Vitamin K có tác dụng gì? Một số lưu ý cần biết khi bổ sung

Vitamin K có tác dụng gì? Dưỡng chất quan trọng trong quá trình đông máu và giúp tăng cường sức khỏe xương khớp

Vitamin K đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ thống đông máu của cơ thể. Nhờ vitamin K, các vết thương sẽ nhanh chóng được cầm máu và cơ thể tránh được nguy cơ xuất huyết nguy hiểm. Thiếu hụt vitamin K có thể gây rối loạn đông máu và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Thậm chí tử vong. Bởi vậy, việc bổ sung loại vitamin này rất cần thiết cho cơ thể. Vậy vitamin K có tác dụng gì? Cách bổ sung sao cho hiệu quả và an toàn? Tất cả sẽ được giải đáp thông qua bài viết dưới đây.

1. Vitamin K là gì?

Vitamin K là vitamin tan trong chất béo, hỗ trợ quá trình đông máu. Từ đó, giúp ngăn chảy máu quá nhiều và làm vết thương mau lành. Khác với các loại vitamin khác. vitamin K không được sử dụng như chất bổ sung. Trong đó, vitamin K1 và K2 có vai trò quan trọng nhất.
Vitamin K1 là dạng bổ sung của vitamin K. Nó được tìm thấy trong các loại rau, đặc biệt là rau lá màu xanh. Còn vitamin K2 có hàm lượng lớn trong thịt, trứng, phô mai và được tổng hợp bởi vi khuẩn. Hợp chất này được sử dụng để điều trị chứng loãng xương do steroid. Tuy nhiên, cần thêm thời gian để nghiên cứu tác dụng.

một số thực phẩm giàu vitamin k

2. Phân loại vitamin K

Hiện nay, Vitamin K được phân thành 2 dạng phổ biến bao gồm:

  • Dạng tự nhiên có 2 loại là vitamin K1 và K2. Vitamin K1 (Phylloquinone) có nhiều trong các loại thực phẩm như rau xanh, trái cây (kiwi, bơ, nho), dầu thực vật,… Đây là hợp chất quan trọng giúp hoạt hóa yếu tố đông máu ở gan. Còn vitamin K2 (Menaquinone) do hệ sinh vật trong đường ruột tạo ra. Bởi vậy, nó lành tính và không gây nguy hiểm cho cơ thể. Nó có vai trò quan trọng trong xây dựng xương và quá trình đông máu. Vitamin K2 có hàm lượng lớn trong thịt, trứng, sữa, phô mai, đậu nành,…
  • Dạng tổng hợp có 3 loại là Vitamin K3, K4, K5. Trong đó, vitamin K3 gây độc trong nhiều trường hợp.

vai trò của vitamin k2

3. Tìm hiểu vai trò của Vitamin K

Ngoài việc ngăn ngừa tình trạng máu khó đông, một số tác dụng quan trọng của Vitamin K đối với cơ thể đã được BCC tổng hợp có thể kể đến như:

3.1 Ngăn ngừa xuất huyết ở trẻ sơ sinh

Bổ sung vitamin K1 bằng đường uống hoặc tiêm giúp ngăn ngừa xuất huyết ở trẻ sơ sinh.

3.2 Hỗ trợ đông máu

Vitamin K còn được gọi là “vitamin đông máu” nhờ khả năng kích thích protein để hình thành cục máu đông. Từ đó, giúp cầm máu và làm lành nhanh vết thương. Đây là phản ứng có lợi cho cơ thể khi gặp chấn thương. Có thể nói, vitamin K là thành phần không thể thiếu giúp hoạt hóa các yếu tố đông máu trong phản ứng sinh hóa kết hợp. Không cầm máu kịp thời khiến máu chảy liên tục và dẫn đến tử vong.

vitamin k hỗ trợ đông máu

3.3 Giảm nguy cơ loãng xương, giúp xương chắc khỏe

Bổ sung vitamin K1 và K2 giúp tăng cường sức khỏe xương và ngăn ngừa gãy xương ở người xương yếu. Vitamin này hoạt hóa osteocalcin, ngăn ngừa loãng xương. Đồng thời, cải thiện mật độ xương. Từ đó, có thể giảm thiểu nguy cơ loãng xương ở người già và giúp xương chắc khỏe hơn ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, cần nghiên cứu thêm về tác dụng này.

vitamin k2 giúp xương chắc khỏe

Xem thêm:

3.4 Cải thiện trí nhớ

Nồng độ vitamin K tăng cao trong máu giúp cải thiện trí nhớ theo từng giai đoạn ở người lớn tuổi. Nghiên cứu cho thấy, người khỏe mạnh trên 70 tuổi có nồng độ vitamin K1 trong máu cao ghi nhớ theo giai đoạn tốt hơn người có hàm lượng vitamin này thấp hơn.

3.5 Ngăn ngừa vôi hóa mạch máu

Vitamin K còn có tác dụng ngăn ngừa vôi hóa mạch máu. Nhất là ở bệnh nhân đang sử dụng warfarin. Nghiên cứu cho thấy lượng menaquinone (một dạng vitamin K2) cao trong chế độ ăn uống giúp làm giảm vôi hóa mạch vành. Thậm chí, thành mạch có thể bị calci hóa đến 30% nếu thiếu hụt vitamin K. Bởi vậy, cung cấp đầy đủ menaquinone rất quan trọng để ngăn ngừa bệnh tim mạch. Các chuyên gia còn đánh giá cao tác dụng phòng ngừa xơ hóa động mạch ở người già. Đó là nhờ khả năng tham gia vào quá trình hình thành MGP của Vitamin K giúp tế bào trở nên khỏe mạnh, mềm dẻo và linh hoạt.

3.6 Ngừa ngừa ung thư

Vitamin K2 có thể ức chế sự phát triển của các dòng tế bào ung thư ở người như ung thư gan. Đồng thời, hỗ trợ điều trị hội chứng rối loạn sinh tủy.

3.7 Giảm nguy cơ đột quỵ

Vitamin K giúp ngăn ngừa tình trạng cao huyết áp bằng cách ngăn chặn quá trình khoáng hóa. Nơi khoáng chất tích tụ trong động mạch. Từ đó, hỗ trợ tim bơm máu dễ dàng khắp cơ thể. Quá trình này diễn ra tự nhiên theo tuổi tác. Và đây cũng là nguyên nhân chính gây nên các bệnh lý về tim mạch. Bởi vậy, bổ sung vitamin K giúp ngăn ngừa hiệu quả nguy cơ đột quỵ.

3.8 Gia tăng hiệu quả chạy thận nhân tạo

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng vitamin K2 có khả năng cải thiện quá trình tái tạo xương ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo. Những người có nồng độ hormone tuyến cận giáp trong huyết thanh thấp. Bổ sung tối thiểu 200 µg menaquinone-7 (một dạng vitamin K2) mỗi ngày giúp ngăn ngừa tối đa vôi hóa mạch máu loãng xương và ung thư.

3.9 Vitamin K có tác dụng gì cho da?

Công dụng không thể không nhắc đến của vitamin K chính là khả năng làm đẹp da. Chế độ ăn uống giàu vitamin K hoặc sử dụng sản phẩm chăm sóc da chứa vitamin K rất cần thiết để tăng cường sức khỏe da. Nó giúp cải thiện độ đàn hồi da, ngăn ngừa rạn nứt và hình thành nếp nhăn. Chưa kể, nó còn có khả năng giảm bầm tím nhanh, giảm viêm, chống tia UV và quầng thâm mắt.

vitamin k giúp giảm vết bầm

4. Hướng dẫn bổ sung Vitamin K đúng cách

Vitamin K mang lại nhiều giá trị cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc thừa thiếu hàm lượng vitamin này có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể. Các chuyên gia khuyến khích tăng cường Vitamin K1 và K2 cho cơ thể. Còn Vitamin K3 là dạng vitamin K nhân tạo được tổng hợp từ hai loại trên. Và nó chỉ được sử dụng khi có chỉ định từ bác sĩ. Bổ sung vitamin K thông qua thực phẩm hàng ngày là giải pháp an toàn và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, bạn có thể tiêm hoặc uống thêm Vitamin K.
Hiện vẫn chưa có quy định về hàm lượng vitamin K tiêu chuẩn trong chế độ ăn uống (RDA). Bởi vậy, dưới đây là khuyến nghị về lượng vitamin K đủ cho cơ thể hàng ngày (AI). Tất nhiên, tùy theo độ tuổi, giới tính và thể trạng mà có liều lượng tương ứng. Cụ thể:

  • Nam trên 19 tuổi: 120 mcg/ ngày.
  • Nữ trên 19 tuổi: 90 mcg/ ngày.
  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú: 90 mcg/ ngày.
  • Trẻ em từ 0 – 6 tháng tuổi: 2 mcg/ ngày.
  • Trẻ nhỏ từ 7 – 12 tháng tuổi: 2.5 mcg/ ngày.
  • Trẻ từ 1 – 4 tuổi: 30 mcg/ ngày.
  • Trẻ từ 9 – 13 tuổi: 60 mcg/ ngày.

5. Thực phẩm tốt chứa nhiều Vitamin K

Khi bổ sung vitamin K bằng thực phẩm, nên sử dụng kết hợp cùng chất béo để đảm bảo hiệu quả cao nhất. Dưới đây là một số thực phẩm giàu Vitamin K tốt cho sức khỏe.

  • Rau cải bó xôi: Đây là thực phẩm giàu dinh dưỡng, chứa hàm lượng Vitamin K cao và tốt cho cơ thể.
  • Húng quế: Húng quế chứa lượng lớn Vitamin K. Do đó, chỉ một lượng nhỏ húng quế cũng đủ cung cấp lượng vitamin này cho cơ thể.
  • Rau cải xoăn: Thực phẩm giúp làm giảm cholesterol trong máu và phòng ngừa ung thư hiệu quả.
  • Bông cải xanh: Ngoài vitamin K. Bông cải xanh còn chứa lượng lớn vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
  • Vitamin K có hàm lượng lớn trong: gan, thận, lòng đỏ trứng, dầu đậu nành, dưa cải, dâu tây, đậu xanh, đậu tương, sữa nguyên kem,…

nguồn thực phẩm giàu vitamin k và tác dụng

6. Một số lưu ý khi bổ sung vitamin K bạn cần biết

Để việc bổ sung Vitamin K hiệu quả và an toàn, bạn cần biết những điều sau.

6.1 Khi nào cần bổ sung Vitamin K

Bổ sung đầy đủ vitamin K rất quan trọng với sức khỏe chung. Trong đó, đặc biệt phải kể đến một số đối tượng sau:

  • Người bị loạn khuẩn đường ruột do dùng kháng sinh kéo dài hoặc bệnh lý đường tiêu hóa.
  • Dự phòng rối loạn đông máu do thiếu hụt vitamin K.
  • Hỗ trợ điều trị chảy máu, cầm máu sau khi sử dụng các loại thuốc. Cụ thể là quinine, salicylate hoặc kháng sinh.
  • Đẩy nhanh quá trình phục hồi vết thương, nhanh lành da và giảm sưng bầm sau phẫu thuật.

6.2 Tác dụng phụ khi sử dụng vitamin K

  • Vitamin K dạng uống: Hầu hết mọi người đều không gặp tác dụng phụ nếu dùng vitamin K đúng với lượng khuyến nghị mỗi ngày. Liều lượng an toàn sử dụng trong 2 năm là 10mg/ ngày với vitamin K1 và 45mg/ ngày với vitamin K2.
  • Bôi lên da: Vitamin K1 an toàn với hầu hết mọi người khi bôi dạng kem chứa 0,1% vitamin K1.
  • Tiêm qua đường tĩnh mạch: Hai dạng vitamin K (K1 và K2) an toàn với đa số mọi người khi được tiêm vào tĩnh mạch thích hợp.

Mặc dù đa số các cách bổ sung vitamin K đều an toàn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nó có thể gây nên một số tác dụng phụ. Chẳng hạn như: Chán ăn, khó thở, vận động kém, sưng, phù gan, kích ứng, cứng cơ, vàng da, vàng mắt,… Ngoài ra, còn có một số phản ứng phụ hiếm gặp khác như:

  • Khó nuốt, thở nhanh và không đều
  • Đau đầu, chóng mặt và ngất xỉu
  • Nổi mẩn đỏ ngứa, phát ban
  • Đau thắt ngực, thở khò khè

6.3 Một số điều cần lưu ý khi sử dụng Vitamin K

  • Thông báo với bác sĩ về tiền sử mắc bệnh về máu, bệnh gan, thận, túi mật, đái tháo đường,…
  • Phụ nữ có thai và đang cho con bú dùng Vitamin K không an toàn tối đa. Bởi vậy, chỉ nên sử dụng vitamin K khi có hướng dẫn của bác sĩ.
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và thành phần trước khi dùng thuốc bổ sung vitamin K. Bởi cơ thể có thể mẫn cảm với một số thành phần.
  • Trường hợp bị dị ứng cần ngưng sử dụng và đến ngay bác sĩ để được thăm khám và xử lý.

nguồn bổ sung vitamin k

Xem thêm:

7. Tạm kết

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về “Vitamin K có tác dụng gì?”. Vitamin K đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu, giúp ngăn ngừa mất máu quá nhiều khi cơ thể bị tổn thương. Bên cạnh đó, vitamin này còn có vai trò trong việc duy trì sức khỏe xương và tim mạch. Tuy nhiên, việc bổ sung vitamin này cần được thực hiện dưới sự tư vấn của bác sĩ để tránh tác dụng phụ không mong muốn. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến ứng dụng và Nghiên cứu trong mọi lĩnh vực.

cv

TS. Nguyễn Văn Năm

Tiến sĩ Sinh học - Nhà sáng lập BCC

20 năm công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Ủy viên BCH Hội Miễn dịch Trị liệu Ung thư Việt Nam

Bích Vũ

Content Writer of BCC

5/5 - (5 bình chọn)

Bài viết liên quan

hội chứng turner

Hội chứng Turner là gì? Triệu chứng và biến chứng cần biết

Hội chứng Turner là gì? Bệnh lý rối loạn di truyền hiếm gặp ở nữ giới liên quan đến nhiễm...
bệnh da liễu

Bệnh da liễu là gì? Các bệnh da liễu thường gặp nhất

Bệnh da liễu là gì? Các bệnh lý liên quan đến da, tóc, móng, gây mẩn ngứa, khó chịu,… và...
hội chứng patau

Hội chứng Patau là gì? Nguyên nhân, đặc điểm và cách điều trị

Hội chứng Patau là gì? Tình trạng rối loạn di truyền hiếm gặp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe,...