Rối loạn lưỡng cực là gì? Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Rối loạn lưỡng cực là gì? Hội chứng rối loạn tâm thần với những biến đổi thất thường cùng các giai đoạn hưng cảm, trầm cảm luân phiên

Rối loạn lưỡng cực là tình trạng rối loạn tâm thần với các triệu chứng phức tạp. Phần lớn là do căng thẳng, áp lực kéo dài từ học tập, công việc,… Người bệnh thường có các biến đổi về tâm lý thất thường và ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống. Chẳng hạn khi thì vui vẻ, hưng phấn quá mức, khi thì buồn bã, tuyệt vọng thậm tệ trong sinh hoạt hàng ngày.

1. Rối loạn lưỡng cực là gì?

Rối loạn lưỡng cực (rối loạn hưng – trầm cảm) là một bệnh rối loạn tâm thần với những thay đổi thất thường trong tâm trạng. Người bệnh có thể vừa rơi vào tình trạng quá khích, tăng động. Nhưng sau đó lại rơi vào trầm cảm, căng thẳng. Nó có thể xuất hiện vài lần trong năm hoặc trong tuần. Các giai đoạn bệnh lần lượt thay thế nhau theo chu kỳ dưới hình thức cơn hưng cảm hoặc trầm cảm. Bởi vậy, rối loạn lưỡng cực có ảnh hưởng lớn đến công việc và cuộc sống.

2. Triệu chứng rối loạn lưỡng cực

Các chuyên gia nhận định triệu chứng của bệnh rối loạn lưỡng cực khá tương đồng với nhiều bệnh tâm lý khác. Do đó, cần xác định các triệu chứng nhằm phân biệt rối loạn lưỡng cực và trầm cảm. Bệnh rối loạn lưỡng cực có 2 giai đoạn khác nhau là giai đoạn hưng cảm và trầm cảm. Người mắc căn bệnh này có nhiều triệu chứng phức tạp và biểu hiện tâm lý thất thường. Từ đó, làm nghiêm trọng thêm mức độ và giảm động lực điều trị của bệnh nhân. Đồng thời, ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày và hiệu suất học tập, làm việc.

biểu hiện của rối loạn lưỡng cực

2.1 Triệu chứng giai đoạn hưng cảm

Người bệnh cảm thấy phấn khích, bốc đồng và tràn đầy năng lượng với các triệu chứng sau:

  • Tăng động, thừa năng lượng
  • Ngủ ít, không cảm thấy buồn ngủ
  • Muốn nói chuyện, nói nhanh, nói nhiều đến khàn tiếng
  • Các suy nghĩ, ý tưởng xuất hiện liên tục, nhanh chóng, đôi khi không thể hiện kịp qua lời nói
  • Suy nghĩ lạc quan, quyết định chớp nhoáng
  • Cảm thấy vui vẻ, tràn đầy sinh lực và cuộc sống tươi đẹp
  • Tự tin, đánh giá cao về bản thân và khả năng phê phán giảm
  • Dễ bị kích động, có thể trở nên tức giận nhất thời dù nguyên nhân bên ngoài không đáng kể
  • Nhu cầu tình dục tăng cao, ăn nhiều, tăng khẩu vị

2.2 Triệu chứng giai đoạn trầm cảm

Ngược lại với giai đoạn hưng cảm, ở giai đoạn trầm cảm, người bệnh có suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực:

  • Cảm thấy buồn vô cớ và không điều gì khiến họ vui lên được
  • Tự ti, cảm thấy có lỗi, tự đánh giá thấp bản thân và không tin về việc khỏi bệnh
  • Buồn, ảm đạm khi nhìn về quá khứ, hiện tại và tương lai
  • Đau khổ, bế tắc, không có lỗi thoát và muốn tự sát
  • Suy nhược cơ thể, mất năng lượng, nhiệt huyết trong mọi việc
  • Chán ăn, muốn bỏ ăn, khẩu vị thay đổi
  • Khó ngủ, ngủ hay bị thức giấc đột ngột
  • Suy nghĩ, phản ứng chậm chạp, giảm tập trung
  • Ham muốn tình dục giảm, nữ giới có thể bị mất kinh hoặc chậm kinh

Các triệu chứng rối loạn ở nam và nữ có sự khác nhau. Nam có thể có nhiều cơn hưng cảm. Còn nữ nhiều cơn trầm cảm hơn. Trong giai đoạn hưng cảm, nam có thể lạm dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, ma túy… Ngoài ra, nam giới mắc rối loạn lưỡng cực ít tự đi khám bệnh hơn phụ nữ. Do đó, tỉ lệ nam tự tử thường cao hơn.

giai đoạn trầm cảm của rối loạn lưỡng cực là gì

2.3 Hậu quả của bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực

Nếu không được điều trị, rối loạn cảm xúc lưỡng cực có thể ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của cuộc sống với các hậu quả nghiêm trọng.

  • Lạm dụng ma túy, rượu bia,… gây hại đến sức khỏe
  • Học tập, làm việc không hiệu quả
  • Tổn hại các mối quan hệ
  • Tự tử hoặc cố gắng tự tử
  • Gặp phải các vấn đề về pháp lý hoặc tài chính

mệt mỏi do rối loạn lưỡng cực

Xem thêm:

3. Nguyên nhân gây rối loạn lưỡng cực là gì?

Hiện các chuyên gia vẫn chưa nghiên cứu và xác định được chính xác nguyên nhân gây rối loạn lưỡng cực. Dưới đây là một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này đã được BCC tổng hợp:

3.1 Di truyền học và sinh lý học

  • Người thân có tiền sử mắc rối loạn lưỡng cực loại II.
  • Các yếu tố di truyền tác động đến mức độ khởi phát của các rối loạn lưỡng cực.
  • Mất cân bằng trong chất dẫn truyền thần kinh hoặc hormone ảnh hưởng đến não có thể gây rối loạn

3.2 Yếu tố môi trường

Các biến cố và môi trường sống có thể khởi đầu cho các cơn rối loạn khí sắc đầu tiên. Stress cùng các cơn rối loạn đầu tiên có thể ảnh hưởng lâu dài đến hoạt động của não bộ. Đồng thời, ảnh hưởng đến chất dẫn truyền thần kinh và giảm tế bào thần kinh.
Một số biến cố có thể làm tăng nguy cơ mắc rối loạn lưỡng cực như:

  • Mối quan hệ đổ vỡ, tình cảm bị rũ bỏ
  • Bị lạm dụng, quấy rối tinh dục và thể chất
  • Người thân, người mình yêu quý không còn
  • Sự kiện thay đổi đột ngột cuộc sống của con người
  • Rối loạn lưỡng cực cũng có thể được kích hoạt bởi:
  • Mắc một số bệnh lý
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Căng thẳng, áp lực do một số vấn đề trong cuộc sống như tiền bạc, học tập, công việc,…

áp lực học tập gây rối loạn lưỡng cực

4. Phân loại rối loạn rối loạn lưỡng cực

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực I

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực I được xác định bởi các cơn hưng cảm hoặc xen kẽ trầm cảm.

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực II

Người mắc rối loạn cảm xúc lưỡng cực II cũng có đặc điểm của các cơn trầm cảm xen kẽ hưng cảm nhẹ

Rối loạn lưỡng cực III là gì?

Ở mức độ này, các cơn trầm cảm tái diễn chuyển sang hưng cảm khi sử dụng thuốc. Bên cạnh đó, nó thường xảy ra nếu người thân có tiền sử rối loạn lưỡng cực.
Chu kỳ nhanh của rối loạn lưỡng cực có thể xảy ra ít nhất 4 cơn trong một năm. Rối loạn lưỡng cực có đi kèm các nét loạn thần như ảo thanh, ảo thị,… Tình trạng này có một số biểu hiện không điển hình với triệu chứng ăn nhiều ngủ nhiều, khởi phát bệnh sớm, tâm thần vận động chậm, rối loạn tâm lý khác,…

5. Làm sao chẩn đoán hội chứng rối loạn lưỡng cực?

Chẩn đoán rối loạn lưỡng cực với các biểu hiện phức tạp không dễ dàng. Nó thường được xác định dựa trên các triệu chứng của chứng hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ. Tuy nhiên, tình trạng này dễ bị nhầm lẫn với các rối loạn tâm lý khác. Do đó, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ chuyên sâu. Chẳng hạn như chẩn đoán lâm sàng thông qua trò chuyện, khai thác bệnh sử, thông tin từ người nhà,… Ngoài ra, bác sĩ sẽ loại trừ rối loạn do lạm dụng chất kích thần kinh.

Tiền sử bệnh

Khai thác một số triệu chứng phổ biến của bệnh trầm cảm kèm theo hưng cảm có thể gặp phải. Chẳng hạn như buồn ngủ, mệt mỏi và rối loạn vận động,…

Khám lâm sàng – Đánh giá trạng thái tâm thần

Người bệnh trao đổi với bác sĩ về suy nghĩ, cảm xúc và thói quen. Nếu được cho phép, bác sĩ có thể hỏi thêm người thân về tình trạng của người bệnh để có chẩn đoán chính xác nhất.

Biểu đồ tâm trạng

Bác sĩ chỉ định bệnh nhân ghi chép lại các tình tiết. Ví dụ như tâm trạng, giấc ngủ, phản ứng của cơ thể. Từ đó, có thể chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Chẩn đoán đối với trẻ em

Rối loạn lưỡng cực vẫn có thể xảy ra ở trẻ em. Tương tự với người lớn, rối loạn lưỡng cực ở trẻ em có thể gây ra các biến đổi thất thường về tâm trạng. Từ hưng phấn tột độ đến trầm cảm nghiêm trọng.

người bị rối loạn lưỡng cực đến gặp bác sĩ trị liệu

6. Phương pháp điều trị rối loạn cảm xúc lưỡng cực là gì?

Tùy tình trạng bệnh nhân mà bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị rối loạn cảm xúc lưỡng cực phù hợp. Trong đó, phổ biến nhất là cần ổn định khí sắc, sử dụng thuốc chống trầm cảm và kết hợp trị liệu tâm lý. Có 2 nhóm thuốc chính được dùng để hỗ trợ điều trị rối loạn cảm xúc lưỡng cực:

6.1 Thuốc ổn định khí sắc

  • Thuốc ổn định khí sắc
  • Thuốc chống loạn thần
  • Thuốc chống trầm cảm

6.2 Tâm lý trị liệu

Tâm lý trị liệu được thực hiện theo cá nhân hóa người bệnh. Bác sĩ có thể chỉ định đơn trị liệu hay đa trị liệu dựa vào mức độ và biểu hiện của bệnh nhân. Từ đó, phát huy tối đa hiệu quả và nâng cao chất lượng đời sống của bệnh nhân. Người bệnh cần kết hợp tâm lý trị liệu cùng sử dụng thuốc men và duy trì trong suốt quá trình điều trị. Qua đó, bệnh nhân có thể hiểu về bản thân và tiếp nhận hiệu quả điều trị tối ưu.

7. Phòng ngừa rối loạn cảm xúc lưỡng cực

Hiện chưa có biện pháp phòng ngừa rối loạn lưỡng cực hiệu quả. Tuy nhiên, điều trị sớm ngay khi nhận thấy các biểu hiện trầm cảm rối loạn giúp nhanh khỏi bệnh và hạn chế tối đa hậu quả do căn bệnh này gây ra. Nếu được chẩn đoán mắc rối loạn lưỡng cực, có thể áp dụng một số phương pháp giúp ngăn các triệu chứng nhỏ trở thành giai đoạn hưng cảm hoặc trầm cảm toàn diện:

  • Xây dựng chế độ ăn khoa học, lành mạnh và đầy đủ chất dinh dưỡng
  • Rèn luyện cơ thể và luyện tập thể dục đều đặn
  • Xây dựng và phát triển các mối quan hệ lành mạnh
  • Thường xuyên tiếp xúc với mọi người, đi du lịch, tham gia các hoạt động,…
  • Ngủ đủ giấc và không lạm dụng chất kích thích
  • Tham khảo kỹ lưỡng ý kiến của bác sĩ
  • Gia đình, bạn bè cần đồng hành xuyên suốt quá trình điều trị
  • Tránh lạm dụng chất kích thích như rượu, bia, ma túy, thuốc lá,…
  • Hình thành các thói quen lành mạnh như đọc sách, nghe nhạc,…
  • Học cách thư giãn, quản lý căng thẳng và cân bằng cảm xúc với các bài tập như thiền, yoga, thái cực quyền,…

tập thể dục đều đặn

8. Tạm kết

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết nhằm giải đáp “Rối loạn lưỡng cực là gì?”. Rối loạn lưỡng cực là một bệnh tâm thần phức tạp, đặc trưng bởi những thay đổi thất thường về tâm trạng, năng lượng và hoạt động. Để chữa khỏi bệnh, cần hành trình dài, đòi hỏi sự kiên nhẫn và nỗ lực từ cả người bệnh và những người xung quanh. Hiểu rõ về bệnh, tìm kiếm sự hỗ trợ chuyên nghiệp và duy trì một lối sống lành mạnh giúp người bệnh quản lý tốt các triệu chứng và tận hưởng cuộc sống. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến ứng dụng và Nghiên cứu trong mọi lĩnh vực.

Bích Vũ

Content Writer of BCC

5/5 - (7 bình chọn)

Bài viết liên quan

hội chứng turner

Hội chứng Turner là gì? Triệu chứng và biến chứng cần biết

Hội chứng Turner là gì? Bệnh lý rối loạn di truyền hiếm gặp ở nữ giới liên quan đến nhiễm...
bệnh da liễu

Bệnh da liễu là gì? Các bệnh da liễu thường gặp nhất

Bệnh da liễu là gì? Các bệnh lý liên quan đến da, tóc, móng, gây mẩn ngứa, khó chịu,… và...
hội chứng patau

Hội chứng Patau là gì? Nguyên nhân, đặc điểm và cách điều trị

Hội chứng Patau là gì? Tình trạng rối loạn di truyền hiếm gặp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe,...