Vitamin B1 có tác dụng gì? Dưỡng chất quan trọng hỗ trợ chuyển hóa năng lượng, duy trì hoạt động và chức năng của các cơ quan
Vitamin B1 (thiamin) đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa thức ăn thành năng lượng nuôi sống cơ thể. Chất dinh dưỡng này không chỉ cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển mà còn đảm bảo các tế bào hoạt động ổn định. Thiamin có thể dễ dàng bổ sung thông qua thực phẩm hàng ngày. Tuy nhiên, quá trình chế biến với sức nóng cao có thể làm giảm hàm lượng dưỡng chất này. Ngoài ra, thiamin còn được dùng như chất bổ sung. Vậy vitamin B1 có tác dụng gì? Cách bổ sung sao cho an toàn và hiệu quả? Cùng giải đáp mọi thắc mắc thông qua bài viết dưới đây.
Nội dung
1. Vitamin B1 là gì?
Vitamin B1 (thiamin) là dưỡng chất cần thiết để đảm bảo hoạt động và chức năng của mô, cơ quan. Đây cũng là loại vitamin B đầu tiên được phát hiện ra. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy nó trong thực phẩm và vitamin tổng hợp. Tương tự các vitamin B khác, thiamin tan trong nước và hỗ trợ chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Nó là thành phần quan trọng để tạo ATP – phân tử mang năng lượng của tế bào.
Ngoài ra, nó còn tham gia nhiều hoạt động sống, đảm bảo khả năng sinh trưởng, phát triển của các mô. Bởi vậy, thiếu hụt vitamin B1 có thể ảnh hưởng đến chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể. Chẳng hạn như: hệ thần kinh, tim và não. Từ đó, gây suy giảm hệ miễn dịch. Nó gây ra hai vấn đề sức khỏe chính: Hội chứng Beriberi và Wernicke-Korsakoff. Tình trạng này ít xảy ra, đặc biệt hiếm gặp ở người lớn có sức khỏe tốt. Một số tác nhân gây thiếu hụt vitamin B1 bao gồm: nghiện rượu, bệnh Crohn, chán ăn, người đang chạy thận nhân tạo, sử dụng thuốc lợi tiểu,…
2. Vitamin B1 có tác dụng gì?
Vitamin B1 có tác dụng gì? Đây là dưỡng chất có vai trò quan trọng với cơ thể, đặc biệt cần thiết để duy trì hoạt động sống.
2.1 Tham gia vào hệ enzyme decacboxyl oxy hóa
Vitamin B1 chuyển hóa dạng thiaminpyrophosphat, thực hiện decarboxyl oxy hóa cetoaxit. Bởi vậy, thiếu vitamin này làm tích tụ lượng lớn cetoaxit. Từ đó, gây rối loạn trao đổi chất và một số bệnh lý nghiêm trọng khác. Chẳng hạn tê phù, giảm tiết dịch vị,…
2.2 Tham gia chuyển hóa đường
Vitamin B1 ở dạng thiaminpyrophosphat, bẻ gãy hợp chất carbohydrate thành Glucose. Sau đó, trao đổi tạo acid pyruvic và acid cetoglutaric. Bởi vậy, thiếu hụt vitamin B1 làm ngưng trệ quá trình trao đổi glucid.
2.3 Tham gia phân giải Pyruvic tạo oxyethyl pyro phosphat
Vitamin B1 ở dạng pyrophosphate giúp phân giải Pyruvic thành oxyethyl pyro phosphat. Hợp chất quan trọng liên quan đến tổng hợp ATP và GTP cho tế bào sử dụng.
2.4 Tham gia chuyển hóa carbohydrate thành sản phẩm cơ thể sử dụng
Khi tiêu thụ thực phẩm, cơ quan tiêu hóa hấp thu Carbohydrate và nhiều dưỡng chất khác. Vitamin B1 tham gia hỗ trợ chuyển hóa carbohydrate thành sản phẩm cần thiết để cơ thể sử dụng. Đặc biệt là năng lượng tế bào. Bệnh Beriberi là tình trạng nghiêm trọng do thiếu hụt vitamin B1 kéo dài gây nên.
3. Công dụng Thiamin với cơ thể
3.1 Đảm bảo hiệu quả trao đổi chất
Vitamin B1 cần thiết trong quá trình chuyển hóa dưỡng chất hình thành ATP. Phân tử mang năng lượng cho tế bào. Bởi vậy, nó giúp cung cấp năng lượng cho hoạt động sống, giảm stress và mệt mỏi. Bên cạnh đó, vitamin B1 còn chuyển hóa tạo Glucose – nguồn năng lượng vô cùng quan trọng cho sự trao đổi chất trong cơ thể. vitamin B1 cũng tham gia vào việc sản xuất tế bào hồng cầu, điều trị các rối loạn chuyển hóa di truyền.
3.2 Ngăn ngừa tổn thương thần kinh
Vitamin B1 hỗ trợ thúc đẩy tổng hợp vỏ myelin bảo vệ dây thần kinh và đảm bảo hiệu suất hoạt động. Do đó, thiếu hụt B1 có thể gây nên một số vấn đề về rối loạn chức năng thần kinh. Chẳng hạn như học hành sa sút, giảm trí nhớ, kém tập trung, tinh thần uể oải,…
3.3 Duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh
Trong cơ thể người, các cơ dọc của đường tiêu hóa là nơi có nhiều cơ quan miễn dịch nhất, vitamin B1 tham gia vào việc duy trì và bảo vệ chúng. Ngược lại, hệ tiêu hóa khỏe mạnh cũng đảm bảo sự hấp thu vitamin B1 tốt hơn, từ đó tăng cường hệ miễn dịch chung, bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây bệnh.
3.4 Bảo vệ tim mạch khỏe mạnh
Vitamin B1 là yếu tố cần thiết để hình thành Acetylcholine. Đây là chất dẫn truyền thần kinh đặc biệt giữa cơ và hệ thần kinh, đặc biệt là cơ tim. Bởi vậy, chức năng này giúp duy trì hoạt động và chức năng tim. Đồng thời, giảm nguy cơ suy tim và một số bệnh lý tim mạch khác. Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thiếu vitamin B1 ở bệnh nhân suy tim nằm trong khoảng từ 21% – 98% và liên quan mật thiết đến tuổi già, bệnh lý, ăn uống thiếu chất và sử dụng các thuốc điều trị.
3.5 Cải thiện trí nhớ
Thiếu hụt vitamin B1 làm giảm sút trí nhớ, sa sút trí tuệ, mất tập trung, đau đầu, chóng mặt, nhanh quên, làm việc kém hiệu quả… Đặc biệt là bệnh thoái hóa thần kinh Alzheimer. Bởi vậy, cần cung cấp đủ vitamin B1 để đảm bảo chức năng hoạt động của não bộ. Những đối tượng thường xuyên làm việc với máy tính và áp lực công việc cao cần chú ý bổ sung vitamin này.
Xem thêm:
- Vitamin 3B có tác dụng gì? Liều dùng và cách bổ sung hiệu quả
- Vitamin B6 có tác dụng gì? Liều dùng và tác dụng phụ cần biết
3.6 Cải thiện thị lực
Người gì thường xảy ra lão hóa nhanh, đặc biệt là đục thủy tinh thể. Bệnh lý gây suy giảm thị lực và dẫn đến mù lòa. Thiếu hụt vitamin B1 là nguyên nhân chính gây nên bệnh lý này. Do đó, cần bổ sung đầy đủ lượng vi chất này để phòng ngừa đục thủy tinh thể hiệu quả.
3.7 Giúp tóc chắc khỏe
Lợi ích tiếp theo mà BCC muốn giới thiệu là khả năng nuôi dưỡng tóc từ bên trong. Dưỡng chất này giúp tóc chắc khỏe và mượt mà. Bởi vậy, những người bị rụng tóc, tóc khô,… có thể sử dụng vitamin này và một số thuốc khác để kích thích tóc mọc nhanh, chắc khỏe.
3.8 Trị mụn, làm trắng da
Vitamin B1 có khả năng trị mụn, loại bỏ vết thâm nám và sắc tố trên da hiệu quả. Bởi vậy, bổ sung dưỡng chất này không thể thiếu giúp da hồng hào, trắng sáng và căng bóng. Kết quả nghiên cứu cho thấy vitamin B1 hỗ trợ tăng cường sản xuất collagen giúp vết thương trên da mau lành. Ngoài ra, nó còn làm bền vững cấu trúc da và đảm bảo độ đàn hồi tốt. Bởi vậy, cung cấp vitamin B1 lên da giúp tăng cường độ đàn hồi và làm lành vết thương nhanh chóng.
3.9 Điều trị bệnh Beriberi
Bệnh Beriberi (bệnh tê phù) xảy ra do thiếu vitamin B1. Một số triệu chứng điển hình như:
- Lú lẫn, khó thở
- Sưng, ngứa và nóng rát ở tay và chân
- Không kiểm soát được chuyển động mắt (chứng giật nhãn cầu)
Vitamin B1 có công dụng quan trọng nhất trong điều trị bệnh lý này. Hiện nay, các nước phát triển và đang phát triển thường có tỷ lệ mắc Beriberi thấp. Đó là bởi chế độ ăn của họ luôn chứa một số thực phẩm giàu vitamin như ngũ cốc và bánh mì.
3.10 Ngăn ngừa hội chứng Wernicke – Korsakoff
Hội chứng Wernicke-Korsakoff là tình trạng rối loạn não riêng biệt cùng xảy ra do lạm dụng rượu vf thiếu vitamin B1. Bệnh Wernicke làm tổn thương dây thần kinh ở hệ thần kinh trung ương và ngoại biên làm giảm thị lực, lú lẫn và mất cân bằng. Còn Wernicke không được điều trị kịp thời có thể gây nên hội chứng Korsakoff. Nó dẫn đến biến chứng nặng nề về trí nhớ và tổn thương thần kinh.
Hiệp hội Thần kinh Liên đoàn Châu u thông báo rằng liều cao vitamin B1 đường uống không hỗ trợ tăng nồng độ vitamin B1 hiệu quả trong máu hoặc điều trị bệnh Wernicke. Các chuyên gia khuyến khích tiêm tĩnh mạch 200mg/ngày, ngày 3 lần cho đến khi hết các triệu chứng. Đồng thời, cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh. Có thể nói, cung cấp đủ lượng vitamin B1 cần thiết với cơ thể hàng ngày đặc biệt tốt cho sức khỏe.
4. Cách sử dụng Thiamin
4.1 Liều dùng vitamin B1
Mỗi đối tượng, tùy thuộc độ tuổi, tình trạng sức khỏe mà có kiến nghị liều dùng (RDA) khác nhau. Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ khuyến nghị lượng vitamin B1 (RDA) một ngày như sau:
- Trẻ sơ sinh đến 6 tháng tuổi: 0,2 mg.
- Trẻ từ 7 – 12 tháng tuổi: 0,3 mg.
- Trẻ 1 – 3 tuổi: 0,5 mg.
- Trẻ 4 – 8 tuổi: 0,6 mg.
- Trẻ 9 – 13 tuổi: 0,9 mg.
- Trẻ 14 – 18 tuổi: 1,2 mg ở nam và 1,0 mg ở nữ.
- Nam giới trên 19 tuổi, lượng RDA là 1.2mg.
- Nữ giới trên 19 tuổi, lượng RDA là 1.1mg.
- Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, lượng RDA là 1.4mg.
- Trẻ nhỏ nên sử dụng theo khuyến nghị của bác sĩ.
4.2 Đối tượng chỉ định sử dụng
- Người suy giảm miễn dịch, mắc HIV/AIDS.
- Nhiễm trùng huyết, hôn mê.
- Đái tháo đường.
- Mắc một số bệnh lý về tim mạch như suy tim.
- Nghiện rượu.
- Lão hóa.
- Tổn thương não như hội chứng tiểu não.
- Lở loét.
- Suy giảm thị lực do tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể.
- Ngăn ngừa ung thư cổ tử cung và bệnh thận tiến triển ở người mắc đái tháo đường tuýp 2.
- Người muốn duy trì tinh thần tích cực, lạc quan, năng lượng.
- Cải thiện hiệu quả học tập tăng cường trí nhớ và tập trung.
- Điều trị trầm cảm, phòng ngừa mất trí nhớ, bao gồm cả bệnh Alzheimer.
4.3 Cách uống vitamin B1 an toàn và hiệu quả
Tương tự các loại vitamin khác, vitamin B1 hỗ trợ chuyển hóa thành năng lượng cung cấp cho cơ thể. Bởi vậy, tốt nhất là nên sử dụng vào buổi sáng để cung cấp năng lượng ngày dài. Tuy nhiên, nên uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 2 tiếng. Tần suất uống từ 1 đến 3 lần/ ngày tùy loại thuốc. Đồng thời, còn dựa trên tình trạng sức khỏe và khả năng đáp ứng của vitamin với hiệu quả điều trị.
Ngoài ra, khi sử dụng, cần tuân thủ tuyệt đối chỉ dẫn của bác sĩ và sử dụng đều đặn để đảm bảo hiệu quả cao nhất. Trường hợp, tình trạng trở nên xấu đi hoặc gặp phải các tác dụng phụ cần thông báo cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.
4.4 Tác dụng phụ của vitamin B1
Vitamin B1 đặc biệt an toàn với hầu hết mọi người dùng. Việc bổ sung theo dạng uống đúng liều lượng giúp ngăn ngừa tối đa các tác dụng phụ. Hiện nay, chưa có bất cứ chứng minh nào cho thấy vitamin tương tác với các loại thuốc chuyên dùng để điều trị bệnh lý khác. Bởi vậy, có thể an tâm khi sử dụng. Chưa kể, chế độ ăn uống lành mạnh và đa dạng đã có thể cung cấp đủ thiamin cho hầu hết mọi người. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nó có thể gây ra một số tác dụng phụ. Điển hình là buồn nôn, hôn mê, dị ứng, suy giảm khả năng phối hợp,…
Dưới đây là một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ với nồng độ thiamin trong cơ thể:
- Digoxin (thuốc điều trị bệnh tim): Digoxin ức chế khả năng hấp thụ và sử dụng vitamin B1 của tế bào tim. Nhất là khi digoxin kết hợp với thuốc lợi tiểu furosemide.
- Thuốc lợi tiểu, đặc biệt là furosemide: Làm giảm lượng vitamin B1 trong cơ thể do bài tiết thiamin qua nước tiểu.
Fluorouracil (thuốc hóa trị trong điều trị ung thư đại trực tràng): Thuốc làm tăng chuyển hóa thiamin và ngăn chặn hình thành TDP. Dạng hoạt động của thiamin.
5. Các thực phẩm giàu vitamin B1 có thể tham khảo
5.1 Thực phẩm tham khảo
- Ngũ cốc hay gạo đều là nguồn cung cấp vitamin B1 giá trị. Chúng thường được tìm thấy ở lớp vỏ mộng sát bên ngoài các thực phẩm này.
- Một số loại cây họ đậu như đậu Hà Lan, đậu nành,… men bia, thịt, trứng, cá cũng chứa hàm lượng vitamin B1 lớn.
- Sữa bột là nguồn bổ sung vitamin B1 và rất nhiều loại vitamin nhóm B khác được cơ thể hấp thu hiệu quả. Đặc biệt là trẻ nhỏ.
Xem thêm:
- Vitamin B12 có tác dụng gì? Liều dùng và cách thức bổ sung
- Vitamin B2 có tác dụng gì? Vai trò, cách bổ sung và một số lưu ý
5.2 Một số lưu ý khi tiêu thụ thực phẩm giàu vitamin B1
- Gạo được vo hoặc xay xát kỹ có thể mất lượng lớn vitamin B khi nấu chín.
- Khi nấu cháo, ưu tiên sử dụng nước sôi để lưu giữ tối đa lượng vitamin B1 có trong hạt gạo.
- Tránh sử dụng đồ uống chứa nhiều cồn hay caffeine như cà phê hoặc rượu. Bởi chúng đẩy nhanh tốc độ đào thải của vitamin B1 khỏi cơ thể.
- Tránh chế biến hoặc nấu ở nhiệt độ cao ở một số thực phẩm giàu vitamin B1 để không làm mất đi giá trị dinh dưỡng bên trong.
- Tốt nhất nên sử dụng thêm sữa bột để tránh bị hao hụt lượng vitamin B1 hấp thụ. Đặc biệt lưu ý với trẻ nhỏ.
6. Tạm kết
Trên đây là toàn bộ thông tin nhằm giải đáp “Vitamin B1 có tác dụng gì?”. Không chỉ giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, vitamin B1 còn tham gia duy trì sức khỏe hệ thần kinh, tim mạch và các cơ quan khác. Thiếu hụt vitamin B1 có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Do đó, việc bổ sung đủ vitamin B1 thông qua chế độ ăn uống cân bằng hoặc các thực phẩm chức năng là rất cần thiết để đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến ứng dụng và Nghiên cứu trong mọi lĩnh vực.