Lactobacillus – Công dụng, liều dùng và tác dụng phụ cần lưu ý

Lactobacillus – Lợi khuẩn giúp phân giải thức ăn trong ruột, hấp thu tốt chất dinh dưỡng và bảo vệ hệ tiêu hóa được khỏe mạnh

Lợi khuẩn là yếu tố quan trọng tác động đến sức khỏe hệ tiêu hóa. Bằng cách tạo ra lactic acid từ quá trình lên men carbohydrate, lợi khuẩn Lactobacillus giúp duy trì môi trường acid trong đường tiêu hóa. Đồng thời, hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe toàn diện. Ngoài ra, chúng cũng được ứng dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm để đa dạng nguồn cung Lactobacillus.

1. Lactobacillus là gì?

Lactobacillus là lợi khuẩn sống nhiều nhất trong hệ tiêu hóa, bài tiết và hệ sinh dục của con người. Lactobacillus là một chi vi khuẩn thuộc họ Lactobacillaceae. Lactobacillus tạo ra lactase, enzyme hỗ trợ phân giải lactose và còn tạo ra axit lactic có khả năng kiểm soát quần thể vi khuẩn có hại. Đây cũng là lý do nó được gọi là vi khuẩn Lactic. Bởi vậy, Lactobacillus có mặt nhiều trong các thực phẩm lên men như sữa chua, phô mai, dưa cải muối,…
Lactobacillus giúp duy trì cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, cũng có một số sản phẩm thực phẩm bổ sung hoặc chế phẩm y tế có thể chứa các dạng của vi khuẩn Lactobacillus. Chẳng hạn như probiotics hoặc các sản phẩm cân bằng hệ vi khuẩn trong ruột. Tuy nhiên, việc sử dụng bất kỳ loại sản phẩm nào chứa Lactobacillus cần tham khảo kỹ lưỡng dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Nói tóm lại, Lactobacillus không phải là thuốc. Nó là một thành phần tự nhiên và vi sinh vật có lợi được tìm thấy trong thực phẩm, các chế phẩm hoặc dưới dạng bổ sung dinh dưỡng. Ngoài có vai trò to lớn với con người, nó còn được ứng dụng rộng rãi trong chăn nuôi và ngành công nghệ thực phẩm.

lợi khuẩn lactobacillus

2. Lactobacillus và bacillus

2.1 Bacillus là gì?

Bacillus là một loại vi khuẩn dạng bào tử như men vi sinh Probiotics. Nó có hình que, di động, kỵ và hiếu khí, hình thành bào tử và thường sống trong đất. Bacillus duy trì mối quan hệ cộng sinh với con người. Hiện nó cũng đang được nghiên cứu trong một số bệnh liên quan đến hô hấp và tiêu hóa. Theo các nhà nghiên cứu, Bacillus đã sản xuất các chất kháng khuẩn có thể chống lại các vi khuẩn gây bệnh gram dương như Staphylococcus aureus, Enterococcus faecium và Clostridium difficile. Bởi vậy, chúng được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp thực phẩm sức khỏe và chức năng. Là chế phẩm men sinh học, Bacillus còn được sử dụng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi.

bacillus

2.2 Sự giống nhau giữa Lactobacillus và Bacillus

  • Đều là men vi sinh Probiotics
  • Cả hai đều loại lớp dưới
  • Đều là vi khuẩn gram dương, hình que và di động
  • Hình thành mối quan hệ tương hỗ với vật chủ là con người
  • Đều là lợi khuẩn tốt cho con người
  • Chúng tạo ra protease và tồn tại trong môi trường axit khắc nghiệt

2.3 Sự khác biệt giữa Lactobacillus và Bacillus

  • Về Tiêu chuẩn an toàn sử dụng GRASS & EFSA: Bacillus chỉ được công nhận an toàn ở một số chủng. Còn Lactobacillus được công nhận an toàn ở tất cả chủng trong loài.
  • Lactobacillus là một chi vi khuẩn Probiotic ở trạng thái sống hoặc ngủ đông. Bacillus là một loại vi khuẩn Probiotic ở dạng bào tử.
  • Lactobacillus thường sống trong hệ tiêu hóa và âm đạo con người. Bacillus thường sống trong đất.
  • Về ảnh hưởng bất lợi bởi môi trường sản xuất và đường tiêu hóa: Bacillus chịu đựng tác động của môi trường tốt hơn Lactobacillus.
  • Lactobacillus sống lâu trong ruột trong khi nhóm sinh bào tử chỉ sống trong ruột một thời gian ngắn (không tạo được hệ cân bằng vi khuẩn có ích).

3. Công dụng của lợi khuẩn Lactobacillus đối với cơ thể

Chưa có thông tin về cơ chế hoạt động loại thuốc này cho đến hiện tại. Do đó, người dùng trước khi sử dụng cần tham khảo và tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ. Dưới đây là một số công dụng đặc biệt đã được BCC tổng hợp:

3.1 Tốt cho sức khỏe đường ruột

Tỷ lệ lợi khuẩn và hại khuẩn cùng tồn tại trong hệ tiêu hóa là 85:15. Tuy nhiên, khi tỷ lệ mất cân bằng, số lượng hại khuẩn tăng cao gây rối loạn hệ tiêu hóa. Điển hình là các triệu chứng như tiêu chảy, đầy bụng, ăn không tiêu. Lúc này, việc bổ sung các chế phẩm chứa Lactobacillus giúp cân bằng lại hệ đường ruột. Chưa kể, nó còn tạo axit lactic ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn có hại. Đồng thời, làm tăng mức độ axit béo chuỗi ngắn (butyrate) để tăng cường sức khỏe đường ruột và hệ miễn dịch.
Ngoài ra, việc bổ sung vi khuẩn có lợi còn giúp hỗ trợ tiêu hóa và tăng khả năng hấp thu dưỡng chất. Nhất là hỗ trợ tiêu hóa các thành phần sữa với những bệnh nhân gặp phải tình trạng không dung nạp được lactose trong sữa.

cách thức hoạt động của lactobacillus

3.2 Cải thiện các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích

Có đến 20% dân số bị ảnh hưởng bởi hội chứng ruột kích thích. Các triệu chứng điển hình bao gồm: đầy hơi, đau bụng, lúc táo bón lúc tiêu chảy mà không có tổn thương nào về hệ tiêu hóa. V bổ sung L. acidophilus kết hợp cùng chế phẩm sinh học khác trong 2 tháng giúp cải thiện triệu chứng đầy hơi. Nghiên cứu khác cũng cho thấy L. acidophilus giúp làm giảm đau bụng.

3.3 Ngăn ngừa và giảm tiêu chảy

Tiêu chảy là rối loạn đường tiêu hóa thường gặp. Trẻ nhỏ rất dễ mắc. Tiêu chảy kéo dài dẫn đến mất nước nghiêm trọng và ảnh hưởng đến tính mạng. Một số nghiên cứu chỉ ra Lactobacillus acidophilus giúp ngăn ngừa và giảm tiêu chảy. Từ tiêu chảy do nhiễm trùng đường tiêu hóa, sử dụng thuốc kháng sinh,… Đồng thời, chống lại những loài khuẩn có hại gây tiêu chảy bao gồm Clostridium difficile. Tuy nhiên, hiệu quả của nó mới ở mức trung bình. Với các trường hợp tiêu chảy, bạn nên sử dụng men vi sinh có các thành phần lợi khuẩn chuyên biệt để đạt hiệu quả cao nhất. Chẳng hạn như L. rhamnosus, L. reuteri, S. boulardii.

3.4 Ngăn ngừa và giảm các triệu chứng cảm lạnh

Các lợi khuẩn như Lactobacillus giúp tăng cường miễn dịch và giảm nguy cơ mắc virus. Đặc biệt là ở trẻ em. Một nghiên cứu được tiến hành trên 326 trẻ em. Sau 6 tháng sử dụng L. acidophilus hàng ngày, trẻ giảm sốt 53%, giảm ho 41%, sử dụng kháng sinh giảm 68% và số ngày nghỉ học giảm 32%.

3.5 Ngăn ngừa và giảm các triệu chứng dị ứng

Lactobacillus có thể làm giảm các triệu chứng của một số bệnh dị ứng. Bao gồm: chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt xì hơi, dị ứng phấn hoa… Một nghiên cứu chỉ ra rằng việc bổ sung Lactobacillus trong 4 tháng giúp giảm sưng mũi và các bệnh viêm mũi dị ứng lâu năm. Các nghiên cứu khác cũng cho kết quả tương tự, cho thấy Lactobacillus giảm chảy nước mũi, tắc mũi… Đặc biệt, chúng giúp giảm Immunoglobulin A. Kháng thể có liên quan đến các phản ứng dị ứng này trong ruột.

3.6 Giảm cholesterol

Cholesterol cao từ đồ ăn nhanh và thức ăn nhiều dầu mỡ có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Một nghiên cứu cho thấy bổ sung Lactobacillus và một chế phẩm sinh học khác trong 6 tuần giúp giảm cholesterol toàn phần và LDL. Tuy nhiên, cũng làm giảm HDL hiệu quả và cao hơn 7% so với sữa chua thông thường. Khi kết hợp Lactobacillus cùng prebiotic (chất xơ) hoặc carbs giúp hiệu quả tăng lên đáng kể. Lactobacillus hấp thụ cholesterol từ trong hệ tiêu hóa và sử dụng làm màng tế bào cho chính mình. Nhờ đó, làm giảm lượng cholesterol đi vào máu và ngăn chặn các bệnh về cholesterol cao.

công dụng lactobacillus

3.7 Ngăn ngừa và giảm triệu chứng bệnh chàm

Bệnh chàm là tình trạng da bị viêm, ngứa và đau. Theo một nghiên cứu, phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh uống hỗn hợp L. acidophilus và các chế phẩm sinh học khác trong ba tháng đầu đời giúp làm giảm 22% tỷ lệ mắc bệnh chàm khi trẻ một tuổi. Tuy nhiên, có một số nghiên cứu mâu thuẫn. Do đó, bạn chỉ nên bổ sung L. acidophilus như một giải pháp hỗ trợ và nên thăm khám Bác sĩ.

3.8 Một số tác dụng khác

Lactobacillus giúp ngăn chặn các loại virus, vi khuẩn gây nhiễm trùng như eczema, trị mụn và viêm nhiễm trùng âm đạo. Ngoài ra, lợi khuẩn còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm các triệu chứng nổi mề đay. Ngoài những công dụng trên, Lactobacillus còn giúp chống tái phát các bệnh ung thư niêm mạc bàng quang. Dù vậy, hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào về tác dụng này của Lactobacillus. Chưa kể, đây còn là chất quan trọng trong chăn nuôi.

ứng dụng lợi khuẩn lactobacillus vào chăn nuôi

Xem thêm:

4. Lactobacillus có trong thực phẩm nào?

4.1 Sữa chua

Sữa chua là sản phẩm được lên men từ sữa dựa vào vi khuẩn axit lactic và bifidobacteria. Nó cung cấp rất nhiều men có ích, giúp cân bằng chỉ số huyết áp và xương khớp. Đối với trẻ em, sữa chua giúp giảm tiêu chảy và các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích (IBS). Bên cạnh đó, nó còn phù hợp với người không dung nạp đường sữa (lactose).

4.2 Một số loại phô-mai

Phô mai có giá trị dinh dưỡng cao. Đây là thực phẩm giàu protein, vitamin và khoáng chất quan trọng như canxi, vitamin B12, selen và phốt pho. Bởi vậy, một số loại phô mai giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim và loãng xương.

4.3 Sữa bơ (Buttermilk)

Sữa bơ là chất lỏng còn sót lại sau quá trình làm bơ. Các sản phẩm sữa bơ truyền thống làm theo phiên bản mới (chế phẩm sinh học) sẽ được bổ sung men vi sinh. Nó đều ít chất béo và calo. Đồng thời chứa các vitamin và khoáng chất cần thiết như vitamin B12, riboflavin, canxi và phốt pho.

4.4 Kombucha

Kombucha (trà nấm thủy sâm) được làm từ trà đen hoặc trà xanh lên men với nhóm vi khuẩn và nấm men có lợi. Vì được lên men bằng vi khuẩn và nấm men nên loại trà này mang đến nhiều lợi ích sức khỏe liên quan đến đặc tính sinh học của kombucha.

4.5 Nấm sữa kefir

Nấm sữa kefir là một sinh vật sống. Nó được tạo ra khi cho hạt kefir vào sữa tươi. Nó không phải là ngũ cốc. Mà là một dạng hạt nuôi cấy vi khuẩn axit lactic và nấm men giống hình súp lơ. Nấm sữa Kefir chứa một số chủng lợi khuẩn và nấm men có ích giúp cải thiện tình trạng xương, tăng cường tiêu hóa, ngăn ngừa bệnh nhiễm trùng,… Tương tự như sữa chua, kefir có thể sử dụng cho người mắc chứng không dung nạp lactose.

4.6 Dưa bắp cải

Dưa bắp cải lên men bởi vi khuẩn axit lactic. Thực phẩm này sở hữu lượng men vi sinh cao cùng chất xơ, vitamin B, vitamin K, vitamin C, natri, sắt và mangan. Ngoài ra, nó còn chứa các chất chống oxy hóa quan trọng với mắt như zeaxanthin và lutein.

4.7 Tempeh đậu nành

Tempeh là đậu nành lên men có nguồn gốc từ Indonesia. Hương vị khá giống với hạt dẻ hoặc nấm. Đậu nành có nhiều axit phytic, giảm khả năng hấp thụ sắt và kẽm. Tuy nhiên, sau quá trình lên men, trong đậu nành, lượng axit phytic giảm, lượng khoáng chất và lợi khuẩn tăng. Ngoài ra, nó còn chứa vitamin B12.

4.8 Kim-chi

Kimchi là món ăn “biểu tượng” của Hàn Quốc. Nó được làm từ bắp cải hay các loại rau khác như củ cải, rong biển, giá đỗ,… lên men. Kim chi có chứa nhiều vi khuẩn axit lactic lactobacillus và các lợi khuẩn axit lactic khác, giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa. Ngoài ra, nó còn có lượng lớn vitamin và khoáng chất như riboflavin (vitamin B2), vitamin K và sắt.

4.9 Súp rong biển miso

Miso là gia vị thường được dùng trong súp miso, có nguồn gốc từ Nhật Bản. Nó được tạo nên bằng cách lên men đậu nành với muối và nấm koji. Hoặc trộn đậu nành với các thành phần khác như lúa mạch, gạo, lúa mạch đen,… Trong miso chứa nhiều lợi khuẩn, protein, chất xơ, vitamin, khoáng chất, các hợp chất thực vật gồm vitamin K và mangan. Nó giúp giảm nguy cơ đột quỵ và ung thư vú ở phụ nữ trung niên.

4.10 Dưa chuột muối

Dưa chuột muối được lên men từ vi khuẩn axit lactic tự nhiên. Đây là món ăn có lượng calo thấp, cung cấp nhiều vi khuẩn sinh học tốt và vitamin K. Từ đó, hỗ trợ cải thiện khả năng hệ tiêu hóa và quá trình đông máu.

4.11 Đậu nành lên men (Natto)

Natto là thực phẩm đậu nành lên men, chứa nhiều vi khuẩn bacillus subtilis rất phổ biến ở Nhật Bản, thường được trộn với cơm hoặc ăn kèm trong bữa sáng. Natto có mùi rất đặc trưng, hương vị mạnh mẽ cùng kết cấu nhầy. Thực phẩm này giàu protein và vitamin K2, hỗ trợ sức khỏe của xương và tim mạch, ngăn ngừa loãng xương ở nữ giới.

một số thực phẩm chứa lactobacillus

5. Liều dùng và các dạng bào chế của Lactobacillus

5.1 Liều dùng

Liều dùng các chế phẩm chứa Lactobacillus thường được tính bằng số lượng vi khuẩn. Tuy nhiên thì số lượng cân đo vi khuẩn cũng được sử dụng. Với người lớn, liều dùng Lactobacillus cho người khỏe mạnh thường là 15 tỷ vi khuẩn mỗi ngày để cân bằng hệ tiêu hóa. Không nên cung cấp vượt quá mức trên vì chúng có thể gây các triệu chứng bất thường với hệ tiêu hóa. Và nếu ít thì những lợi khuẩn này khó có thể phát huy tác dụng.
Với trẻ em, cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ về liều dùng thích hợp trước khi cho chúng sử dụng. Tốt nhất nên cẩn trọng khi cho trẻ dùng Lactobacillus. Nhất là đối với trẻ dưới 3 tuổi. Tùy từng đối tượng, tuổi tác hay tình trạng bệnh lý mà có thể áp dụng liều dùng Lactobacillus khác nhau. Mặt khác, khi sử dụng lợi khuẩn L. acidophilus không đúng cách có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, cần tham khảo và tuân theo chỉ định của bác sĩ trước khi sử dụng.

5.2 Dạng bào chế thuốc Lactobacillus

Thuốc Lactobacillus có những dạng bào chế như:

  • Viên nang, viên nén hoặc viên nén nhai, bột
  • Thuốc đạn dùng cho âm đạo, dung dịch long
  • Các sản phẩm từ sữa (sữa lên men, yogurt)

dạng viên nén lactobacillus

6. Một số lưu ý khi dùng lợi khuẩn Lactobacillus

6.1 Một số tác dụng phụ

Đa số mọi người thường không gặp phải bất kỳ một phản ứng nào với lợi khuẩn L. acidophilus. Dù vậy thì những bệnh nhân gặp phải chứng không dung nạp đường lactose thì người bệnh sẽ không tránh khỏi cảm giác khó chịu khi dùng lợi khuẩn bởi một lượng sữa đã được sử dụng trong thời gian sản xuất lợi khuẩn.
Dưới đây là những tác dụng phụ thường gặp:

  • Đầy bụng, ợ hơi
  • Có thể bị nhiễm trùng từ nhẹ đến nặng nếu gặp các vấn đề về hệ miễn dịch
  • Tùy cơ địa mỗi người có thể gặp phải những triệu chứng khác nhau.

6.2 Điều cần thận trọng khi dùng thuốc Lactobacillus

Để sử dụng hiệu quả và an toàn, cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Nếu người mắc bệnh không dung nạp được lactose thì tốt nhất không nên dùng lợi khuẩn Lactobacillus dưới dạng sữa mà nên thay bằng dạng viên nén.
  • Những sản phẩm chứa Lactobacillus có thể được chỉ định sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú hay những trẻ trên 3 tuổi. Trong 6 tháng đầu sử dụng, trẻ có thể bị tăng khả năng dị ứng sữa bò.
  • Người đang dùng những chỉnh nha (niềng răng), người gặp vấn đề về nhai, hoặc răng không thẳng. Bởi việc sử dụng có thể gây sâu răng.
  • Người bệnh có thể kết hợp Lactobacillus vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày nếu được bác sĩ cho phép. Bởi nó giúp chống nhiễm trùng và tăng cường hệ miễn dịch.
  • Người bệnh có nguy cơ mắc phải nhiễm trùng nấm. Nếu mắc phải, cần có sự chỉ dẫn kịp thời từ bác sĩ.
  • Việc sử dụng Lactobacillus không gây ra ảnh hưởng đến chế độ uống thuốc, ăn uống, luyện tập,…
  • Trước khi sử dụng thuốc Lactobacillus nên tham khảo chỉ định của bác sĩ để được cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Từ đó, hạn chế tối đa các tác dụng phụ và đạt hiệu quả cao nhất.

Ngoài ra, cần cẩn trọng khi xuất hiện những triệu chứng dưới đây:

  • Sốt cao
  • Rối loạn dạ dày
  • Hội chứng ruột ngắn
  • Xuất hiện vấn đề miễn dịch hoặc không dung nạp lactose

7. Một số loài thuộc chi lactobacillus

7.1 Lactobacillus casei

Lactobacillus casei là một chủng vi khuẩn lactic. Tuy nhiên, chúng có sức đề kháng mạnh mẽ với dịch dạ dày (độ acid rất cao) và dịch mật cùng các enzyme tiêu hóa khác. Bởi vậy, các lợi khuẩn vẫn có thể phát triển ở ruột non.

Tác dụng của vi khuẩn Lactobacillus casei
  • Phục hồi khu hệ vi sinh vật (microflore) trong đường ruột sau khi bị ảnh hưởng bởi thuốc kháng sinh. Nó được gọi là probiotic.
  • Thúc đẩy nhu động của ruột, ức chế sự phát triển của vi sinh vật có hại trong đường ruột.
  • Cân bằng muối và giúp cải thiện các triệu chứng viêm kết ruột non ở trẻ em bị mắc hội chứng ruột ngắn.
  • Giúp nhuận tràng, ngăn chặn các chất gây thối rữa đường ruột hình thành và phát triển.
  • Ức chế sự phát triển các khối u ở ruột và làm giảm nguy cơ bị ung thư bàng quang.
  • Cân bằng và phục hồi chức năng của hệ miễn dịch vốn.
  • Hạn chế dấu hiệu dị ứng với người bị mẫn cảm với phấn hoa dẫn đến viêm mũi.
  • Gia tăng hoạt tính của các tế bào NK (natural killer) đáng kể ở những bệnh nhân bị nhiễm virus HTLV dẫn tới viêm tủy sống. Tức là những người mắc bệnh HAM/TSP (human T lymphotropic virus type I (HTLV-I)–associated myelopathy/tropical spastic paraparesis).
  • Ngăn ngừa biến chứng gây nhiễm đối với bệnh nhân sau khi phẫu thuật dạ dày, ruột…
Cách bổ sung L. casei
  • Bổ sung từ các loại thực phẩm hàng ngày chứa Lactobacillus như sữa chua, thực phẩm lên men như sữa lên men, pho mát, rau củ quả muối chua,…
  • Sử dụng các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe, men vi sinh có chứa L. casei. Các loại thực phẩm này có liều lượng sử dụng tùy theo từng nhà sản xuất khác nhau. Do đó, cần đọc kỹ nhãn mác.
  • Có thể sử dụng L. casei kết hợp với các nhóm lợi khuẩn khác để đạt hiệu quả tối ưu.

lactobacillus casei

7.2 Lactobacillus reuteri

Men vi sinh Lactobacillus reuteri là một chủng vi khuẩn axit lactic sống trong ruột. L. reuteri có mặt rộng khắp trong ruột động vật như trong ruột cừu khỏe mạnh, gà, lợn và động vật gặm nhấm. Trong một nghiên cứu có liên quan, mỗi vật chủ dường như có một chủng đặc trưng của vi khuẩn L. reuteri. Dựa vào tính đặc trưng của L. reuteri, kết hợp với tính đặc thù của vật chủ, các nhà khoa học đã đưa ra một số vai trò quan trọng của nó trong việc thúc đẩy sức khỏe của sinh vật chủ.

Lợi ích sức khỏe của Lactobacillus reuteri
  • Là loại probiotic ức chế sự phát triển của một số vi khuẩn Gram âm và Gram dương có hại, cùng với nấm men, nấm và động vật nguyên sinh.
  • Tăng hiệu quả kháng khuẩn như mong muốn, chống lại các nhiễm trùng có hại và làm trung gian hệ miễn dịch.
  • Tăng tế bào Treg trong cơ thể, làm tăng cytokine IL-10. Điều này khiến Th17 (và sản xuất IL-17) bị triệt tiêu (R, R2) .L. reuteri ức chế NF-κB, giúp giảm viêm toàn thân.
  • Thúc đẩy sự hấp dẫn giới tính, làm giảm căng thẳng, tốt cho tuyến giáp, giảm Cholesterol, mau lành vết thương.
  • Thúc đẩy sức khỏe răng miệng, giết chết các chủng Streptococcus mutans gây sâu răng.
  • Cải thiện sức khỏe đường ruột – giảm các triệu chứng IBS và IBD

lợi khuẩn lactobacillus reuteri

Xem thêm:

8. Kết luận

Lactobacillus không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng vi khuẩn đường ruột và hệ tiêu hóa của con người. Nó còn hỗ trợ đáng kể trong việc cải thiện sức khỏe và nguồn cung ứng thực phẩm. Với sự phát triển của công nghệ và kiến thức, Lactobacillus hoàn toàn có thể đáp ứng kỳ vọng vào sự phát triển bền vững và ứng dụng sáng tạo trong tương lai. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến nghiên cứu và ứng dụng Probiotics trong mọi lĩnh vực.

Bích Vũ

Content Writer of BCC

5/5 - (3 bình chọn)

Bài viết liên quan

top men vi sinh

TOP 20+ men vi sinh được các chuyên gia khuyên dùng

TOP men vi sinh an toàn, chất lượng, được chán chạy nhất của Hàn Quốc, Pháp và Nhật Bản đảm...
bifidobacterium longum

Bifidobacterium longum – Vai trò với hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ

Bifidobacterium longum, lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện hệ tiêu hóa và tăng cường...
lactobacillus acidophilus

Lactobacillus acidophilus: Khái niệm, vai trò và cách sử dụng

Lactobacillus acidophilus là lợi khuẩn quan trọng trong hệ tiêu hóa, giúp cân bằng hệ vi sinh và tăng cường...