Lợi khuẩn Bifido mang đến nguồn dinh dưỡng quý báu giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh và tạo “lá chắn thép” bảo vệ cơ thể
Cân bằng hệ sinh thái vi sinh vật trong đường ruột đảm bảo hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Trong đó, bao gồm đa dạng các loại lợi khuẩn và hại khuẩn. Các loại lợi khuẩn chiếm tỷ lệ lớn, ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại. Nhờ đó, lợi khuẩn giúp bảo vệ niêm mạc đường ruột trước tác nhân gây bệnh và tăng cường khả năng miễn dịch. Bởi vậy, việc bổ sung lợi khuẩn được xem là chìa khóa giúp bảo vệ đường ruột khỏe mạnh và đề kháng tốt. Trong đó, lợi khuẩn Bifidobacterium là một trong những loại lợi khuẩn được y học quan tâm hàng đầu hiện nay.
Nội dung
- 1. Vai trò của lợi khuẩn đối với hệ miễn dịch con người
- 2. Lợi khuẩn Bifidobacterium là gì? Chiến binh thầm lặng giúp tăng cường hệ miễn dịch
- 3. Cơ chế hoạt động
- 4. Vai trò của Bifidobacterium với hệ tiêu hóa
- 5. Lợi khuẩn Bifido có trong thực phẩm nào?
- 6. Bifidobacterium được ứng dụng như thế nào?
- 7. Bifido và sức khỏe hệ tiêu hoá ở trẻ nhỏ
- 8. Hiệu quả lợi khuẩn Bifidobacterium với người viêm đại tràng
- 9. Tạm kết
1. Vai trò của lợi khuẩn đối với hệ miễn dịch con người
Vào đầu thế kỉ 20, nhà bác học người Nga Elie Metchnikoff đã phát hiện ra thần dược tự nhiên Probiotics. Nó giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ tiêu hóa và chống lại một số bệnh tật phát sinh bên trong. Tổ chức y tế thế giới (WHO) và Tổ chức lương nông thế giới (FAO) năm 2001 định nghĩa: “Probiotics là những vi sinh vật sống mà khi tiêu thụ vào cơ thể một lượng đầy đủ sẽ có lợi về mặt sức khỏe cho người sử dụng”.
Đường ruột con người chiếm khoảng 100 nghìn tỷ vi khuẩn. Trong đó, lợi khuẩn chiếm đến 85%. Vi khuẩn có hại bùng phát khiến hệ miễn dịch suy yếu và dễ dàng phát sinh bệnh. Ngược lại, khi có chế độ ăn uống phù hợp, đồng thời cung cấp thêm cho cơ thể một lượng lớn lợi khuẩn mỗi ngày. Điều này giúp hệ miễn dịch dễ dàng tạo “bức tường lửa” để bảo vệ cơ thể trước các tác nhân bên ngoài. Bởi vậy, việc bổ sung lợi khuẩn rất quan trọng.
2. Lợi khuẩn Bifidobacterium là gì? Chiến binh thầm lặng giúp tăng cường hệ miễn dịch
Lợi khuẩn Bifidobacterium (gọi tắt là Bifido) là vi khuẩn gram dương, kỵ khí. Nó chiếm hơn 90% tổng số lợi khuẩn của ruột già. Cư trú chủ yếu ở cuối ruột non, đại tràng. Tại đây, Bifidobacterium tạo axit lactic và axit béo chuỗi ngắn. Điều này giúp ức chế việc sản sinh các loại vi khuẩn có hại hoạt động kém trong môi trường axit. Tuy nhiên, Bifido lại rất nhạy cảm với axit dạ dày và bị tiêu diệt gần như hoàn toàn khi đi qua dạ dày.
Lợi khuẩn Bifido cùng các lợi khuẩn khác sẽ tiết ra enzym giúp hấp thu dinh dưỡng và hỗ trợ tiêu hóa dễ dàng. Tại đây, lợi khuẩn tiếp tục tiết ra enzym tiêu hóa để xử lý các chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể. Bên cạnh đó, nó còn sản xuất kháng thể giúp tăng cường hệ miễn dịch.
3. Cơ chế hoạt động
Cơ chế hoạt động của Bifido là ức chế hại khuẩn, dễ dàng hấp thu dưỡng chất và sản sinh kháng thể tăng cường hệ miễn dịch. Đồng thời, tạo lớp lá chắn kiên cố ngăn chặn tác nhân gây bệnh xâm hại và cân bằng hệ vi sinh. Khi vào ruột già, lợi khuẩn Bifido sẽ di chuyển tới vùng niêm mạc đang bị tổn thương. Lợi khuẩn tiết kháng sinh nội sinh để tiêu diệt các vi khuẩn có hại trong ổ viêm loét bằng cách tiết ra dịch nhầy trám lên toàn bộ thành ruột. Màng nhầy được tạo ra để bao phủ những vết thương đó. Đồng thời kích thích niêm mạc ruột tạo ra kháng thể IgAs. Những kháng thể này sẽ bám dính vào các kháng nguyên lạ như vi khuẩn, virus, nấm, độc tố… Từ đó, ngăn chặn sự tấn công và vô hiệu hóa chúng ngay lập tức. Nhờ vậy, bảo vệ đường ruột khỏe mạnh và hạn chế tối đa tình trạng tái đi tái lại.
Tuy nhiên, lượng Bifidobacterium trong đường ruột không tồn tại vĩnh viễn. Nó dễ dàng bị tiêu diệt hoặc chết dần theo độ tuổi. Điều này ảnh hưởng bất lợi đến cơ thể. Bởi nó tạo điều kiện thuận lợi cho hại khuẩn tăng lên khiến hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng. Do đó, việc bổ sung đầy đủ lợi khuẩn Bifido rất cần thiết và kịp thời cho sức khỏe đường ruột. Nó chính là “chìa khóa vàng” giúp tăng cường hệ miễn dịch và phòng chống bệnh hiệu quả.
Xem thêm:
- Lợi khuẩn đường ruột – Giải pháp xua tan mọi nỗi lo về hệ tiêu hóa
- Bacillus Clausii – Giải pháp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh toàn diện
4. Vai trò của Bifidobacterium với hệ tiêu hóa
Cùng BCC khám phá vai trò của Bifido với hệ tiêu hóa.
4.1 Loạn khuẩn đường ruột và nguy cơ với sức khỏe
Đường ruột được ví như “bộ não thứ 2 của cơ thể”. Bởi tại đây chứa đến 70% miễn dịch của cơ thể. Trong đó, sự cân bằng của hệ sinh thái vi khuẩn, đặc biệt là lợi khuẩn rất quan trọng. Việc mất cân bằng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cơ thể khi tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh xâm nhập. Dưới đây là một số nguy cơ xảy ra do loạn khuẩn:
- Ung thư đại tràng
- Bệnh tim và đái tháo đường
- Mắc các bệnh truyền nhiễm
- Béo phì
- Dị ứng
- Stress, trầm cảm, lo âu…
- Ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ
4.2 Vai trò của lợi khuẩn Bifido
Việc bổ sung lượng Bifido đầy đủ trong đường ruột giúp tạo nên “lá chắn thép” bảo vệ đường ruột và hệ miễn dịch của cơ thể. Chẳng hạn như chủng Bifidobacterium breve hỗ trợ điều trị táo bón ở trẻ em. Hay chủng Bifidobacterium bifidum giúp chữa lành vết loét do H.Pylori gây ra. Chưa kể, Bifidobacterium longum còn bổ trợ điều trị cho những bệnh nhân bị viêm ruột.
Một vai trò khác của Bifidobacterium là sản sinh các protein, enzyme giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại. Đồng thời, tăng cường khả năng hấp thụ dinh dưỡng và tiêu hóa tốt. Lợi khuẩn Bifido giúp tăng sinh mucin, chống lại bào mòn và ma sát. Bifido giúp kích thích sản xuất các kháng thể immunoglobulin A (IgA) và các loại vitamin. Cụ thể là vitamin B, chuyển đổi vitamin K1 thành vitamin K2, sinh acid lactic và acid acetic. Từ đó, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh và hỗ trợ ngăn ngừa ung thư.
5. Lợi khuẩn Bifido có trong thực phẩm nào?
Việc bổ sung lợi khuẩn Bifido rất cần thiết. Ngoài các chế phẩm sinh học, Bifido còn có mặt trong một số thực phẩm. Nhờ vậy, có thể tăng cường chủng lợi khuẩn này dễ dàng hàng ngày.
- Sữa chua
- Kefir, một loại sữa lên men
- Sữa bơ
- Thực phẩm lên men bao gồm kim chi, tempeh, miso và dưa chua
- Thịt ướp muối
- Một số loại rượu
- Dưa cải bắp
- Bánh mì Sourdough, được làm từ men tự nhiên, không có men công nghiệp
- Một số loại giấm
6. Bifidobacterium được ứng dụng như thế nào?
Với những ưu điểm vượt trội, lợi khuẩn Bifido đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt là sản xuất dược phẩm và thực phẩm. Trong lĩnh vực này, Bifidobacterium được dùng phổ biến để sản xuất sữa chua, chế phẩm men vi sinh, thực phẩm chức năng hỗ trợ tiêu hóa,…
7. Bifido và sức khỏe hệ tiêu hoá ở trẻ nhỏ
7.1 Ảnh hưởng của hại khuẩn đối với hệ tiêu hoá của trẻ nhỏ
Lợi khuẩn và hại khuẩn luôn tồn tại song song với nhau. Tuy chỉ chiếm khoảng 15% tổng số vi khuẩn ở đường ruột nhưng hại khuẩn lại rất dễ gây bệnh. Nhất là đối với hệ tiêu hóa non nớt và nhạy cảm của trẻ. Hệ vi sinh của trẻ rất dễ mất cân bằng khi gặp các tác động từ bên ngoài như kháng sinh, bệnh về đường tiêu hóa,… Các hại khuẩn sẽ phát triển nhanh chóng và gây tổn thương niêm mạc ruột. Thậm chí, tiêu diệt lợi khuẩn như Bifido.
7.2 Thiếu hụt Bifidobacterium gây ra rối loạn tiêu hoá ở trẻ nhỏ
Hại khuẩn phát triển mạnh mẽ khiến lượng lợi khuẩn giảm xuống. Đặc biệt là giảm lượng lợi khuẩn Bifido làm hạn chế khả năng sản xuất các loại enzyme kích thích tiêu hóa ở trẻ. Thức ăn khó phân cắt, hấp thu, ứ đọng lại khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn. Ngoài ra, thiếu Bifidobacterium làm giảm khả năng biệt hóa tế bào miễn dịch và kháng thể. Do đó, bé có thể lười ăn dẫn đến thiếu chất, suy dinh dưỡng, giảm khả năng tự sản sinh lợi khuẩn. Từ đó, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Xem thêm:
- Saccharomyces boulardii – Nấm men được khuyên dùng hàng đầu
- Lactobacillus – Trợ thủ đắc lực số 1 cho hệ tiêu hóa
8. Hiệu quả lợi khuẩn Bifidobacterium với người viêm đại tràng
Lợi khuẩn và hại khuẩn sống cạnh tranh với nhau. Tỷ lệ cân bằng 85% lợi khuẩn – 15% hại khuẩn giúp đường ruột khỏe mạnh và tiêu hóa tốt. Việc thiếu cân bằng (giảm số lượng lợi khuẩn, tăng số lượng hại khuẩn) gây ra tình trạng viêm loét đại tràng. Để chữa lành các vết loét, người bệnh thường sử dụng kháng sinh. Tuy nhiên, kháng sinh sẽ tiêu diệt cả hại khuẩn và lợi khuẩn. Bởi vậy, người bệnh dễ bị rối loạn tiêu hóa.
Lợi khuẩn bị tiêu diệt khiến lớp dịch nhầy bảo vệ niêm mạc đại tràng bị bào mòn. Khi vết loét mới lành, đang lên da non sẽ không còn màng chắn. Bởi vậy, người bị viêm đại tràng rất dễ bị tái đi tái lại. Lợi khuẩn còn tiết ra các kháng sinh tự nhiên khiến các ổ viêm loét ở đường ruột mau lành và nhanh lên da non. Bởi vậy, việc tăng cường bổ sung lợi khuẩn cho người viêm đại tràng rất quan trọng và cần thiết. Chưa kể, nó còn sản xuất 75% kháng thể giúp tăng cường hệ miễn dịch, sản xuất các vitamin nhóm B, K2 làm giảm cơn đau bụng.
9. Tạm kết
Lợi khuẩn Bifido là chiến binh đắc lực giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh và tăng cường hệ miễn dịch. Tuy nhiên, lợi khuẩn Bifido gần như bị tiêu diệt hoàn toàn khi đi qua axit dạ dày. Bởi vậy, cần có phương pháp bổ sung lợi khuẩn Bifido phù hợp nhất. BCC chuyên cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất các thông tin liên quan đến nghiên cứu và ứng dụng Probiotics trong mọi lĩnh vực.