OCD là gì? Khái niệm, dấu hiệu và cách thức điều trị chi tiết

OCD là gì? Rối loạn tâm thần phổ biến, đặc trưng bởi suy nghĩ ám ảnh lặp đi lặp lại và hành vi cưỡng chế nhằm giảm bớt lo âu

Bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế là căn bệnh tâm lý ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống. Bao gồm cuộc sống của chính người bệnh và những người xung quanh. Vậy rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là gì? Dấu hiệu và mức độ nguy hiểm ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp thông qua bài viết dưới đây.

1. Bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là gì?

OCD là gì? Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (rối loạn cưỡng bức – OCD) là bệnh lý thần kinh liên quan đến suy nghĩ và hành vi của người bệnh. Về lâu dài, nó có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống. Chứng bệnh tâm lý này phổ biến và biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau. Những người mắc hội chứng này thường lặp đi lặp lại hành vi, suy nghĩ một cách vô nghĩa. Họ bị thôi thúc, cưỡng chế phải làm các hoạt động đó để giảm cảm giác lo âu.
Hội chứng OCD thường gặp nhiều ở nữ giới hơn nam giới ở tuổi trưởng thành. Đồng thời, ảnh hưởng đến 1% đến 2% dân số tại mọi thời điểm. Độ tuổi trung bình khởi phát OCD thường từ 19 tuổi đến 20 tuổi. Tuy nhiên, có khoảng 25% số trường hợp bắt đầu khi 14 tuổi. Ngoài ra, có đến 30% người mắc chứng OCD cũng từng hoặc hiện bị rối loạn tic.

2. Đặc điểm dấu hiệu nhận biết người mắc hội chứng OCD

Một số đặc điểm chính của người mắc OCD là:

  • Ám ảnh (Obsessions): Họ bị các suy nghĩ, ý tưởng, hình ảnh và hành vi lặp đi lặp lại, gây nên sự khó chịu và lo lắng. Đó có thể là do vấn đề sạch sẽ, an toàn, lối suy nghĩ không muốn xảy ra và có thể ảnh hưởng đến người khác.
  • Hành vi cưỡng chế (Compulsions): Người bệnh thường có các hành vi nhằm giải tỏa cảm giác bất an hoặc ám ảnh. Chẳng hạn như rửa tay liên tục, sắp xếp đồ ngăn nắp,…
  • Ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày: Nếu không thực hiện hành vi cưỡng chế, người mắc OCD sẽ luôn cảm thấy căng thẳng và bất an.
  • Không thể kiểm soát: Người bệnh không thể ngừng lặp lại lối suy nghĩ hoặc hành động đó dù họ biết phân biệt đúng sai.

người mắc ocd sắp xếp thẳng hàng các vật

3. Nguyên nhân gây nên hội chứng OCD là gì?

Hiện chưa có nghiên cứu xác định chính xác nguyên nhân gây rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Nó có thể do nhiều nguyên nhân kết hợp với nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân gây nên hội chứng OCD đã được BCC tổng hợp từ các chuyên gia:

  • Não hoặc cơ thể thay đổi khiến người bệnh xuất hiện các ám ảnh và hành động cưỡng chế. Chẳng hạn như thiếu hụt Serotonin. Ngoài ra, những người mắc nhiễm liên cầu khuẩn tán huyết beta, liên cầu nhóm A,… thường có tỷ lệ mắc OCD cao hơn.
  • Bệnh OCD có thể hình thành do thực hiện hành động theo thói quen trong thời gian dài.
  • Tiền sử gia đình có người mắc các rối loạn ám ảnh cưỡng chế.
  • Căng thẳng, stress trong cuộc sống kích thích hoặc khiến bệnh trở nặng. Đặc biệt là ở người có yếu tố tiền disposed.
  • Phụ nữ mang thai hoặc vừa sinh con có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người bình thường.
  • Trải qua chấn thương ở não hoặc tuổi thơ bị tổn thương, áp lực có thể kích hoạt hội chứng OCD.

người mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế dọn dạch loại bỏ từng hạt bụi

4. Triệu chứng và dấu hiệu của OCD

4.1 Cơ chế

Ám ảnh là các suy nghĩ thôi thúc hoặc hình ảnh tinh thần không mong muốn hiện hữu và gây ra đau khổ, lo lắng. Các chủ đề nổi bật bao gồm tổn hại, làm sạch hoặc nhiễm bẩn, suy nghĩ bị cấm đoán hoặc cấm kỵ và nhu cầu đối xứng. Bệnh nhân thường cố gắng phớt lờ, ngăn chặn chúng và vô hiệu hóa bằng hành vi bắt buộc.
Cưỡng chế là việc thực hiện các hành vi có mục đích, lặp đi lặp lại quá mức. Họ bắt buộc phải làm để giảm cảm giác lo lắng, ám ảnh.
Nhiều người mắc chứng OCD có thể có các rối loạn tâm lý trong quá khứ hoặc hiện tại cùng tồn tại như:

  • Các rối loạn lo âu (76%)
  • Rối loạn tâm trạng (63%); đặc biệt là rối loạn trầm cảm trầm trọng (41%)
  • Rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế (23% – 32%)
  • Gần 50% số người mắc OCD có ý định tự sát và khoảng 10% số người toan tự sát.

4.2 Triệu chứng và dấu hiệu

  • Rửa (rửa tay, tắm vòi sen,…): Người bệnh OCD luôn bị ám ảnh bởi vi trùng ở tay. Đây là dấu hiệu thường gặp nhất ở chứng bệnh này. Họ thường xuyên rửa tay, chùi tay kỹ càng và lo sợ mầm bệnh xung quanh.
  • Kiểm tra (kiểm tra bếp đã tắt, cửa đã khóa chưa): Người bệnh mắc hội chứng OCD thường kiểm tra mọi thứ. Họ luôn bất an và cần kiểm tra kỹ càng mới yên tâm.
  • Dọn dẹp nhà theo nguyên tắc: Người mắc OCD thường dọn dẹp, sắp xếp nhà cửa theo nguyên tắc và đảm bảo sạch sẽ. Bởi họ luôn có cảm giác vi khuẩn ở xung quanh.
  • Đếm (Lặp đi lặp lại hành vi một số lần nhất định): Người bệnh thường hay bị ám ảnh bởi các con số.
  • Sắp xếp theo thứ tự nhất định.
  • Khả năng tổ chức tốt, yêu cầu sự tỉ mỉ, tập trung vào các tiểu tiết và chi tiết quá mức. Điều này có thể gây ra sự khó chịu cho người khác.
  • Nỗi sợ hãi ở người mắc bệnh OCD thường bị phóng đại quá mức. Họ sợ bị bạo hành, bị xâm hại, bị bắt nạt,…
  • Người bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường bị ám ảnh và suy nghĩ bất thường về tình dục. Trong khi, bản thân họ không hề mong muốn.
  • Người bệnh OCD thường bị dằn vặt và lo sợ bản thân làm phật ý người khác.
  • Người bệnh thường an tâm hơn khi tham khảo ý kiến của người khác và không tự tin vào bản thân.
  • Người mắc chứng OCD ghét soi gương do họ không tự tin vào bản thân mình.

triệu chứng của người mắc ocd là gì

5. Cách chẩn đoán người mắc hội chứng OCD

Để chẩn đoán hội chứng rối loạn cưỡng chế, người bệnh cần trải qua một số giai đoạn.

  • Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ trao đổi và thu thập các thông tin liên quan đến triệu chứng, tình trạng người bệnh gặp phải.
  • Đánh giá các triệu chứng: Các chuyên gia phân tích và đánh giá mức độ bệnh.
  • Tiêu chuẩn chẩn đoán: Dựa vào các tiêu chí chẩn đoán và thống kế rối loạn tâm thần của đơn vị uy tín, bác sĩ sẽ đánh giá chính xác mức độ OCD.
  • Loại trừ các nguyên nhân khác: Một số triệu chứng OCD có thể giống với rối loạn tâm thần, rối loạn lo âu,… Do đó, việc loại trừ giúp xác định chính xác nguyên nhân.
  • Đánh giá toàn diện: Một số xét nghiệm hoặc đánh giá tâm lý chuyên sâu giúp xác định rõ mức độ tương đồng của tình trạng. Từ đó, có thể chẩn đoán chính xác biểu hiện tâm lý và hành động của bệnh nhân.

điều trị tâm lý với người ocd

6. Hội chứng OCD có nguy hiểm không?

Hội chứng OCD không đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Tuy nhiên, nó có thể gây cản trở và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày.

  • Ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày: Triệu chứng OCD bao gồm những suy nghĩ ám ảnh hoặc hành vi cưỡng chế lặp lại thường xuyên. Nó gây mất thời gian và ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh.
  • Mối quan hệ xã hội: Người mắc OCD khó duy trì giao tiếp và các mối quan hệ xã hội.
  • Sức khỏe tinh thần: Hội chứng OCD khiến người bệnh không thoải mái, luôn trong tình trạng căng thẳng, mệt mỏi,…
  • Gây hại đến sức khỏe cơ thể: Một số hành vi và suy nghĩ có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Chẳng hạn như chà rửa tay quá nhiều có thể làm hại da tay.

người mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế rửa tay liên tục

7. Điều trị OCD

Người mắc hội chứng OCD có thể được điều trị bằng một số phương pháp. Cụ thể:

7.1 Liệu pháp tâm lý

Liệu pháp tâm lý (phòng ngừa phơi nhiễm, phản ứng cộng hoặc liệu pháp nhận thức-hành vi). Trong đó, liệu pháp hành vi nhận thức, bao gồm liệu pháp tiếp xúc và phòng ngừa nghi thức đặc biệt hiệu quả với bệnh nhân mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Cơ chế là để bệnh nhân tiếp xúc từ từ với các suy nghĩ, hành vi gây ám ảnh.

7.2 Liệu pháp dược lý

Liệu pháp dược lý (thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc [SSRI] hoặc clomipramine). Bệnh nhân thường cần liều cao hơn so với liều thông thường cần thiết cho trầm cảm và hầu hết các rối loạn lo âu. Một số bệnh nhân sử dụng thuốc không cải thiện có thể tham khảo tăng cường bằng một loại thuốc. Chẳng hạn như thuốc an thần kinh không điển hình (aripiprazole, risperidone).
Bệnh nhân đã hoặc đang mắc bệnh tic có thể đáp ứng tốt hơn với việc tăng cường bằng thuốc an thần kinh. Hoặc tăng cường các loại thuốc điều biến glutamate (memantine, N-acetylcysteine). Tuy nhiên, có nhiều dữ liệu hỗ trợ cho thuốc an thần kinh thông thường như là các thuốc tăng cường SSRI hơn các thuốc khác. Nhiều chuyên gia tin rằng tốt nhất nên phối hợp phòng ngừa phơi nhiễm và nghi thức với thuốc. Nhất là với trường hợp nặng.

sử dụng thuốc điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Xem thêm:

8. Tạm kết

Trên đây là toàn bộ thông tin nhằm giải đáp “OCD là gì?”. Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là một căn bệnh tâm thần gây ra những suy nghĩ và hành vi lặp đi lặp lại, gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, OCD không phải là một dấu hiệu của sự yếu kém mà là một căn bệnh có thể điều trị. Nếu bạn đang gặp phải những triệu chứng của OCD, đừng ngần ngại tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia tâm lý. Với sự hỗ trợ thích hợp, bạn hoàn toàn có thể vượt qua căn bệnh này và sống một cuộc sống trọn vẹn. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến ứng dụng và Nghiên cứu trong mọi lĩnh vực.

cv

Tham vấn chuyên môn

TS. Đào Thị Lương

Tiến sĩ sinh học

Nguyên Phó phòng Bảo tàng Giống Vi sinh vật - Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học

Bích Vũ

Content Writer of BCC

5/5 - (8 bình chọn)

Bài viết liên quan

hội chứng turner

Hội chứng Turner là gì? Triệu chứng và biến chứng cần biết

Hội chứng Turner là gì? Bệnh lý rối loạn di truyền hiếm gặp ở nữ giới liên quan đến nhiễm...
bệnh da liễu

Bệnh da liễu là gì? Các bệnh da liễu thường gặp nhất

Bệnh da liễu là gì? Các bệnh lý liên quan đến da, tóc, móng, gây mẩn ngứa, khó chịu,… và...
hội chứng patau

Hội chứng Patau là gì? Nguyên nhân, đặc điểm và cách điều trị

Hội chứng Patau là gì? Tình trạng rối loạn di truyền hiếm gặp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe,...