Rối loạn nhân cách là gì? Tình trạng các đặc điểm tính cách không linh hoạt và không phù hợp, gây ra khó khăn trong cuộc sống
Tính cách là sự phối hợp của nhận thức, lâu dài hình thành thông qua cuộc sống và biểu hiện qua suy nghĩ, hành động thường ngày. Rối loạn nhân cách bao gồm các tính cách không phù hợp trong hàng loạt tình huống. Điều này thường gây ra rắc rối và hạn chế đang kể trong các mối quan hệ, hoạt động xã hội. Vậy hội chứng rối loạn này là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách thức điều trị ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp thông qua bài viết dưới đây.
Nội dung
1. Rối loạn nhân cách là gì?
Rối loạn nhân cách là tình trạng rối loạn tâm thần. Khi đó, người bệnh thường có các suy nghĩ, hành vi cứng nhắc và không lành mạnh. Dấu hiệu chung để nhận biết hội chứng này là sự khó khăn trong nhận thức và liên hệ với các tình huống xung quanh. Từ đó, gây nên các rắc rối cản trở các mối quan hệ và hoạt động xã hội. Trong nhiều trường hợp, người bệnh không nhận ra mình bị bệnh do nghĩ đó là các hoạt động tự nhiên và quen thuộc. Đồng thời, đổ lỗi cho người khác hoặc cuộc sống.
2. Dấu hiệu rối loạn nhân cách là gì?
Hội chứng rối loạn này xuất hiện phổ biến ở tuổi thiếu niên hoặc đầu tuổi trưởng thành. Một số loại biểu hiện không rõ ràng trong suốt tuổi trung niên. Dựa trên đặc điểm và triệu chứng tương tự, hội chứng này được phân thành 3 cụm nhóm. Không cần thiết phải có tất cả các đặc điểm mới xác định được nhóm. Bởi một số người mắc rối loạn nhóm này cũng có một số dấu hiệu của nhóm khác.
2.1 Rối loạn nhân cách nhóm A
Rối loạn nhân cách nhóm A đặc trưng bởi suy nghĩ, hành vi lập dị, kỳ quặc.
Rối loạn nhân cách hoang tưởng
- Luôn nghi ngờ, mất lòng tin ở bản thân và người khác
- Nghi ngờ vô cớ về lòng trung thành và tin rằng ai đó đang muốn hãm hại mình.
- Không muốn chia sẻ với ai vì nghĩ rằng họ sẽ lấy thông tin để chống lại mình.
- Phản ứng thái quá với những lời nói, hành động vô hại
- Có xu hướng hận thù dai dẳng
Rối loạn nhân cách phân liệt
- Thích ở một mình, không quan tâm đến các mối quan hệ xung quanh
- Lạnh lùng, thờ ơ, ít biểu hiện cảm xúc và
- Không thích thú trong hầu hết hoạt động, ngay cả chuyện tình dục
- Không thể tiếp nhận các dấu hiệu xã hội bình thường
Rối loạn nhân cách dạng phân liệt
- Nhận thức, biểu hiện cùng các hoạt động lập dị
- Trải nghiệm tri giác kỳ lạ
- Trơ lì hoặc phản ứng cảm xúc không phù hợp
- Lo lắng xã hội và không thoải mái với các mối quan hệ thân thiết
- Phản ứng thờ ơ, không phù hợp hoặc đáng ngờ đối với người khác
- Tin rằng bản thân có thể dùng suy nghĩ để điều khiến mọi thứ
- Tin rằng các sự kiện bí ẩn, đặc biệt dành riêng cho mình
2.2 Rối loạn nhân cách nhóm B
Rối loạn nhân cách nhóm B đặc trưng bởi suy nghĩ, hành vi kịch tính, quá xúc động hoặc khó lường trước.
Rối loạn nhân cách chống đối xã hội
- Không quan tâm đến cảm xúc, hành động và sự an toàn của người khác
- Vô trách nhiệm, không thấy có lỗi về hành vi sai trái
- Liên tục nói dối, lừa đảo, hung hăng, bạo lực, bốc đồng và lấn quyền người khác
- Liên quan đến các vấn đề về luật pháp
Rối loạn nhân cách ranh giới
- Có hành vi bốc đồng và rủi ro như cờ bạc, lạm dụng chất kích thích, quan hệ tình dục không an toàn
- Liên tục thay đổi bản thân, tâm lý thất thường
- Các mối quan hệ không ổn định và căng thẳng
- Tự làm hại bản thân, thậm chí muốn tự sát
- Cảm thấy trống rỗng, sợ hãi khi bị bỏ rơi
- Thường xuyên tức giận, hoang tưởng do căng thẳng
Rối loạn nhân cách kịch tính
- Biểu thị cảm xúc thái quá, kịch tính hoặc khiêu khích tình dục để thu hút sự chú ý
- Phát biểu mạnh mẽ với các ý kiến khác nhưng không có minh chứng rõ
- Nông cạn, dễ thay đổi theo người khác
- Quá quan tâm đến ngoại hình
- Nghĩ rằng các mối quan hệ thân thiết hơn bình thường
Rối loạn nhân cách ái kỷ
- Kiêu căng, tự tin quá mức về bản thân liên quan đến thành tích, tài năng, quyền lực,…
- Không nhận ra nhu cầu và cảm xúc của người khác
- Luôn muốn được khen ngợi, ngưỡng mộ,…
- Thường lợi dụng người khác
- Thường ghen tị với người khác hoặc nghĩ rằng họ ghen tị với mình
Xem thêm:
- OCD là gì? Khái niệm, dấu hiệu và cách thức điều trị chi tiết
- Rối loạn lo âu là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị
2.3 Rối loạn nhân cách nhóm C
Rối loạn nhân cách nhóm C đặc trưng bởi suy nghĩ hoặc hành vi lo lắng, sợ hãi. Dưới đây là một số rối loạn thuộc nhóm này đã được BCC tổng hợp:
Rối loạn nhân cách tránh né
- Nhạy cảm quá mức với lời từ chối, chỉ trích hoặc chế giễu
- Cảm thấy tự ti, không đủ hấp dẫn
- Tránh các hoạt động tiếp xúc cá nhân
- Rụt rè, cô lập, nhút nhát, không dám tiếp xúc với người lạ
Rối loạn nhân cách phụ thuộc
- Phụ thuộc quá nhiều vào người khác, sợ bị bỏ rơi
- Khả năng chịu đựng kém hoặc lạm dụng, hành vi phục tùng hoặc đeo bám người khác
- Thiếu tự tin và cần sự hỗ trợ của người khác để đưa ra quyết định
- Khó khăn khi bắt đầu hoặc tự thực hiện điều gì đó
- Sợ bị phản đối, thường đồng ý dễ dàng với người khác
- Cần khẩn cấp một mối quan hệ mới ngay khi kết thúc mối quan hệ cũ
Rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế
- Để ý nhiều đến các chi tiết, quy tắc
- Theo chủ nghĩa hoàn hảo, cảm thấy rối loạn và đau khổ khi các sự kiện không theo ý mình
- Mong muốn kiểm soát mọi thứ và không có khả năng ủy quyền nhiệm vụ
- Cam kết tuyệt đối với các công việc nên dễ dàng bỏ qua các mối quan hệ và hoạt động thú vịị
- Cứng nhắc, bướng bỉnh và thiếu linh hoạt
- Kiểm soát chặt chẽ các vấn đề liên quan đến chi phí
- Rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế không giống như rối loạn ám ảnh cưỡng chế, một loại rối loạn lo âu.
Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Nếu có bất kỳ dấu hiệu hoặc biểu hiện nào liên quan, cần đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, có thể gây nên các hậu quả nghiêm trọng.
3. Nguyên nhân gây rối loạn nhân cách
Tính cách là sự kết hợp giữa các suy nghĩ, hành động tạo nên thể độc nhất. Đó là cách nhìn nhận chính bản thân mình và mọi thứ xung quanh. Nhân cách được hình thành từ thuở thơ ấu, do một số yếu tố sau:
- Gen: Một số đặc điểm của bố mẹ có thể di truyền sang con. Đôi khi, nó được gọi là tính khí.
- Môi trường sống: Tính cách cũng bị ảnh hưởng và quyết định nhiều bởi môi trường xung quanh. Nó liên quan đến môi trường, nơi sinh sống, người thân và các sự kiện diễn ra trong đời.
Nhìn chung, hội chứng rối loạn này do sự kết hợp dựa yếu tố môi trường và di truyền. Các gen có thể gây ra hội chứng. Còn hoàn cảnh sống có thể kích hoạt các triệu chứng rối loạn biểu hiện ra bên ngoài.
4. Các yếu tố nguy cơ
Nguyên nhân chính xác về rối loạn nhân cách chưa được xác định. Tuy nhiên, có một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc rối loạn hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh:
- Tiền sử gia đình có người mắc rối loạn này hoặc bệnh tâm thần khác
- Cuộc sống gia đình không hạnh phúc, bị bạo lực hoặc lạm dụng khi còn nhỏ
- Được chẩn đoán mắc rối loạn từ nhỏ
- Biến đổi về cấu trúc, hoạt động và chức năng của não bộ
5. Biến chứng của rối loạn nhân cách
Hội chứng rối loạn này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh và những người xung quanh. Tình trạng này có thể gây hại đến các mối quan hệ, công việc hoặc học tập. Cụ thể là biểu hiện cứng nhắc, khó thích nghi trong tính cách. Từ đó, gây ra đau khổ, dẫn đến bị cô lập, giảm hiệu suất công việc và chức năng tương tác giữa các cá nhân.
Một điểm đáng lo ngại là người mắc thường không nhận ra vấn đề ở bản thân họ. Thay vào đó, họ coi đó là tính cách tự nhiên, do tác động bên ngoài. Điều này có thể gây ra các khó khăn trong quá trình điều trị.
6. Chẩn đoán rối loạn nhân cách
Nếu nghi ngờ mắc, bác sĩ có thể chẩn đoán dựa trên một số cách thức sau:
- Khám sức khỏe: Bác sĩ sẽ thăm khám và khai thác các thông tin liên quan đến sức khỏe tâm thần
Một số triệu chứng có thể liên quan đến một vấn đề sức khỏe thể chất (bệnh lý cơ thể). Khi đó, bác sĩ có thể thực hiện một số xét nghiệm để tầm soát chức năng. - Đánh giá tâm thần: Bác sĩ có thể gợi ý và cung cấp bài test (bảng câu hỏi) liên quan đến suy nghĩ, cảm xúc và hành vi.
7. Phương pháp điều trị
Phương pháp điều trị phụ thuộc vào chứng rối loạn nhân cách, mức độ nghiêm trọng và hoàn cảnh sống của người bệnh. Tuy nhiên, các vấn đề liên quan đến nhân cách đã tồn tại trong khoảng thời gian dài. Do đó, quá trình điều trị cần kiên trì trong thời gian dài. Trong đó, trị liệu tâm lý xã hội là trụ cột của điều trị. Đồng thời, kết hợp dùng thuốc để kiểm soát các triệu chứng. Hội chứng này có thể thay đổi chậm và dần trở nên ít trầm trọng theo thời gian.
7.1 Bác sĩ chuyên khoa Tâm thần
Bác sĩ chuyên khoa tâm thần là người có đủ chuyên môn để chẩn đoán, phân loại và đánh giá mức độ rối loạn. Từ đó, bác sĩ có thể đưa ra phương án điều trị phù hợp và hiệu quả. Tốt nhất, người bệnh nên chọn đơn vị uy tín cùng bác sĩ giỏi để đảm bảo cải thiện bệnh.
7.2 Liệu pháp tâm lý
Liệu pháp tâm lý là phương pháp người bệnh chia sẻ, trao đổi với chuyên gia tâm lý. Liệu pháp này được đánh giá là trụ cột, có vai trò quan trọng trong điều trị rối loạn nhân cách. Tuy nhiên, quá trình điều trị này diễn ra lâu dài nên chi phí khá tốn kém. Khi nắm bắt được tâm trạng, suy nghĩ của bệnh nhân, các chuyên gia có thể giúp bạn cải thiện hiệu quả.
7.3 Nhập viện điều trị
Một số trường hợp rối loạn nghiêm trọng, bệnh nhân cần phải nhập viện để điều trị. Thường cách thức điều trị này được áp dụng cho bệnh nhân tự gây hại cho bản thân hoặc những người xung quanh. Hiện nay, chưa có loại thuốc nào được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) chấp thuận đặc biệt để điều trị chứng rối loạn nhân cách. Tuy nhiên, bác sĩ có thể kê một số thuốc điều trị trầm cảm để cải thiện tình trạng.
Xem thêm:
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
- Rối loạn nhân cách ranh giới (BPD) là gì? Tìm hiểu chi tiết
8. Tạm kết
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về “Rối loạn nhân cách”. Đây là một vấn đề phức tạp, ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của người bệnh và những người xung quanh. Việc hiểu rõ về căn bệnh này là bước đầu tiên để hỗ trợ và đồng hành cùng những người đang gặp phải khó khăn. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến ứng dụng và Nghiên cứu trong mọi lĩnh vực.