thở, tụt huyết áp, sốc phản vệ,… Do đó, để tránh nguy cơ, cần đến thăm khám bác sĩ ngay khi có các dấu hiệu sau:

  • Xuất hiện ngày càng nhiều nốt mẩn ngứa, phát ban.
  • Da mẩn ngứa kèm một số hiện tượng khác như: sốt, sưng đỏ, sốt, mủ nước, xuất huyết, đau khớp,…
  • Ngứa ngáy, khó chịu và ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Thăm khám kịp thời giúp bác sĩ nhanh chóng xác định nguyên nhân và hướng điều trị phù hợp. Khi có phác đồ điều trị, cần tuân thủ tuyệt đối kết hợp chế độ dinh dưỡng khoa học. Từ đó, đảm bảo hiệu quả điều trị nhanh chóng.

nổi mẩn đỏ do dị ứng thực phẩm

5.2 Sử dụng thuốc trị mẩn ngứa toàn thân

Sau khi xác định nguyên nhân và mức độ nổi mẩn đỏ, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc giúp giảm triệu chứng như:

  • Thuốc kháng Histamin H1: Đây là nhóm thuốc được sử dụng phổ biến, làm giảm các triệu chứng dị ứng. Nó làm ức chế khả năng sản sinh histamin và giảm cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
  • Thuốc chẹn thụ thể H2: Chúng giúp thu hẹp các mạch máu, giảm phù nề và tình trạng viêm nhiễm.
  • Thuốc Corticoid: Loại thuốc này làm giảm phản ứng của hệ thống miễn dịch. Từ đó, giúp giảm ngứa và cắt cơn ngứa nhanh chóng.

thuốc corticoid

5.3 Điều trị nguyên nhân nổi mẩn ngứa khắp người

Tùy theo nguyên nhân được xác định mà có các đồ điều trị tương ứng. Cụ thể:

  • Loại bỏ tác nhân gây dị ứng: Trường hợp bị ngứa do bị dị ứng cần ưu tiên loại bỏ tác nhân gây dị ứng. Nhờ đó, bệnh nhân có thể cắt ngứa nhanh chóng.
  • Điều trị bệnh gan: Trường hợp ngứa do bệnh gan có thể được chỉ định thuốc bổ gan, giải độc gan, hạ men gan,… Ngoài ra, có thể sử dụng kết hợp các loại thảo dược như mật nhân, cà gai leo,…
  • Điều trị bệnh tiểu đường: Nếu ngứa do bệnh tiểu đường, bác sĩ có thể chỉ định một số biện pháp kiểm soát bệnh như thuốc hạ đường huyết (Gliclazide, Metformin),… Đồng thời, có thể sử dụng kèm thuốc Tây y, cây thuốc nam (tâm sen, hoa cúc, cỏ ngọt, cây thìa canh,…).

5.4 Các mẹo giúp giảm ngứa toàn thân

Nếu mới bị ngứa hoặc nghi ngờ nguyên nhân do dị ứng thời tiết, có thể thực hiện một số mẹo sau để giảm ngứa toàn thân như:

  • Hạn chế chà xát và gãi mạnh vùng da nổi mẩn đỏ. Bởi nó có thể gây chảy máu, trầy xước da, dẫn đến nhiễm trùng.
  • Thường xuyên vệ sinh thân thể sạch sẽ. Có thể sử dụng xà phòng với thành phần lành tính và nước ấm để hạn chế kích thích da.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát.
  • Sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm an toàn, lành tính và phù hợp với loại da.
  • Chườm khăn lạnh hoặc bôi nha đam lên vùng da đang bị ngứa để làm dịu da.
  • Xông hoặc tắm nước trà xanh, trầu không, lá bạc hà,… để sát khuẩn và giảm tình trạng ngứa ngáy.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ, tránh căng thẳng.
  • Không tiếp xúc trực tiếp với hóa chất.
  • Hạn chế ăn thức ăn dầu mỡ, chứa thành phần gây dị ứng.

Các mẹo trên chỉ làm giảm ngứa tức thì và là biện pháp tạm thời. Tuy nhiên, nếu cơn ngứa xuất phát từ nguyên nhân bên trong, cần xác định nguyên nhân và điều trị tận gốc.

6. Cách phòng ngừa do đổi mẩn đỏ ngứa

Bị nổi mẩn đỏ trên da chủ yếu xuất phát từ các yếu tố bên ngoài. Do đó, bạn hoàn toàn có thể làm giảm hoặc phòng ngừa tình trạng này dựa trên một số biện pháp dưới đây:

  • Bổ sung đầy đủ nước.
  • Xây dựng và tuân thủ chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh.
  • Chăm sóc da, dưỡng ẩm da tốt, đặc biệt vào mùa đông và mùa hanh khô.
  • Tăng cường ăn các loại trái cây, rau củ quả chứa chứa nhiều vitamin C, E.
  • Ngưng sử dụng các chất gây dị ứng, kích ứng da trước đó như hóa chất, chất tẩy rửa, thực phẩm, đồ uống, mỹ phẩm,…
  • Thường xuyên theo dõi sức khỏe và tăng cường sức đề kháng.
  • Sử dụng thuốc đúng liều lượng và thời gian sử dụng như hướng dẫn. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc.
  • Duy trì lối sống lành mạnh, tập thể dục đều đặn và hạn chế căng thẳng.

thuốc bôi trị mẩn đỏ

Xem thêm:

7. Tạm kết

Nổi mẩn ngứa khắp người là tình trạng da liễu phổ biến, có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc xác định đúng nguyên nhân là chìa khóa để điều trị dứt điểm tình trạng này. Do đó, khi gặp phải triệu chứng này, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn phương án phù hợp. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến ứng dụng và Nghiên cứu trong mọi lĩnh vực.

cv

Tham vấn chuyên môn

TS. Đào Thị Lương

Tiến sĩ sinh học

Nguyên Phó phòng Bảo tàng Giống Vi sinh vật - Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học

Bích Vũ

Content Writer of BCC

Bình chọn

Bài viết liên quan

hội chứng turner

Hội chứng Turner là gì? Triệu chứng và biến chứng cần biết

Hội chứng Turner là gì? Bệnh lý rối loạn di truyền hiếm gặp ở nữ giới liên quan đến nhiễm...
bệnh da liễu

Bệnh da liễu là gì? Các bệnh da liễu thường gặp nhất

Bệnh da liễu là gì? Các bệnh lý liên quan đến da, tóc, móng, gây mẩn ngứa, khó chịu,… và...
hội chứng patau

Hội chứng Patau là gì? Nguyên nhân, đặc điểm và cách điều trị

Hội chứng Patau là gì? Tình trạng rối loạn di truyền hiếm gặp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe,...