Vitamin C có tác dụng gì? Dưỡng chất thiết yếu cho hệ miễn dịch, giúp da sáng khỏe, hỗ trợ hấp thu sắt và bảo vệ cơ thể khỏi gốc tự do
Vitamin C, hay còn gọi là axit ascorbic. Đây là dưỡng chất thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng của cơ thể. Đặc biệt là quá trình sinh tổng hợp collagen. Việc thiếu hụt vitamin C có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như thiếu máu, nướu dễ chảy máu, da bầm tím và lâu lành vết thương. Do đó, việc bổ sung vitamin C rất cần thiết, nhằm đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Vậy vitamin C có tác dụng gì? Cách sử dụng và bổ sung sao cho hiệu quả? Tham khảo ngay bài viết dưới đây của BCC.
Nội dung
1. Vitamin C là gì?
Vitamin C (axit ascorbic) là dưỡng chất thiết yếu cần thiết cho cơ thể. Nó có vai trò quan trọng trong việc hình thành sụn, cơ, mạch máu và collagen trong xương. Vitamin C chất là chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào trước tác động của gốc tự do. Phân tử này được hình thành sau khi phân giải thức ăn hoặc tiếp xúc với chất có hại. Các gốc tự do này gây nên bệnh tim, ung thư và một số bệnh lý khác.
Thiếu vitamin C nghiêm trọng có thể gây ra một số tình trạng như: thiếu máu, chảy máu nướu, bầm tím và lâu lành vết thương. Thiếu vitamin C ở người có vấn đề về tiêu hoá và mắc bệnh ung thư làm giảm hấp thụ sắt từ hệ tiêu hoá. Chưa kể, cơ thể không thể tự tạo vitamin C. Do đó, cần bổ sung hiệu quả thông qua chế độ ăn uống tăng cường trái cây. Ngoài ra, vitamin C còn có sẵn dưới dạng viên nang và viên nhai.
2. Uống vitamin C có tác dụng gì?
Vitamin C có tác dụng gì? Theo kết quả nghiên cứu, vitamin C mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Đặc biệt là xương, cơ bắp, mạch máu và các mô liên kết.
- Bổ sung đầy đủ vitamin C giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh do thiếu hụt vitamin C.
- Tăng cường sức đề kháng, cải thiện sức khỏe do cúm hoặc sau bệnh và giúp vết thương mau lành.
- Tăng cường khả năng hấp thụ sắt, đặc biệt quan trọng với người gặp vấn đề về hệ tiêu hóa và mắc bệnh ung thư.
- Cải thiện thị lực, ngăn ngừa bệnh thoái hóa điểm vàng do tuổi tác.
- Làm sạch đại tràng để chuẩn bị cho nội soi bằng cách uống 2 lít nước pha vitamin C.
- Ngăn ngừa loạn nhịp tim cho bệnh nhân trước và sau khi phẫu thuật tim vài ngày.
- Giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp do vận động cường độ cao.
- Làm sáng da, ngăn ngừa các tình trạng như cháy nắng, sạm da, lão hóa da và hình thành nếp nhăn.
- Giảm thiểu mẩn đỏ trên da sau khi làm thủ thuật thẩm mỹ như xóa sẹo, xóa nếp nhăn bằng laser.
- Hỗ trợ kiểm soát bệnh tốt hơn trong quá trình bệnh nhân mắc bệnh thiếu máu tán huyết lọc máu.
- Tăng cường hiệu quả chế độ ăn kiêng, đặc biệt trong quá trình hoạt động thể chất và sức mạnh cơ bắp.
Xem thêm:
- Vitamin E có tác dụng gì? Cách dùng và một số lưu ý cần biết
- Vitamin A có tác dụng gì? Cách bổ sung an toàn, hiệu quả cần biết
3. Một số dấu hiệu thiếu vitamin C
-
Vết thương lâu lành
Khi bị thương, lượng vitamin C trong máu và mô giảm xuống. Cơ thể cần vitamin C để sản sinh collagen, loại protein giúp da mau lành. Ngoài ra, nó còn giúp bạch cầu trung tính chống lại nhiễm trùng xâm nhập từ vết thương.
-
Nướu chảy máu, chảy máu cam, bầm tím
Vitamin C giúp tăng cường sức khỏe mạch máu và hình thành chống đông máu. Ngoài ra, vitamin này còn rất cần thiết cho sức khỏe răng và lợi.
-
Tăng cân
Hàm lượng vitamin C thấp làm tăng cao lượng mỡ cơ thể, dẫn đến tăng cân. Trong khi, vitamin này đóng vai trò quan trọng giúp đốt cháy chất béo và giải phóng năng lượng.
-
Da khô, nhăn
Chế độ ăn thiếu vitamin C khiến da trở nên khô sạm, nhiều nếp nhăn. Bởi đây là chất chống oxy hóa, bảo vệ làn da khỏi các gốc tự do. Bởi vậy, các phân tử này phá vỡ dầu, protein và ADN làm suy giảm sức khỏe da.
-
Các triệu chứng khác
– Mệt mỏi, bốc hỏa hay cáu kỉnh
– Hệ miễn dịch suy giảm khiến cơ thể dễ mắc bệnh
– Mất thị lực do thoái hóa điểm vàng
4. Các dạng bào chế vitamin C và liều dùng
4.1 Dạng bào chế thuốc vitamin C
Acid ascorbic, muối ascorbate như calci ascorbat, natri ascorbate,… thường là các chế phẩm của vitamin. Trong đó, acid ascorbic có độ khả dụng cao và hấp thu dễ dàng. Bởi vậy, nên chọn dạng acid ascorbic khi cần bổ sung vitamin C cho cơ thể. Bên cạnh đó, các loại vitamin tổng hợp đều chứa một lượng acid ascorbic giúp bổ sung vitamin C và các loại dinh dưỡng khác.
Dưới đây là một số dạng bào chế với hàm lượng cụ thể trên thị trường đã được BCC tổng hợp:
- Thuốc uống, viên nang phóng thích: 500mg.
- Thuốc uống dạng lỏng: 500mg/5 ml.
- Thuốc tiêm dạng dung dịch: 250mg/ml, 500mg/ml.
- Thuốc uống dạng siro: 500mg/ml.
- Thuốc uống dạng viên nén: 100mg, 250mg,…
- Thuốc nhai viên nén: 500mg, 1000mg,…
4.2 Liều dùng vitamin C
Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ khuyến nghị lượng vitamin C nên bổ sung hàng ngày là khoảng 75 – 90mg. Để phòng ngừa thiếu hụt hoặc dư thừa vitamin C, liều lượng được khuyến cáo ở dạng đường uống với từng độ tuổi như sau:
- Dưới 6 tháng: 25mg/ngày.
- Dưới 3 tuổi: 30 – 40mg/ ngày.
- Từ 4 – 10 tuổi: 45mg/ ngày.
- Thanh thiếu niên và người trưởng thành: 50 – 60 mg/ngày.
- Thai phụ: 70mg/ngày.
- Phụ nữ cho con bú: 90 – 95mg/ngày.
Tùy trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ quy định liều lượng vitamin C phù hợp. Chẳng hạn như trường hợp điều trị thiếu hụt vitamin C cho bệnh Scorbut, liều dùng khuyến cáo với từng bệnh nhân như sau:
- Thanh thiếu niên và người lớn: 500mg/ ngày trong ít nhất 2 tuần.
- Trẻ em: 100 – 300mg/ ngày trong ít nhất 2 tuần.
- Mặc dù các chế phẩm vitamin C cung cấp lượng lớn hàm lượng cần bổ sung nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, người bình thường nên ưu tiên tăng cường vitamin C thông qua thực phẩm tự nhiên.
5. Cách sử dụng Vitamin C an toàn và hiệu quả
5.1 Đối tượng cần bổ sung Vitamin C
Mọi người đều cần bổ sung vitamin C. Đặc biệt là một số đối tượng có nguy cơ thiếu hụt cao. Cụ thể:
- Người thường xuyên hút thuốc lá: Khói thuốc lá làm giảm lượng vitamin C trong cơ thể. Bởi vậy, người thường xuyên hút thuốc cần bổ sung lượng Vitamin C cao hơn người bình thường.
- Trẻ sơ sinh chỉ uống sữa bò: Sữa bò không cung cấp đủ Vitamin C và dưỡng chất cần thiết khác cho cơ thể. Bởi vậy, trẻ cần bú sữa mẹ hoặc sữa công thức để bổ sung.
- Những người bị rối loạn tiêu hóa: Người bị rối loạn tiêu hóa cần bổ sung vitamin này để cung cấp năng lượng và gia tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Người chạy thận nhân tạo: Người mắc bệnh về thận dễ thiếu hụt Vitamin C. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bổ sung.
- Người lạm dụng rượu: Người lạm dụng rượu bia cần bổ sung Vitamin C để khôi phục lại hàm lượng bình thường. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bổ sung.
- Bệnh nhân ung thư: Vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch thời gian trong và sau điều trị ung thư. Tuy nhiên, cần tuân theo chỉ định của bác sĩ.
5.2 Đối tượng không nên uống Vitamin C
Vitamin C chống chỉ định với người mắc rối loạn máu. Cụ thể là thiếu men G6PD, thalassemia, bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh huyết sắc tố. Ngoài ra, cần tránh dùng vitamin C trước và sau khi nong mạch để đảm bảo quá trình làm lành vết thương. Bên cạnh đó, người mắc bệnh sỏi thận cũng cần cân nhắc về việc bổ sung vitamin này. Bởi quá trình axit hóa có thể thúc đẩy tinh thể kết tủa (oxalat, urat).
5.3 Thời điểm sử dụng Vitamin C
Thời điểm thích hợp để bổ sung Vitamin C là trước khi ăn từ 30 phút đến 2 giờ. Các chuyên gia khuyến nghị không nên uống vào buổi tối vì có thể gây mất ngủ và sỏi thận. Thời điểm tốt nhất để hấp thụ tốt loại vitamin này là khi đói bụng. Bởi vậy, nên sử dụng vào buổi sáng, trước khi ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 2 giờ. Bạn có thể dễ dàng hòa tan vào nước để cơ thể dễ hấp thu. Trường hợp dư thừa, cơ thể không lưu trữ mà đào thải qua nước tiểu.
5.4 Uống bao lâu thì ngừng
Tùy thuộc vào liều lượng, tình trạng sức khỏe và mục tiêu sử dụng mà có thời gian uống Vitamin C nhất định. Ví dụ để điều trị cảm cúm, có thể uống vitamin C khoảng 200mg – 3g mỗi ngày và uống từ 3 – 5 ngày. Hoặc muốn da sáng bóng, đều màu, có thể sử dụng vitamin C trong vòng 3 – 6 tháng. Còn nếu muốn tăng cường sức đề kháng, có thể uống 100 – 200mg/lần và 2 lần/ngày vào buổi sáng, trưa.
5.5 Cách bảo quản Vitamin C
Vitamin C nên được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm hay nhiệt độ quá cao (>40 ºC). Đặc biệt, nên để ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời do vitamin C có thể bị oxy hóa dưới ánh sáng mạnh.
5.6 Một số lưu ý khác
Liều dùng và hướng dẫn sử dụng các chế phẩm bổ sung vitamin được ghi rõ trên bao bì. Ngoài ra, có thể bổ sung theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý lạm dụng sử dụng nhiều hoặc ít, hoặc kéo dài thời gian sử dụng. Để đảm bảo an toàn, cần lưu ý một số yếu tố sau:
- Uống nhiều nước, từ 1,5 – 2,5l/ ngày.
- Khi dùng vitamin dạng nhai, cần nhai kỹ trước khi nuốt.
- Viên nén dạng thuốc cần uống trọn vẹn, không nghiền nát, nhai hoặc đập vỡ.
- Dùng dụng cụ đo để đo liều lượng vitamin cần uống dạng lỏng hoặc siro.
- Nếu thiếu vitamin C hoặc đang dùng với liều cao, tuyệt đối không ngừng đột ngột. Bởi nó có thể khiến cơ thể mệt mỏi, chảy máu nướu răng, xuất hiện điểm đỏ hoặc xanh dương ở nang lông.
6. Các loại thực phẩm giàu vitamin C
Mặc dù trên thị trường có rất nhiều chế phẩm vitamin C. Tuy nhiên, nên ưu tiên bổ sung từ các thực phẩm tự nhiên. Top các loại thực phẩm, trái cây và rau quả giàu vitamin phải kể đến như:
- Cam, chanh và các loại quả cùng họ. 1 quả cam trung bình chứa 70mg loại vitamin này, còn chanh là 77mg.
- Đu đủ: Mỗi 100g đu đủ cung cấp đến 62mg vitamin C. Uống 1 ly đu đủ có thể giúp giảm viêm, tăng cường trí nhớ và ngăn ngừa oxy hóa tốt.
- Dâu tây: Mỗi 100g dâu tây cung cấp khoảng 59mg loại vitamin C. Uống nửa cốc dâu tây cung cấp khoảng 89mg vitamin C.
- Bông cải xanh: Đây là thực phẩm giàu vitamin C. Nó chứa đến 89 mg loại vitamin này trong 100g. Bông cải xanh giúp giảm viêm, giảm stress và nâng cao sức đề kháng hiệu quả.
- Ớt vàng ngọt: Ớt vàng ngọt cung cấp hàm lượng vitamin C, lên tới 183mg trên 100g. Ăn ớt ngọt giúp tăng cường thị lực, ngăn ngừa đục thủy tinh thể.
- Mùi tây: Mỗi 100g mùi tây chứa 133mg vitamin C, giúp tăng cường hiệu quả hấp thu sắt.
Tuy nhiên, vitamin C dễ bị phá hủy bởi nhiệt độ và ánh sáng. Do đó, cần chế biến, sử dụng hoa quả, trái cây đúng cách để đảm bảo hấp thu tối đa.
Xem thêm:
- Vitamin D3 có tác dụng gì? TOP 3 cách bổ sung hiệu quả, an toàn
- Vitamin K có tác dụng gì? Một số lưu ý cần biết khi bổ sung
7. Tác dụng phụ của vitamin C
7.1 Tác dụng phụ
Vitamin C là chất dinh dưỡng quan trọng và mang lại nhiều sức khỏe cho con người. Tuy nhiên, sử dụng không đúng liều lượng khuyến cáo có thể gây ra một số tác dụng phụ. Chẳng hạn như sốt, buồn nôn, khó thở, tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi, ợ nóng, tắc ruột, mất ngủ, tắc ruột, viêm thực quản, co thắt dạ dày, sỏi thận, tiểu tiện đau, có máu, đau dạ dày… Do đó, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Đồng thời, cho bác sĩ biết về tình trạng bổ sung vitamin C trước khi thực hiện các xét nghiệm y tế. Bởi đo nồng độ vitamin C cao có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm như xét nghiệm máu ẩn trong phân hoặc xét nghiệm đường huyết.
7.2 Tương tác thuốc
Các tương tác có thể bao gồm:
- Nhôm: Uống vitamin C làm tăng hấp thụ nhôm từ các thuốc có chứa nhôm. Điển hình là chất kết dính phosphate (phosphate binders).
- Thuốc chống viêm không steroid: Cả thuốc này và vitamin C đều có tính axit. Do đó, việc kết hợp có thể làm giảm lượng aspirin trong nước tiểu, axit hóa nước tiểu và tăng nồng độ thuốc trong máu. Chưa kể, kết hợp với aspirin còn gây ngộ độc aspirin.
- Hóa trị: Việc sử dụng các chất chống oxy hóa như vitamin C trong quá trình hóa trị có thể làm giảm hiệu quả của thuốc điều trị ung thư.
- Estrogen: Uống vitamin C cùng thuốc tránh thai hoặc liệu pháp thay thế hormone làm tăng nồng độ estrogen. Mặt khác, estrogen đường uống trong hai loại thuốc kia cũng dễ làm giảm tác dụng của vitamin C.
- Chất ức chế protease (Protease Inhibitor): Uống vitamin C có thể làm ức chế tác dụng của thuốc kháng virus này.
Warfarin (Coumadin, Jantoven): Vitamin C liều cao có thể làm đáp ứng của cơ thể với thuốc chống đông máu này. Do đó, nếu dùng kết hợp cần cách nhau tối thiểu 2 giờ. - Thuốc điều trị HIV: Sử dụng vitamin C với một số loại thuốc điều trị HIV làm giảm mức độ indinavir.
8. Tạm kết
Trên đây là toàn bộ thông tin nhằm giải đáp “Vitamin C có tác dụng gì?”. Đây là dưỡng chất đóng vai trò thiết yếu cho hệ miễn dịch và sức khỏe tổng thể. Đây là loại chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp bảo vệ tế bào khỏi tác hại của virus, vi khuẩn và các gốc tự do. Tuy nhiên, việc sử dụng vitamin C liều cao trong thời gian dài có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng vitamin C, đặc biệt là liều cao, là điều cần thiết để đảm bảo an toàn và hiệu quả. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến ứng dụng và Nghiên cứu trong mọi lĩnh vực.