Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD): Thông tin chi tiết cần biết

Rối loạn tăng động giảm chú ý là gì? Rối loạn phổ biến, đặc trưng bởi các triệu chứng thiếu chú ý, hiếu động thái quá và bốc đồng

Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) thường gặp ở trẻ em và tiếp diễn đến khi trường thành. Có đến 7,2% trẻ em trên toàn thế giới mắc phải tình trạng này. Trong đó, bé trai có tỷ lệ mắc cao gấp đôi bé gái. Vậy rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) là gì? Biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp thông qua bài viết dưới đây của BCC.

1. Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) là gì?

Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) là tình trạng rối loạn phát triển thành kinh phổ biến ở trẻ. Nó thường được biểu hiện, chẩn đoán khi còn nhỏ và kéo dài đến khi trưởng thành. Trẻ mắc bệnh thường khó tập trung, kiểm soát hành vi và phản ứng thoái quá. ADHD không phải một dạng tự kỷ. Tuy nhiên, cả hai tình trạng rối loạn này đều thuộc dạng rối loạn phát triển thần kinh với một số triệu chứng tương tự. Trẻ mắc một trong những rối loạn này thì khả năng mắc rối loạn còn lại cao hơn.

rối loạn tăng động giảm chú ý

2. Phân loại ADHD phổ biến

Rối loạn tăng động giảm chú ý thường được biểu hiện dưới 4 dạng khác nhau. Bao gồm:

2.1 Thiếu chú ý (ADD) hoặc rối loạn thiếu tập trung

Trẻ có biểu hiện mất tập trung. Tuy nhiên, không quá thiếu chú ý cũng như hiếu động quá mức trong sinh hoạt hàng ngày.

2.2 Tăng động, bốc đồng

Trẻ thưởng cảm thấy bồn chồn, nói nhiều, không ngồi yên và luôn dư thừa năng lượng. Tính bốc đồng thể hiện ở việc trẻ ngắt lời người khác hoặc không suy nghĩ trước khi nói. Dạng này ít phổ biển nhưng ảnh hưởng lớn đến trẻ.

2.3 Rối loạn kết hợp

Các triệu chứng giảm chú ý và tăng động, bốc đồng xuất hiện đồng thời. Có đến 70% trẻ mắc ADHD thuộc loại này.

2.4 ADHD không xác định

Ở dạng này, trẻ có các triệu chứng nghiêm trọng, thể hiện rõ rối loạn chức năng. Tuy nhiên, nó không đủ đáp ứng để đánh giá thuộc một trong các dạng trên. Khi đó, bác sĩ sẽ dựa trên ADHD không xác định làm chẩn đoán.

trẻ sao nhãng không chú ý học tập

3. Các triệu chứng ADHD thường gặp

Các dấu hiệu về tăng động giảm chú ý (ADHD) thường thể hiện rõ trước 12 tuổi. Một số trường hợp còn biểu hiện khi mới 3 tuổi. Mỗi loại ADHD sẽ có triệu chứng đặc trưng khác nhau với các mức độ từ nhẹ đến nặng.

3.1 Thiếu chú ý

Theo Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần của Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ (DSM-5), người thuộc ADHD dạng này có tối thiểu 6 hành vi biểu hiện thường xuyên sau:

  • Mất tập trung, thiếu chú ý khi tham gia các hoạt động, học tập
  • Dễ bị phân tâm, xao nhãng
  • Không để ý, lắng nghe khi người khác nói với mình
  • Không làm theo và không hoàn thành các bài tập được giao. Hoặc có thực hiện nhưng mất tập trung ngay sau đó.
  • Không quản lý tốt thời gian gian, sắp xếp công việc lộn xộn, thiếu trách nhiệm,…
  • Không thích, né tránh các hoạt động liên quan đến trí óc
  • Thường xuyên quên các công việc hàng ngày hoặc làm mất các vật dụng

trẻ nghịch ngợm trong giờ học

3.2 Dấu hiệu trẻ bị tăng động

Để xác định thuộc loại ADHD này, người bệnh phải có tối thiểu 6 triệu chứng xuất hiện thường xuyên sau:

  • Bồn chồn, ngồi không yên và hay vặn vẹo trên ghế.
  • Chạy nhảy, leo trèo, nô đùa ở những nơi không phù hợp.
  • Không thể tham gia hoặc thực hiện các hoạt động giải trí một cách yên tĩnh.
  • Nói quá nhiều.
  • Thường ngắt lời ngay khi câu hỏi chưa kết thúc.
  • Khó chịu khi phải chờ đợi như khi đứng xếp hàng.
  • Làm gián đoạn hoạt động hoặc xâm phạm người khác.

ADHD dạng kết hợp bao gồm các triệu chứng giảm chú ý và tăng động, bốc đồng. Khi đó, người bệnh phải có tối thiểu 12 trong tổng số hành vi (ít nhất 6 hành vi thiếu chú ý và 6 hành vi tăng động, bốc đồng).

trẻ bị tăng động

Xem thêm:

4. Nguyên nhân, nguy cơ và đối tượng rủi ro mắc ADHD

Hiện các nhà khoa học vẫn chưa xác định được chính xác và cụ thể nguyên nhân dẫn đến ADHD. Tuy nhiên, có một số yếu tố nguy cơ gây nên tình trạng này bao gồm: di truyền, môi trường hoặc các vấn đề về thần kinh. Cụ thể:

  • Trong hầu hết trường hợp mắc, nguy cơ cao là do di truyền. Tức là có người thân trong gia đình từng mắc ADHD hoặc rối loạn sức khỏe tâm thần khác.
  • Chấn thương sọ não làm ảnh hưởng đến hoạt động và chức năng não.
  • Tiếp xúc với hóa chất độc hại khi mang thai.
  • Lạm dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá khi mang thai.
  • Sinh non, sinh thiếu cân.

5. Biến chứng của ADHD là gì?

Tình trạng rối loạn tăng động giảm chú ý nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số tác động xấu mà BCC đã tổng hợp:

  • Tự ti: người bệnh luôn thấy tự ti, mặc cảm và hay so sánh với người khác. Chưa kể, còn kích động khi mắc lỗi và khó chịu, lo lắng về những việc mình làm.
  • Trầm cảm: Người bệnh buồn dai dẳng, suy nghĩ tiêu cực và mất hứng thú với các hoạt động từng yêu thích. Tình trạng trở nên nghiêm trọng khiến người bệnh gây hại cho bản thân và người khác.
  • Rối loạn lo âu: Người mắc luôn cảm thấy lo lắng, sợ hãi, tim đập nhanh và đổ nhiều mồ hôi.
  • Rối loạn ăn uống: Đây là vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng, phức tạp. Người mắc ghét ăn, chán ăn và mặc cảm về cân nặng của mình. Chưa kể, một số người còn ăn uống vô độ.
  • Rối loạn giấc ngủ: Khó ngủ, ngủ không sâu giấc, thức dậy sớm ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe thể chất và tinh thần.
  • Rối loạn phổ tự kỷ: Đây là tình trạng ảnh hưởng đến não bộ. Bao gồm nhận thức và giao tiếp với người khác.
  • Sử dụng chất kích thích: Một số người để cảm thấy thoải mái hơn đã lạm dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
  • Có ý định và cố gắng thực hiện các hành vi nguy hiểm, bốc đồng.
  • Học tập kém, công việc hiệu suất giảm và ảnh hưởng đến các mối quan hệ khác.

6. Chẩn đoán rối loạn tăng động giảm chú ý

Trẻ chỉ nên được chẩn đoán bệnh tăng động giảm chú ý khi biểu hiện các dấu hiệu trước 12 tuổi. Đồng thời, gây ra hậu quả nghiêm trọng với bản thân, gia đình và xã hội. Hiện chưa có xét nghiệm nào dùng để chẩn đoán tình trạng này. Thay vào đó, bác sĩ có thể xác định tình trạng bệnh dựa vào một số phương pháp sau:

  • Thăm khám lâm sàng để loại trừ một số bệnh lý khác cùng triệu chứng.
  • Thu thập thông tin về tình trạng sức khỏe bệnh nhân và tiền sử bệnh lý của gia đình.
  • Trao đổi thêm về biểu hiện với người thân, giáo viên thường xuyên tiếp xúc với trẻ.
  • Căn cứ vào tiêu chí đánh giá ADHD từ Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần (DSM-5) do Hiệp hội Tâm
  • thần Hoa Kỳ xuất bản.
  • Dựa vào thang đánh giá ADHD để xác định các thông tin của trẻ.

Các triệu chứng ADHD có thể xuất hiện ở trẻ nhỏ nhưng rất khó chẩn đoán. Bởi ADHD có các triệu chứng dễ nhầm lẫn với các rối loạn khác. Do đó, nếu trẻ bị nghi ngờ mắc, cần được đánh giá bởi các chuyên gia tâm lý. Một số bệnh hoặc phương pháp điều trị có các dấu hiệu tương tự như rối loạn tăng giảm chú ý, gồm:

  • Vấn đề về ngôn ngữ hoặc học tập.
  • Trầm cảm, rối loạn lo âu và hành vi.
  • Gặp các vấn đề về tính giá và thị giác.
  • Hội chứng phổ tự kỷ.
  • Tác dụng phụ của thuốc điều trị tác động đến suy nghĩ hoặc hành vi.
  • Rối loạn giấc ngủ.
  • Chấn thương sọ não.

chẩn đoán trẻ tăng động giảm chú ý

7. Phương pháp điều trị ADHD

Tăng động giảm chú ý có chữa được không? Bệnh không chữa trị được hoàn toàn và dứt điểm. Do đó, mục tiêu điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) là cải thiện các triệu chứng và giảm thiểu hậu quả. Với trẻ dưới 5 tuổi, các chuyên gia khuyến nghị nên để bố mẹ can thiệp, đồng hành cùng con trước khi dùng thuốc. Còn với hầu hết thành thiếu niên và người lớn, kết hợp giữa liệu pháp hành vi và thuốc là phương pháp điều trị tốt nhất. Cách thức điều trị được quy định cụ thể dựa trên một số yếu tố sau:

  • Độ tuổi, tình trạng, mức độ bệnh và tiền sử bệnh.
  • Khả năng đáp ứng các liệu pháp và thuốc.
  • Mong muốn và mức độ cam kết của bệnh nhân.

7.1 Trị liệu hành vi

Mục tiêu của trị liệu hành vi là giúp con học và có những hoạt động tích cực, giảm thiểu các các hoạt động không mong muốn. Một số biện pháp gồm:

  • Liệu pháp gia đình
  • Tâm lý trị liệu
  • Trị liệu hành vi
  • Đào tạo kỹ năng xã hội
  • Đào tạo kỹ năng làm cha mẹ

bác sĩ điều trị trẻ tăng động giảm chú ý

7.2 Thuốc điều trị

ADHD không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể kiểm soát các triệu chứng. Trong một số trường hợp, ADHD ảnh hưởng họ đến suốt đời. Thuốc giúp người mắc rối loạn tăng động giảm chú ý kiểm soát được các triệu chứng và hành vi tiêu cực. Một số loại thuốc được FDA phê duyệt sử dụng cho trẻ từ 6 tuổi.

  • Thuốc kích thích

Thuốc kích thích là loại thuốc điều trị được sử dụng rộng rãi nhất. Có đến 70% – 80% trẻ em mắc ADHD giảm thiểu các triệu chứng hơn khi dùng chúng. Thuốc kích thích bao gồm 2 dạng: thuốc tác dụng ngắn và thuốc tác dụng kéo dài. Tùy từng trường hợp mà có liều phù hợp và mất thời gian để tìm ra liều lượng chính xác. Thậm chí, cần thay đổi loại thuốc và liều dùng nếu xảy ra tác dụng phụ.
Tuy nhiên, việc sử dụng loại thuốc này có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tim hoặc rối loạn tâm thần.
Vấn đề tim mạch: Thuốc làm tăng huyết áp hoặc nhịp tim nhưng không quá nghiêm trọng. Bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe, tiền sử bệnh của trẻ và gia đình trước khi kê đơn và theo dõi sát sao quá trình điều trị.
Vấn đề tâm thần: Loại thuốc này có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện các triệu chứng loạn thần. Do đó, hãy liên hệ ngay với bác sĩ nếu trẻ đột ngột có các hành vi tiêu cực hoặc xuất hiện ảo giác, hoang tưởng.

  • Thuốc không kích thích

Đây là loại thuốc tác động chậm nhưng có thể kéo dài đến 24 giờ. Thuốc này sẽ được chỉ định nếu thuốc kích thích không có tác dụng.

  • Thuốc chống trầm cảm

FDA chưa phê duyệt thuốc chống trầm cảm trong điều trị ADHD. Tuy nhiên, bác sĩ có thể cân nhắc kê đơn riêng lẻ hoặc kết hợp với 1 loại thuốc ADHD khác. Để tìm thấy phương pháp điều trị phù hợp, trẻ có thể phải thử trước một số loại thuốc.

7.3 Thiết bị eTNS

FDA đã phê duyệt hệ thống kích thích dây thần kinh bên ngoài Monarch (eTNS) dành cho trẻ từ 7 – 12 tuổi không dùng thuốc ADHD. Nó có kích thước bằng 1 chiếc điện thoại di động và được đeo vào ban đêm. Các điện cực được dán trên một miếng dán và đặt trên trán con. eTNS giúp gửi các xung động ở mức độ thấp đến phần não gây ra ADHD.

Xem thêm:

8. Cách thức phòng ngừa ADHD hiệu quả

Việc xác định và can thiệp sớm giúp ngăn ngừa tối đa hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra. Phụ huynh và các sĩ có thể lên kế hoạch giáo dục và điều trị đúng cách để người mắc kiểm soát tốt các triệu chứng.
Với phụ nữ mang thai, cần tránh xa chất độc hại và các chất kích thích. Nhờ đó, có thể làm giảm tỷ lệ mắc và mức độ phổ biến của ADHD. Với trẻ mắc bệnh, phụ huynh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Hãy thể hiện tình yêu thương và tôn trọng với con như: khen ngợi, ôm con, nở nụ cười, dịu dàng với con,…
  • Khuyến khích sự tự tin và tạo môi trường để con phát huy tài năng và sở trường đặc biệt.
  • Sử dụng từ đơn giản và minh họa cụ thể để chỉ dẫn con.
  • Dạy con cách xác định tình huống gặp phải và cách xử lý phù hợp.
  • Thực hiện các hình thức kỷ luật thích hợp: khen thưởng khi con làm điều tốt và răn đe với các hành vi tiêu cực.
  • Hướng dẫn con các kỹ năng làm việc có tổ chức như sắp xếp thời gian biểu, đồ dùng ngăn nắp, khoa học,…
  • Lên kế hoạch cho các hoạt động hàng ngày để con dễ thích nghi với những thay đổi đột ngột.
  • Cổ vũ, động viên con tương tác với các tình huống xã hội và tham gia các hoạt động.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh bao gồm chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng và rèn luyện sức khỏe đều đặn cho con.
  • Hạn chế sử dụng các thiết bị thông minh.
  • Ngủ đủ giấc và đúng giờ.
  • Tái khám và theo dõi sát sao việc điều trị của trẻ.
  • Phụ huynh cần tìm hiểu và tham gia các nhóm hỗ trợ về ADHD, để học hỏi kinh nghiệm và đồng hành cùng con hiệu quả.

bố mẹ hỗ trợ can thiệp trẻ tăng động giảm chú ý

Xem thêm:

9. Tạm kết

Bài viết đã cung cấp toàn bộ thông tin về rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) là gì?. Bao gồm khái niệm, biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị phù hợp. Tình trạng này được chẩn đoán ở trẻ nhỏ. Song, các triệu chứng có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành, gây khó khăn trong học tập, công việc, thói quen sinh hoạt và xây dựng mối quan hệ xã hội. Chủ động tìm hiểu, phát hiện và điều trị sớm có thể giảm mức độ nghiêm trọng của rối loạn này. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến ứng dụng và Nghiên cứu trong mọi lĩnh vực.

cv

Tham vấn chuyên môn

TS. Đào Thị Lương

Tiến sĩ sinh học

Nguyên Phó phòng Bảo tàng Giống Vi sinh vật - Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học

Bích Vũ

Content Writer of BCC

Bình chọn

Bài viết liên quan

hội chứng turner

Hội chứng Turner là gì? Triệu chứng và biến chứng cần biết

Hội chứng Turner là gì? Bệnh lý rối loạn di truyền hiếm gặp ở nữ giới liên quan đến nhiễm...
bệnh da liễu

Bệnh da liễu là gì? Các bệnh da liễu thường gặp nhất

Bệnh da liễu là gì? Các bệnh lý liên quan đến da, tóc, móng, gây mẩn ngứa, khó chịu,… và...
hội chứng patau

Hội chứng Patau là gì? Nguyên nhân, đặc điểm và cách điều trị

Hội chứng Patau là gì? Tình trạng rối loạn di truyền hiếm gặp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe,...