Vitamin 3B có tác dụng gì? Liều dùng và cách bổ sung hiệu quả

Vitamin 3B có tác dụng gì? Nhóm vitamin B1, B6 và B12 cần thiết để duy trì hoạt động sống và chức năng của các cơ quan trong cơ thể

Vitamin 3B là tổng hợp của 3 loại vitamin nhóm B cần thiết để duy trì sức khỏe. Nó giúp tăng cường sức đề kháng, tăng sức khỏe cơ bắp, giảm thiểu mệt mỏi và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Vitamin 3B có thể được cung cấp từ thực phẩm và thực phẩm chức năng. Bài viết này giúp giải đáp mọi thắc mắc về vitamin 3b có tác dụng gì cũng như cách thức bổ sung an toàn và hiệu quả.

1. Vitamin 3B là gì?

Vitamin 3B là nhóm gồm 3 loại vitamin nhóm B (vitamin B1, B6 và B12). Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm vitamin 3B với đa dạng hình thức. Từ viên nang mềm, thuốc tiêm, viên nén đến các thực phẩm chức năng khác.

vitamin 3b

2. Vitamin 3B có tác dụng gì?

Mỗi loại vitamin trong nhóm vitamin B3 đều mang lại những lợi ích quan trọng với sức khỏe con người.

2.1 Vitamin B1

Vitamin B1 (thiamin) là dưỡng chất đặc biệt quan trọng với cơ thể. Nó giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, đảm bảo duy trì các hoạt động sống. Đó là bởi vitamin B1 có khả năng phân hủy chất béo, protein và carbohydrate đã tiêu thụ thành dạng năng lượng chính adenosine triphosphate (ATP). Đồng thời, giúp tăng cường miễn dịch, sức khỏe hệ thần kinh trung ương, cải thiện tiêu hóa, bệnh tim, tiểu đường,…. Cơ thể bị thiếu hụt vitamin B1 có thể gây nên một số bệnh lý nguy hiểm. Bởi vậy, cần bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B1 trong bữa ăn hàng ngày. Hoặc sử dụng thực phẩm chức năng chứa vitamin này.
Ngoài ra, vitamin B1 còn hỗ trợ điều trị cho người bị hội chứng thiếu hụt thiamine. Gồm bệnh beriberi, viêm dây thần kinh hoặc mang thai. Lượng vitamin B1 được khuyến nghị cho người lớn là khoảng 1 miligam mỗi ngày. Tuy nhiên, hàm lượng này có thể tăng lên đối với một số đối tượng. Chẳng hạn như phụ nữ mang thai và đang cho con bú.

vitamin b1

2.2 Vitamin B6

Vitamin B6 (pyridoxine) hỗ trợ chuyển hóa chất béo, protein và carbohydrate. Đồng thời, tăng cường chức năng gan, hệ thần kinh và các bộ phận khác (móng, tóc và da). Vitamin này còn giảm thiểu các triệu chứng tiền kinh nguyệt, ngăn ngừa bệnh thiếu máu, bệnh về mắt, xương khớp cũng như đảm bảo cho sự phát triển của trẻ. Ngoài ra, nó còn cải thiện tâm trạng, giảm stress nhờ khả năng tổng hợp các hormone ảnh hưởng đến tâm trạng như norepinephrine và serotonin.
Người trưởng thành cần ít nhất 1,3 miligam vitamin B. Nhu cầu này ngày càng tăng cao ở phụ nữ mang thai hoặc cho con bú. Chưa kể, nó còn có tác dụng bổ trợ khả năng sinh sản. Tuy nhiên không được sử dụng quá liều do có thể gây nên một số tác dụng phụ. Cơ thể không tự sản sinh được loại vitamin này nên cần bổ sung bằng thực phẩm hoặc sản phẩm chức năng. Một số nguồn thực phẩm giàu vitamin B6 như cá, gan bò, nội tạng, khoai tây, rau giàu tinh bột và trái cây.

vitamin b6

Xem thêm:

2.3 Vitamin B12

Vitamin B12 (cobalamin) hỗ trợ quan trọng trong đổi chất, sản sinh tế bào máu, DNA, củng cố hệ thần kinh và duy trì chức năng não bộ. Nó còn làm giảm mức homocysteine và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim. Thiếu vitamin B12 có thể liên quan đến bệnh thiếu máu, suy nhược cơ thể và tổn thương hệ thần kinh trung ương. Bởi vậy, cần tăng cường vitamin này thông qua chế độ ăn hàng ngày bằng cách tiêu thụ gia cầm, động vật, hải sản, sữa và chế phẩm từ sữa. Hoặc bổ sung từ thực phẩm chức năng.
Vitamin B12 đặc biệt cần thiết với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và thanh thiếu niên. Theo khuyến nghị, cần bổ sung khoảng 2,4 microgam mỗi ngày và tăng lên với phụ nữ mang thai hoặc cho con bú.

vitamin b12

2.4 Vitamin 3B dạng thực phẩm chức năng

  • Chỉ định cho các đối tượng thiếu vitamin nhóm B và cần bổ sung vitamin B1, B6, B12.
  • Giảm căng thẳng, stress, mệt mỏi.
  • Tăng cường sức đề kháng và chức năng của hệ thần kinh.
  • Kích thích vị giác, ăn ngon miệng và hỗ trợ chức năng gan mật.
  • Hỗ trợ phục hồi sức khỏe, cải thiện thể trạng sau điều trị bệnh hoặc hoạt động quá sức.

2.5 Vitamin 3B dạng thuốc có tác dụng gì?

  • Phòng ngừa thiếu hụt vitamin nhóm B do thiếu dinh dưỡng.
  • Hỗ trợ điều trị giải độc cho người nghiện rượu, mất ngủ, kém ăn.
  • Cải thiện tình trạng đau do thấp khớp hoặc thần kinh.

3. Thời điểm thích hợp nên bổ sung vitamin 3B

Vitamin 3B mang lại nhiều lợi ích với cơ thể. Tuy nhiên, không phải ai cũng cần bổ sung loại vitamin này. Dưới đây là một số đối tượng và thời điểm thích hợp để tăng cường vitamin 3B đã được BCC tổng hợp:

  • Trẻ biếng ăn, khó hấp thụ, chậm lớn.
  • Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, không đủ lượng vitamin 3B cần thiết.
  • Người bị rối loạn lo âu, trầm cảm, mệt mỏi.
  • Người cần tăng cường chức năng gan mật và cải thiện sức khỏe thần kinh.
  • Bổ sung vitamin cho cơ thể.

Trong trường hợp không cần thiết, cần tránh lạm dụng vitamin 3B và chỉ bổ sung khi cần thiết. Ngoài ra, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Từ đó, đảm bảo bổ sung vitamin B an toàn, hiệu quả và tốt cho sức khỏe. Một số trường hợp chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

trẻ biếng ăn

4. Vitamin 3B nên dùng với liều lượng bao nhiêu và những lưu ý khi dùng

4.1 Hướng dẫn uống đúng cách

Trước khi sử dụng, cần đọc kỹ hướng dẫn và tuân theo chỉ định của bác sĩ. Trường hợp sử dụng vitamin 3B dạng viên uống, cần uống trực tiếp nguyên viên với nước lọc. Bạn có thể uống loại vitamin này ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Đồng thời, đảm bảo uống đúng thời gian, đúng liều lượng nhằm gia tăng khả năng hấp thu. Tốt nhất là nên uống vào buổi sáng trước khi ăn. Tuy nhiên, mỗi dạng bào chế khác nhau tương ứng với cách sử dụng riêng. Với thuốc vitamin 3B dạng tiêm, cần đảm bảo an toàn và chỉ tiêm khi có chỉ định của bác sĩ.

4.2 Uống vitamin B3 thường xuyên có tốt không?

Tương tự các thực phẩm chức năng khác, không nên lạm dụng vitamin 3B quá thường xuyên. Thay vào đó, chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Bổ sung quá liều có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Vitamin B tan trong nước. Do đó, nếu uống quá liều, cơ thể sẽ đào thải chúng qua đường bài tiết hoặc hệ tiêu hóa. Trường hợp làm dụng quá liều kéo dài có thể gây ngộ độc do không đào thải kịp thời.

4.3 Liều dùng khuyến nghị

Tùy thuộc mục đích sử dụng, thể trạng và độ tuổi mà quyết định liều dùng phù hợp nhất. Dưới đây là liều dùng vitamin 3B được khuyến cáo cho trẻ trên 12 tuổi và người trưởng thành:

  • Vitamin 3B dạng thuốc: Trung bình uống 2 lần/ngày, 1 viên/lần. Trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể kê đơn ngày uống từ 3 – 4 lần, mỗi lần 2 viên.
  • Thực phẩm chức năng chứa vitamin 3B: uống 2 lần/ngày, 1 viên/lần.
  • Trẻ em dùng ½ liều so với người lớn. Trước khi sử dụng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Nếu gặp bất kỳ tác dụng phụ nào trong quá trình sử dụng, cần ngưng sử dụng thuốc và liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và xử lý kịp thời.

4.4 Chống chỉ định sử dụng vitamin 3B

  • Bệnh nhân có cơ địa dị ứng như eczema (viêm da cơ địa), hen suyễn.
  • Người có khối u ác tính do vitamin B12 trong vitamin 3B có thể kích thích tốc độ phát triển của khối u.
  • Người bị quá mẫn, dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Phụ nữ cho con bú không nên sử dụng vitamin 3B. Bởi vitamin B6 có thể ức chế tác dụng của Prolactin và ảnh hưởng đến khả năng bài tiết sữa mẹ. Trường hợp bắt buộc cần bổ sung để phục vụ điều trị, bác sĩ yêu cầu dừng cho con bú.
  • Trẻ em chỉ được bổ sung vitamin 3B theo hướng dẫn của bác sĩ. Bởi nó có thể ngăn cản quá trình tăng trưởng của bé.
  • Bệnh nhân sử dụng thuốc vitamin 3B làm tăng nguy cơ tiến triển bệnh thần kinh giác quan cần liên hệ ngay với bác sĩ để được xử lý kịp thời.
  • Không dùng kết hợp vitamin 3B cùng Levodopa bởi vitamin B6 kích hoạt Enzyme Dopadecarboxylase ngoại biên. Điều này đặc biệt cần lưu ý ở bệnh nhân Parkinson.
  • Vitamin 3B dạng uống không thể bổ sung vitamin B12 với người đã cắt bỏ toàn bộ dạ dày. Bởi vitamin này cần yếu tố nội tại (glycoprotein) do dạ dày tiết ra.
  • Bệnh nhân không tự ý dùng các chế phẩm vitamin 3B khi không cần thiết, tốt nhất nên dùng từng loại vitamin trong các sản phẩm riêng lẻ.
  • Không lạm dụng quá 2g B6 mỗi ngày.

4.5 Tác dụng phụ của Vitamin 3B

Khi uống vitamin 3B, cần đặc biệt tuân thủ đúng liều dùng và cách dùng. Đồng thời, nắm bắt rõ các tác dụng phụ để phòng tránh và có giải pháp xử lý kịp thời.

  • Nước tiểu có thể chuyển sang màu hồng.
  • Có thể xảy ra một số biểu hiện dị ứng. Khi đó, cần ngưng uống thuốc 3B ngay lập tức và đến cơ sở y tế để được điều trị nhanh chóng.

uống vitamin 3b đúng liều

Xem thêm:

5. Một số lưu ý khi bổ sung vitamin B

  • Liều dùng và cách thức sử dụng vitamin 3B tùy thuộc vào điều kiện, lối sống. Bởi nó có thể ảnh hưởng đến dự trữ vitamin và nhu cầu vitamin 3B hàng ngày để đảm bảo cơ thể hấp thu an toàn, hiệu quả.
  • Người nghiện rượu thường thiếu vitamin 3B nên cần bổ sung đầy đủ. Chưa kể, thiếu hụt vitamin này có thể do ăn phải sán dây từ thực phẩm không đảm bảo. Các ký sinh trùng này có thể lấy đi chất dinh dưỡng từ cơ thể.
  • Người ăn chay hoặc theo chế độ ăn thuần chay không tiêu thụ sản phẩm động vật, thường bị thiếu vitamin B, nhất là vitamin B12.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú có nhu cầu về vitamin B, đặc biệt là B12 và folate. Việc không cung cấp đầy đủ có thể gây hại đến sự phát triển của thai nhi.
  • Một số bệnh khó hấp thụ các vitamin nhóm B như Crohn, Celiac, HIV và lạm dụng rượu. Bởi vậy, cần có giải pháp tăng cường phù hợp và hiệu quả.
  • Khi dùng thiếu liều, có thể bỏ qua liều dùng cũ. Đồng thời, tiếp tục sử dụng liều vitamin 3B tiếp theo như bình thường.

6. Tạm kết

Trên đây là toàn bộ thông tin nhằm giải đáp “Vitamin B3 có tác dụng gì?”. Vitamin 3B là tổ hợp gồm 3 vitamin thiết yếu B1, B6 và B12 đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe. Chúng tham gia vào quá trình trao đổi chất, sản xuất tế bào hồng cầu, dẫn truyền thần kinh, hỗ trợ hệ miễn dịch và nhiều chức năng khác của cơ thể. Hãy bổ sung đầy đủ vitamin 3B từ chế độ dinh dưỡng hợp lý và sản phẩm hỗ trợ để cơ thể luôn khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến ứng dụng và Nghiên cứu trong mọi lĩnh vực.

cv

TS. Nguyễn Văn Năm

Tiến sĩ Sinh học - Nhà sáng lập BCC

20 năm công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Ủy viên BCH Hội Miễn dịch Trị liệu Ung thư Việt Nam

Bích Vũ

Content Writer of BCC

Bình chọn

Bài viết liên quan

hội chứng turner

Hội chứng Turner là gì? Triệu chứng và biến chứng cần biết

Hội chứng Turner là gì? Bệnh lý rối loạn di truyền hiếm gặp ở nữ giới liên quan đến nhiễm...
bệnh da liễu

Bệnh da liễu là gì? Các bệnh da liễu thường gặp nhất

Bệnh da liễu là gì? Các bệnh lý liên quan đến da, tóc, móng, gây mẩn ngứa, khó chịu,… và...
hội chứng patau

Hội chứng Patau là gì? Nguyên nhân, đặc điểm và cách điều trị

Hội chứng Patau là gì? Tình trạng rối loạn di truyền hiếm gặp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe,...